Trang 16
ấn đậm nét, khắc ghi Quang Dǜng vào sâu tâm trí độc giả. Nhà thơ viết nên thi phẩm này bằng xuất phát
điểm của nỗi nhớ: Nhớ về đồng đội, những miền đất và binh đoàn xưa, nơi mà tác giả từng vào sinh ra tử.
Đề tài người lính là một đề tài vốn đã quen thuộc trong thi ca. Bởi người lính chính là trung tâm, là
linh hồn, là sức mạnh mǜi nhọn của dân tộc. Cuộc trường chính của dân tộc băng qua hai kẻ thù khổng lồ
là Pháp và Mỹ, những kẻ thù mạnh mẽ nhất thế giới. Chính vì vậy, hình tượng người lính, những chàng
Thạch Sanh của thế kỷ XX càng in đậm trong các sáng tác thơ văn. Ta bắt gặp một người lính chân chất
thôn quê, mộc mạc, hiền lành nhưng lòng căm thù ngút ngàn trong Đồng chí của Chính Hữu; người chiến
sĩ nặng ân tình, dù trở về với nắng vàng Ba Đình hoa lệ nhưng vẫn thầm nhắc nhở mình, tự dặn mình phải
luôn nhớ nghĩa tình của một Việt Bắc đã hi sinh quá nhiều suốt 15 năm gắn bó trong Việt Bắc của Tố
Hữu...
Đoàn Minh không mọc tóc với quân xanh màu lá không giống kiểu ví von “văn chương” thường
thấy. Câu thơ không gợi ý nghĩ bi đát mặc dù ai cǜng hiểu sự không mọc tóc và làn da xanh màu lá ở đây
chính là hậu quả của bệnh sốt rét. Thế nhưng ta lại cảm tưởng trong giọng thơ là lời đây tự hảo, về bức
chân dung lạ đến khác biệt, hoá thành đặc trưng mà chỉ lính Tây Tiến mới có. Thực tế gian khổ thiếu thốn
đã làm cho người lính đa dẻ xanh xao, Sốt rét làm họ trụi cả tóc. Quang Dǜng không hề che giấu. Song,
cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của
họ chứa đựng một sức mạnh phi thường. Đặc biệt hơn, với câu thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”
không những gợi cho ta những gương mặt rắn rỏi, gân guốc, những dáng hình làm chúa sơn lâm cǜng
phải run hơi, mà hai chữ đoàn binh, như kết đọng lại trong một khối vững chắc, lại sử dụng từ Hán Việt,
vì lẽ đó, đọc câu thơ, mà ngỡ binh đoàn dǜng sĩ xưa, với sức mạnh của ngàn năm lịch sử, đang hùng dǜng
ùa vào trong tâm trí độc giả. Mạnh mẽ, oai phong biết bao.
Nhưng dáng hình chưa đủ, phải khắc hoạ thêm ánh mắt trùng, để tô đậm thêm khí chất dǜng tướng,
mãnh liệt. Mắt trùng đó là đôi mắt đang quắc sáng, phóng tia nhìn giận dữ về phía địch thủ. Ánh mắt ấy
hướng về biên giới, nơi kẻ thù, nơi tử địa, cǜng là lãnh thổ quốc gia, vừa chứa trong đó lòng căm thù sâu
sắc, chứa trong đó dạ sắt gan vàng bảo vệ biên cương, lại ánh lên cả khao khát lập chiến công hiển hách.
Ta chợt nhớ lại hình ảnh đội quân từ hổ trong thơ Phạm Ngǜ Lão: “Tam quẫn ti hổ khi thôn ngưu”, hay
như trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: “Sĩ tốt kén tay từ hồ, bề tôi chọn kẻ vuốt nanh”. Những
người lính, những anh bộ đội cụ Hồ của thế kỷ XX vẫn mang trong mình dáng dấp, hào khí, sức mạnh
của thời sát thát chảy trong huyết quản.
Đến câu tiếp, chất hào hoa của lính Tây Tiến bật lên rõ rệt: “Đêm mơ Hà Nội đang điều thơm”.
Dáng Kiều thơm ấy chính là vầng sáng lung linh trong kí ức, “tố cáo” nét đa tình và đời sống tình cảm
dạt dào của người lính, vôn thường bị che phủ. Mơ dáng kiều, ta nhận ra những người lính ấy tâm hồn
còn rất trẻ, còn chứa trái tim yêu đương mãnh liệt. dáng kiều để chỉ người con gái xinh đẹp, đó có
thể là người thường, người yêu của những chàng lính trẻ, nhớ về họ, đó là điểm tựa tinh thần vững vàng
để người lính chắc tay súng. Hoá ra, sau vẻ thô ráp bề ngoài, bên trong người lính Tây Tiến lại ấm nóng
một trái tim đa tình, hào hoa. Linh Tây Tiến vốn là những chàng trai còn là học sinh, sinh viên, “xếp bút
nghiên theo việc đao cung”, cho nên, những tâm hồn ấy vẫn đầy lãng mạn và bay bổng.
Nét đẹp tâm hồn của những người lính còn được thể hiện qua lý tưởng hết sức thiêng liêng, cao đẹp:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Chiến trường là nơi chết chóc, là khu tử địa, đi dễ khó về. Đời
xanh là chỉ cuộc đời đang độ đẹp tươi nhất, căng tràn nhất. Những người lính đường cái độ tươi đẹp nhất của
cuộc đời đó, vậy mà sẵn sàng lao vào chốn tử địa, mà chẳng tiếc. Bởi họ đi vì lý tưởng thật cao đẹp: chiến
đấu cho quê hương, chết cho quê hương, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Vâng! Và chiến tranh, có bao giờ thiếu đi sự mất mát. Quang Dǜng, có lẽ là nhà thơ dám bước vào thế
giới tang thương đó để làm bật lên chất hào hùng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào
thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dǜng không hề nhấn chìm người đọc vào
cải bị thương, bị lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bị thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh
của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng