



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC V ĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI:
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Mã học phần : 231_71RELI30372_01
GV hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thảo
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2023 DANH SÁCH NHÓM 2
Giao tiếp Phối hợp Tích cực Chủ động tốt với
nhóm tốt thảo luận tìm kiếm nhóm khi thực nhóm và cung khi thực hiện khi thực cấp đủ - Tính Họ và tên MSSV hiện nhiệm vụ hiện đúng nội phần nhiệm vụ được nhiệm vụ dung bài trăm được giao được theo giao giao nhiệm vụ được giao Nguyễn Lý Diệu Phương 2273201040848 100% 100% 100% 100% 100% Lê Ngọc Yến Nhi 2273201040715 100% 100% 100% 100% 100% Trương Thị Khánh Linh 2273201040493 100% 100% 100% 100% 100% Võ Lê Bình An 2273201040023 100% 100% 100% 100% 100% Phan Kim Ngân 2273201040616 100% 100% 100% 100% 100% Lê Gia Ngân 2273201040594 100% 100% 100% 100% 100% 2 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
I. VĂN HÓA & VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1. Văn hóa Việt Nam trong bối ả
c nh toàn cầu hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1. Đặc trưng của văn hóa Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2. Xu thế văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2. Văn hóa truyền thông tại Việt Nam trong bối ả
c nh toàn cầu hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.1. Đặc trưng của văn hóa truyền thông tại Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.2. Tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa truyền thông tại Việt Nam . . . . . . . . . . . . 8
II. VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG MỸ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1. Đặc trưng của văn hóa truyền thông Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2. Sức ảnh hưởng của văn hóa truyền thông Mỹ trong bối ả
c nh toàn cầu hóa . . . . . . . . . . 10
3. Nguyên nhân về sức ảnh hưởng rộng lớn của văn hóa truyền thông Mỹ . . . . . . . . . . . . 10
III. VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1. Bối ả
c nh chung của văn hóa truyền thông trong thời ỳ
k hội nhập quốc tế . . . . . . . . . . . 11
1.1. Đối với Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.2. Đối ớ
v i Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2. Vai trò và trách nhiệm ủ
c a truyền thông Việt Nam trong thời ỳ
k hội nhập . . . . . . . . . . 13 IV. T Ự
H C TRẠNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TẠI MỸ VÀ VIỆT NAM . . . 14
1. Những điểm khác biệt của văn hóa truyền thông Mỹ và văn hóa truyền thông
Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2. Nguyên nhân khiến con người khao khát về “Giấc mơ Mỹ” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3. Giá trị văn hóa và văn hóa truyền thông Việt Nam học hỏi ừ
t Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.1. Giá trị văn hóa Việt Nam học hỏi ừ
t Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 3
3.2. Văn hóa truyền thông Việt Nam học hỏi ừ
t Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
4. Giá trị văn hóa và văn hóa truyền thông Mỹ học hỏi ừ
t Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
4.1. Giá trị văn hóa Mỹ học hỏi ừ t V ệ
i t Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
4.2. Văn hóa truyền thông Mỹ học hỏi ừ
t Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1. Kết luận chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2. Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 4 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Một góc của phim trường Hollywood . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
Hình 2: Phim của Ngô Thanh Vân được so sánh với ự
d án hành động nổi tiếng . . . . . . . . . . 16
Hình 3: “Bố già” là phim thương mại Việt Nam mới nhất được chiếu tại Mỹ . . . . . . . . . . . . 16
Hình 4: Hội thảo “Global Ho Chi Minh” tại New York (Mỹ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
Hình 5: Văn miếu Quốc Tử Giám trong chương trình trải nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 5 MỞ ĐẦU Lý do chọn ề đ tài
Trong thời kỳ các quốc gia trên thế giới hội nhập quốc tế và tham gia các tiến trình toàn cầu
hóa thì các giá trị văn hóa và văn hóa truyền thông luôn là đề tài được giới truyền thông toàn thế
giới đề cao. Các giá trị văn hóa chính là những nguyên tắc, quan niệm, tín ngưỡng, thói quen và
các truyền thống được chấp nhận và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác của một cộng đồng
nhất định. Vì vậy giá trị văn hóa của một đất nước chính là đại diện và cũng là cơ sở cho bản sắc
dân tộc của đất nước ấy.
Trong đó văn hóa truyền thông chính là mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và truyền thông
nhấn mạnh nền tảng văn hóa trong truyền thông dưới các hình thức khác nhau. Văn hóa truyền
thông của một đất nước cũng chính là những hoạt động để xây dựng hình ảnh trước công
chúng. Việt Nam đang từng bước xây dựng văn hóa truyền thông trên nền tảng giá trị và
tính liên tục lịch sử. Do đó ta thấy rõ văn hóa truyền thông Việt Nam đậm đà bản sắc dân
tộc, thống nhất sự đa dạng từ các dân tộc trong nước. Trong khi đó văn hóa truyền thông tại
Mỹ chịu ảnh từ nhiều nguồn nhập cư từ các nước khác, khiến văn hóa Mỹ mang nhiều bản
sắc dân tộc từ các quốc gia khác nhau nhưng vẫn mang lại thành công vang dội trong lĩnh
vực văn hóa truyền thông. Đỉnh cao là thời kỳ “Giấc mơ Mỹ” nổi lên như một hiện tượng
và trở thành mong muốn của mọi người trên các quốc gia khác nhau.
Nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Các giá trị văn hóa và văn hóa truyền thông của
Mỹ và Việt Nam’’ để phân tích và nghiên cứu nhằm thấy rõ những đặc điểm của giá trị văn
hóa và văn hóa truyền thông của hai quốc gia Mỹ và Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị tạo cơ hội ể
đ chinh phục và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho công chúng. 6
I. VĂN HÓA & VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
1. Văn hóa Việt Nam trong bối ả c nh toàn cầu hóa
Trong giai đoạn xu thế toàn cầu hóa ngày càng được tăng trưởng mạnh mẽ, sự giao thoa giữa
các nền văn hóa với nhau không còn trở nên xa lạ trong giai đoạn ngoại giao hiện nay. Mỗi nền
văn hóa muốn gìn giữ bản sắc và phát triển lớn mạnh, cần phải mở cửa để đón nhận những luồng
gió văn hóa mới. Đồng thời, mở ra cơ hội quảng bá hình ảnh của mình đến với thế giới.
Văn hóa Việt Nam được kết tinh bằng những giọt mồ hôi lao động, sáng tạo và ý chí kiên
cường trong giai đoạn lịch sử xây dựng đất nước và giữ nước hào hùng, mang lại nhiều dấu ấn
hào hùng và in đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, phần nào chứng minh được sức sống kiên cường
và bền vững của dân tộc nước nhà. Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi
mới đất nước, hội nhập với khu vực và thế giới, lấy những di sản văn hóa vật chất và tinh thần
làm điểm tựa phát triển đi lên, giúp cho văn hóa Việt Nam ngày càng trở nên phát triển hơn trên trường đua quốc tế.
1.1. Đặc trưng của văn hóa Việt Nam
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, nền văn hóa Việt Nam có thể được xem như
là một bức tranh hội họa được tạo nên bởi những đứa con mang dòng máu Việt Nam bằng quá
trình lao động trong thời kì xây dựng và giữ gìn đất nước, thể hiện được trình độ, nghệ thuật ứng
xử đối với tự nhiên, xã hội và chủ động gia nhập vào dòng chảy của văn minh nhân loại.
Những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam chính là điểm nổi bật, mang một thuộc tính
riêng khi chúng ta mang lên trên bàn so sánh đối với các nền văn hóa ở trong khu vực và quốc
tế. Có thể kể đến các nét đặc trưng văn hóa như:
• Nền văn hóa đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống: Gia đình được xem là tế bào của
xã hội, nơi sinh thành và là cái nôi phát triển của mỗi con người. Ngoài ra, “gia đình” còn
được đúc kết từ sự thích nghi và ứng phó của dân tộc đối với tự nhiên trước những khó khăn
trong lịch sử. Bản sắc văn hóa được thể hiện thông qua việc thờ cúng tổ tiên, là tín ngưỡng
của người dân Việt Nam nhằm thể hiện sự tôn kính đối với các thành viên trong gia đình mà
ta có thể dành cho đất sinh thành.
• Nền văn hóa đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng xã: Làng xã là một tổ chức độc
đáo trong xã hội phong kiến ca Việt Nam, thể hiện rõ nét tính cộng đồng thông qua cách thể
hiện giữa các mối quan hệ mật thiết trong mọi sinh hoạt đời sống, mang đậm tính cộng đồng
và tính tự trị là cơ sở chính giúp cho làng Việt mang bản sắc riêng của mỗi vùng miền. 7
1.2. Xu thế văn hóa Việt Nam trong bối ả c nh toàn cầu hóa
Với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, trải qua rất nhiều công cuộc xây dựng đất nước và đúc
kết ra được những giá trị tốt đẹp, tích cực về truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm, lòng tương
thân tương ái. Nguồn tài nguyên văn hóa phong phú của chúng ta, càng trở nên đa dạng và dồi
dào trên nhiều phương tiện, lớn mạnh hơn là khi được công nhận ở quốc tế lẫn trong khu vực,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của nước nhà.
Nhờ vào việc tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với công chúng trên toàn thế giới.
“Văn hóa” trở thành một lĩnh vực đem lại nhiều giá trị kinh tế và lợi nhuận cho xã hội. Hoạt động
du lịch đang ngày càng được đẩy mạnh, văn hóa lại càng được nhân rộng và truyền bá khắp mọi
nơi, thu hút được sự hấp dẫn cho du lịch việt nam. Sự phát triển của Internet và công nghệ thông
tin đã giúp cho sự hội nhập và học hỏi kinh nghiệm trên thế giới được dễ dàng và thuận tiện hơn.
2. Văn hóa truyền thông tại Việt Nam trong bối ả c nh toàn cầu hóa
Theo nhà báo Hà Minh Huệ - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà Báo Việt Nam khẳng định
rằng: Văn hóa và báo chí - truyền thông có mối quan hệ khăng khít, biện chứng. Báo chí được
biết đến là bộ phận của văn hóa, mang đậm tính sáng tạo và phổ biến, giao lưu văn hóa. Chính
vì như thế, truyền thông đại chúng tại Việt Nam nắm vai trò quan trọng và mấu chốt trong việc
lan truyền những nét đẹp về văn hóa nước nhà, những người làm báo phải có sự am hiểu về văn
hóa, xem hoạt động báo chí không chỉ là hoạt động chính trị - xã hội, mà còn đậm nét văn hóa nước nhà.
