Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - (từ 16/3 đến 21/3)
Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - (từ 16/3 đến 21/3) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.
Preview text:
Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 16/3 đến 21/3)
Phiếu Môn Tiếng Việt - Ngày 16/3
Bài 1: Trong các nhóm từ dưới đây có một số từ xếp không đúng nhóm. Em
hãy tìm và gạch chân những từ ngữ đó.
a. cây đa, quê hương, cầu tre, kĩ sư, nhà cao tầng, khách sạn, sản xuất.
b. cày cấy, nhà rông, sửa chữa ô tô, buôn bán, du lịch, khám bệnh, xuất khẩu
máy, chế biến hải sản, nhà thơ.
c. nông dân, bác sĩ, làng mạc, giáo sư, công nhân, lắp ráp xe máy, doanh nhân, giáo viên.
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh, cách so sánh trong các câu sau ghi vào chỗ trống: Câu Hình ảnh so sánh Cách so sánh a. Những thân cây
tràm vươn thẳng …………………………………….. ……………………….
lên trời như những ……………………………………. ……………………… cây nến khổng lồ. b.Những ngôi sao
thức chẳng bằng …………………………………….. ……………………….
mẹ đã thức vì ……………………………………. ……………………… chúng con. c.Cháu khỏe hơn ông nhiều
…………………………………….. ……………………… d.Ông là buổi trời chiều
…………………………………….. ………………………
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a. Lớp em tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
b. Việt Bắc là chiến khu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
c. Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
d. Bầu trời đêm lấp lánh muôn ngàn vì sao.
c. Dòng sông lặng lẽ trôi giữa đôi bờ xanh ngắt.
d. Trong gió, hương hoa đồng nội, mùi lúa chín, mùi cỏ khô thơm dìu dịu.
Bài 4: Với đề bài “Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về việc học tập của em trong
học kì 1”, một bạn nghĩ được câu nào viết câu ấy, chưa có thứ tự trước sau. Em
hãy sắp xếp lại hộ bạn:
a. Việc học tập của em trong học kì 1 chưa đạt được kết quả cao.
b. Ví dụ như em không làm được nhiều bài tập phần Luyện từ và câu.
c. Còn những bài toán giải em thường bị trừ điểm vì lời giải chưa đầy đủ.
d. Mặc dù thầy giáo đã giúp đỡ tận tình nhưng điểm của em còn kém.
e. Bởi vì sau khai giảng ít tuần, em bị ốm, phải đi bệnh viện điều trị.
f. Bạn Sơn, cả bạn Phúc tối tối sang nhà cùng học với em.
g. Thấy sức học của em kém đi, các bạn trong tổ đều lo lắng.
Đoạn văn trên còn thiếu một câu cuối đoạn nói về kết quả sự giúp đỡ
của các bạn trong tổ. Em hãy viết thêm câu đó giúp bạn.
Hãy viết lại hoàn chỉnh vào vở một đoạn văn kể về việc học tập của em trong học kì 1 vừa qua.
Phiếu Môn Tiếng Việt - Ngày 17/3
Câu 1: Điền vào chỗ trống a.
l hoặc n:
- giọt sương …..ong …..anh. - chữ viết ….ắn …..ót. b.
in hay inh:
- t……. tức thể thao. - môn điền k……. .
Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh: a.
Trăng tròn như ……………… Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống ……………………….trôi (Theo Trần Đăng Khoa) b.
Miệng cười như thể …………………………
Cái nón đội đầu như thể ………………………. (Theo Ca dao)
Câu 3: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa để tả các sự vật sau: Vầng trăng; Mặt trời; Ngọn gió
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Phiếu Môn Tiếng Việt - Ngày 18/3
Bài 1: Ghi lại từ ngữ viết đúng: a. châu chấu c. ăn trầu e. trật tự b. chọi châu d. chật chội g. chật khớp
Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau:
a. Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà.
b. Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều.
c. Giữa Hồ Gươm có Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.
Bài 3: Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau:
đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt,
máy giặt, chế tạo máy móc, xay thóc, sát gạo, trình diễn thời trang.
- Sự vật, công việc thường thấy ở thành phố :…………………………
- Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn : ……………………
Bài 4: Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai - thế nào? trong các câu sau:
a. Thân hình bác thợ cày chắc nịch.
b. Những bông hoa hồng đỏ thắm trong nắng sớm.
c. Sương sớm dày đặc như một lớp màn trắng đục.
d. Sơn rất chăm đọc sách.
e. Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh
gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau.
Bài 5: Điền vào chỗ trống a. s hay x?
buổi …..áng học ……inh …inh tươi ..ôi đỗ nước …..ôi ...ương sớm
b. Vần ui hay uôi và bổ sung dấu thanh cho đúng?
cá ch.... dùi c… m…… cam
con r… đen th… bốc m… lúi h … cặm c…..
