Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật học phần Triết học Mac-Lênin

Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

lOMoARcPSD|36215 725
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, nhng thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất ca c sự vật thuộc một lĩnh vực nhất
định.
Khác với các phạm trù của các khoa học cụ thể, các phạm trù của phép biện
chứng duy vật là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mi liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực
nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả
tự nhiên, xã hội và tư duy.
1. Cái riêng và cái chung
- Khái niệm
phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, mt hiện tượng hay
một quá trình riêng lẻ nhất định.
+ Cái bàn học, cái bàn ăn, cái bàn làm việc,…
+ Ngôi nhà ở, nhà để học (giản đường), nhà để vui chơi (câu lạc bô),
+ Cây cam, cây quýt, cây bưởi, cây hồng,
Cái chung là phạm trù triết học dùng đchnhững mặt, những yếu tố, nhng
bộ phận, những thuộc tính chung không những mt kết cấu vật chất nhất
định n được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ
khác.
- Ví dụ:
+ Những cái bàn, ngôi nhà đều được làm bằng những vật liệu giống nhau: gỗ, gạch
ngói, xi măng,…
+ Thở bằng mang, có vây ... là cái chung của các loài cá.
+ Lá có màu xanh và trao đổi năng lượng mặt trời qua lá là cái chung của các loài
cây.
+ Tính dẻo, dẫn điện, nhiệt là cái chung của kim loại v.v.
Cái riêng
lOMoARcPSD|36215 725
Cái chung có thphân thành i phổ biến và cái đặc thù. Cái ph biến là cái
chung ca tất cả các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực mà ta nghiên cứu. Cái
đặc thù là cái chung của một sự vật hoặc của nm sự vật trong lĩnh vực i trên.
Cái chung còn phân thành cái chung căn bản và i chung không n bản. Cái
chung n bản i chung thuộc vbản chất của svật. Cái chung không căn
bản những cái chung nằm ngoài bản chất. Cái chung căn bản chi phối sự vận
động phát triển của sự vật, còn cái chung không căn bản nh hưởng ít hoặc
nhiều đến sự vận động và phát triển ca sự vật.
:
Khác với cái chung, cái đơn nhất là một phạm trù triết học
dùng đchỉ nhng nét, nhng mặt, những yếu tố, những bphn, những thuộc
tính… chỉ có ở mt kết cấu vật chất nhất định mà không được lặp lại ở những kết
cấu vật chất khác.
- Ví dụ:
+ Một biến dị chỉ xuất hiện ở một cá thể; cá tính của một người v.v.
+ Thủ đô “Hà Nội” là một “cái riêng” ngoài những đặc điểm giống các thành phố
khác ở Việt Nam còn có những nét riêng mà các thành phố khácViệt Nam không có:
phố cổ, Hồ ơm, nhiều di tích, những nét văn hóa truyền thống chỉ Nội
mới có.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Theo quan điểm của chnghĩa duy vật biện chứng, cả cái riêng, cái chung
cái đơn nhất đu tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau.
Thnhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng biểu
hiện sự tồn tại của mình.
Cái chung là những mặt, những thuộc tính giống nhau có ở các sự vật, hiện
tượng. Những mặt, nhng thuộc tính đó là những bộ phận làm thành sự vật, hiện
tượng. Không có các sự vật, hiện ợng thì không thể có cái chung. Do đó, chủ
nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng
Cái đơn nhất
lOMoARcPSD|36215 725
thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều đó cũng có nghĩa là,
không có cái chung tồn tại thuần tuý bên ngoài cái riêng.
Thhai, cái riêng chỉ tồn tại trong mi liên hệ đưa ti cái chung.
Cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập đó không có nghĩa là cái
riêng hoàn toànlập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào bao giờ cũng
tồn tại trong một môi trường, mt hoàn cảnh nhất định, ơng tác với môi trưng,
hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào c mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với
các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình. Các mối liên hệ qua lại này cứ trải
rộng dần, gặp gỡ ri giao thoa vi các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên
một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mi liên hệ dẫn đến một
hoặc mt số i chung nào đó.
Bất cứ cái riêng nào cũng đều không tồn tại vĩnh viễn. Mỗi cái riêng, sau khi
xuất hiện, đều tồn tại trong một thời gian nhất đnh rồi biến thành một i riêng
khác, cái riêng khác này lại biến thành cái riêng thứ ba,... cứ như vậy cho đến
cùng tận. Kết quca sự biến hoá vô cùng tận này là tất cả các cái riêng đều
liên hệ với nhau và có những cái chung nhất định.
Thba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Còn cái chung là
cái bộ phn nngu sắc hơn cái riêng.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài nhng đặc điểm
gia nhập vào cái chung, cái riêng n có nhng đặc điểm riêng biệt chỉ riêng
. i cách khác, cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài cái chung, trong
cái riêng còn có cái đơn nhất.
Cái chung sâu sắc hơn i riêng là bởi cái chung cái gn liền với bản
chất của svật, hiện tượng. phản ánh những thuộc nh, những mối liên hệ ổn
định, tất nhiên, lặp lại nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại. Do đó, i chung
cái quy định phương hướng tn tại phát triển của svật, hiện tượng. thế,
một khi i chung thay đổi thì sự vật sẽ thay đổi theo.
Thứ tư, trong quá trình phát triển khách quan ca sự vật, trong những điều
lOMoARcPSD|36215 725
kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại, cái
chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất.
Sở sự chuyển hoá lẫn nhau giữa cái chung và i đơn nhất là vì trong
hiện thực cái mi không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đu xuất hiện dưới
dạng cái đơn nhất. vsau, theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế
cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến.
Sự chuyển hoá tcái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái
mới ra đời thay thế cái cũ. Đó là xu thế vn động tích cực ở sự vật. Ngưc lại, sự
chuyn hoá từ cái chung thành cái đơn nhất biểu hiện của quá trình cái cũ, cái
lạc hậu bị phủ định. Đây xu hướng vận động đi xuống sự vật.
Phải thấy rằng không phải bất cứ cái đơn nhất nào cũng có quá trình chuyển
hoá thành cái chung, đồng thời không phải bất cứ cái chung nào cũng chuyển h
thành cái đơn nhất
1
.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Vì cái chung chỉ tn tại trong cái riêng, thông qua cái riêngbiểu hiện sự
tồn tại của mình. Do đó, chúng ta chcó thtìm cái chung trong cái riêng, xuất
phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng c thchkhông được xuất phát từ
ý muốn ch quan của con người. Không được tìm i chung bên ngoài mỗi i
riêng.
cái chung chtồn tại trong cái riêng như một bphận của i riêng, b
phận đó tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của cái riêng
nhng cái không gia nhập vào cái chung nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại
trong cái riêng dưới dạng đã bị cải biến. Từ đó, mt kết luận được rút ra bất cứ
cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá.