2.1. Đặc trưng của văn hóa truyền thông tại Việt Nam
Trong giai đoạn phát triển nền báo chí truyền thông hiện nay, việc truyền thông giá trị bản sắc
văn hóa nắm của dân tộc Việt Nam nắm vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của
nhà báo Việt Nam khi muốn phát triển về văn hóa Việt Nam thì cần phải giải mã được những bản sắc văn hóa Việt. 2.2. Tác động ủ
c a toàn cầu hóa đến văn hóa truyền thông tại Việt Nam
• Việc giao lưu văn hóa quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hóa có tác dụng làm phong phú bức
tranh toàn cảnh về văn hóa của nhân loại. Trong nhiều thập niên vừa qua, xu hướng quốc tế
hóa đời sống nhân loại về văn hóa, đồng nhất hóa mọi phương diện của cuộc sống từ sinh
hoạt, tiêu dùng đến giải trí phát triển mạnh mẽ.
• Nhờ có sự xuất hiện của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, sự tiến bộ về kỹ thuật, công
nghệ thông tin ngày càng trở nên nhanh chóng và phổ biến, giúp cung cấp kịp thời những
thông tin trong nước, đa dạng và mang tính khách quan, có đủ cơ sở và điều kiện để phân tích, chọn lọc. 8
• Các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng có đủ điều kiện để đầu tư và cạnh tranh lành
mạnh để phát triển. Nhiều chương trình truyền hình và điện ảnh đã có sự giao lưu và hợp tác
với các nhãn hàng trên thế giới và các quốc gia, mang sự hấp dẫn đến với công chúng.
• Các đội ngũ làm công tác truyền thông đại chúng, khi tiếp cận đến với quá trình toàn cầu hóa
đã học hỏi, nghiên cứu nhanh và hiệu quả nhất về những kiến thức, sự tiến bộ của công nghệ
thông tin, giúp nâng cao trình độ và sớm hòa nhập được với sự phát triển mạnh mẽ chung của
truyền thông đại chúng thế giới.
II. VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG MỸ
1. Đặc trưng của văn hóa truyền thông Mỹ
Ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, Mỹ là một trong số ít các nước quan tâm đến vấn đề phát triển
văn hoá và ngành công nghiệp truyền thông. Chính vì sự phát triển sớm nên văn hoá truyền thông
Mỹ vô cùng đa dạng và mang nhiều đặc điểm nổi bật như:
• Đa dạng văn hoá vì là nơi có nhiều sự giao thoa giữa các nền văn hoá như châu Á, châu Âu,
một số nước Mỹ Latinh, đặc biệt là châu Phi do một số yếu tố trong lịch sử.
• Đa dạng trong sử dụng các phương tiện truyền thông, với lợi thế là một nước có sẵn nền tảng
phát triển ở cả công nghệ và kinh tế, Mỹ đầu tư mạnh vào phát triển truyền thông ở đa dạng
loại hình như đài truyền hình hoặc báo chí dân dụng, xuất bản sách, âm nhạc, điện ảnh. Một
số công ty truyền thông đã phát triển mạnh mẽ đến mức trở thành một trong những đặc điểm
nhận dạng khi nhắc đến nước Mỹ như Walt Disney, Hollywood, Twenty-First Century Fox.
Hình 1. Một góc của phim trường Hollywood 9
• Sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình truyền hình thực tế cũng tạo nên sức ảnh hưởng
nhất định đến văn hoá Mỹ. Trong suốt lịch sử phát triển, truyền thông Mỹ đã cho ra đời nhiều
thể loại chương trình giải trí ở đa dạng các lĩnh vực thể thao, nấu ăn, âm nhạc…
• Các chiến dịch quảng cáo cũng trở thành một nét đặc trưng khi hầu hết các chiến dịch quảng
cáo tại Mỹ đều có xu hướng đi thẳng vào tâm lý khách hàng, sử dụng âm thanh và hình ảnh
bắt mắt, các công ty lớn tại Mỹ khi làm quảng cáo còn không ngại nhắc đến đối thủ như Apple
hay Coca Cola để làm nổi bật chiến dịch truyền thông của họ.
2. Sức ảnh hưởng của văn hóa truyền thông Mỹ trong bối ả c nh toàn cầu hóa
Sau thế chiến thứ II, văn hoá Mỹ trở nên cực kỳ phổ biến khi các hàng hoá của Mỹ du nhập
đi khắp nơi trên thế giới. Tiếng Anh cũng dần trở thành một ngôn ngữ thông dụng.
• Sự phát triển của mạng xã hội cùng các chính sách ngoại giao cũng góp phần lan truyền văn
hoá Mỹ. Ngày càng có nhiều người trẻ biết đến văn hoá Mỹ, ăn thức ăn nhanh, uống nước
ngọt, mặc các trang phục phổ biến ở Mỹ như quần Jeans, nghe nhạc Pop và xem phim Hollywood.
• Văn hoá nhạc Pop gây sức ảnh hưởng rất lớn đến nền giải trí của các nước khác, là một trong
những yếu tố hình thành nên văn hoá thần tượng, tạo dựng nên những nghệ sĩ lớn, xuất hiện
các kỷ lục và giải thưởng âm nhạc liên quan đến chủ đề này.
