Các câu hỏi lý thuyết môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có gợi ý trả lời

Các câu hỏi lý thuyết môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có gợi ý trả lời của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36443508
1. Phân tích những giá trị văn a tốt đẹp (phương Đông, phương
Tây) mà Hồ Chí Minh đã tiếp nhận.
Tinh hoa văn hóa phương Đông:
Được kết tinh trong 3 học thuyết lớn: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đây
những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông và Việt Nam trước đây.
Về Nho giáo, HCM phân tích: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học
thuyết của Khổng Tử nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì
chúng ta nên học. “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu thái được
những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại. Nin dạy chúng ta như
vậy.”
HCM đã kế thừa đổi mới tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản
hội; kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội
tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm; kế thừa,
đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức của con người trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
Về Phật giáo, trong thư gửi Hội Phật tử năm 1947, Người viết: “Đức Phật
đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải
hy sinh tranh đấu, diệt ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương
máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra
khỏi khổ nạn, để giữa quyền thống nhất độc lập của Tổ quốc. Thế chúng ta làm
theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra
khỏi cái khổ ải nô lệ”.
HCM kế thừa, phát triển tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến
khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người
chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn với đất nước của Đạo
lOMoARcPSD|36443508
Phật; những tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực trong Phật giáo vào việc xây
dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện nay.
Về Lão giáo (hoặc Đạo giáo), HCM kêu gọi nhân dân ta trồng cây, tổ chức
“Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người.
Người phát triển tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo
khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính, chí công ; hành động theo đúng đạo lý và đúng với quy luật tự nhiên
của xã hội.
HCM kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong
các nhà tu tưởng phương Đông cổ đại như Mặc Tử, Hàn Phi Tử,…; tìm hiểu
những trào lưu tưởng tiến bộ thời cận hiện đại Ấn Độ, Trung Quốc; phát
triển sáng tạo các quan điểm dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn
trong cách mạng dân chủ tư sản thành tưởng đấu tranh cho Độc lập – Tự do
Hạnh phúc của dân tộc VN theo con đường cách mạng sản; phát triển
những tinh hoa trong tư tưởng, văn hóa phương Đông để giải quyết những vấn
đề thực tiễn của cách mạng VN thời hiện đại.
Tinh hoa văn hóa phương Tây:
Ngay từ khi còn học Trường Tiểu học Pháp, HCM đã quan tâm tới khẩu
hiệu nổi tiếng của Đại cách mạng Pháp năm 1789: Tự do Bình đẳng Bác ái. Đi
sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các
cuộc cách mạng sản Anh, Pháp, Mỹ. Người đã kế thừa, phát triển những
quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mỹ, bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất
quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc.
lOMoARcPSD|36443508
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, HCM đã sống, hoạt động
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, v.v. bằng chính ngôn ngữ của các
nước đó. Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp
quyền của các nhà khai sáng phương Tây như Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ, tìm hiểu
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, v.v.
2. Phân tích quan điểm của HCM về một chiến lược xây dựng con
người.
GIÁO TRÌNH
Ý nghĩa của việc xây dựng con người:
Xây dựng con người yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp
bách vừa lâu i, ý nghĩa chiến ợc. “Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người”.
“Trồng người” công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa lợi ích
lâu dài, công việc của văn hóa giáo dục. “Trồng người” phải được tiến hành
thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội phải đạt được những
kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Nhiệm vụ “trồng ngườiphải được
tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
quan hệ hội chủ nghĩa. “Trồng người phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên
trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của
cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
“Muốn xây dựng cnxh, trước hết cần phải những con người xhcn”. Cnxh
sẽ tạo ra những con người xhcn, con người xhcn là động lực xây dựng cnxh. Không
phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xhcn; cũng
không phải xây dựng xong những con người xhcn rồi mới xây dựng cnxh.
lOMoARcPSD|36443508
Nội dung xây dựng con người:
HCM quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó
những con người mục đích lối sống cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng,
những con người của cnxh, tưởng, tác phong đạo đức xhcn năng lực làm
chủ. Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:
- ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xhcn tưởng “mình mọi
người,mọi người vì mình”.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
- Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ,
nêugương.
Phương pháp xây dựng con người:
Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng
chế, tính khoa học của bộ máy tạo dựng nền dân chủ. HCM thường nói đến “tu
thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ” (làm những việc có lợi cho
nước, cho dân). Văn hóa phương Đông cho thấy “một tấm gương sống giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Người nói
rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau” là rất cần thiết
và bổ ích.
Biện pháp giáo dục một vị trí rất quan trọng. Theo Người, các cháu mẫu
giáo, tiểu học như tờ giấy trắng. Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ. Nói như
vậy để thấy giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người.
lOMoARcPSD|36443508
THAM KHẢO THÊM:
* Theo Chủ nghĩa Mác - Lenin: Con người là thực thể sinh vật và là thực thể
xã hội. Bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ trong xã hội.
* Theo quan điểm của HCM:
+ Con người là tổng thể thống nhất về tâm lực, trí lực, thể lực xu hướng
vươn lên Chân - Thiện - Mỹ.
+ HCM xem xét, nhìn nhận con người trong tính đa dạng phong phú, trong sự
thống nhất của hai mặt đối lập.
