-
Thông tin
-
Quiz
Các cặp phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng | Báo cáo Triết học Mác Lênin
Phạm trù tất nhiên: là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Phạm trù ngẫu nhiên: là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Các cặp phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng | Báo cáo Triết học Mác Lênin
Phạm trù tất nhiên: là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Phạm trù ngẫu nhiên: là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI TỰ HỌC TRIẾT
Phạm trù nguyên nhân-kết quả Nội dung:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối
liên hệ qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn
kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy
nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biển
hiểu hiện mối liên hệ nhân quả.
- Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên
nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu,
thậm trí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
- Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có
thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân chủ quan
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai
trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
- Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác
nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối
quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt
mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Và quá trình này tiếp
tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong
chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng. Tính chất:
* Tính khách quan: - Không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân mà
chỉ có thể do chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân - Không một hiện tượng nào
không sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra kết quả => Mối liên hệ nhân
quả là cái vốn có của bản thân sự vật không phụ thuộc vào ý thức của con người dù
con người biết trước hay không biết thì có sự thật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác
động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định
Ví dụ: Người xưa không tìm ra nguyên nhân của hiện tượng người hiện tại đã tìm ra được nguyên nhân là do lượng phốt pho còn lại trong cơ
thể con người sau khi chết gây nên.
* Tính phổ biến - Mọi sự vật, hiện tượng đều nãy sinh từ những sự vật hiện tượng
khác. - Cái sản sinh ra cái khác được gọi là nguyên nhân - Cái được sinh ra gọi là
kết quả => Nguyên tắc quyết định luận: tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và
trong xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định
VD: Chiến tranh xâm lược là kết quả của chủ nghĩa đế quốc vậy chủ nghĩa đế quốc
chính là nguyên nhân sinh ra những cuộc chiến tranh xâm lược
* Tính tất yếu - Không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định -
Không có kết quả nào không có nguyên nhân
=> Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau
bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu
VD: Sắt để lâu ngoài trời sẽ bị rỉ sét
Mối liên hệ biện chứng:
Mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả là một tất yếu khách quan
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân
VD: các hóa chất độc hại trong khói thuốc xâm nhập vào và khiến cho các tế bào
trong phổi phát triển thành tế bào độc hại là nguyên nhân gây ra ung thư phổi
- Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả khác nhau: ví dụ mưa baox là
nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả như hệ thống giao thông bị đình trệ, dời sống
người dân gặp khó khăn, nhiều bản làng bị cô lập chia cắt bởi nước lũ
- Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: ví dụ bị điểm kém do nhiều
nguyên do: do không chú ý học, do không đủ thiết bị học tập, do hoàn cảnh cá nhân gia đình
VD: Kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục, kìm hãm sản xuất phát triển sẽ
dẫn đến Trình độ dân chí thấp, khoa học kĩ thuật kém phát triển và ngược lại Như
vậy khi tạo ra thì kết quả nó không mất đi mà nó tác động trở lại nguyên nhân làm
cho nguyên nhân phát triển tức là làm động lực để tạo ra 1 nguyên nhân mới và từ
đó nảy sinh ra kết quả mới d, Sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả thể hiện: mọi sự vật, hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ
khác lại là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do
một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lại trở thành nguyên nhân sinh ra
hiện tượng thứ 3... và quá trình cứ thế tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên
một chuỗi vô cùng vô tận
- Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy. Cùng một nguyên nhân sinh ra
nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất
định. Nguyên nhấn sinh ra kết quả, rồi kết quả lại tác động đến sự vật, hiện tượng
khác và trở thành nguyên nhân sinh ra kết quả khác nữa.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết học
Mác-Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng
dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là: - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn muốn nhân thức được hay loại bỏ sự vật hiện tượng phải bắt đầu từ việc
tìm ra nguyên nhân sinh ra nó - Về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả
nên khi tìm nguyên nhân của một sự vật hiện tượng cần tìm ở các sự vật hiện tượng
đã xảy ra trước khi sự vật hiện tượng xuất hiện - Cằn phải phân loại các loại
nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn - NN và KQ có thể đổi
chỗ cho nhau nên cần nghiên cứu sự vật hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó
giữa vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữa vai trò là nguyên
nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
=> Như vậy, qua những tìm hiểu ở trên chúng ta thấy được mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả là những cơ sở lý luận rất quan trọng giúp cho
chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn. Là
cơ sở giúp cho con người gặt hái được những thành công to lớn hơn trong hoạt động thực tiễn.
Phạm trù nội dung- hình thức Nội dung:
Nội dung là phạm trù dùng để chỉ toàn bộ các mặt,các yếu tố,quá trình cấu thành
nên sự vật,hiện tượng. Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại của
sự vật,hiện tượng.Là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu tố của sự vật,hiện
tượng. hình thức là cái không chỉ thể hiện bên ngoài,mà chủ yếu là thể hiện cấu
trúc bên trong của sự vật,hiệntượng. Cần phân biệt giữa phạm trù “hình thức” trong
triết học với hình thức bên ngoài của sự vật. Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ
hình thức bên trong của sự vật,tức là cơ cấu bên trong của nội dung.