Nếu không chú ý tới sự biệt hoá, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối
hoá cái chung, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, rập khuôn, giáo
1
Giáo trình triết học Mác – Lênin, chnghĩa duy vật biện chứng, hệ cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội, 2007, tr.123.
lOMoARcPSD|36215 725
điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối
hoá cái đơn nhất thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hu khuynh, xét lại, cục
bộ địa phương.
cái riêng gắn bó chặt chvới cái chung, không tồn tại bên ngoài mối
liên hệ dẫn tới i chung, cho nên để giải quyết những vấn đ riêng một cách
hiệu qu thì không thể lảng tnh được việc giải quyết những vấn đchung
nhng vấn đề luận ln quan với các vấn đriêng đó. Nếu không giải quyết
nhng vấn đ luận chung thì sẽ không tránh khỏi sa vào tình trạng mẫm,
tuỳ tiện, kinh nghiệm chnghĩa.
Trong quá trình phát triển ca sự vật, trong những điều kiện nhất đnh cái
đơn nhất thbiến thành cái chung, và ngược lại cái chung thbiến thành
cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thun lợi để cái
đơn nhất có lợi cho con người trthành cái chung và i chung bất lợi trở thành
cái đơn nhất.
2. Nguyên nhân và kết quả
- Khái niệm
Nguyên nhân một phạm trù triết học dùng đchỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong cùng mt sự vật hoặc giữa các sự vật vi nhau gây ra những biến
đổi nhất định.
dụ: Sự tác động giữa dòng điện với dây tóc bóng đèn tạo nên ánh sáng; sự tác
động giữa hai chất hoá học tạo nên phản ứng hoá học v.v.
Kết quảnhng biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
dụ: ánh sáng xuất hiện kết quả của sự tác động giữa dòng điện giây tóc
bóng đèn.
Điều kiện những hiệnợng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra.
Nếu không có chúng thì nguyên nhân không thể gây nên kết quả.
lOMoARcPSD|36215 725
Nguyên cớ là nguyên nhân giả tạo.
Tính chất của mi liên hệ nhân – quả:
Tính khách quan, nguyên nn và kết quả là cái vốn có của bản thân các sự
vật, của hiện thực khách quan. tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan
của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
Tính phổ biến, thhiện chỗ, mọi sự vật, hiệnợng trong tự nhiên, xã hội
và tư duy đều có nguyên nhân, chỉ có điều là chúng ta đã nhận thức được nguyên
nhân đó chưa mà thôi.
Tính tất yếu, thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau thì thu được kết quả càng giống nhau.
dụ, vật trong chân không luôn rơi với gia tốc 9,8m/s
2
. Nước áp suất 1amt luôn
luôn sôi ở 100 độ C. Thóc gieo xuống mt mảnh ruộng sẽ cho lúa chứ không cho
ngô, khoai. Để có kết quả của những lần bắn n trúng đích thì các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình bắn tên của xạ thủ phải giống nhau...
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
+ Ngun nhân lài sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả vì vậy bao giờ nguyên nhân cũng là cái
có trước, kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và tác động. Cần
chú ý là ngoài quan hnối tiếp nhau về mặt thời gian, quan hệ nhân quả còn là
quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
Thực tiễn cho thấy, một nguyên nhân thgây nên nhiều kết quả khác nhau
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh c thể. Ngưc lại, một kết quả thể đưc y nên bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.
Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng mt hướng
thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngưc lại,
nếu các nguyên nn khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau t
lOMoARcPSD|36215 725
chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ
ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình
thành kết quả, có thphân loại các nguyên nhân ra thành:
Nguyên nhân ch yếu nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nn chủ yếu
nhng nguyên nhân quyết đnh sự ra đời của kết quả, nếu thiếu nó kết quả không
xảy ra. Nguyên nhân th yếu những nguyên nhân chỉ nh hưởng tới kết quả
hoặc chỉ quyết định những mặt, những bộ phận không cơ bản của kết quả.
Nguyên nhân bên trong nguyên nhân bên ngi. Nguyên nhân n trong
sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, các yếu tố tạo thành sự vật gây nên sự
biến đổi ca sự vật. Nguyên nhân bên ngoài sự tác động lẫn nhau giữa sự vật
này với sự vật khác tạo nên sự biến đổi ca từng sự vật ấy.
Nguyên nhân kch quan nguyên nhân chủ quan. Đây nguyên nhân
được xác đnh trong mi quan hvới chủ th hành động. Nguyên nhân khách
quan những nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với chủ thể hành động.
Nguyên nhân ch quan những nguyên nhân xuất hiện do sự điu khiển của chủ
thể tạo ra. Ch thở đây có thể một người, một giai cấp, một tổ chức nhất định
như chính đảng, đoàn thể.
+ Sự tác động trở lại của kết qu đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nng kết quả không tồn tại thụ động
sự tác động trở lại nguyên nhân theo hai chiều hướng: có thể tích cực, thể
tiêu cực. Do vậy, cần lợi dụng những kết quả để tác động lại nguyên nhân nhằm
đạt được mục tiêu của con người.
+ Ngun nhân và kết quả có thể chuyển đổi vị trí cho nhau trong quá
trình phát triển của sự vật
Trong sợi dây chuyn vô tận của sự vận động ca vật chất, không một
hiện ợng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không có một kết qu
nào được xem là kết quả cui cùng. Trong mối quan hệ này sự vật và hiện tượng
lOMoARcPSD|36215 725
nào đó được coi nguyên nhân, song trong mối quan hệ khác lại kết qu
ngược lại. Do mối quan hnhân quả kng đầu không đuôi, vậy một
hiện tượng nào đó được coi nguyên nhân hay kết quả bao gicũng phải đặt
trong mt quan hệ xác định, cụ thể.
- Ý nghĩa phương pháp luận
mọi sự vật, hin tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong
nên không vấn đhay kng nguyên nhân của một hiện tượng nào đó,
chỉ có vấn đề các nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện.