+ Bản chất con người mang tính xã hội.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về Vai Trò và Chiến lược “ Trồng người”:
Về vai trò:
Theo HCM, muốn xây dựng XHCN thì trước hết cần con người mới - con
người xã hội chủ nghĩa. Vì:
+ Con người vốn quý nhất, nhân tquyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng. “Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
+ Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Về chiến lược “ Trồng người”:
1. Đây là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài:
Bác đã nói: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”.
2. Con người XHCN: định hướng của nước ta quá độ lên XHCN
thìphải có con người mới- con người XHCN.
lOMoARcPSD|36443508
3. Giáo dục đào tạo: Giúp con người trở thành công dân hữu ích,
nângcao tri thức, hòa nhập quốc tế và đánh bại giặc “dốt”.
4. Con người phải toàn diện về cả Đức-Trí-Thể-Mỹ.
Quan điểm của HCM về chiến lược “trồng người”
Xuất phát từ quan niệm con người mục tiêu động lực của cách mạng, HCM
đặt con người và vị trí trung tâm của sự phát triển. Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
Nghĩa rộng: Con người nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - hội của
đất nước.
Nghĩa hẹp: Con người nhằm trong chiến lược giáo dục đào tạo.
HCM khẳng định: muốn xây dựng chủ nghĩa hội trước hết cần con
người xã hội chủ nghĩa.
Muốn con người hội chủ nghĩa phải giáo dục đào tạo, đó biện pháp quan
trọng nhất. HCM đã khẳng định “vì lợi ích mười năm thì trồng cây, lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”.
Nội dung giáo dục phải toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, ý tưởng,
tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. m lại là giáo dục c
đạo đức và tài (Ưu tiên đạo đức hơn tài năng). Phương pháp giáo dục cũng phải phù
hợp với đối tượng và hoàn cảnh.
“Trồng người” công việc lâu dài (“trăm năm thì phải trồng người”) nên cần
phải bền bỉ, kiên nhẫn đối với mọi người đối với toàn hội trong thời kỳ qđộ.
lOMoARcPSD|36443508
Đó là tinh thần “học, học nữa, học mãi” của Lênin và tinh thần của Khổng Tử “học
không biết chán, dụng không biết mỏi”.
3. Đặc trưng của đặc điểm chủ nghĩa hội (mục tiêu chính trị, mục
tiêu văn hóa, mục tiêu các mqh xã hội).
GIÁO TRÌNH
XHCN có 1 số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xhcn là xã hội do nhân dân làm chủ.
hội xhcn trước hết xh do nhân n làm chủ, nhân dân chdưới sự lãnh
đạo của đảng cộng sản trên nền tảng liên minh công nông. Trong xã hội xhcn, địa
vị cao nhất nhân dân. Nhà nước của dân, do dân n. Mọi quyền lợi, quyền
lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo
vệ chế độ xã hội cùng thuộc về nhân dân.
Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tlsx chủ yếu.
Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội : Xã hội Xhcn có trình độ
phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan
hệ xã hội.
Cnxh bảo đảm tính công bằng hợp trong các quan hhội, đem lại
quyền bình đẳng trước PL cho mọi ng dân; mọi cộng đồng nguời đoàn kết chặt
chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
THAM KHẢO THÊM
* Đặc trưng của CNXH theo quan điểm HCM
lOMoARcPSD|36443508
- Về mặt tổng quát: Hồ Chí Minh quan niệm coi CNCS, CNXH như là mt chế
độ hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát
triển toàn diện, tự do.
- Về mặt cụ thể: Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu những điểm sau:
+ Đó là một chế đchính trị do nhân dân làm chủ: Mọi quyền lực trong hội
đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân lao động là chủ và làm chủ. Nnước là
của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết mà nồng cốt là liên minh công -
nông - trí thức, do ĐCS lãnh đạo.
+ một chế độ hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật: Học hỏi, vận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học -
kỹ thuật của nhân loại vào lao động, sản xuất.
+ chế độ không còn người bóc lột người: Trong CNXH, không còn bóc lột,
áp bức, bất công, xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.
+ Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức: Hệ thống quan hệ xã hội
lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn
sự đối lập giữa các giai cấp trong hội, con người điều kiện phát triển toàn diện,
có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
* Vận dụng
Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước những đặc trưng của chủ nghĩa
hội theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội”, Đảng ta đã xác định những đặc trưng của
chủ nghĩa xã hội ở VIệt Nam mà chúng ta sẽ xây dựng là:
+ Do nhân dân lao động làm chủ.
lOMoARcPSD|36443508
+ một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
chế độ công hữu về các tự liệu sản xuất chủ yếu.
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, c lột, bất công; làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ.
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
4. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Chtịch HCM. Sinh viên
cần phải học tập áp dụng phẩm chất (về duy, tinh thần, tình
cảm, lối sống) như thế nào?
1. Khả năng tư duy và trí tuệ HCM
+ Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo
+ Có đầu ốc phê phán, tinh tường và sáng suốt.
+ Không ngừng học tập nhầm chiếm lĩnh vốn tri thức văn hóa phong phú của thời
đại và vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc.
2. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
+ Là người có ý chí mạnh mẽ, lòng yêu nước nồng nàn.
+ Là người luôn thể hiện đạo đức cách mạng.
lOMoARcPSD|36443508
Hồ Chí Minh duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, óc phê phán tinh tường
và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng trong nước trên
thế giới.
Hồ Chí Minh skhổ công học tập, rèn luyện chiếm lĩnh vốn tri thức phong
phú của nhân loại, vốn kinh nghiệp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc,
phong trào công nhân quốc tế đtiếp cân với chủ nghĩa Mác-Lênin với cách
học thuyển về cách mạng của giai cấp vô sản.