• Đối với mảng truyền hình, một số chương trình còn “ăn khách” đến mức các nước khác mua
bản quyền về để làm lại như Masterchef (Vua đầu bếp), America's Got Talent (Tìm kiếm tài
năng nước Mỹ)...Còn các chương trình khác thì nhận được lượng lớn người xem ở nước ngoài.
3. Nguyên nhân về sức ảnh hưởng ộ r ng lớn ủ
c a văn hóa truyền thông Mỹ
Việc văn hoá Mỹ được phổ biến rộng rãi dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
• Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng cho các phát triển khác, sau đó là công nghệ,
hỗ trợ Mỹ lan truyền các sản phẩm văn hoá ra nước ngoài.
• Internet và mạng xã hội phát triển mạnh khiến các công ty lớn trong mảng công nghệ như
Google, Facebook… cũng chiếm lĩnh được một phần trong công cuộc quảng bá văn hoá Mỹ.
• Nền giải trí lớn gây dựng nhiều sự thu hút của người hâm mộ ở nước ngoài, cho đến hiện tại
âm nhạc và điện ảnh đã đóng góp không ít cho việc truyền bá các sản phẩm văn hoá.
• Xét về yếu tố lịch sử, sau khi chiến tranh qua đi, các nước thuộc địa của Mỹ ít nhiều đã có sự
giao thoa trong văn hoá của họ, từ đó cũng giúp văn hoá Mỹ được phổ biến rộng rãi hơn. 10
III. VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1. Đặc trưng của văn hóa truyền thông Mỹ
1.1. Đối với Mỹ
Văn hóa nước Mỹ được thể hiện rộng rãi qua truyền thông và gây được rất nhiều tiếng vang
trong mắt bạn bè quốc tế. Có rất nhiều lĩnh vực văn hóa được truyền thông truyền tải nhưng dưới
đây là 4 lĩnh vực mang lại sự ảnh hưởng và được biết ế đ n nhiều nhất.
• Con người
Đối với quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh luôn nằm ở
top đầu thế giới, truyền thông đa dạng
phong phú và rất có sức ảnh hưởng đến toàn cầu như Mỹ thì việc quảng bá văn hóa cũng như
văn hóa của Mỹ luôn được mọi ng ời
ư quan tâm hơn bao giờ hết.
Đặc biệt từ khi quyển sách “Epic of America” được phát hành, với sức mạnh truyền thông
thông qua hàng loạt những phim ảnh sách báo đã khiến người dân khắp nơi “điên cuồng” đổ về
Mỹ. Mặc dù đã ra sức kiểm soát chặt chẽ về những chính sách nhập cư song người ta ước tính
“Cứ 33 giây sẽ có một người nhập cư đặt chân lên xứ sở cờ hoa”. Điều này tạo nên sự đa dân
tộc kéo theo đa văn hóa hơn bao giờ hết, những nét đẹp của văn hóa từ khắp mọi nơi trên thế giới
đều có thể tác động đến Mỹ nhưng đi cùng với sự lớn mạnh của mình, Mỹ cũng có thể gây ảnh hưởng lại ế
đ n những quốc gia khác. Giới chuyên gia gọi điều này là “Cộng hưởng văn hóa”. • Tôn giáo Vì Mỹ là q ố
u c gia đa sắc tộc nên tôn giáo ở Mỹ nhìn chung rất đa ạ
d ng. Hầu hết các tôn giáo
trên thế giới đều có mặt tại Mỹ, theo thống kê ở Cục Điều tra Liên bang Mỹ, chỉ có 16% người
dân không theo tôn giáo, còn lại đều theo tôn giáo mà nhiều nhất là đạo Kitô (chiếm trên 50%).
Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa Mỹ, có rất nhiều công trình tôn giáo nổi tiếng được xây
dựng trên đất nước này như: Nhà thờ Holy Cross, Thánh đường St. John the Divine, Giáo đường
Do Thái Eldridg, Chùa Phật giáo Đại Thừa, Nhà thờ Riverside,…Những công trình này đều thu
hút đông đảo khách du lịch sùng đạo đến Mỹ vào mỗi năm.
• Nghệ thuật
Truyền thông Mỹ đã làm cực kì xuất sắc nhiệm vụ đem văn hóa Mỹ quảng bá đi khắp hành
tinh. Trên khắp các màn ảnh, thông qua nhiều chương trình thực tế, phim ảnh, show âm nhạc,…
ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood đã sản xuất hàng loạt phim bom tấn, doanh thu đạt mức
hàng trăm tỷ USD/năm. Các bộ phim nổi tiếng có thể kể đến như: Avatar, Titanic, Harry Potter,
Venom,…luôn đạt hiệu ứng cháy vé ở các rạp phim khắp các quốc gia được công chiếu. Theo
thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, vào năm 2013 doanh thủ của ngành này là 31 tỷ USD
nhưng đến năm 2019 nhảy vọt ế đ n con số 771 tỷ USD. 11
Chưa dừng lại ở đó, lịch sử sân khấu ở Mỹ cũng rất phong phú. Âm nhạc mang nhiều phong
cách như: Pop, Jazz, Rock, Hip hop,…Ở lĩnh vực này, chúng ta biết đến “Ông hoàng nhạc Pop”
vĩ đại nhất mọi thời đại - Michael Jackson. • Lễ hội
Một trong những đặc sắc của xứ cờ hoa phải kể đến là lễ hội. Các lễ hội này cũng gây được
sự ảnh hưởng đến với thế giới và thu hút rất đông khách du lịch đồng thời cũng được đông đảo
người dân cả nước tham gia như Lễ giáng sinh, Lễ Halloween, Lễ hội âm nhạc Coachella… Tính
riêng về lễ Coachella năm 2023 cùng với sự tham gia của nhóm nhạc BLACKPINK đã thu hút
được 250 triệu khán giả đổ về khám phá “bữa tiệc âm nhạc” độc đáo này.
