Các cơ sở hình thành văn minh ai cập cổ đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Các cơ sở hình thành văn minh ai cập cổ đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40367505
Nghệ thuật các tác phẩm văn 12
*Phần này đặt cuối thân bài nhé!
1. Tây Tiến – Quang Dũng
Pauxtopxki từng thốt lên: “Những chữ xác nhất chúng ta đã nói đến cạn cùng,
mất sạch các tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh,
lại kêu giòn tỏa hương”. Với “Tây Tiến”, Quang Dũng đã vẽ nên cả bầu trời thanh sắc của
ngôn ngữ, nó mang vẻ đẹp tỏa ra từ đáy vực tâm hồn của cảm xúc, của suy thông qua sự mài
dũa và tình luyện của nhà thơ. Với những sáng tạo nghệ thuật của thi sĩ cùng bút pháp tạo hình
đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người
lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Sử dụng ngôn ngữ vừa quen thuộc
vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ, bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng
tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng. “Giọng thơ vừa chân thành vừa bi tráng, hào
hùng, phản ánh hào khí chất lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của
dân tộc” (Vũ Nho).
2. Việt Bắc – Tố Hữu.
Chế Lan Viên từng nói: “Thơ là đi giữa vực nhạc và ý. Rơi vào vực ý, thì thơ sẽ rất sâu,
nhưng sẽ rất dễ khô khan.Rơi vào cái vực nhạc thì thơ rất dễ đắm say lòng người nhưng cũng
dễ nông cạn”.Ấy thế mà, Tỗ Hữu đã tuyệt nhiên trung hòa giữa hai vực thu hút ấy. “Thơ anh
vừa ru người trong nhạc vừa thức người bằng ý”(Chế Lan Viên). Những tiếng thơ “Việt Bắc”
đã không chỉ thu hút chúng ta bởi sắc điệu trữ tình của ngôn từ mà còn chính bằng những tình
cảm của con người nơi đây hun đúc thành. Tố Hữu đã truyền vào Việt Bắc cái sức mạnh lớn
nhất của qua tim anh được nuôi dưỡng qua “tiếng đời lăn náo nức” từ những đau thương
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Để “Việt Bắc” trở thành một khúc tình ca về kháng chiến mang
đậm tinh thần dân tộc nhưng giàu những ý vị. “Việt Bắc chính đỉnh thơ cao nhất Tối
Hữu đã bước lên” (Xuân Diệu).
3. Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm.
Nhà thơ Chế Lan Viên trong cuốn sổ tay của mình từng nói về sự ngưng đọng của thơ:
lOMoARcPSD| 40367505
“Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể/ Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu”, và bài thơ Đất
Nước cũng như muối bể, lắng trong lòng người đọc cứ thế mặn mọi qua năm tháng.
Dưới ngòi bút cảm xúc nồng nàn suy sâu lắng cùng thể thơ tự do như cách nói chuyện
đời thường. Bằng giọng thơ vừa nhẹ nhàng vừa tha thiết nhưng cũng đầy tự hào kết hợp sử
dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian để bất cứ ai trong chúng ta cũng cảm nhận được Đất
Nước có từ rất lâu và hình thành rồi phát triển như ngày hôm nay, nhắn nhủ các thế hệ mai sau
về việc giữ gìn và xây dựng đất nước.
4. Sóng – Xuân Quỳnh.
Nếu ví nội dung của một tác phẩm như một cánh diều, thì nghệ thuật chính là phương
tiện cho cánh diều ấy bay cao, bay xa. Sự thành công của “Sóng” không chỉ đến từ sự mới mẻ,
hiện đại nhưng cũng đầy những giá trị truyền thống, còn việc nhà văn xây dựng hình
tượng mới mẻ (hình tượng sóng). Thể thơ năm chữ dễ dàng diễn tả bộc lộ cảm xúc như tiếng
sóng biển bờ, dạt dào thật đấy, rung cảm thật đấy da diết nữa! thể nói Xuân Quỳnh
đã căng mình ra trước biển khơi xa, huy động triệt để c giác quan kho cảm giác phong
phú để tìm ra “những chữ xá đáng nhất có khả năng lay động người đọc nhiều” nhất. Thứ ngôn
ngữ đa sầu đa cảm mà giàu những triết lý của tình yêu là tiếng nói của trái tim và cả trí tuệ sắc
sảo. Những thanh âm ấy đan xen, quyện hòa tạo nên “Sóng” làm xôn xang bao trái tim độc giả
cho đến tận ngày hôm nay.
5. Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân.
“Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật chở nhiều ít mặc sức, nhưng nếu không
những bơi chèo nghệ thuật thì con thuyền nội dung sẽ đứng im bất động”. Để miêu tả vẻ đẹp
của dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã khéo léo lẩy ngòi bút trên trang giấy, kết hợp và sử dụng
đa dạng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ phong cách Nguyễn
Tuân tạo nên từ vốn tri thức phong phú, hiểu biết về nhiều lĩnh vực của nhà văn. Ông đã
dành nhiều công sức tâm huyết để miêu tả làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của thiên
nhiên núi rừng Tây Bắc. Bên cạnh ấy, nhà văn đã vận dụng tối đa các giác quan để miêu tả
lOMoARcPSD| 40367505
sông Đà một cách chân thực và hoàn mỹ nhất. Với cách sử dụng ngôn từ linh hoạt thú vị, nhà
văn cũng đã thể hiện sự điêu luyện, tài hoa của nh. Để từ đó giúp cho người đẹp thêm yêu
mến đắm say trước những trang viết của mình.
6. Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Leonop Leonit từng khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật phải một phát minh về
hình thức, một khám phá về nội dung”. Để chở nội dung cập bến tâm hồn người đọc, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã khéo léo truyền tải vẻ đẹp của dòng sông cuộc đời, dòng sông của ng
người qua những câu văn dài hơi, uốn lượn biến đổi không ngừng. Nhà văn đã sử dụng mượt
những so sánh, von câu văn nhịp điệu ngọt ngào tựa lời ca xứ Huế khoan thai cùng
những hình ảnh trong trẻo tuyệt vời. Song với đó là một lối hành văn hướng nội mê đắm và tài
hoa kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng đã hòa quyện kết tinh nên một sông Hương để thương,
để nhớ.
7. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng sự tôn vinh con người qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo”. Tô Hoài đã thành công xây dựng nhân vật Mị qua việc miêu tả
diễn biến tâm đầy phức tạp qua đoạn trích. Ngòi bút Hoài như mổ xẻ luồn lách tinh vi
vào các ngõ ngách để tìm “vẻ đẹp kín đáo ở chỗ không ai ngờ tới, đem đến cho người đọc một
bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt,
cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, miêu tả diễn biến nội m biến hóa đa dạng nhưng vẫn
nằm trong vòng nh của sự sống. Ông đã tuân theo quy luật của phép biện chứng tâm hồn
để tái hiện lại chặng tâm lý phức tạp nhưng vẫn hợp lý,hợp tình, mạch lạc. Văn phong Tô Hoài
trong sáng, đậm đà màu sắc văn hóa Tây Bắc. Cùng lời văn bay bổng, giàu chất thơ mở ra cả
một không gian Tây Bắc vời vợi, xa xôi mà đầy cuốn hút.
8. Vợ nhặt – Kim Lân
Cái tài của Kim Lân là miêu tả nhân vật nhẹ như không, ngòi bút ông luồn lách tận sâu
nơi đáy của hồn, bắt người đọc phải cùng cười, cùng khóc với nhân vật. Nhà văn đã miêu tả
thật sâu sắc tâm ấy qua một hệ thống ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi, thhiện từng lời
lOMoARcPSD| 40367505
nói, cử chỉ, hành động. Ngôn ngữ, lời thoại mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách của nhân
vật. Phải là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, thấu hiểu và cảm thông, yêu mến và trân trọng
cuộc sống thì Kim Lân mới thể viết nên những trang văn sức lay động hồn người đến
vậy.
9. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng sự tôn vinh con người qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo”.Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại
hình và tâm hồn, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua
nhân vật người đàn bà hàng chài. Nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện mang ý nghĩa
khám phá, phát hiện đời sống. Ông chọn người kể chuyện là nhân vật Phùng, như thể đã tạo ra
một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách
quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Cùng lời văn giản dị sâu sắc, đa nghĩa. Nguyễn Minh
Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Nguyễn Minh Châu đã khai thác số phận
nhân thân phận con người đời thường, để phát hiện những vẻ đẹp trong những con người
lam lũ.
10. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang
Nhà kịch gia xuất sắc đã gửi gắm nhiều tưởng, tâm mang tính triết lý sâu sắc, ý
nghĩa vào c phẩm. Trong “Hồn Trương BA, da hàng thịt”, hành động và ngôn ngữ kịch được
Lưu Quang đặt lên hàng đầu. Ông đã xử yêu cầu này một cách tài ba. nh động của
nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, nh cách, thể hiện được sự trọng tâm của tình huống kịch.
Ngôn ngữ sinh động, gắn với tính cách và hoàn cảnh cụ thể. Nghệ thuật dựng cảnh tài tình, xây
dựng xung đột căng thẳng, kịch tính, cách giải quyết bất ngờ, tự nhiên, tính. Kết cấu logic
chặt chẽ tạo nên chất thơ sâu lắng với thông điệp ý nghĩa - “cái thiện chiến thắng cái ác”.
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40367505
Nghệ thuật các tác phẩm văn 12
*Phần này đặt ở cuối thân bài nhé!
1. Tây Tiến – Quang Dũng
Pauxtopxki từng thốt lên: “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng,
mất sạch các tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh,
lại kêu giòn và tỏa hương”. Với “Tây Tiến”, Quang Dũng đã vẽ nên cả bầu trời thanh sắc của
ngôn ngữ, nó mang vẻ đẹp tỏa ra từ đáy vực tâm hồn của cảm xúc, của suy tư thông qua sự mài
dũa và tình luyện của nhà thơ. Với những sáng tạo nghệ thuật của thi sĩ cùng bút pháp tạo hình
đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người
lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Sử dụng ngôn ngữ vừa quen thuộc
vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ, bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng
tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng. “Giọng thơ vừa chân thành vừa bi tráng, hào
hùng, phản ánh hào khí và chất lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc” (Vũ Nho).
2. Việt Bắc – Tố Hữu.
Chế Lan Viên từng nói: “Thơ là đi giữa vực nhạc và ý. Rơi vào vực ý, thì thơ sẽ rất sâu,
nhưng sẽ rất dễ khô khan.Rơi vào cái vực nhạc thì thơ rất dễ đắm say lòng người nhưng cũng
dễ nông cạn”.Ấy thế mà, Tỗ Hữu đã tuyệt nhiên trung hòa giữa hai vực thu hút ấy. “Thơ anh
vừa ru người trong nhạc vừa thức người bằng ý”(Chế Lan Viên). Những tiếng thơ “Việt Bắc”
đã không chỉ thu hút chúng ta bởi sắc điệu trữ tình của ngôn từ mà còn chính bằng những tình
cảm của con người nơi đây hun đúc thành. Tố Hữu đã truyền vào Việt Bắc cái sức mạnh lớn
nhất của qua tim anh được nuôi dưỡng qua “tiếng đời lăn náo nức” từ những đau thương mà
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Để “Việt Bắc” trở thành một khúc tình ca về kháng chiến mang
đậm tinh thần dân tộc nhưng giàu những ý vị. “Việt Bắc chính là đỉnh thơ cao nhất mà Tối
Hữu đã bước lên” (Xuân Diệu).
3. Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm.
Nhà thơ Chế Lan Viên trong cuốn sổ tay của mình từng nói về sự ngưng đọng của thơ: lOMoAR cPSD| 40367505
“Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể/ Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu”, và bài thơ Đất
Nước cũng như muối bể, nó lắng ở trong lòng người đọc và cứ thế mặn mọi qua năm tháng.
Dưới ngòi bút cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng cùng thể thơ tự do như cách nói chuyện
đời thường. Bằng giọng thơ vừa nhẹ nhàng vừa tha thiết nhưng cũng đầy tự hào kết hợp sử
dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian để bất cứ ai trong chúng ta cũng cảm nhận được Đất
Nước có từ rất lâu và hình thành rồi phát triển như ngày hôm nay, nhắn nhủ các thế hệ mai sau
về việc giữ gìn và xây dựng đất nước.
4. Sóng – Xuân Quỳnh.
Nếu ví nội dung của một tác phẩm như một cánh diều, thì nghệ thuật chính là phương
tiện cho cánh diều ấy bay cao, bay xa. Sự thành công của “Sóng” không chỉ đến từ sự mới mẻ,
hiện đại nhưng cũng đầy những giá trị truyền thống, mà còn ở việc nhà văn xây dựng hình
tượng mới mẻ (hình tượng sóng). Thể thơ năm chữ dễ dàng diễn tả và bộc lộ cảm xúc như tiếng
sóng biển xô bờ, dạt dào thật đấy, rung cảm thật đấy và da diết nữa! Có thể nói Xuân Quỳnh
đã căng mình ra trước biển khơi xa, huy động triệt để các giác quan và kho cảm giác phong
phú để tìm ra “những chữ xá đáng nhất có khả năng lay động người đọc nhiều” nhất. Thứ ngôn
ngữ đa sầu đa cảm mà giàu những triết lý của tình yêu là tiếng nói của trái tim và cả trí tuệ sắc
sảo. Những thanh âm ấy đan xen, quyện hòa tạo nên “Sóng” làm xôn xang bao trái tim độc giả
cho đến tận ngày hôm nay.
5. Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân.
“Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật chở nhiều ít mặc sức, nhưng nếu không có
những bơi chèo nghệ thuật thì con thuyền nội dung sẽ đứng im bất động”. Để miêu tả vẻ đẹp
của dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã khéo léo lẩy ngòi bút trên trang giấy, kết hợp và sử dụng
đa dạng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ phong cách Nguyễn
Tuân mà tạo nên từ vốn tri thức phong phú, hiểu biết về nhiều lĩnh vực của nhà văn. Ông đã
dành nhiều công sức và tâm huyết để miêu tả và làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của thiên
nhiên núi rừng Tây Bắc. Bên cạnh ấy, nhà văn đã vận dụng tối đa các giác quan để miêu tả lOMoAR cPSD| 40367505
sông Đà một cách chân thực và hoàn mỹ nhất. Với cách sử dụng ngôn từ linh hoạt thú vị, nhà
văn cũng đã thể hiện sự điêu luyện, tài hoa của mình. Để từ đó giúp cho người đẹp thêm yêu
mến đắm say trước những trang viết của mình.
6. Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Leonop Leonit từng khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về
hình thức, một khám phá về nội dung”. Để chở nội dung cập bến tâm hồn người đọc, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã khéo léo truyền tải vẻ đẹp của dòng sông cuộc đời, dòng sông của lòng
người qua những câu văn dài hơi, uốn lượn và biến đổi không ngừng. Nhà văn đã sử dụng mượt
mà những so sánh, ví von câu văn có nhịp điệu ngọt ngào tựa lời ca xứ Huế khoan thai cùng
những hình ảnh trong trẻo tuyệt vời. Song với đó là một lối hành văn hướng nội mê đắm và tài
hoa kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng đã hòa quyện kết tinh nên một sông Hương để thương, để nhớ.
7. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo”. Tô Hoài đã thành công xây dựng nhân vật Mị qua việc miêu tả
diễn biến tâm lý đầy phức tạp qua đoạn trích. Ngòi bút Tô Hoài như mổ xẻ luồn lách tinh vi
vào các ngõ ngách để tìm “vẻ đẹp kín đáo ở chỗ không ai ngờ tới, đem đến cho người đọc một
bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt,
cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, miêu tả diễn biến nội tâm biến hóa đa dạng nhưng vẫn
nằm trong vòng tình lý của sự sống. Ông đã tuân theo quy luật của phép biện chứng tâm hồn
để tái hiện lại chặng tâm lý phức tạp nhưng vẫn hợp lý,hợp tình, mạch lạc. Văn phong Tô Hoài
trong sáng, đậm đà màu sắc văn hóa Tây Bắc. Cùng lời văn bay bổng, giàu chất thơ mở ra cả
một không gian Tây Bắc vời vợi, xa xôi mà đầy cuốn hút.
8. Vợ nhặt – Kim Lân
Cái tài của Kim Lân là miêu tả nhân vật nhẹ như không, ngòi bút ông luồn lách tận sâu
nơi đáy của hồn, bắt người đọc phải cùng cười, cùng khóc với nhân vật. Nhà văn đã miêu tả
thật sâu sắc tâm lí ấy qua một hệ thống ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi, thể hiện từng lời lOMoAR cPSD| 40367505
nói, cử chỉ, hành động. Ngôn ngữ, lời thoại mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách của nhân
vật. Phải là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, thấu hiểu và cảm thông, yêu mến và trân trọng
cuộc sống thì Kim Lân mới có thể viết nên những trang văn có sức lay động hồn người đến vậy.
9. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo”.Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại
hình và tâm hồn, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua
nhân vật người đàn bà hàng chài. Nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện mang ý nghĩa
khám phá, phát hiện đời sống. Ông chọn người kể chuyện là nhân vật Phùng, như thể đã tạo ra
một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách
quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Cùng lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. Nguyễn Minh
Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Nguyễn Minh Châu đã khai thác số phận cá
nhân và thân phận con người đời thường, để phát hiện những vẻ đẹp trong những con người lam lũ.
10. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
Nhà kịch gia xuất sắc đã gửi gắm nhiều tư tưởng, tâm tư mang tính triết lý sâu sắc, ý
nghĩa vào tác phẩm. Trong “Hồn Trương BA, da hàng thịt”, hành động và ngôn ngữ kịch được
Lưu Quang Vũ đặt lên hàng đầu. Ông đã xử lý yêu cầu này một cách tài ba. Hành động của
nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự trọng tâm của tình huống kịch.
Ngôn ngữ sinh động, gắn với tính cách và hoàn cảnh cụ thể. Nghệ thuật dựng cảnh tài tình, xây
dựng xung đột căng thẳng, kịch tính, cách giải quyết bất ngờ, tự nhiên, cá tính. Kết cấu logic
chặt chẽ tạo nên chất thơ sâu lắng với thông điệp ý nghĩa - “cái thiện chiến thắng cái ác”.