Hồ Chí Minh tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến cộng
sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng
khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân
tộc đi theo.
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá c quy luật vận
động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ
thể để khái quát thành luận, đem luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm
nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân như vậy mà luận
Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
+ Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng
suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.
lOMoARcPSD|36443508
+ Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi;
nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.
+ Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, có
ý chí của một nhà yêu nước chân chính, một chiến cộng sản nhiệt thành ch mạng,
một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu
đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.
Sinh viên cần phải học tập và áp dụng phẩm chất (về tư duy,
tinh thần, tình cảm, lối sống) như thế nào?
Đặt mục tiêu, học, làm theo Bác để trở thành một người như Bác - điều đó là
khó thể. Bởi đtrở thành một người dành trọn niềm tin, sự tôn kính của cả dân
tộc cũng như của nhân loại tiến bộ như Bác cả một quá trình học tập, rèn luyện
vất vả và quá trình ấy cũng phải diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt.
Nhưng học làm theo Bác chắc chắn không phải là cái đó quá cao siêu.
tưởng, đạo đức, phong cách của Người chuẩn mực của tất thảy những việc diễn
ra trong cuộc sống thường ngày, khi thật tâm, thì soi chiếu vào đó, ai cũng đều
thể thấy được những việc mình có thể học theo, làm theo Người.
Sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền
tưởng tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi
với làm, góp phần nâng cao nhận thức ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên.
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ
thuộc nhiều o sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai
của cá nhân và đất nước.
lOMoARcPSD|36443508
Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi
đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu
niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
- Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên
cần:
Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tưởng, đạo đức, phong cách tấm
gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
Tự soi mình, sửa mình n luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo
lời Bác dạy.
Phấn đấu trở thành tấm gương ng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính
trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.
Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các
tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
- Sinh viên không chỉ nhiệm vụ tích cực học tập làm theo Bác về
tráchnhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm mà còn phải:
Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều xung quanh mình nhận thức đúng
đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách
nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm; chtác hại của những nh vi trách
nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì dở" đối
với bản thân, gia đình và xã hội.
- Sinh viên cần xác định trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc,
vớiĐảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh sự nghiệp chung
của đất nước: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một
lOMoARcPSD|36443508
phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn
độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế
giới". "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi
nước nhà nhiều hơn? Mình đã lợi ích nước nhà hy sinh phấn đấu chừng nào?".
Phải dám nghĩ, dám làm m chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm v
và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm
vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng
nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm
vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu
caotinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
5. Quan điểm của HCM về vấn đề dân tộc, chủ nghĩa XH tại VN.
Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên cnxh
Trong tưởng HCM, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc dân
chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ hơn
nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo m, hạnh phúc cho
nhân dân. Vậy nên, khi nêu lên mục tiêu giải phóng dân tộc, Người cũng đã định
hướng đến mục tiêu cnxh.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở VN đã được HCM khẳng định là con đường
CM sản, vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ đầu đã mang tính định
hướng xhcn. Độc lập dân tộc vậy không những tiền đcòn nguồn sức
mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
lOMoARcPSD|36443508
Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nếu độc lập dân tộc vững chắc
Cnxh xu thế tất yếu của thời đại phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt
Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc ở VN phải mang tính định hướng xhcn
thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để.
Theo HCM, cnxh VN trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân dân làm chủ
, dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Cnxh theo HCM, là một xã hội tốt đẹp, không còn chế
độ áp bức bóc lột. Theo HCM, xây dựng cnxh là xây dựng cơ sở cho phát triển của
đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Cnxh khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh
mẽ, sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa, sẽ
một tấm gương cho các quốc gia trên tg, nhất các quốc gia mới giành được độc
lập dân tộc đang định hướng xhcn, góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi
nghĩa, bảo vệ được nền hòa bình trên tg.
Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với cnxh.
Một là, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS trong suốt tiến trình
CM. Theo HCM, càng phải củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nếu không
Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và cnxh sẽ sụp đổ, tan rã.
Hai là, phải củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nền tảng
khối liên minh công - nông, theo Người. đđkdt vấn đề ý nghĩa chiến lược,
quyết định sự thành công của CM.
Ba là, phải đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cm tg, Đoàn kết quốc tế, theo HCM,
để tạo ra một sức mạnh to lớn cho cm cũng để góp phần chung cho nền hòa
bình, độc lập, dân chủ và cnxh trên tg.
3 điều kiện trên phải được đảm bảo, gắn chặt chẽ với nhau để góp phần bảo
vệ nền độc lập dân tộc và cnxh.
lOMoARcPSD|36443508
6. Suy nghĩ của các em về khó khăn, thuận lợi VN trong bối cảnh
hiện nay.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được thực hiện
nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định đây một tất yếu lịch sử đối với đất nước
Việt nam. Trong định hướng phát triển đất nước, Việt nam luôn mong muốn có độc
lập, tự do và mang quyền lợi về cho nhân dân. Ở giai đoạn đó, các thuận lợi và khó
khăn được xác định.
THUẬN LỢI
Thế giới bùng nổ khoa học công nghệ cùng xu hướng toàn cầu hóa:
Trong điều kiện toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới mong muốn được gia
nhập vào thị trường chung. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã thúc
đẩy các quốc gia mở cửa hội nhập. Các nước phát triển liên kết, hợp tác để tiếp
cận tốt nhất các nhu cầu trong thị trường. Việt nam không ngoại ltrong mong
muốn tiếp cận thị trường thế giới.