Nhiệm vụ của khoa học chính là đi tìm nguyên nhân chưa được phát hiện để hiểu
đúng hiện tượng. Qtnh đi tìm nguyên nhân cần lưu ý chỉ có thể tìm trong
chính thế giớic hin ợng chkhông thể ngoài nó. Chống tư tưởng chủ quan
muốn tìm nguyên nhân trong trí tưởng tượng ca con người.
Một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên
nhân đó có thể vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Do vậy, trong
hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân một cách khoa
học, c thể.
Muốn nhn thức nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần phân tích
nhng hiện tượng, quá trình có quan hvới hiện tượng đó và xảy ra trước hiện
tượng đó.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng nó không tn tại thụ động mà có thể
tác động trở lại nguyên nhân, vì vy chúng ta phải biết khai thác và vận dụng các
kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tc đẩy sự vật pt triển.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Khái niệm
Tất nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, qtrình do những nguyên nhân
bên trong của kết cấu vật chất quyết định trong những điều kiện nhất đnh
phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
lOMoARcPSD|36215 725
dụ : những hạt giống lúa tốt khi độ ẩm cần thiết thì tất nhiên sẽ nảy mầm.
sợi tốt, máy móc hiện đại, công nhân tay nghề cao tất nhiên sẽ dệt được những
tấm vải tốt.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình không do mối liên
hệ bản chất, n trong kết cấu vật chất quyết định, mà do c nhân tn ngoài,
do sự ngu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện,
thkhông xuất hiện, thể xuất hiện như thế này, thể xuất hiện như thế
khác.
dụ : Học tập chăm chỉ, phương pháp học tốt, nắm chắc kiến thức bản ng
dụng nhiều trong thực tế sẽ đạt được kết quả tốt đó điều tất nhiên. Nhưng đến mùa
thi, thể bị ốm, bị cảm lạnh hoặc nhà có tin buồn thể làm ảnh hưởng đến tâm
làm bài,… dẫn đến kết quả kém đi – đây là yếu tố ngẫu nhiên.
- Mối quan hệ biện chứng gia tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người đều có vị trí, vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Cái tất
nhn tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên tác dụng
làm cho quá trình phát triển ca sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
Tất nhn và ngẫu nhn tồn tại trong sự thống nhất hữu với nhau, thhiện
chỗ: cái tất nhiên bao gicũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô scái
ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời
là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
Tất nhn và ngẫu nhiên có thể chuyn hoá cho nhau trong những điều kiện
nhất định. Cái ngẫu nhiên có thể chuyn hoá thành cái tất nhiên và ngược lại. Sự
chuyn hoá giữa tất nhiên ngẫu nhiên còn thể hin chỗ: khi xem xét trong
mối quan hnày thì sự vật, hiện tượng i ngẫu nhiên; nng khi xem xét trong
mối quan hệ khác tsự vật, hiện tượng đó lại là cái tất nhn.
- Ý nghĩa phương pháp luận
lOMoARcPSD|36215 725
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất ca sự vật, là cái nhất định xảy ra theo quy
luật nội tại của sự vật, n i ngẫu nhiên cái không gn với bản chất nội tại
của sự vật, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Do đó, trong hoạt động thực tiễn
chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, không thể dựa vào cái ngẫu nhiên.
cái ngu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó
ảnh hưởng đến sự phát triển ca sự vật, đôi khi còn có thảnh hưởng rất sâu đậm.
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, đòi hỏi nời ta phải
các phương án dphòng nhằm chủ động đáp ng những sự biến ngẫu nhiên
có thxảy ra.
cái tất nhiên thể hiện sự tồn tại của mình qua cái ngẫu nhiên. Do đó, muốn
nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh
rất nhiều cái ngu nhiên.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có th chuyển hoá tnh cái tất
nhn và ngược lại, cho nên, cần chú ý tạo những điều kiện cần thiết hoặc để ngăn
trở, hoặc để sự chuyển hoá đó diễn ra tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
4. Ni dung hình thức
- Khái niệm
Nội dung tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo
nên sự vật.
Ví dụ: nội dung của quá trình sản xuất là các yếu tố vật chất như con nời, công
cụ, đối tượng lao động, các phương tiện, các thao tác kỹ thuật của con người. Còn hình
thức của sản xuất trình tự kết hợp, th tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật
chất của quá trình sản xuất, quy định vị trí của người sản xuất đối với liệu sản xuất
và sản phẩm của quá trình sản xuất.
Hình thức phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, h thống các
mối liên hệ tương đối bn vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Bất cứ sự vậtong có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong. Hình
thức bên ngoài là tất cả những gì biểu hiện ra mà con người có thể nhìn thấy trực
lOMoARcPSD|36215 725
tiếp, còn hình thức bên trong hình thức của các bộ phận, của các quá trình
bên trong sự vật con người không thể nhìn thấy bằng trực giác. Phép biện
chứng duy vật cý ch yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là nói đến
hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu bên trong của nội dung.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức tồn tại khách quan. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng có các bộ phn, các yếu tố cấu thành, tức là nó phải có nội dung nội dung
ấy phong phay đơn giản. Đồng thời, các bộ phận, các yếu tố đó phải được
sắp xếp theo một trật tự nhất định, phải hình khối, màu sắc... do đó, nó phải
hình thức dù hình thức này hợp lý hay chưa hợp .
Nội dung và hình thức luôn gn chặt chvới nhau trong một thể thống
nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung, ngược
lại cũng không có nội dungo lại không tồn tại trong một hình thức xác định.
Mối quan hgiữa nội dung hình thức mang tính phức tạp. Không phải
một nội dung bao giờ ng chỉ được thhiện ra trong một hình thức nhất định,
một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà cùng một nội dung trong
tình hình phát triển khác nhau có thể nhiều hình thức, và ngược lại, cùng một
hình thức có thể thhiện nhiều nội dung khác nhau.
Trong quá trình vận động, phát triển của svật thì nội dung giữ vai trò quyết
định đối với hình thức. Trong mối quan hgiữa nội dung và nh thức thì nội
dung có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi, còn hình thức có khuynh hướng ch
đạo tương đối bền vững, chậm biến đi hơn so với nội dung.
Sự tác động trở lại của nh thức đi với nội dung. Hình thức do nội dung
quyết định, nhưng hình thức tính đc lập ơng đối và tác động trlại nội
dung. Sự tác động ca hình thức đến nội dung theo hai hướng, cụ thể là: Nếu phù
hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát
triển. Nếu không phợp với nội dung thình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự
phát triển ca ni dung.
lOMoARcPSD|36215 725
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải chú ý đến sự thống
nhất giữa nội dung hình thức, không được tách rời hình thức khỏi nội dung,
hoặc tuyệt đối hoá mt trong hai mặt đó. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức.