1.2. Đối với Việt Nam
Còn với Việt Nam - một đất nước nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á được biết đến với
nhiều thắng cảnh đẹp cùng hàng loạt văn hóa phi vật t ể
h được UNESCO công nhận. Tính từ khi
mở cửa hội nhập với quốc tế đến nay cũng đã hai thập kỉ, Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều
thành tựu. Năm 1997, chính thức đánh dấu cột mốc Việt Nam hòa nhập mạng lưới Internet toàn
cầu. Tương tự với Mỹ, ta cũng so sánh Việt Nam trên 4 phương diện lớn.
• Con người V ệ
i t Nam cũng là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc trên khắp cả nước), có cả dân nhập cư nhưng
không nhiều. Nhìn chung con người Việt Nam luôn hiện lên trong mắt bạn bè quốc tế với dáng
vẻ cần cù, chịu thương chịu khó, hiền hòa và mến khách. Sự hiếu khách và an toàn của Việt Nam
được giới thiệu qua rất nhiều phóng sự trực tiếp, sách báo, các kênh truyền hình hay những lần
tin tức về hành động “đặc biệt” đối với Việt Nam của các Nguyên thủ thế giới như: Cựu Tổng
thống Mỹ Bill Clinton nhiều lần làm công tác từ thiện tại Việt Nam, phóng viên cũng ghi nhận
rằng vợ của ông – cựu Phu nhân Đệ nhất Hillary Clinton và con gái đội nón lá đã giao lưu thân
thiện với người dân tại Bắc Phú; hay việc Cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama đến Việt Nam
và đi ăn bún chả ở quán bình dân với phóng viên nổi tiếng của Mỹ - Anthony Bourdain. Thậm
chí sau khi ăn xong, ông còn chụp ảnh với chủ quán và ra đi trong sự háo hức, thích thú của
người dân; ngoài ra còn có Thủ tướng Canada - Justin Trudeau ngồi thoải mái thưởng thức cà
phê vỉa hè; thậm chí đến cả Lãnh đạo tối cao của Triều Tiên - Kim Jong Un, trong một chuyến
sang thăm Việt Nam, ông đã có hành động hạ cửa kính xe xuống để vẫy tay chào mọi người (điều
mà ông chưa từng làm với bất kì quốc gia nào khi đến thăm trước đây). Từ những hành động trên
của các Nguyên thủ, các ngài đã đại diện chứng minh với thế giới hình ảnh người Việt, một hình
ảnh mến khách, thật thà cũng như độ an toàn của quốc gia này. Vì nếu không có sự tin tưởng
tuyệt đối, chắc chắn các nguyên thủ không thể có hành động như vậy.
Con người Việt cũng là một yếu tố sáng được khách du lịch quốc tế đánh giá cao và yêu thích. 12 • Tôn giáo V ệ
i t Nam cũng khá đa dạng về tôn giáo như: Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, Ấn Độ
giáo,...Ngoài ra thì tín ngưỡng dân gian cũng là loại hình có ảnh hưởng tại Việt Nam. Việt Nam
cũng có những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng lọt top những công trình kiến trúc tôn giáo
đặc sắc nhất thế giới như: Tòa Thánh Tây Ninh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Bửu Long, Nhà thờ Đức
Bà,…Bên cạnh đó, các dịp lễ tôn giáo ở V ệ
i t Nam cũng rất thu hút khách du lịch trong đó phải
kể đến Hầu đồng. Hầu đồng – đạo Mẫu Việt Nam cũng được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. • Nghệ thuật - Lễ hội V ệ
i t Nam tuy không phải là cái nôi của điện ảnh như Mỹ, điện ảnh không phải là thế mạnh
của Việt Nam, kĩ xảo chưa thực hiện mượt mà nên nhìn chung phim Việt chưa có độ nổi tiếng
phủ sóng mạnh như cách mà phim Mỹ đang làm. Tuy nhiên vẫn có một số bộ phim Việt được
khán giả đánh giá cao như: “Cánh đồng hoang” – bộ phim điện ảnh đời đầu của Việt Nam, phim
dành được 6 giải thưởng lớn trong và ngoài nước, huy chương vàng Liên hoan phim Quốc tế tại
Moskva; “The Rebel – Dòng máu anh hùng” – xuất sắc dành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim
Los Angeles châu Á – Thái Bình Dương; “Trăng nơi đáy giếng” - bộ phim mang đậm bản sắc
văn hóa Việt Nam, trong đó diễn viên Hồng Ánh đoạt giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
trong Liên hoan phim quốc tế Dubai”.