Chế độ xã hội chủ nghĩa giúp chúng ta tham gia độc lập, chủ động. Người n
có được quyền lợi và tư cách như nhau trong tìm kiếm và khai thác thị trường. Đây
cũng một hội tốt đViệt Nam thể hợp tác để cùng giao lưu, tìm kiếm các
đối tác chiến lược. Và thực hiện tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lý.
Đổi mới trong hoạt động kinh tế, tiếp cận hiệu quả hơn trong các nhu cầu sản xuất
và kinh doanh.
Tham gia và tìm kiếm lợi ích trong cộng đồng quốc tế:
Các quốc gia trên thế giới luôn tìm kiếm hiệu quả chung trong công tác bảo
vệ môi trường. Khi nền công nghiệp càng phát triển, thách thức đối với môi trường
càng lớn. các nước bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy không thể tiếp tục cách
lOMoARcPSD|36443508
thức phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hường đế chất lượng cuộc
sống của người dân. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc mrộng cơ hội tập
hợp lực lượng tiến bộ. Nhờ đó mà có được các hợp tác, thực hiện xây dựng và phát
triển các ngành công nghiệp mới. Được tiếp cận, trực tiếp tiến hành trong các ngành
công nghiệp này. Được tiếp cận vào các hoạt động hợp tác với các quốc gia phát
triển.
Hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Nước ta luôn xác định với lý tưởng dân chủ, trao quyền lợi ích cho người
dân. Thực hiện công bằng, bình đẳng trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quá
trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể. Đó là
lý do Đảng được nhân dân tin tưởng trong mc tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Quá độ n chủ nghĩa xã hội là bước chuyển mình nhanh chóng nhất của ớc
ta. Để m kiếm sự dân chủ, tiến bộ mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều
này, một mặt củng cố khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con đường đi lên Ch
nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Tin tưởng vào sự lãnh đạo
và các quyết định trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Ngay cả trong thời chiến hay
trong hoạt động tổ chức sản xuất phát triển kinh tế trong thời bình.
KHÓ KHĂN
Đất nước còn nghèo nàn:
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn đi lên chủ nghĩa hội không được
thuận lợi. Liên xô cũ là một minh chứng trong bài học sâu sắc dành cho đất nước ta.
Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa hội khi các nước đi trước đã đang gp
lOMoARcPSD|36443508
nhiều khó khăn. Các khó khăn đó đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong việc tạo
lập svật chất của hội mới. Khi bản thân điều kiện vật chất nội tại trong
nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn.
Sau khi bước ra khỏi chiến tranh, Việt nam không có đủ tiềm lực về tài chính
để phục hồi, ổn định. Nếu thực hiện các chuyển đổi chế độ, các khó khăn này tăng
lên gấp nhiều lần.
Ngoài ra, còn sự chống phá của các thế lực trong ngoài nước. Các rào
cản của các thế lực thù địch trong mục tiêu xây dựng chế độ mới gặp nhiều thách
thức.
Thiếu lý tưởng, các suy thoái ở nhiều tầng lớp:
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền
kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối
sống. Khi đã tiếp cận được với thị trường thế giới, các cơ hội và tiềm năng mới mở
ra. Cần thiết chúng ta phải vững vàng, kiên định với lý tưởng và mục tiêu đặt ra ban
đầu.
Ở nhiều tầng lớp, các suy thoái, rơi rụng về lý tưởng xảy ra. Gây nên các khó
khăn vlực lượng, về nguồn lực và tiềm năng ổn định, phát triển trong nền kinh tế
mới. Nhất lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang từng ngày từng
giờ tác động đến cán bộ, đảng viên nhất tầng lớp trẻ. Các đội ngũ này vai
trò quan trọng trong học tập, rèn luyện và làm nên bộ mặt mới của đất nước. Nhưng
khi tưởng không được đảm bảo, các ý nghĩa hoạt động của đội ngũ này cũng
không được tìm thấy.
Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị:
lOMoARcPSD|36443508
Các quan điểm chính trị cần kiên định xuyên suốt trong thời gian dài. Việc đi
lên chủ nghĩa xã hội cũng không thể hoàn thành nhanh chóng. Cho nên cần có được
các tưởng, quan điểm chính trị vững vàng. Việc tham gia tiếp cận với nền kinh
tế hội nhập cũng mang đến thách thức cho tưởng riêng được bảo toàn. Khi
nhiều cám rỗ và mơ hồ trên con đường thực hiện chuyển đổi mô hình chế độ.
Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị trong các mối quan hệ hợp
tác. Thực hiện tưởng và luôn lấy mục tiêu làm bàn đạp cho các tiếp cận và tham
gia hoạt động trên thị trường. Nếu không sảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
mô hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước.
7. Động lực con người (nội lực) đóng vai trò quyết định? Tại sao
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người phát huy nhân tố con người
trong sự nghiệp cách mạng nội dung rộng lớn, sâu sắc và luôn luôn mới, đầy sáng
tạo. tưởng ấy giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh trong công việc của mình,
bất cứ lĩnh vực nào, nếu biết phát huy nhân tố con người thì nhất định sthành công.
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học
và mặt xã hội; con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội - lịch sử, là chủ thể
sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội; con người có sức
mạnh rất to lớn. Trong con người có sẵn các nguồn lực, bao gồm: Nguồn lực của
cải, tài chính; Nguồn lực sức lao động; Nguồn lực trí tuệ.