Cùng mt ni dung trong quá trình phát triển ca sự vật có thnhiều hình
thức, ngược lại một hình thức thể chứa đựng nhiều nội dung. vậy, trong hoạt
động thực tin cải tạo hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác
nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ca hoạt động cách mạng trong giai đoạn
khác nhau.
Nội dung quyết định hình thức, do vậy để nhận thức và cải tạo sự vật, trước
hết phải căn cứ vào nội dung, song hình thức tính độc lập ơng đối và tác
động trlại nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu
giữa nội dung và hình thức, làm cho hình thức phù hợp với nội dung đthúc đẩy
nội dung phát triển.
Khi hình thức đã lạc hậu, mâu thuẫn với nội dung thì phải kn quyết thay
đổi hình thức để tạo điều kiện thuận lợi cho nội dung phát triển.
5. Bản chất và hiện tượng
- Khái niệm
Bản chất tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy đnh sự vn động và phát triển của sự vật đó.
dụ: bản chất của ớc sự kết hợp hoá học giữa hidro oxy và về vật
nhiệt độ sôi 100độ C trong giới hạn 1 atmotphe, không màu, không mùi, không vị,
uống được.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra
bênngoài (Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bn chất).
dụ: bản chất quan hệ giữa tư sản công nhân trong chủ nghĩa bản là bóc lột
giá trị thặng dư. Nhưng biểu hiện quan hệ này ra ngoài xã hội là quan hệ bình đẳng, hai
bên tự do thoả thuận. Thậm chí nhà tư bản còn chăm lo đến sức khoẻ người công nhân
lOMoARcPSD|36215 725
gia đình anh ta. Nhưng nếu điều đó ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận thì nhà tư bản
sẽ không bao giờ thực hiện.
- Mối quan hệ biện chứng giữa bn chất và hiện tượng
Bản chất hiện tượng tồn tại khách quan, là cái vốn của sự vật không
do ai sáng tạo ra. Bởi vì, sự vật nào cũng được tạo nên từ nhng yếu tố nhất định.
Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen,
chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những
mối liên hệ tất nhiên này tạo thành bản chất ca sự vật. Sự vật tồn tại khách quan
và những mối liên hệ tất nhn, tương đối ổn định này lại ở bên trong sự vật, nên
đương nhiên chúng cũng tồn tại khách quan, tức bản chất ca sự vật ng tồn
tại khách quan. Còn hiện tưng biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái
khách quan không phải do cảm giác chủ quan của con người quyết định.
Giữa bản chấthiện tượng có mối quan hbiện chứng: vừa thống nhất gắn
chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đi lập nhau.
Sự thống nhất giữa bản chất hiện tưng:
Thnhất, bản chất bao gicũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện ợng
bao giờ ng là sự biểu hiện của bản chất ở mức đnhất định. Không có bản chất
nào tồn tại thun tuý ngoài hiện tượng, đồng thời cũng không có hiện tượng o
hoàn toàn không biểu hiện ra bn chất.
Thhai, bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau. Bản chất
được bộc lộ ranhững hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy,
bản chất khác nhau sẽ bộc lộ những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi
thì hiện tượng biểu hiện cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện
tượng biểu hiện nó cũng mất theo.
Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tưng:
Thứ nhất, bn chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn
tại và phát triển ca sự vật, còn hiện tượng phn ánh cái cá biệt.
lOMoARcPSD|36215 725
Thhai, bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan,
còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.
Thba, bản chất tương đối ổn đnh, biến đổi chậm; n hiện tượng không
ổn định, nó luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Bản chất không tồn tại thuần tuý tồn tại trong sự vật biểu hiện qua
hiện tượng, do đó, muốn nhn thức được bn chất của sự vật phải xuất phát t
nhng sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế.
Bản chất ca sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất
định và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do đó, cần phải phân
tích, tổng hp sự biến đổi của nhiều hiện tưng, nhất những hiện tượng điển
hình t mới hiểu rõ được bn chất của sự vật, và từ bản chất ít sâu sắc mới tiến
tới nhn thức bản chất sâu sắc hơn.
Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự
vận động phát triển của sự vật; còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết
định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy, trong nhận thức không được chỉ
dừng lại ở hinợng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn
trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương
thức hoạt động cải tạo sự vật chứ không được dựa vào hiện tượng.
6. Khả năng và hiện thực
- Khái niệm
+ Khả năng là phạm trù chỉ những i hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có,
sẽ tới khi có điều kiện tương ứng.
dụ: trong hạt thóc khả năng nảy mầm thành cây mạ khi điều kiện thích
hợp, trong đứa trẻ sơ sinh có khả năng biết nói khi nó lớn trong mối quan hệ xã hội.
+ Hiện thực là phạm trù chỉ cái hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
lOMoARcPSD|36215 725
Ví dụ: cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam đã nổ ra, nước Việt Nam đã thực
sự giành được độc lập, những nhân tố của một hội mới hội chủ nghĩa đã, đang tồn
tại, đó là hiện thực. Cái mầm đã nảy ra từ trong hạt thóc, đứa trẻ đã biết nói…
dụ: trước mắt ta đủ: gỗ, a, bào, đục, đinh,… đó hiện thực. Từ đó nảy
sinh khả năng xuất hiện một cái bàn => trên thực tế: cái bàn chưa tồn tại, nhưng khả
năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại thực sự.
Tuy tất cả các khả năng đều là khả năng thực tế, nhưng sự hình thành chúng
không hoàn toàn như nhau: có cái hình thành một cách tất nhiên, có cái lại hình
thành một cách ngẫu nhiên. Do vậy, tất cả các khả năng thể phân thành khả
năng tất nhiên (được gây nên bởi các tương tác tất nhiên của hiện thực) khả
năng ngẫu nhiên (được gây nên bởi các tương tác ngẫu nhn của hiện thực).
Khả năng tất nhn có th phân thành kh năng gần và khả năng xa. Khả
năng gần khả năng đã đhoặc gần đnhững điều kiện cần thiết đbiến
thành hiện thực. Còn khả năng xa khả năng n phải trải qua nhiều giai đoạn
phát triển quá độ nữa mi đủ điu kiện để biến thành hiện thực.