Hoạt động sân khấu của Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn “chập chững” bước ra thị
trường quốc tế, dù chưa thật sự có độ nổi tiếng cao nhưng nhìn chung cũng đang có những bước
khởi sắc trong nước và được thế giới trong những năm gần đây. Nhạc Việt cũng đa dạng thể loại
như Pop, Rap, Ballad,…Với những bài hát được thế giới “phát cuồng” trong mấy năm gần đây
như: “See Tình”, “Bo Xì Bo”, “Huyền Vi”, “Ngây Thơ”, “Hãy Trao Cho Anh”,…đi chung với
những tên tuổi như Hoàng Thùy Linh, Masew, Tăng Duy Tân, Sơn Tùng M-TP. Một số ca sĩ còn
dùng âm nhạc gắn liền văn hóa để tru ề
y n thông đến đông đảo bạn bè trong và ngoài nước khiến
đa số đông khán giả yêu thích.
Nhưng khiến cho bạn bè quốc tế ấn tượng với Việt Nam chắc chắn phải nhắc đến các loại hình nghệ th ậ
u t và những mùa lễ hội hoành tráng mang đậm ả
b n sắc văn hóa như: múa rối nước, hầu
Đồng, Nhã nhạc – Nhạc Cung đình Huế, Hội chọi trâu, Hội Gióng, Hát Xoan, Giỗ tổ Hùng
Vương…loại hình nghệ th ậ
u t kết hơp với lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc này thu hút lượng
khách du lịch rất đông đến Việt Nam mỗi năm.
2. Vai trò và trách nhiệm của truyền thông Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Trong thời buổi Việt Nam mở cửa hội nhập với quốc tế, Việt Nam nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm và vai trò ủ
c a truyền thông đại chúng trong việc giữ và phát huy những nét đẹp trong văn 13
hóa của người Việt khi đứng giữa bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số. Việt Nam cần phải liên tục cải
tiến và quảng bá truyền thông nhiều hơn nữa để được đông đảo bạn bè biết đến, từ đó thúc đẩy
các khối ngành khác liên quan, tạo việc làm và cơ hội cho đất n ớc ư phát triển.
Ngoài việc quảng bá truyền thông, cũng cần phải có phương án nâng cao bảo vệ nền văn hóa
dân tộc để tránh đi những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa cũng như tránh cho việc nền văn
hóa bị ảnh hưởng dung tục. Đặc biệt cũng phải liên tục cảnh giác với các thế lực thù địch lợi
dụng truyền thông để truyền bá thông tin sai lệch gây mất đoàn kết nhằm chống phá nhà nước,
gây chia rẽ tinh thần dân tộc. Thời đại ngày nay, nhờ Internet nên việc truyền tải thông tin về các
lĩnh vực văn hóa và báo chí trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì vậy ngoài việc kích thích sáng
tạo văn hóa truyền thông thì cũng cần quan tâm tới việc nâng cao trình độ dân trí cho công chúng,
định hướng dư luận có cách sử dụng truyền thông đúng cách: trước là có sự tỉnh táo và chắt lọc
thông tin để tránh xem phải những tin giả, tin bẩn, tin phản động đội lốp; sau là có sự văn minh,
hòa nhã trong việc sử dụng các trang mạng xã hội để giao lưu, bình luận song song bên các trang nước ngoài.
IV. THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TẠI MỸ VÀ VIỆT NAM
1. Điểm khác biệt giữa văn hóa truyền thông Mỹ và văn hóa truyền thông Việt Nam
Văn hóa truyền thông tại Việt Nam:
• Theo Tạp Chí Cộng Sản, văn hóa truyền thông Việt Nam chú trọng phản ánh truyền thống dân
tộc, tập trung vào sự đoàn kết, và lòng tự hào dân tộc với giá trị cốt lõi chân - thiện - mỹ. Đồng
thời định hướng, điều tiết sự phát triển bền vững của xã hội.
• Bên cạnh đó, Chính phủ thường có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hướng dẫn nội dung truyền thông.
Văn hóa truyền thông tại Mỹ:
• Nước Mỹ có một hệ thống tự do ngôn luận mạnh mẽ, với sự đa dạng ý kiến và quyền tự do
biểu đạt được coi là quan trọng. Vì vậy, văn hóa truyền thông của Mỹ thường xuyên thể hiện
tính đa dạng và cá nhân, đồng thời khuyến khích sự đổi mới và tự do.
• Văn hóa truyền thông Mỹ thường có xu hướng truyền thông sự tiện nghi vật chất, sự bình
đẳng tự do và nhiều cơ hội việc làm ở nước Mỹ.
• Ngoài ra, phim điện ảnh, truyền hình và người nổi tiếng đóng một vai trò quan trọng trong văn
hóa truyền thông Mỹ, thể hiện sự bá chủ, uy quyền đối với khán giả toàn cầu (Marshall, 2005). 14
2. Nguyên nhân khiến con người khao khát về “Giấc mơ Mỹ”
“Giấc mơ Mỹ” là một định nghĩa của nhà sử học James Truslow Adams vào năm 1931, ông
cho rằng “Giấc mơ Mỹ” là một giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và hạnh phúc
hơn của mọi công dân thuộc các tầng lớp khác nhau. Ngoài ra, theo định nghĩa của Oxford
English Dictionary, “Giấc mơ Mỹ” là một lý tưởng về tất cả công dân nước Mỹ phải có cơ hội
bình đẳng để đạt được thành công và thịnh vượng nhờ làm việc chăm chỉ, quyết tâm và sáng kiến
mà không bị ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội, màu da. Bên cạnh đó, “Giấc mơ Mỹ” thường được
xây dựng và thúc đẩy thông qua phương tiện truyền thông và văn hóa đại chúng. Hình ảnh về
cuộc sống thành công và hạnh phúc ở Mỹ thường được truyền tải qua phim, truyện và các phương tiện truyền thông khác.
