Bối cảnh thành lập Đảng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bối cảnh thành lập Đảng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (0900)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỐI CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1.1. Bối cảnh quốc tế -
1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác -Lênin từ lý luận
đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người -
3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời có vai trò quan trọng trong việc truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. Bối cảnh trong nước -
Từ năm 1919 đến năm 1925, các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần
chúng chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội
Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng. -
6/1925, NAQ thành lập Hội VNCMTN và xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin,
lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
=> thúc đẩy phong trào công nhân phát triển + trở thành nòng cốt của phong trào dân
tộc dân chủ trong cả nước
=> Tạo điều kiện cho sự ra đời 3 tổ chức cộng sản VN 1929
1.3. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản -
1929, phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh kết
thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng -> Hội VNCMTN không đủ sức lãnh đạo
=> Yêu cầu thành lập Đảng Cộng Sản.
1.3.1 Đông Dương Cộng sản đảng -
3/1929, lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại 5D Hàm Long, Hà Nội. -
5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN họp ở Hương Cảng (Trung Quốc),
đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã đề nghị thành lập một Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận. -
6/1929, đại biểu Cộng sản Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 Khâm Thiên, Hà Nội quyết
định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ: xuất
bản báo Búa liềm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
1.3.2 An Nam Cộng sản Đảng -
Trước ảnh hưởng của ĐDCSĐ, nội bộ Hội VNCMTN đã thành lập các chi bộ cộng sản. -
8/1929, những thành viên của Hội VNCMTN ở Tổng bộ và nam kì đã thành lập An
Nam Cộng sản Đảng với Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận.
1.3.3 Đông Dương Cộng sản liên đoàn -
9/1929 một số Đảng viên tiên tiến của Tân Việt CM Đảng (gồm Trần Phú, Nguyễn
Thị Minh Khai) thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn -
Địa bàn hoạt động của tổ chức chủ yếu ở vùng Trung Kỳ. 1.4. Ý nghĩa -
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải
phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. -
Đấu tranh cho độc lập quốc gia: Các tổ chức cộng sản này đã đóng vai trò quan trọng
trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các quốc gia ở khu vực Đông Dương, đặc
biệt là Việt Nam. Họ đã lãnh đạo và tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại thực
dân Pháp và sau này là chống lại sự can thiệp của Mỹ. -
Bảo vệ quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động: Các tổ chức cộng sản đã tập
hợp, tổ chức và lãnh đạo các phong trào công nhân, nông dân và tầng lớp lao động
khác, đấu tranh cho quyền lợi của họ và tìm cách cải thiện điều kiện sống, tiếp cận giáo dục và y tế. -
Xây dựng chính sách xã hội công bằng: Các tổ chức cộng sản thường theo đuổi mục
tiêu xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi người có cơ hội và quyền lợi tương
đương, bất kể tầng lớp hay địa vị xã hội. -
Lãnh đạo trong chiến tranh giành độc lập và thống nhất: Các tổ chức cộng sản đã
cống hiến rất nhiều cho việc đứng lên chống lại ách đô hộ, định hình chiến lược chiến
tranh và chính sách trong cuộc chiến đấu cho độc lập quốc gia và thống nhất đất nước.
Tại sao sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là xu thế tất yếu
Có thể nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là xu thế khách quan của cách
mạng giải phóng dân tộc. Ở đó, các tầng lớp trí thức nhận diện và cùng các giai cấp trong xã
hội xây dựng tổ chức Đảng. Qua đó thực hiện lãnh đạo, đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc. Đây chính là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân,
phong trào yêu nước ở nước ta. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản được ví như một bước
nhảy vọt của cách mạng nước ta thời bấy giờ. Bởi các suy nghĩ, định hướng được triển khai
thực hiện trên thực tế. Tất cả các lực lượng có thể đóng góp, tham gia vào phong trào dân
tộc. Qua đó ở nước ta đã xuất hiện những tổ chức chính trị của giai cấp vô sản, đó là các tổ
chức cộng sản. Đồng thời sự ra đời của các tổ chức này đã chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành
được ưu thế tuyệt đối trong phong trào dân tộc dân chủ nước Việt Nam. Công nhân cùng
nhân dân lao động mang đến lực lượng đông đảo tham gia vào tổ chức. Cùng với sự ra đời
này đã tạo điều kiện thuận lợi để đưa đến sự thành lập của Đảng cộng sản duy nhất ở nước
ta. Cũng chính là sự hợp nhất lực lượng, sức mạnh, ý chí để xây dựng nền tảng chung để xây
dựng đất nước giàu mạnh.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp
công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác. Các cuộc đấu tranh, kháng chiến có quy mô lớn
hơn, sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Đảm bảo cả về phương án, cách thức, lực lượng, trang bị. Các
cuộc chiến không còn diễn ra nhỏ lẻ, bị đàn áp và dập tắt nhanh chóng. Chuẩn bị trực tiếp
cho sự thành lập của một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Mỗi tổ chức Đảng cho thấy ý chí
cũng như lý tưởng hoạt động giống nhau. Do đó mà sự hợp nhất sẽ giúp đảm bảo về cả vật
chất và tinh thần. Làm nên sức mạnh tập chung, đoàn kết của dân tộc ta. Chứng tỏ xu hướng
cách mạng vô sản phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta. Qua các giai đoạn hoạt động, các chủ
thể biết biến hóa, thay đổi để phù hợp với nhu cầu. Dần dần thể hiện tính tổ chức cao trong
quản lý, lãnh đạo. Cũng nhờ đó mà Đảng cộng sản Việt nam mới lãnh đạo nhân dân ta
giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Vì vậy có thể khẳng định rằng, từ những vấn
đề về hoàn cảnh lịch sử có thể nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản tại Việt Nam trong năm
1929 là xu thế tất yếu của cách mạng nước ta. Đây được coi là dấu mốc quan trọng phản
ánh giá trị tư tưởng và là tiền đề để hợp nhất thành chính đảng duy nhất ở nước ta hiện nay
mang tên Đảng cộng sản Việt Nam
Tính cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên đó
được thể hiện qua những nội dung sau: -
Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách
mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng
xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”) -
Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ đế quốc
Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Mục tiêu: Làm cho nước Việt Nam độc lập - Dựng lên chính phủ công nông binh - Tổ chức ra
quân đội công nông - Tịch thu sản nghiệp lớn của bọn đế quốc và ruộng đất của bọn đế
quốc, bọn phản cách mạng đem chia cho dân cày nghèo, chuẩn bị cách mạng thổ địa. Cương
lĩnh bao gồm nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi
bật là chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc -
Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tối đa lực lượng cách mạng, cô lập tối đa lực lượng kẻ thù.
Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảng, trên cơ sở công -nông-trí liên minh. -
Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. -
Đảng phải lấy chủ nghĩa Marx Lenin làm nền tảng tư tưởng. -
Đảng phải có trách nhiệm phục vụ đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được quần chúng. -
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng còn coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai
cấp công nhân thế giới.