Ngoài các dạng khả năng chính trên đây, n có thphân các khnăng thành
khng chủ yếu và khả năng thứ yếu, khả năng tt và khả ng xấu, khả năng
thun nghịch và khả ng bất thuận nghịch, khả năng cùng tồn tại khng
loại trừ lẫn nhau,
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chvới nhau, không
tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của
sự vật. Trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đng khả năng, sự vận động phát triển
của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới
đó, lại nảy sinh khả năng mới, khnăng mới này nếu những điều kiện lại
chuyn h thành hiện thực mới. Quá trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận
động phát triển một cách vô tận trong thế giới.
lOMoARcPSD|36215 725
Cùng trong nhng điều kiện nhất định, cùng một s vật th tồn tại nhiều
khnăng chkhông phải chỉ có một khả năng. Nước Việt Nam hiện nay có rất
nhiều khả năng, cả tốt lẫn xấu. Việt Nam có thể trở thành một đất nước phát triển
trong thế kỷ XXI nng cũng có thể bị tt hu ngày càng xa so với các nước phát
triển trong khu vực hoặc bị chệch hướng trong quá trình phát triển này.
Ngoài những khả năng sẵn có, trong những điều kiện mới tsự vật sẽ xuất
hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bn thân mỗi khả ng cũng thay đổi
theo sự thay đi của điều kiện. những khnăng điều kiện đtrở thành hiện
thực ngày càng tăng, khnăng các điều kiện đó lại giảm dần. Nhưng nhìn
chung, nếu mọi hiện thực đều chứa khả năng thì mọi khả ng ng đều có thể
trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện.
Để khả năng biến thành hin thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện
mà là một tập hợp nhiều điều kiện. Để cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra cần một
tập hợp các điều kiện sau đây Lênin gọi tình thế cách mạng: a) giai cấp
thống trị không thginguyên sự thống trị của mình dưới dạng cũ nữa;
b) giai cấp b trị bị bn cùng hoá quá mức bình thường; c) tính tích cực của quần
chúng ng lên đáng kể; d) giai cấp cách mạng đủ năng lực tiến hành nhng
hành động cách mạng mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền cũ. Thiếu một trong
các điều kiện ấy, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.
Trong đời sng xã hi, hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức
to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. có thể đẩy nhanh hoặc kìm
hãm qtrình biến khả năng thành hiện thực; thể điều khiển khả năng phát
triển theo chiều hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng.
Tuy nhiên nếu tuyệt đi hoá nhân tố chủ quan hoặc điều kiện khách quan thì đều
rơi vào sai lầm tả khuynh hay hữu khuynh.
- Ý nghĩa phương pháp luận
hiện thực cái tồn tại thực sự, còn khả ng cái hiện chưa , nên
trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được da vào khả năng
lOMoARcPSD|36215 725
để định ra chủ trương, phương hướng hành đng của mình. Trong hoạt động thực
tiễn, nếu chỉ dựa vào cái n dạng khả năng thì sẽ drơi vào ảo tưởng. Theo
Lênin: “Người mácxit chcó thể sử dụng, để làm căn ccho chínhch của mình
nhng sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được
2
.
Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng
phát triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả ng nhưng
chúng ta cũng phải tính đến các khả năng đviệc đra chtrương, kế hoạch hành
động sát hợp hơn. Khi tính đến khả năng phải phân biệt được c loại khnăng
gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên v.v.. từ đó mi tạo được các
điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
Khả năng biến thành hiện thực trong điều kiện nhất đnh. Tuy nhiên, việc
chuyn khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một ch t
động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người.
Do đó, trong hoạt đng thực tiễn, con nời cần chủ động tạo ra điều kiện đbiến
khả năng lợi tnh hiện thực, hoặc ngăn cản khả năng không có lợi trở thành
hiện thực.
2
V.I. Lênin: Tn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t.29, tr.432.
| 1/17

Preview text:

lOMoARc PSD|36215725
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật thuộc một lĩnh vực nhất định.
Khác với các phạm trù của các khoa học cụ thể, các phạm trù của phép biện
chứng duy vật là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực
nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả
tự nhiên, xã hội và tư duy.
1. Cái riêng và cái chung - Khái niệm
Cái riêng
phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng hay
một quá trình riêng lẻ nhất định.
+ Cái bàn học, cái bàn ăn, cái bàn làm việc,…
+ Ngôi nhà ở, nhà để học (giản đường), nhà để vui chơi (câu lạc bô),…
+ Cây cam, cây quýt, cây bưởi, cây hồng,…
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những yếu tố, những
bộ phận, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất
định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. - Ví dụ:
+ Những cái bàn, ngôi nhà đều được làm bằng những vật liệu giống nhau: gỗ, gạch ngói, xi măng,…
+ Thở bằng mang, có vây ... là cái chung của các loài cá.
+ Lá có màu xanh và trao đổi năng lượng mặt trời qua lá là cái chung của các loài cây.
+ Tính dẻo, dẫn điện, nhiệt là cái chung của kim loại v.v. lOMoARc PSD|36215725
Cái chung có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù. Cái phổ biến là cái
chung của tất cả các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực mà ta nghiên cứu. Cái
đặc thù là cái chung của một sự vật hoặc của nhóm sự vật trong lĩnh vực nói trên.
Cái chung còn phân thành cái chung căn bản và cái chung không căn bản. Cái
chung căn bản là cái chung thuộc về bản chất của sự vật. Cái chung không căn
bản là những cái chung nằm ngoài bản chất. Cái chung căn bản chi phối sự vận
động và phát triển của sự vật, còn cái chung không căn bản ảnh hưởng ít hoặc
nhiều đến sự vận động và phát triển của sự vật.
: Cái đơn nhất
Khác với cái chung, cái đơn nhất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ những nét, những mặt, những yếu tố, những bộ phận, những thuộc
tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà không được lặp lại ở những kết cấu vật chất khác. - Ví dụ:
+ Một biến dị chỉ xuất hiện ở một cá thể; cá tính của một người v.v.
+ Thủ đô “Hà Nội” là một “cái riêng” ngoài những đặc điểm giống các thành phố
khác ở Việt Nam còn có những nét riêng mà các thành phố khác ở Việt Nam không có:
phố cổ, Hồ Gươm, có nhiều di tích, có những nét văn hóa truyền thống chỉ có Hà Nội mới có.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cả cái riêng, cái chung
và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của mình.
Cái chung là những mặt, những thuộc tính giống nhau có ở các sự vật, hiện
tượng. Những mặt, những thuộc tính đó là những bộ phận làm thành sự vật, hiện
tượng. Không có các sự vật, hiện tượng thì không thể có cái chung. Do đó, chủ
nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và lOMoARc PSD|36215725
thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều đó cũng có nghĩa là,
không có cái chung tồn tại thuần tuý bên ngoài cái riêng.
