được chung sống với Thị Nở. Chí Phèo ướm lời
“Giả sử thế này mãi thì thích nhỉ” câu nói đó thể
hiện niềm mong ước nhỏ nhoi của Chí: ốm thì
được ăn cháo hành, ốm thì có người cham sóc. Đó
là ước muốn bình dị, nhưng xa vời với người nông
dân khốn khổ này. Mơ hồ cảm thấy điều ấy nên
Chí nói với thị bằng một tâm trạng phấp phỏng lo
lắng “Hay là mình sang đây ở chung với tớ một
nhà cho vui”. Lời tỏ tình bình dị của Chí Phèo
nhưng chứa đựng niềm khát khao có một gia đình
nho nhỏ, mơ ước từ cái thuở xa xưa của anh canh
điền hiền lành có chồng cuốc mướn, cày thuê vợ
dệt vải.
Chi tiết “bát cháo hành” là sự phát hiện tinh tế
của nhà văn Nam Cao. Qua đó nhà văn muốn
khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Đối
với Nam Cao bản chất tốt đẹp của người nông dân
không bao giờ bị mất đi, Chí Phèo sau khi gặp thị
Nở, nhận được tình yêu thương từ thị thông qua
bát cháo hành, hắn đã khát khao được trở lại cuộc
sống lương thiện. Và khi sự khát khao lương thiện
đã trở lại thì nó sẽ không mất đi, cho dù người
nông dân có phải trả giá bằng cái chết để bảo vệ
điều đó.
- Cuối truyện, Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt,
những lời lẽ của bà cô thị cũng là định kiến của xã
hội. Chí đã bị gạt ra khỏi xã hội thì hắn không thể
nào trở về nữa. Nhưng không chấp nhận kiếp sống
của con quỷ dữ, Chí Phèo đã cầm dao đâm chết Bá
Kiến rồi tự sát. Cái chết của Chí Phèo khiến người
đọc chúng ta cứ băn khoăn mãi: Lối thoát nào cho
người nông dân khốn khổ này. Cho đến lúc chết,
hắn vẫn cứ thấy thoảng hương cháo hành – hương
vị của cuộc sống lương thiện.
- Chi tiết “nồi cháo cám”
+ Chi tiết “nồi cháo cám” là chi tiết xuất
hiện ở phần gần cuối của truyện Vợ nhặt. Chi tiết
được nhà văn miêu tả trong bữa cơm đầu tiên khi
người vợ nhặt về làm dâu.
+ Trở lại chuyện Vợ nhặt, câu chuyện là
bức tranh ngày đói tàn tạ xơ xác của nông dân Việt
Nam trước cách mạng. Anh cu Tràng là anh phu
xe cục mịch, xấu xí ế vợ. Nhưng trong những ngày
đói kém, tình cờ anh “nhặt” được vợ. Người đàn
bà theo không anh về là người đàn bà xa lạ, không
tên, không quê quán. Chỉ với bốn bát bánh đúc và
câu hò vu vơ, Thị đã theo về làm vợ Tràng. Cái
đói đã hủy hoại nhân hình của thị, biến thị thành
người đàn bà gầy khô, quần áo rách “như tổ đỉa”,
cái đói cũng hủy hoại luôn cả nhân cách của con
người, khiến thị bỏ qua sĩ diện của một người con
gái theo không về làm vợ người đàn ông xa lạ.
Qua ngòi bút miêu tả của Kim Lân, số phận của
con người hiện lên thật rẻ rúng, nhỏ nhoi. Trong
cái đói, thị lấy Tràng để có nơi bấu víu, để chạy
trốn cái chết đnag rình rập. Nhưng không, gia cảnh
Tràng cũng nghèo đói, khó khăn không kém. Thị
nhìn gia cảnh ấy và “thở dài”. Cái thở dài của thị
là sự chấp nhận làm hòa với số phận. Thị lấy
Tràng để chạy trốn cái đói, nhưng cũng không thể
trốn được. Nhưng bù lại, thị được Tràng và bà cụ
Tứ hết lòng đón nhận, hết lòng yêu thương. Sau
một ngày về làm vợ Tràng, thị đã trở lại là một
người phụ nữ nết na, hiền thục, không còn cái vẻ
chao chát, chỏng lỏn như khi Tràng gặp thị ngoài
chợ nữa. Sáng hôm sau, trong bữa cơm đầu tiên
khi thị về làm vợ Tràng được nhà văn Kim Lân
miêu tả thật thảm hại “chỉ có độc một cái mẹt
chuối thái rối, một đĩa muối ăn cháo”… bữa cơm
trôi qua trong vui vẻ, nhưng chỉ một loáng là hết
sạch. “Nồi cháo cám” được bà cụ Tứ chuẩn bị rồi
mang lên cho con trai và con dâu ăn.
+ Nếu chi tiết “bát cháo hành” là biểu
trưng cho tình yêu thương của thị Nở dành cho
Chí thì “nồi cháo cám” cũng là biểu trưng cho tình
yêu thương của bà cụ Tứ dành cho các con. Trong
ngày đói kém, tình yêu thương của người mẹ già
ấy hiện lên thật đáng thương. “Bà lão lật đật chạy
xuống bếp, lễ mễ bưng lên một cái nồi nghi ngút”,
“vừa khuấy vừa cười”… Hình ảnh của người mẹ
nông dân dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn Kim
Lân hiện lên thật xót xa. Nhưng ở đây nhà văn đã
rất tinh ý khi miêu tả phản ứng của các nhân vật
khi ăn “cháo cám”. Cô con dâu mới được nhà văn