Bài 6: Ghi lại các từ ngữ chỉ nhạc cụ dân tộc thường được đồng bào các dân
tộc thiểu số sử dụng: đàn ghi ta đàn tơ – rưng chiêng kèn đồng kèn lá đàn oóc- gan trống cơm đàn tính đàn bầu khèn đàn đá pi-a-nô
Bài 7: Với mỗi từ sau hãy đặt một câu: học sinh, con mèo, đàn đá, gảy đàn.
….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………
Môn Tiếng Việt - Ngày 19/3
Bài 1: Điền từ láy có âm đầu l hay n để tạo từ thích hợp:
- Nước chảy ………………………
- Chữ viết …………………
- Ruộng khô ………………….
- Cười …………………
- Khóc ………………….
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”:
a. Chú mèo thức dậy lúc mặt trời đã lên cao.
b. Những giọt sương lấp lánh trong đám cỏ khi trời vừa hửng sáng.
c. Sáng sớm, chị tre nghiêng đầu chải tóc bên bờ ao.
Bài 3: Trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Em biết điểm tổng kết học kì I của mình khi nào?
b. Học kì I kết thúc vào tháng nào?
c. Thứ mấy trong tuần em học môn Tự nhiên và Xã hội?
Bài 4: Xếp lại các ý dưới đây và chép lại cho đúng diễn biến câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng:
a. Bên vệ đường làng Phù Ủng, có một chàng trai ngồi đan sọt.
b. Trần Hưng Đạo hỏi chàng về binh thư rồi đưa chàng về kinh.
c. Khi kiệu Hưng Đạo Vương đến, chàng trai mới sực tỉnh.
Xếp lại: …………………………………
Viết lại diễn biến của câu chuyện:
Bài 5: Xếp tên các dân tộc thiểu số dưới đây phù hợp 3 miền ở nước ta
(Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam):
Tày, Nùng, Hmông, Ba – na, Ê-đê, Hoa, Mường, Dao, Gia-rai, Xơ-đăng, Chăm, Khơ-me.
Môn Tiếng Việt - Ngày 20/3
1. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?(cái gì? con gì?); gạch 2 gạch dưới
bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì?(làm gì? thế nào?) trong mỗi câu sau:
a) Từ ven đê sông Bùng, những trạm máy bơm mọc lên.
b) Màu xanh mát của những cánh đồng lúa được cứu sống.
c) Ở đây, con người bền bỉ xây dựng quê hương.
2. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:
a) Cô Ve xanh có một cái đầu mượt như nhung một dáng vẻ cân đối thon thả một bộ cánh sành điệu mỏng tang.
c) Xa xa sau lũy tre làng mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một phương.
3. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để được đoạn văn nói về
thành thị và viết lạ :
Em sinh ra và lớn lên ở ………………………………Đó là một
…………………… đẹp nằm bên bờ sông …………..Phong cảnh quê em rất
…….. bởi những vườn cây…….. …. quanh năm ………………………….
Người dân nơi đây ……………………… Du khách đến với……………
………………… không chỉ được tham quan những cảnh đẹp nổi tiếng như: công
viên……………………., khu di tích ………., các đền
thờ…………………mà mọi người còn được thưởng thức di sản văn hóa phi
vật thể ……. cũng như các món đặc sản của ………………...
………………..như: thịt chua….., bánh tai ……, bưởi …………..Em rất yêu
…………………… Dù có đi đâu xa em cũng không thể quên được nơi này .
Em sẽ cố gắng ……………………..để lớn lên góp phần xây dựng quê hương
…………………………………….ngày càng giàu đẹp hơn.
Môn Tiếng Việt - Ngày 21/3
Bài 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.
Câu chuyện “Những bông hoa tím” kể về (1)…………………………… và
(2) ………….. …………… của một nữ (3) ………………………. Chuyện kể
rằng: Trong cuộc kháng chiến(4) ……………………………… , tại một làng
chài nhỏ ven biển có một cô (5) …………….. tên là Nguyễn Thị Mai. Với một
(6) …………………………, cô đã (7) …………….. bắn rơi máy bay địch và
đã hi sinh(8) ……………………….
(chiến công, anh dũng, liệt sĩ, dân quân, sự hi sinh, khẩu súng trường,
chống Mĩ cứu nước, chiến đấu)
Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để: a. Nói về cô Mai.
b. Nói về những người già trong làng.
Bài 3: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau:
a. Chiều nào cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng tì
ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch.
b. Dân làng luôn nhớ đến cô tự hào về cô họ nâng niu những bông hoa tím.
Bài 4: Đọc các gợi ý sau và thực hiện
Gợi ý: Các nghề nghiệp được xếp vào công việc lao động trí óc bao gồm: Giáo
viên, soạn giả, kĩ sư, dược sĩ, nhà khoa học, kế toán viên, y sĩ, y tá, bác sĩ, nhà văn, dịch giả,...
Em hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết (không chép bài mẫu)
a. Người đó là ai? Làm nghề gì?
b. Người đó hằng ngày làm những việc gì?
c. Người đó làm việc như thế nào?
d. Tình cảm của em dành cho người đó như thế nào?