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa tới cái chung.
Cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập đó không có nghĩa là cái
riêng hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào bao giờ cũng
tồn tại trong một môi trường, một hoàn cảnh nhất định, tương tác với môi trường,
hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với
các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình. Các mối liên hệ qua lại này cứ trải
rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên
một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một
hoặc một số cái chung nào đó.
Bất cứ cái riêng nào cũng đều không tồn tại vĩnh viễn. Mỗi cái riêng, sau khi
xuất hiện, đều tồn tại trong một thời gian nhất định rồi biến thành một cái riêng
khác, cái riêng khác này lại biến thành cái riêng thứ ba,... cứ như vậy cho đến vô
cùng tận. Kết quả của sự biến hoá vô cùng tận này là tất cả các cái riêng đều có
liên hệ với nhau và có những cái chung nhất định.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm
gia nhập vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng
nó có. Nói cách khác, cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài cái chung, trong
cái riêng còn có cái đơn nhất.
Cái chung sâu sắc hơn cái riêng là bởi vì cái chung là cái gắn liền với bản
chất của sự vật, hiện tượng. Nó phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn
định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại. Do đó, cái chung là
cái quy định phương hướng tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Vì thế,
một khi cái chung thay đổi thì sự vật sẽ thay đổi theo.
Thứ tư, trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều lOMoARc PSD|36215725
kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại, cái
chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất.
Sở dĩ có sự chuyển hoá lẫn nhau giữa cái chung và cái đơn nhất là vì trong
hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới
dạng cái đơn nhất. Và về sau, theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế
cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến.
Sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái
mới ra đời thay thế cái cũ. Đó là xu thế vận động tích cực ở sự vật. Ngược lại, sự
chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái
lạc hậu bị phủ định. Đây là xu hướng vận động đi xuống ở sự vật.
Phải thấy rằng không phải bất cứ cái đơn nhất nào cũng có quá trình chuyển
hoá thành cái chung, đồng thời không phải bất cứ cái chung nào cũng chuyển hoá thành cái đơn nhất1.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của mình. Do đó, chúng ta chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất
phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng cụ thể chứ không được xuất phát từ
ý muốn chủ quan của con người. Không được tìm cái chung bên ngoài mỗi cái riêng.
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ
phận đó tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của cái riêng –
những cái không gia nhập vào cái chung – nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại
trong cái riêng dưới dạng đã bị cải biến. Từ đó, một kết luận được rút ra là bất cứ
cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá.
Nếu không chú ý tới sự cá biệt hoá, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối
hoá cái chung, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, rập khuôn, giáo
1 Giáo trình triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, hệ cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội, 2007, tr.123. lOMoARc PSD|36215725
điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối
hoá cái đơn nhất thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại, cục bộ địa phương.
Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối
liên hệ dẫn tới cái chung, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một cách có
hiệu quả thì không thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung –
những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không giải quyết
những vấn đề lý luận chung thì sẽ không tránh khỏi sa vào tình trạng mò mẫm,
tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái
đơn nhất có thể biến thành cái chung, và ngược lại cái chung có thể biến thành
cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái
đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
2. Nguyên nhân và kết quả - Khái niệm
Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định.
Ví dụ: Sự tác động giữa dòng điện với dây tóc bóng đèn tạo nên ánh sáng; sự tác
động giữa hai chất hoá học tạo nên phản ứng hoá học v.v.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ: ánh sáng xuất hiện là kết quả của sự tác động giữa dòng điện và giây tóc bóng đèn.
Điều kiện là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra.
Nếu không có chúng thì nguyên nhân không thể gây nên kết quả. lOMoARc PSD|36215725
Nguyên cớ là nguyên nhân giả tạo.
Tính chất của mối liên hệ nhân – quả:
Tính khách quan, nguyên nhân và kết quả là cái vốn có của bản thân các sự
vật, của hiện thực khách quan. Nó tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan
của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
Tính phổ biến, thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
và tư duy đều có nguyên nhân, chỉ có điều là chúng ta đã nhận thức được nguyên nhân đó chưa mà thôi.
Tính tất yếu, thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau thì thu được kết quả càng giống nhau. Ví
dụ, vật trong chân không luôn rơi với gia tốc 9,8m/s2. Nước ở áp suất 1amt luôn
luôn sôi ở 100 độ C. Thóc gieo xuống một mảnh ruộng sẽ cho lúa chứ không cho
ngô, khoai. Để có kết quả của những lần bắn tên trúng đích thì các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình bắn tên của xạ thủ phải giống nhau...
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả vì vậy bao giờ nguyên nhân cũng là cái
có trước, kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và tác động. Cần
chú ý là ngoài quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian, quan hệ nhân – quả còn là
quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
Thực tiễn cho thấy, một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả có thể được gây nên bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.
Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng
thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại,
nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì lOMoARc PSD|36215725
chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ
ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình
thành kết quả, có thể phân loại các nguyên nhân ra thành:
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là
những nguyên nhân quyết định sự ra đời của kết quả, nếu thiếu nó kết quả không
xảy ra. Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả
hoặc chỉ quyết định những mặt, những bộ phận không cơ bản của kết quả.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong
là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, các yếu tố tạo thành sự vật gây nên sự
biến đổi của sự vật. Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa sự vật
này với sự vật khác tạo nên sự biến đổi của từng sự vật ấy.
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đây là nguyên nhân
được xác định trong mối quan hệ với chủ thể hành động. Nguyên nhân khách
quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với chủ thể hành động.
Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất hiện do sự điều khiển của chủ
thể tạo ra. Chủ thể ở đây có thể là một người, một giai cấp, một tổ chức nhất định
như chính đảng, đoàn thể.
+ Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không tồn tại thụ động mà
có sự tác động trở lại nguyên nhân theo hai chiều hướng: có thể tích cực, có thể
tiêu cực. Do vậy, cần lợi dụng những kết quả để tác động lại nguyên nhân nhằm
đạt được mục tiêu của con người.
+ Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển đổi vị trí cho nhau trong quá
trình phát triển của sự vật
Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một
hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không có một kết quả
nào được xem là kết quả cuối cùng. Trong mối quan hệ này sự vật và hiện tượng lOMoARc PSD|36215725
nào đó được coi là nguyên nhân, song trong mối quan hệ khác nó lại là kết quả
và ngược lại. Do mối quan hệ nhân – quả là không đầu không đuôi, vì vậy một
hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng phải đặt
trong một quan hệ xác định, cụ thể.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong
nên không có vấn đề có hay không có nguyên nhân của một hiện tượng nào đó,
mà chỉ có vấn đề các nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện.
Nhiệm vụ của khoa học chính là đi tìm nguyên nhân chưa được phát hiện để hiểu
đúng hiện tượng. Quá trình đi tìm nguyên nhân cần lưu ý là chỉ có thể tìm trong
chính thế giới các hiện tượng chứ không thể ở ngoài nó. Chống tư tưởng chủ quan
muốn tìm nguyên nhân trong trí tưởng tượng của con người.
Một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên
nhân đó có thể có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Do vậy, trong
hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân một cách khoa học, cụ thể.
Muốn nhận thức nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần phân tích
những hiện tượng, quá trình có quan hệ với hiện tượng đó và xảy ra trước hiện tượng đó.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng nó không tồn tại thụ động mà có thể
tác động trở lại nguyên nhân, vì vậy chúng ta phải biết khai thác và vận dụng các
kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên - Khái niệm
Tất nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình do những nguyên nhân
bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó
phải xảy ra như thế chứ không thể khác được. lOMoARc PSD|36215725
Ví dụ : những hạt giống lúa tốt khi có độ ẩm cần thiết thì tất nhiên sẽ nảy mầm.
Có sợi tốt, máy móc hiện đại, công nhân có tay nghề cao tất nhiên sẽ dệt được những tấm vải tốt.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình không do mối liên
hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất quyết định, mà do các nhân tố bên ngoài,
do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện,
có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, có thể xuất hiện như thế khác.
Ví dụ : Học tập chăm chỉ, phương pháp học tốt, nắm chắc kiến thức cơ bản ứng
dụng nhiều trong thực tế sẽ đạt được kết quả tốt đó là điều tất nhiên. Nhưng đến mùa
thi, có thể bị ốm, bị cảm lạnh hoặc ở nhà có tin buồn có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý
làm bài,… dẫn đến kết quả kém đi – đây là yếu tố ngẫu nhiên.
- Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí, vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Cái tất
nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên có tác dụng
làm cho quá trình phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, thể hiện
ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái
ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời
là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện
nhất định. Cái ngẫu nhiên có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên và ngược lại. Sự
chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ: khi xem xét trong
mối quan hệ này thì sự vật, hiện tượng là cái ngẫu nhiên; nhưng khi xem xét trong
mối quan hệ khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất nhiên.
- Ý nghĩa phương pháp luận lOMoARc PSD|36215725
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, là cái nhất định xảy ra theo quy
luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại
của sự vật, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Do đó, trong hoạt động thực tiễn
chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, không thể dựa vào cái ngẫu nhiên.
Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có
ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu đậm.
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, đòi hỏi người ta phải
có các phương án dự phòng nhằm chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Vì cái tất nhiên thể hiện sự tồn tại của mình qua cái ngẫu nhiên. Do đó, muốn
nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh
rất nhiều cái ngẫu nhiên.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất
nhiên và ngược lại, cho nên, cần chú ý tạo những điều kiện cần thiết hoặc để ngăn
trở, hoặc để sự chuyển hoá đó diễn ra tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
4. Nội dung và hình thức - Khái niệm
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Ví dụ: nội dung của quá trình sản xuất là các yếu tố vật chất như con người, công
cụ, đối tượng lao động, các phương tiện, các thao tác kỹ thuật của con người. Còn hình
thức của sản xuất là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật
chất của quá trình sản xuất, quy định vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất
và sản phẩm của quá trình sản xuất.
Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong. Hình
thức bên ngoài là tất cả những gì biểu hiện ra mà con người có thể nhìn thấy trực lOMoARc PSD|36215725
tiếp, còn hình thức bên trong là hình thức của các bộ phận, của các quá trình ở
bên trong sự vật mà con người không thể nhìn thấy bằng trực giác. Phép biện
chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là nói đến
hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu bên trong của nội dung.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức tồn tại khách quan. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng có các bộ phận, các yếu tố cấu thành, tức là nó phải có nội dung dù nội dung
ấy là phong phú hay đơn giản. Đồng thời, các bộ phận, các yếu tố đó phải được
sắp xếp theo một trật tự nhất định, phải có hình khối, màu sắc... do đó, nó phải có
hình thức dù hình thức này hợp lý hay chưa hợp lý.
Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống
nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung, ngược
lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức mang tính phức tạp. Không phải
một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và
một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà cùng một nội dung trong
tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức, và ngược lại, cùng một
hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì nội dung giữ vai trò quyết
định đối với hình thức. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội
dung có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi, còn hình thức có khuynh hướng chủ
đạo là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung.
Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung. Hình thức do nội dung
quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội
dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung theo hai hướng, cụ thể là: Nếu phù
hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát
triển. Nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự
phát triển của nội dung. lOMoARc PSD|36215725
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải chú ý đến sự thống
nhất giữa nội dung và hình thức, không được tách rời hình thức khỏi nội dung,
hoặc tuyệt đối hoá một trong hai mặt đó. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức.
Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình
thức, ngược lại một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì vậy, trong hoạt
động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác
nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong giai đoạn khác nhau.
Nội dung quyết định hình thức, do vậy để nhận thức và cải tạo sự vật, trước
hết phải căn cứ vào nội dung, song hình thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu
giữa nội dung và hình thức, làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.
Khi hình thức đã lạc hậu, mâu thuẫn với nội dung thì phải kiên quyết thay
đổi hình thức để tạo điều kiện thuận lợi cho nội dung phát triển.
5. Bản chất và hiện tượng - Khái niệm
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Ví dụ: bản chất của nước là sự kết hợp hoá học giữa hidro và oxy và về vật lý có
nhiệt độ sôi ở 100độ C trong giới hạn 1 atmotphe, không màu, không mùi, không vị, uống được.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra
bênngoài (Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất).
Ví dụ: bản chất quan hệ giữa tư sản và công nhân trong chủ nghĩa tư bản là bóc lột
giá trị thặng dư. Nhưng biểu hiện quan hệ này ra ngoài xã hội là quan hệ bình đẳng, hai
bên tự do thoả thuận. Thậm chí nhà tư bản còn chăm lo đến sức khoẻ người công nhân lOMoARc PSD|36215725
và gia đình anh ta. Nhưng nếu điều đó ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận thì nhà tư bản
sẽ không bao giờ thực hiện.