Vì vậy, mọi người đa phần tìm đến “Giấc mơ Mỹ” với khát khao về một nền văn hóa đa dạng
chủng tộc, tự do và tràn đầy cơ hội mới để có thể xây dựng địa vị xã hội, mang lại một cuộc sống
hạnh phúc hơn. Ngoài ra, nền giáo dục hiện đại và luôn chú trọng đến các giá trị cá nhân, đề cao
sự sáng tạo cũng trở thành một lý tưởng lớn đối với công dân nước Mỹ và phần đông người dân nhập cư.
3. Giá trị văn hóa và văn hóa truyền thông Việt Nam học hỏi từ Mỹ
3.1. Giá trị văn hóa Việt Nam học hỏi từ Mỹ
Theo Tạp Chí Cộng Sản, với xu hướng toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam cũng đã tích cực học
hỏi các giá trị văn hóa từ nước Mỹ qua những khía cạnh:
• Một số bộ phận có xu hướng chuyển từ việc coi trọng các giá trị tình cảm và mối quan hệ cá
nhân sang sự quan tâm đến giá trị pháp lý. Người dân ngày càng đặt nhiều tâm huyết vào việc
bảo vệ quyền lợi cá nhân và tìm kiếm sự công bằng thông qua hệ thống pháp luật.
• Xu hướng dựa vào tập thể, đề cao cộng đồng chuyển sang khẳng định cái tôi, tập trung vào
phát triển giá trị tài năng của mỗi cá nhân.
• Ngoài ra, sự chuyển đổi từ việc trọng lão sang việc đánh giá cao tri thức khoa học, và khả
năng thực lực. Xã hội Việt Nam đang đặt nhiều ưu tiên vào sự đổi mới và sáng tạo để đáp ứng
yêu cầu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
• Xu hướng sống theo tôn ti, trật tự cũng đã dần được chuyển sang lối sống đòi hỏi sự sáng tạo,
quyền tự do cá nhân và sự bình đẳng trong xã hội nhiều hơn.
3.2. Văn hóa truyền thông Việt Nam học hỏi ừ t Mỹ
Về cách truyền bá văn hóa qua điện ảnh, Việt Nam đã học hỏi từ phương thức quảng bá cuộc
sống ở Mỹ thông qua phim ảnh Hollywood, nền điện ảnh Việt Nam cũng đã dần xây dựng một 15
chỗ đứng vững chắc trong nền điện ảnh toàn cầu với các bộ phim như “Hai Phượng” của Ngô
Thanh Vân và “Bố Già” của Trấn Thành.
Hình 2. Phim Ngô Thanh Vân được so sánh với các dự án hành động nổi tiếng
Hình 3. Bố già là phim thương mại Việt Nam mới nhất được chiếu tại Mỹ 16
Mỹ cũng tích cực đẩy mạnh văn hóa truyền thông qua cách tiến hành các buổi hội thảo giao
lưu, liên kết giữa các trường đại học ở Mỹ và các trường học trên thế giới qua đó nhằm Mỹ có
thể dễ dàng lan truyền những giá trị văn hóa cũng như lan tỏa những đặc trưng của văn hóa truyền
thông Mỹ đến với thế giới. Việt Nam cũng cần có những biện pháp đẩy mạnh truyền thông về
nền giáo dục của Việt Nam trên toàn cầu, tổ chức giao lưu liên kết những trường học trong nước
và quốc tế, hỗ trợ nhiều học sinh quốc tế tới tham quan và trải nghiệm môi trường học tập tại Việt Nam.
Hình 4. Hội thảo "Global Ho Chi Minh" tại New York (Mỹ)
4. Giá trị văn hóa và văn hóa truyền thông Mỹ học hỏi ừ t V ệ i t Nam
4.1. Giá trị văn hóa Mỹ học hỏi từ Việt Nam
Mặc dù sở hữu một nền văn hóa và văn hóa truyền thông phát triển lớn mạnh, nhưng vẫn có
những giá trị và đặc điểm trong văn hóa của Việt Nam mà Mỹ có thể học hỏi như việc đề cao
tình cảm gia đình, bạn bè. Đối với văn hóa Mỹ, người Mỹ thường có xu hướng sống tự lập, chú
trọng đến bản thân từ sớm, dẫn đến việc họ chưa thực sự quan tâm đến các mối quan hệ thân
thiết. Trong khi đó, tình cảm gia đình và tình bạn là những yếu tố quan trọng trong văn hóa Việt
Nam, thể hiện qua sự chia sẻ, chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau. Người Mỹ có thể học cách thúc đẩy
tình cảm gia đình và tình bạn trong xã hội, tạo ra môi trường hỗ trợ và đồng lòng.
4.2. Văn hóa truyền thông Mỹ học hỏi từ V ệ i t Nam
Mỹ có thể học hỏi từ văn hóa truyền thông của Việt Nam trong cách duy trì sự cân bằng giữa
yếu tố hiện đại và truyền thống.