Không dừng việc xác định vai tcủa con người đối với sự nghiệp cách
mạng và các nguồn lực có trong con người, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải làm gì
làm như thế nào để phát huy được nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng.
Người đề cập tới nhiều khía cạnh, có thể khái quát ở mấy điểm chính sau:
lOMoARcPSD|36443508
Thứ nhất, muốn phát huy sức mạnh của con người, Đảng, chính quyền, mỗi
nhân phải lòng thương yêu hạn, sự cảm thông, stin tưởng tuyệt đối vào
con người, vào nhân dân.
Thứ hai, để phát huy sức mạnh của con người, Đảng, Chính phủ phải hoạch
định, xác lập một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, phục vụ
cho lợi ích của dân tộc tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bao quát các lĩnh vực
của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề an sinh xã hội.
Thứ ba, muốn phát huy được sức mạnh của con người thì phải quan tâm đến
đời sống vật chất và tinh thần của con người, các quyền lợi của con người phải được
bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”(6). thể thấy, vai trò của giáo dục, đào tạo
rất quan trọng để từ đó tạo tiền đề cho việc phát huy sức mạnh của con người.
| 1/19

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508
1. Phân tích những giá trị văn hóa tốt đẹp (phương Đông, phương
Tây) mà Hồ Chí Minh đã tiếp nhận.
Tinh hoa văn hóa phương Đông:
Được kết tinh trong 3 học thuyết lớn: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đây là
những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông và Việt Nam trước đây.
Về Nho giáo, HCM phân tích: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học
thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì
chúng ta nên học. “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu thái được
những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại. Lê Nin dạy chúng ta như vậy.”
HCM đã kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã
hội; kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội
lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm; kế thừa,
đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức của con người trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
Về Phật giáo, trong thư gửi Hội Phật tử năm 1947, Người viết: “Đức Phật là
đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải
hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương
máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra
khỏi khổ nạn, để giữa quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm
theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra
khỏi cái khổ ải nô lệ”.
HCM kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến
khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người
và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước của Đạo lOMoARcPSD| 36443508
Phật; những tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực trong Phật giáo vào việc xây
dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện nay.
Về Lão giáo (hoặc Đạo giáo), HCM kêu gọi nhân dân ta trồng cây, tổ chức
“Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người.
Người phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo
khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; hành động theo đúng đạo lý và đúng với quy luật tự nhiên của xã hội.
HCM kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong
các nhà tu tưởng phương Đông cổ đại như Mặc Tử, Hàn Phi Tử,…; tìm hiểu
những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc; phát
triển sáng tạo các quan điểm dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn
trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập – Tự do
– Hạnh phúc của dân tộc VN theo con đường cách mạng vô sản; phát triển
những tinh hoa trong tư tưởng, văn hóa phương Đông để giải quyết những vấn
đề thực tiễn của cách mạng VN thời hiện đại.
Tinh hoa văn hóa phương Tây:
Ngay từ khi còn học ở Trường Tiểu học Pháp, HCM đã quan tâm tới khẩu
hiệu nổi tiếng của Đại cách mạng Pháp năm 1789: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Đi
sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các
cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã kế thừa, phát triển những
quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mỹ, bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất
quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc. lOMoARcPSD| 36443508
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, HCM đã sống, hoạt động
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, v.v. bằng chính ngôn ngữ của các
nước đó. Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp
quyền của các nhà khai sáng phương Tây như Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ, tìm hiểu
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, v.v.
2. Phân tích quan điểm của HCM về một chiến lược xây dựng con người. GIÁO TRÌNH
Ý nghĩa của việc xây dựng con người:
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp
bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. “Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người”.
“Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích
lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục. “Trồng người” phải được tiến hành
thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được những
kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Nhiệm vụ “trồng người” phải được
tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
quan hệ xã hội chủ nghĩa. “Trồng người” phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên
trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của
cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
“Muốn xây dựng cnxh, trước hết cần phải có những con người xhcn”. Cnxh
sẽ tạo ra những con người xhcn, con người xhcn là động lực xây dựng cnxh. Không
phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xhcn; cũng
không phải xây dựng xong những con người xhcn rồi mới xây dựng cnxh. lOMoARcPSD| 36443508
Nội dung xây dựng con người:
HCM quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó
là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
những con người của cnxh, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xhcn và năng lực làm
chủ. Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:
- Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xhcn và tư tưởng “mình vì mọi
người,mọi người vì mình”.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
- Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêugương.
Phương pháp xây dựng con người:
Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ
chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ. HCM thường nói đến “tu
thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ” (làm những việc có lợi cho
nước, cho dân). Văn hóa phương Đông cho thấy “một tấm gương sống có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Người nói
rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau” là rất cần thiết và bổ ích.
Biện pháp giáo dục có một vị trí rất quan trọng. Theo Người, các cháu mẫu
giáo, tiểu học như tờ giấy trắng. Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ. Nói như
vậy để thấy giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người. lOMoARcPSD| 36443508 THAM KHẢO THÊM: *
Theo Chủ nghĩa Mác - Lenin: Con người là thực thể sinh vật và là thực thể
xã hội. Bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ trong xã hội. *
Theo quan điểm của HCM:
+ Con người là tổng thể thống nhất về tâm lực, trí lực, thể lực và có xu hướng
vươn lên Chân - Thiện - Mỹ.