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan, là cái vốn có của sự vật không
do ai sáng tạo ra. Bởi vì, sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định.
Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen,
chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những
mối liên hệ tất nhiên này tạo thành bản chất của sự vật. Sự vật tồn tại khách quan
và những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định này lại ở bên trong sự vật, nên
đương nhiên chúng cũng tồn tại khách quan, tức là bản chất của sự vật cũng tồn
tại khách quan. Còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái
khách quan không phải do cảm giác chủ quan của con người quyết định.
Giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng: vừa thống nhất gắn
bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập nhau.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Thứ nhất, bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng
bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất
nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, đồng thời cũng không có hiện tượng nào
hoàn toàn không biểu hiện ra bản chất.
Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất
được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy,
bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi
thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện
tượng biểu hiện nó cũng mất theo.
Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng:
Thứ nhất, bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn
tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt. lOMoARc PSD|36215725
Thứ hai, bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan,
còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.
Thứ ba, bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm; còn hiện tượng không
ổn định, nó luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Bản chất không tồn tại thuần tuý mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua
hiện tượng, do đó, muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ
những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế.
Bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất
định và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do đó, cần phải phân
tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển
hình thì mới hiểu rõ được bản chất của sự vật, và từ bản chất ít sâu sắc mới tiến
tới nhận thức bản chất sâu sắc hơn.
Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự
vận động phát triển của sự vật; còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết
định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy, trong nhận thức không được chỉ
dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn
trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương
thức hoạt động cải tạo sự vật chứ không được dựa vào hiện tượng.
6. Khả năng và hiện thực - Khái niệm
+ Khả năng là phạm trù chỉ những cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có,
sẽ tới khi có điều kiện tương ứng.
Ví dụ: trong hạt thóc có khả năng nảy mầm thành cây mạ khi có điều kiện thích
hợp, trong đứa trẻ sơ sinh có khả năng biết nói khi nó lớn trong mối quan hệ xã hội.
+ Hiện thực là phạm trù chỉ cái hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. lOMoARc PSD|36215725
Ví dụ: cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam đã nổ ra, nước Việt Nam đã thực
sự giành được độc lập, những nhân tố của một xã hội mới xã hội chủ nghĩa đã, đang tồn
tại, đó là hiện thực. Cái mầm đã nảy ra từ trong hạt thóc, đứa trẻ đã biết nói…
Ví dụ: trước mắt ta có đủ: gỗ, cưa, bào, đục, đinh,… đó là hiện thực. Từ đó nảy
sinh khả năng xuất hiện một cái bàn => trên thực tế: cái bàn chưa tồn tại, nhưng khả
năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại thực sự.
Tuy tất cả các khả năng đều là khả năng thực tế, nhưng sự hình thành chúng
không hoàn toàn như nhau: có cái hình thành một cách tất nhiên, có cái lại hình
thành một cách ngẫu nhiên. Do vậy, tất cả các khả năng có thể phân thành khả
năng tất nhiên (được gây nên bởi các tương tác tất nhiên của hiện thực) và khả
năng ngẫu nhiên (được gây nên bởi các tương tác ngẫu nhiên của hiện thực).
Khả năng tất nhiên có thể phân thành khả năng gần và khả năng xa. Khả
năng gần là khả năng đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biến
thành hiện thực. Còn khả năng xa là khả năng còn phải trải qua nhiều giai đoạn
phát triển quá độ nữa mới đủ điều kiện để biến thành hiện thực.
Ngoài các dạng khả năng chính trên đây, còn có thể phân các khả năng thành
khả năng chủ yếu và khả năng thứ yếu, khả năng tốt và khả năng xấu, khả năng
thuận nghịch và khả năng bất thuận nghịch, khả năng cùng tồn tại và khả năng loại trừ lẫn nhau,…
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của
sự vật. Trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển
của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới
đó, lại nảy sinh khả năng mới, khả năng mới này nếu có những điều kiện lại
chuyển hoá thành hiện thực mới. Quá trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận
động phát triển một cách vô tận trong thế giới. lOMoARc PSD|36215725
Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều
khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng. Nước Việt Nam hiện nay có rất
nhiều khả năng, cả tốt lẫn xấu. Việt Nam có thể trở thành một đất nước phát triển
trong thế kỷ XXI nhưng cũng có thể bị tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát
triển trong khu vực hoặc bị chệch hướng trong quá trình phát triển này.
Ngoài những khả năng sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất
hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi
theo sự thay đổi của điều kiện. Có những khả năng mà điều kiện để trở thành hiện
thực ngày càng tăng, có khả năng các điều kiện đó lại giảm dần. Nhưng nhìn
chung, nếu mọi hiện thực đều chứa khả năng thì mọi khả năng cũng đều có thể
trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện.
Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện
mà là một tập hợp nhiều điều kiện. Để cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra cần một
tập hợp các điều kiện sau đây mà Lênin gọi là tình thế cách mạng: a) giai cấp
thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình dưới dạng cũ nữa;
b) giai cấp bị trị bị bần cùng hoá quá mức bình thường; c) tính tích cực của quần
chúng tăng lên đáng kể; d) giai cấp cách mạng có đủ năng lực tiến hành những
hành động cách mạng mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền cũ. Thiếu một trong
các điều kiện ấy, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.
Trong đời sống xã hội, hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức
to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm
hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực; có thể điều khiển khả năng phát
triển theo chiều hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng.
Tuy nhiên nếu tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan hoặc điều kiện khách quan thì đều
rơi vào sai lầm tả khuynh hay hữu khuynh.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên
trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả năng lOMoARc PSD|36215725
để định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình. Trong hoạt động thực
tiễn, nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng. Theo
Lênin: “Người mácxit chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình
những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”2.
Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng
phát triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng
chúng ta cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ trương, kế hoạch hành
động sát hợp hơn. Khi tính đến khả năng phải phân biệt được các loại khả năng
gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên v.v.. từ đó mới tạo được các
điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
Khả năng biến thành hiện thực trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, việc
chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự
động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người.
Do đó, trong hoạt động thực tiễn, con người cần chủ động tạo ra điều kiện để biến
khả năng có lợi thành hiện thực, hoặc ngăn cản khả năng không có lợi trở thành hiện thực.
2 V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t.29, tr.432.