Mối quan hệ biện chứng:
Nội dung và hình thức thống nhất gắn bó với nhau
*Thể hiện ở các điểm sau:
+ Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật,hiện tượng.
Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không có hình thức nào mà
khôngchứa nội dung và cũng không nội dung nào mà không tồn tại trong một hình
thức nhấtđịnh. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là
toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát
triển của sự vật. Cònhình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là
cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp
phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy,
nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.
+ Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau,
không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với
một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung
nhất định. Cùngmột nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức
thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau
Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận độngphát triển của sự vật
* Điều này thể hiện ở chỗ là:
+ Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.Còn hình thức tương đối bền
vững,ổn định. Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi
phát triển của nội dung,còn hình thức cũng biến đổi nhưng chậm hơn,ít hơn so với nội dung.
+ Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự
biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Khi nội dung biến đổi thì hình thức
buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
* Điều này thể hiện ở chỗ là:
+ Tuy nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức nhưng điều đó không có
nghĩalà hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc
lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung:Khi hình thức phù hợp với nội
dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nộidung. Ngược lại,nếu không phù
hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển nội dungSự tác động qua lại
giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình pháttriển của sự vật.
+ Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối
liênhệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục
diễn ra thìtới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên
chật hẹp vàkìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức không
phù hợpvới nội dung nữa.
+ Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ
phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hìnhthức mới, nội
dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất
Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hoá một trong hai
mặt đó. Do nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt
động thực tiễn,ta không được tách rời nội dung và hình thức. Ở đây cần chống lại 2 thái cực sai lầm:
Tuyệt đối hoá hình thức,xem thường nội dung.
Tuyệt đối hoá nội dung,xem thường hình thức.
Thứ hai: Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sựu vật. Hình thức của sự
vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quả những thay đổi của nội
dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào
những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự
vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
Thứ ba: Phải theo dõi sát mối quan hệt giữa nội dung và hình thức. Hình thức
chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để thúc đẩy sự
vật,hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung
đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất
hiện sự không phù hợp thì trong những điều kiện nhất định, phải can thiệp vào tiến
trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp
với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơnnữa, không bị hình thức cũ kìm hãm
Thứ tư, Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật Một nội dung có thể có
nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi hình thức có thể có,
mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này
bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình thứcnào cũng trở thành
công cụ phục vụ nội dung mới
Phạm trù tất nhiên-ngẫu nhiên Nội dung:
Phạm trù tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mỗi liên hệ bản chất do
nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng do bản chất của sự vật. hiện
tượng qui định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
Phạm trù của ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mỗi liên hệ không bản
chất, do nguyên nhân hoàn cảnh bên ngoài quy định, do sự ngẫu hợp của điều kiện
bên ngoài nên có thể xuất luận hoặc không xuất luận, có thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.
Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, đều có vai trò nhất định
đối với sự vật hiện tượng .
-Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn
tại và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng
-Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:
+Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
+Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm
cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm
-Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫunhiên, kể cả
những cái ngẫu nhiên rất nhỏ
-Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái
ngẫu nhiên là hình thức của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung của tất nhiên, làm
cho cái tất nhiên được bộc lộ một cách sinhđộng, cụ thể
2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập
-Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn tại biệt
lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ.
- Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:
+Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
+Cái nghẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
-Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển. Khuynh
hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hình thức
ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung.
-Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Còn tất
cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không
phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau
-Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái
cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển
hóa lẫn nhau. Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.
-Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Thông qua những
mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên, nhưng qua những
mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại
Ý nghĩa phương pháp luận:
1. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu
nhiên Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào
cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra
theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái khônggắn với bản chất
nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không. Tuy vậy cũng không được bỏ qua
hoàn toàn cái ngẫu nhiên vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự
vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự pháttriển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính (phương án 1), người ta
thấy có phương án hành động dự phòng (phương án 2) để chủ động đáp ứng những
sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra
.2. Trong hoạt động nhận thức phải nghiên cứu cái tất nhiên thông qua ngẫu
nhiênMuốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích
so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túymà bộc lộ
qua vô vàn cái ngẫu nhiên và vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên
khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần
phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu
3. Không được xem nhẹ ngẫu nhiên vì ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành tất
nhiên Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, không được xem nhẹ,
bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật
vì cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành cái tất nhiên.
Ăng-ghen nhận định rằng: Việc quy định tất cả mọi hiện tượng về tất nhiên, phủ
nhận sự tồn tại khách quan của ngẫu nhiên về thực chất không phải là nâng ngẫu
nhiên lên trình độ tất nhiên mà là hạ tất nhiên xuống trìnhđộ ngẫu nhiên. Ông cũng
phê phát chủ nghĩa siêu hình và cho rằng: Đối vớicác nhà duy vật này (DV Siêu
hình), một vật nào đó chỉ có thể hoặc là tất nhiên, hoặc là ngẫu nhiên chứ không
thể vừa cái này, vừa cái kia. Vậy là tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ tồn tại bên cạnh
nhau trong tự nhiên mà thôi