+ HCM xem xét, nhìn nhận con người trong tính đa dạng phong phú, trong sự
thống nhất của hai mặt đối lập.
+ Bản chất con người mang tính xã hội.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về Vai Trò và Chiến lược “ Trồng người”: • Về vai trò:
Theo HCM, muốn xây dựng XHCN thì trước hết cần con người mới - con
người xã hội chủ nghĩa. Vì:
+ Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng. “Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
+ Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
• Về chiến lược “ Trồng người”:
1. Đây là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài:
Bác đã nói: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
2. Con người XHCN: Vì định hướng của nước ta là quá độ lên XHCN
thìphải có con người mới- con người XHCN. lOMoARcPSD| 36443508
3. Giáo dục và đào tạo: Giúp con người trở thành công dân hữu ích,
nângcao tri thức, hòa nhập quốc tế và đánh bại giặc “dốt”.
4. Con người phải toàn diện về cả Đức-Trí-Thể-Mỹ.
Quan điểm của HCM về chiến lược “trồng người”
Xuất phát từ quan niệm con người là mục tiêu và động lực của cách mạng, HCM
đặt con người và vị trí trung tâm của sự phát triển. Có thể hiểu theo 2 nghĩa: •
Nghĩa rộng: Con người nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. •
Nghĩa hẹp: Con người nhằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo.
HCM khẳng định: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con
người xã hội chủ nghĩa.
Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải giáo dục đào tạo, đó là biện pháp quan
trọng nhất. HCM đã khẳng định “vì lợi ích mười năm thì trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”.
Nội dung giáo dục phải toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, ý tưởng,
tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Tóm lại là giáo dục cả
đạo đức và tài (Ưu tiên đạo đức hơn tài năng). Phương pháp giáo dục cũng phải phù
hợp với đối tượng và hoàn cảnh.
“Trồng người” là công việc lâu dài (“trăm năm thì phải trồng người”) nên cần
phải bền bỉ, kiên nhẫn đối với mọi người và đối với toàn xã hội trong thời kỳ quá độ. lOMoARcPSD| 36443508
Đó là tinh thần “học, học nữa, học mãi” của Lênin và tinh thần của Khổng Tử “học
không biết chán, dụng không biết mỏi”.
3. Đặc trưng của đặc điểm chủ nghĩa xã hội (mục tiêu chính trị, mục
tiêu văn hóa, mục tiêu các mqh xã hội). GIÁO TRÌNH
XHCN có 1 số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xhcn là xã hội do nhân dân làm chủ.
Xã hội xhcn trước hết là xh do nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh
đạo của đảng cộng sản trên nền tảng liên minh công – nông. Trong xã hội xhcn, địa
vị cao nhất là nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền lợi, quyền
lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo
vệ chế độ xã hội cùng thuộc về nhân dân.
Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tlsx chủ yếu.
Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội : Xã hội Xhcn có trình độ
phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội.
Cnxh bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội, đem lại
quyền bình đẳng trước PL cho mọi công dân; mọi cộng đồng nguời đoàn kết chặt
chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. THAM KHẢO THÊM
* Đặc trưng của CNXH theo quan điểm HCM lOMoARcPSD| 36443508 -
Về mặt tổng quát: Hồ Chí Minh quan niệm coi CNCS, CNXH như là một chế
độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát
triển toàn diện, tự do. -
Về mặt cụ thể: Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu những điểm sau:
+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ: Mọi quyền lực trong xã hội
đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân lao động là chủ và làm chủ. Nhà nước là
của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết mà nồng cốt là liên minh công -
nông - trí thức, do ĐCS lãnh đạo.
+ Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật: Học hỏi, vận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học -
kỹ thuật của nhân loại vào lao động, sản xuất.
+ Là chế độ không còn người bóc lột người: Trong CNXH, không còn bóc lột,
áp bức, bất công, xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.
+ Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức: Hệ thống quan hệ xã hội
lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn
sự đối lập giữa các giai cấp trong xã hội, con người có điều kiện phát triển toàn diện,
có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên. * Vận dụng
Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta đã xác định những đặc trưng của
chủ nghĩa xã hội ở VIệt Nam mà chúng ta sẽ xây dựng là:
+ Do nhân dân lao động làm chủ. lOMoARcPSD| 36443508
+ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về các tự liệu sản xuất chủ yếu.
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công; làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
4. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Chủ tịch HCM. Sinh viên
cần phải học tập và áp dụng phẩm chất (về tư duy, tinh thần, tình
cảm, lối sống) như thế nào?
1. Khả năng tư duy và trí tuệ HCM
+ Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo
+ Có đầu ốc phê phán, tinh tường và sáng suốt.
+ Không ngừng học tập nhầm chiếm lĩnh vốn tri thức văn hóa phong phú của thời
đại và vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc.
2. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
+ Là người có ý chí mạnh mẽ, lòng yêu nước nồng nàn.
+ Là người luôn thể hiện đạo đức cách mạng. lOMoARcPSD| 36443508 •
Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường
và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng trong nước và trên thế giới. •
Hồ Chí Minh có sự khổ công học tập, rèn luyện chiếm lĩnh vốn tri thức phong
phú của nhân loại, vốn kinh nghiệp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc,
phong trào công nhân quốc tế để tiếp cân với chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là
học thuyển về cách mạng của giai cấp vô sản. •
Hồ Chí Minh có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng
sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng
khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo.
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận
động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ
thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm
nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận
Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
+ Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng
suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh. lOMoARcPSD| 36443508
+ Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi;
nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.
+ Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, có
ý chí của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng,
một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu
đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.
Sinh viên cần phải học tập và áp dụng phẩm chất (về tư duy,
tinh thần, tình cảm, lối sống) như thế nào?
Đặt mục tiêu, học, làm theo Bác để trở thành một người như Bác - điều đó là
khó có thể. Bởi để trở thành một người dành trọn niềm tin, sự tôn kính của cả dân
tộc cũng như của nhân loại tiến bộ như Bác là cả một quá trình học tập, rèn luyện
vất vả và quá trình ấy cũng phải diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt.
Nhưng học và làm theo Bác chắc chắn không phải là cái gì đó quá cao siêu.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là chuẩn mực của tất thảy những việc diễn
ra trong cuộc sống thường ngày, khi thật tâm, thì soi chiếu vào đó, ai cũng đều có
thể thấy được những việc mình có thể học theo, làm theo Người.
Sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư
tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi
với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên.
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ
thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai
của cá nhân và đất nước. lOMoARcPSD| 36443508
Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi
đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu
niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. -
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên cần:
Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm
gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời Bác dạy.
Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính
trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.
Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các
tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt. -
Sinh viên không chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và làm theo Bác về
tráchnhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm mà còn phải:
Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều xung quanh mình có nhận thức đúng
đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách
nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành vi vô trách
nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì dở" đối
với bản thân, gia đình và xã hội. -
Sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc,
vớiĐảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung
của đất nước: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một lOMoARcPSD| 36443508
phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn
độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế
giới". "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi
nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?".
Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ
và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm
vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng
nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm
vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác. -
Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu
caotinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
5. Quan điểm của HCM về vấn đề dân tộc, chủ nghĩa XH tại VN.
Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên cnxh
Trong tư tưởng HCM, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân
chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và hơn
nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho
nhân dân. Vậy nên, khi nêu lên mục tiêu giải phóng dân tộc, Người cũng đã định
hướng đến mục tiêu cnxh.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở VN đã được HCM khẳng định là con đường
CM vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ đầu đã mang tính định
hướng xhcn. Độc lập dân tộc vì vậy không những là tiền đề mà còn là nguồn sức
mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD| 36443508
Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nếu độc lập dân tộc vững chắc
Cnxh là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt
Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc ở VN phải mang tính định hướng xhcn
thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để.
Theo HCM, cnxh ở VN trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân dân làm chủ
, dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Cnxh theo HCM, là một xã hội tốt đẹp, không còn chế
độ áp bức bóc lột. Theo HCM, xây dựng cnxh là xây dựng cơ sở cho phát triển của
đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Cnxh có khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh
mẽ, sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa, sẽ là
một tấm gương cho các quốc gia trên tg, nhất là các quốc gia mới giành được độc
lập dân tộc đang định hướng xhcn, góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi
nghĩa, bảo vệ được nền hòa bình trên tg.
Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với cnxh.
Một là, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS trong suốt tiến trình
CM. Theo HCM, càng phải củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nếu không
Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và cnxh sẽ sụp đổ, tan rã.
Hai là, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là
khối liên minh công - nông, theo Người. đđkdt là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,
quyết định sự thành công của CM.
Ba là, phải đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cm tg, Đoàn kết quốc tế, theo HCM,
là để tạo ra một sức mạnh to lớn cho cm và cũng để góp phần chung cho nền hòa
bình, độc lập, dân chủ và cnxh trên tg.
3 điều kiện trên phải được đảm bảo, gắn bó chặt chẽ với nhau để góp phần bảo
vệ nền độc lập dân tộc và cnxh. lOMoARcPSD| 36443508
6. Suy nghĩ của các em về khó khăn, thuận lợi ở VN trong bối cảnh hiện nay.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được thực hiện ở
nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định đây là một tất yếu lịch sử đối với đất nước
Việt nam. Trong định hướng phát triển đất nước, Việt nam luôn mong muốn có độc
lập, tự do và mang quyền lợi về cho nhân dân. Ở giai đoạn đó, các thuận lợi và khó khăn được xác định. THUẬN LỢI
Thế giới bùng nổ khoa học công nghệ cùng xu hướng toàn cầu hóa:
Trong điều kiện toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới mong muốn được gia
nhập vào thị trường chung. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã thúc
đẩy các quốc gia mở cửa và hội nhập. Các nước phát triển liên kết, hợp tác để tiếp
cận tốt nhất các nhu cầu trong thị trường. Và Việt nam không ngoại lệ trong mong
muốn tiếp cận thị trường thế giới.
Chế độ xã hội chủ nghĩa giúp chúng ta tham gia độc lập, chủ động. Người dân
có được quyền lợi và tư cách như nhau trong tìm kiếm và khai thác thị trường. Đây
cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể hợp tác để cùng giao lưu, tìm kiếm các
đối tác chiến lược. Và thực hiện tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lý.
Đổi mới trong hoạt động kinh tế, tiếp cận hiệu quả hơn trong các nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
Tham gia và tìm kiếm lợi ích trong cộng đồng quốc tế:
Các quốc gia trên thế giới luôn tìm kiếm hiệu quả chung trong công tác bảo
vệ môi trường. Khi nền công nghiệp càng phát triển, thách thức đối với môi trường
càng lớn. Ở các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy rõ không thể tiếp tục cách lOMoARcPSD| 36443508
thức phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hường đế chất lượng cuộc
sống của người dân. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc mở rộng cơ hội tập
hợp lực lượng tiến bộ. Nhờ đó mà có được các hợp tác, thực hiện xây dựng và phát
triển các ngành công nghiệp mới. Được tiếp cận, trực tiếp tiến hành trong các ngành
công nghiệp này. Được tiếp cận vào các hoạt động hợp tác với các quốc gia phát triển.
Hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Nước ta luôn xác định với lý tưởng dân chủ, trao quyền và lợi ích cho người
dân. Thực hiện công bằng, bình đẳng trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quá
trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể. Đó là
lý do Đảng được nhân dân tin tưởng trong mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là bước chuyển mình nhanh chóng nhất của nước
ta. Để tìm kiếm sự dân chủ, tiến bộ mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều
này, một mặt củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con đường đi lên Chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Tin tưởng vào sự lãnh đạo
và các quyết định trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Ngay cả trong thời chiến hay
trong hoạt động tổ chức sản xuất phát triển kinh tế trong thời bình. KHÓ KHĂN
Đất nước còn nghèo nàn:
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn đi lên chủ nghĩa xã hội và không được
thuận lợi. Liên xô cũ là một minh chứng trong bài học sâu sắc dành cho đất nước ta.
Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã và đang gặp lOMoARcPSD| 36443508
nhiều khó khăn. Các khó khăn đó đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong việc tạo
lập cơ sở vật chất của xã hội mới. Khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại trong
nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn.
Sau khi bước ra khỏi chiến tranh, Việt nam không có đủ tiềm lực về tài chính
để phục hồi, ổn định. Nếu thực hiện các chuyển đổi chế độ, các khó khăn này tăng lên gấp nhiều lần.
Ngoài ra, còn có sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước. Các rào
cản của các thế lực thù địch trong mục tiêu xây dựng chế độ mới gặp nhiều thách thức.
Thiếu lý tưởng, các suy thoái ở nhiều tầng lớp:
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền
kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối
sống. Khi đã tiếp cận được với thị trường thế giới, các cơ hội và tiềm năng mới mở
ra. Cần thiết chúng ta phải vững vàng, kiên định với lý tưởng và mục tiêu đặt ra ban đầu.
Ở nhiều tầng lớp, các suy thoái, rơi rụng về lý tưởng xảy ra. Gây nên các khó
khăn về lực lượng, về nguồn lực và tiềm năng ổn định, phát triển trong nền kinh tế
mới. Nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang và từng ngày từng
giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp trẻ. Các đội ngũ này có vai
trò quan trọng trong học tập, rèn luyện và làm nên bộ mặt mới của đất nước. Nhưng
khi lý tưởng không được đảm bảo, các ý nghĩa hoạt động của đội ngũ này cũng không được tìm thấy.
Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị: lOMoARcPSD| 36443508
Các quan điểm chính trị cần kiên định xuyên suốt trong thời gian dài. Việc đi
lên chủ nghĩa xã hội cũng không thể hoàn thành nhanh chóng. Cho nên cần có được
các lý tưởng, quan điểm chính trị vững vàng. Việc tham gia và tiếp cận với nền kinh
tế hội nhập cũng mang đến thách thức cho lý tưởng riêng được bảo toàn. Khi có
nhiều cám rỗ và mơ hồ trên con đường thực hiện chuyển đổi mô hình chế độ.
Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị trong các mối quan hệ hợp
tác. Thực hiện lý tưởng và luôn lấy mục tiêu làm bàn đạp cho các tiếp cận và tham
gia hoạt động trên thị trường. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
mô hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước.
7. Động lực con người (nội lực) đóng vai trò quyết định? Tại sao
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người và phát huy nhân tố con người
trong sự nghiệp cách mạng có nội dung rộng lớn, sâu sắc và luôn luôn mới, đầy sáng
tạo. Tư tưởng ấy giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh trong công việc của mình, dù ở
bất cứ lĩnh vực nào, nếu biết phát huy nhân tố con người thì nhất định sẽ thành công.
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học
và mặt xã hội; con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội - lịch sử, là chủ thể
sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội; con người có sức
mạnh rất to lớn. Trong con người có sẵn các nguồn lực, bao gồm: Nguồn lực của
cải, tài chính; Nguồn lực sức lao động; Nguồn lực trí tuệ.
Không dừng ở việc xác định vai trò của con người đối với sự nghiệp cách
mạng và các nguồn lực có trong con người, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải làm gì và
làm như thế nào để phát huy được nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng.
Người đề cập tới nhiều khía cạnh, có thể khái quát ở mấy điểm chính sau: lOMoARcPSD| 36443508
Thứ nhất, muốn phát huy sức mạnh của con người, Đảng, chính quyền, mỗi
cá nhân phải có lòng thương yêu vô hạn, sự cảm thông, sự tin tưởng tuyệt đối vào
con người, vào nhân dân.
Thứ hai, để phát huy sức mạnh của con người, Đảng, Chính phủ phải hoạch
định, xác lập một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, phục vụ
cho lợi ích của dân tộc tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bao quát các lĩnh vực
của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề an sinh xã hội.
Thứ ba, muốn phát huy được sức mạnh của con người thì phải quan tâm đến
đời sống vật chất và tinh thần của con người, các quyền lợi của con người phải được
bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”(6). Có thể thấy, vai trò của giáo dục, đào tạo là
rất quan trọng để từ đó tạo tiền đề cho việc phát huy sức mạnh của con người.