Văn hóa truyền thông Việt Nam chủ động tham gia bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phong
phú của đất nước. Nghệ thuật truyền thống, lễ hội và sự kiện lịch sử thường được đề cập trong 17
nhiều phương tiện truyền thông. Điều đó giúp Việt Nam mang nét đặc trưng về bản sắc dân tộc
cũng nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam đã ứng dụng công nghệ vào trong các công trình văn hóa nhằm quảng bá đến các
du khách trong nước và quốc tế về những di tích lịch sử, con người, nghệ thuật, văn hóa truyền
thống của Việt Nam. Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử tổ chức lễ ra mắt chương
trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học". Bằng việc sử
dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh chuyên
nghiệp chương trình đã mang đến cho du khác trong và ngoài nước kỉ niệm khó quên.
Hình 5. Văn miếu Quốc Tử Giám trong chương trình trải nghiệm 18 KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã trình bày về giá trị văn hóa, văn hóa truyền thông của Mỹ và Việt Nam.
Bằng việc phân tích và đánh giá chúng tôi nhận thấy sự khác biệt trong văn hóa truyền thông
và giá trị truyền thông giữa hai quốc gia nêu trên trong thời kỳ toàn cầu hóa. Cụ thể hơn bằng
việc nghiêng cứu về “Giấc mơ Mỹ” qua góc nhìn của môn văn hóa truyền thông nhóm đã nhận
thấy những nguyên nhân khiến Mỹ trở thành giấc mơ một thời của bao nhiêu con người ngoại quốc.
Nhóm đã đưa ra các kiến nghị về văn hóa truyền thông cho Mỹ và Việt Nam trong bối cảnh
thực tiễn nhằm tạo ra cơ hội để hai quốc gia có thể chinh phục và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho công chúng.
2. Tài liệu tham khảo TIẾNG VIỆT Chương I:
[1] Trường KHXH&NV - Trường Đại học Vinh. (2023). “Trường KHXH&NV - Tác động
của toàn cầu hóa đến văn hóa truyền thống - tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ lối sống
của người Việt Nam hiện nay”, truy xuất từ: https://cssh.vinhuni.edu.vn/tac-dong-cua-
toan-cau-hoa-den-van-hoa-truyen-thong-tiep-can-nghien-cuu-duoi-goc-do-loi-song-cua-
nguoi-viet-nam-hien-nay-c2.06.04l0v0p0a90786.html. Accessed 28 November 2023.
[2] VOV. (2023). “Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”, truy xuất từ: https://vov.vn/van-
hoa/van-hoa-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-post994460.vov.
[3] Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam (2012). “Văn hoá truyền thông trong thời kì hội
nhập”. truy xuất từ: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/van-hoa-truyen-thong-
trong-thoi-ki-hoi-nhap-115020.html. Chương II:
[4] Đinh, T. H., Nguyễn, H. Q., & Trương, A. H. (2016). “Toàn cầu hóa văn hoá Mỹ”, truy xuất từ :
https://www.academia.edu/24027627/To%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_h%C3%B3a_V %C4%83n_h%C3%B3a_M%E1%BB%B9 19
[5] Nguyễn, X. (2022). “10 tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới”, truy xuất từ:.
https://youcannow.vn/10-tap-doan-truyen-thong-lon-nhat-the-gioi
[6] ImmiCa. (2023). “Văn hóa Mỹ - 5 nét đặc trưng trong văn hóa Mỹ”, truy xuất từ:
https://www.immica.org/van-hoa-my.htm Chương IV:
[7] Thanhnien. Vn. (2020). “Giấc mơ Mỹ - Hiện thực hóa giấc mơ trở thành siêu cường số 1
thế giới”, truy xuất từ: https://thanhnien.vn/giac-mo-my-hien-thuc-hoa-giac-mo-tro-
thanh-sieu-cuong-so-1-the-gioi-1851024240.htm
[8] Tạp chí cộng sản. (2022). “Giá trị văn hóa với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển đất nước”, truy xuất
từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825804/gia-tri-
van-hoa-voi-xay-dung-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien%2C-dam-da-ban-sac-dan-
toc%2C-tao-dong-luc-thuc-hien-khat-vong-phat-trien-dat-nuoc.aspx
[9] Vân N. (2021). “Kinh nghiệm ngoại giao văn hóa của Mỹ và bài học đối với Việt Nam”,
truy xuất từ: https://dantri.com.vn/the-gioi/kinh-nghiem-ngoai-giao-van-hoa-cua-my-va-
bai-hoc-doi-voi-viet-nam-20211211221108666.htm
[10] Trần H. (2019). “Phát hành Hai Phượng ở Mỹ cùng lúc với Việt Nam”, truy xuất từ:
https://thanhnien.vn/phat-hanh-hai-phuong-o-my-cung-luc-voi-viet-nam-185825928.htm TIẾNG ANH Chương IV:
[1] Marshall, P. D. (2005). Intimately intertwined in the most public way. Journalism:
Critical Issues, edited by Stuart Allan, 19-29.
[2] George W. Bush Presidential Center. (2022). “A brief history of the American Dream”,
from:https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/the-american-
dream#:~:text=%C3%B0i%20%C9%99%CB%8Cmer%C9%AAk%C9%99n%20%CB%8 8dri%CB%90m%2F-
,%2F%C3%B0i%20%C9%99%CB%8Cmer%C9%AAk%C9%99n%20%CB%88dri%CB
%90m%2F,life%20achieved%20through%20hard%20work 20