-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm | Bài tập lớn đối ngoại công chúng
Những khái niệm cơ bản về chủ đề “Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm”. Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đối ngoại công chúng 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm | Bài tập lớn đối ngoại công chúng
Những khái niệm cơ bản về chủ đề “Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm”. Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đối ngoại công chúng 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-------------------------
MÔN ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NHẰM ĐỐI NGOẠI VỚI CÔNG
CHÚNG TRONG ĐÓ CÓ CHỨA ĐỰNG NGUỒN CỦA QUYỀN LỰC MỀM
Sinh viên: PHẠM HUYỀN NGỌC
Mã số sinh viên: 2151070031
Lớp tín chỉ: Q T02601
Lớp hành chính: Truyền Thông Quốc Tế K41
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Lê Dạ Hương
ThS. Ngô Thị Thuý Hiền
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2023 MỤC LỤC
NỘI DUNG BÀI LÀM ........................................................................................3
I. Những khái niệm cơ bản về chủ đề “Các hoạt động truyền thông nhằm đối
ngoại với công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm”.......3
1. Khái niệm về truyền thông và các hoạt động truyền thông...........................3
2. Thế nào là đối ngoại công chúng..................................................................4
3. Khái niệm quyền lực mềm và các yếu tố tạo dựng nên quyền lực mềm của
một quốc gia................................................................................................4
II. Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có
chứa đựng nguồn của quyền lực mềm................................................................5
1. Hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa
đựng yếu tố giá trị quốc gia của quyền lực mềm – Chiến dịch “A Plus for
Peace” của Thuỵ Sỹ.....................................................................................5
2. Hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với công chúng trong đó có chứa
đựng yếu tố văn hoá quốc gia của quyền lực mềm........................................9
a. Việt Nam: “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Ngoại giao chủ trì
năm 2022 diễn ra tại Áo (Vienna), Ấn Độ (New Delhi) và Hàn Quốc
(Seoul và Gwangju)...........................................................................9
b. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu: Chương trình văn hoá nghệ
thuật “Những ngày Châu Âu” 2023 do Phái đoàn Liên minh Châu
Âu và Đại sứ quán các nước thuộc Liên minh Châu Âu tại Việt Nam
tổ chức.............................................................................................15
c. Hàn Quốc: Dự án quảng bá văn hoá “Feel the Rhythm of Korea” do
Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tổ chức năm 2022................................20
3. Hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại công chúng có chứa đựng yếu tố
chính sách quốc gia của quyền lực mềm – Mỹ: Chiến dịch “Investing in
America” do chính Tổng thống Joe Biden phát động kêu gọi đầu tư vào
Hoa Kỳ......................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30 2 NỘI DUNG BÀI LÀM
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHỦ ĐỀ “CÁC HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG NHẰM ĐỐI NGOẠI VỚI CÔNG CHÚNG TRONG ĐÓ
CÓ CHỨA ĐỰNG NGUỒN CỦA QUYỀN LỰC MỀM”: 1. Khái n ệ
i m về truyền thông và hoạt động truyền thông:
Cho đến thời điểm hiện tạu, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về
truyền thông. Năm 1970, định nghĩa về truyền thông được Frank Dance thống
kê và có 15 định nghĩa đến từ nhiều góc độ khác nhau của các tác giả trên thế
giới: góc độ ký hiệu lời nói; góc độ sự hiểu biết của con người; góc độ tương
tác; góc độ quá trình truyền tải; góc độ chuyển giao, truyền tải, trao đổi; góc độ
tính công đồng; góc độ dẫn dắt; góc độ phản ứng;…
Tổng hợp lại từ những quan niệm về truyền thông khác nhau, ta có thể
hiểu truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cá
nhân hay các nhóm người nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, hình
thành thái độ và thay đổi hành vi của con người.
Trong khái niệm về truyền thông có hai khía cạnh chính cần lưu ý:
Thứ nhất: Truyền thông là hoạt động mang tính quá trình, mang
tính kiên tục chứ không phải là một hoạt động nhất thời. Đây là quá
trình trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia
vào quá trình truyền thông.
Thứ hai: Truyền thông phải nhằm mục đích hiểu biết lẫn nhau, nhờ
đó mà nó tạo nên sự thay đổi trong nhận thức, thái đôj và hành vi
của cá nhân hay các nhóm xã hội. 3
Từ định nghĩa về truyền thông, ta có thể hiểu hoạt động truyền thông là
việc xây dựng và lên kế hoạch truyền thông cụ thể nhằm mang lại thông tin
chính xác, có tính logic giúp người tiếp nhận thông tin có thể dễ dàng hiểu được
vấn đề. Từ đó có thể thuyết phục họ tin tưởng và thay đổi kiến thức một cachs dễ dàng.
2. Thế nào là đối ngoại công chúng?
“Đối ngoại công chúng” là một khái niệm rộng, khái niệm này đã tồn tại
lâu và đã được khẳng định. Tuy nhiên, khái niệm này còn nhiều những quan
điểm nhìn nhận khác nhau và còn khá mới ở V ệ
i t Nam. “Đối ngoại công chúng”
còn được hiểu đồng nhất với “
Ngoại giao nhân dân” hay “Đối ngoại nhân dân”.
Dựa vào những phân tích khái quát về “Ngoại giao nhân dân”, “Ngoại
giao công chúng” và “Quan hệ công chúng”, ta có thể hiểu đối ngoại công chúng
là việc quan hệ với các thành phần phi chính phủ (công chúng) nước ngoài để
thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia Đối ngoại công chúng là một bộ
phận quan trọng của công tác đối ngoại.
Đối ngoại công chúng là một dạng thực hoạt động đối ngoại chủ yếu do
chính phủ và công chúng (tổ chức hoặc cá nhân) tiến hành dưới nhiều hình thức
đa dạng nhằm tạo ảnh hưởng đến công chúng của quốc gia khác và qua công
chúng khiến cho chính phủ nước đó thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho
việc thực thi chính sách của nhà nước tiến hành hoạt động đối ngoại.
Đối ngoại công chúng mang tính đại chúng, rộng rãi, không bị gò bó vào
các lễ nghi hay quy định chặt chẽ. Chính vì thế mà đối ngoại công chúng có
tiếng nói vừa chính thức vừa không chính thức, có thể tiến hành mềm dẻo, linh
hoạt và đạt được hiệu quả nhanh hơn, tốt hơn só với các hình thức đối ngoại chính thức.
3. Khái niệm quyền lực mềm và các yếu tố tạo dựng nên quyền lực mềm của một quốc gia: 4
Khái niệm “Quyền lực mềm” là khái niệm do giáo sư người Mỹ Joseph
Samuel Nye, Jr. của Đại học Havard đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990 trong
quyển sách “Bound to Lead: The Changing Nature of American Power”. Đến
nay, thuật ngữ này được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên
khắp thể giới. Chính “Quyền lực mềm” cũng đóng vai trò quan trọng trong công
tác đối ngoại của các quốc gia trên toàn thế giới.
Theo Joseph Nye: “Quyền lực mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt
được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải ép bức hay dụ dỗ. Sức
hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hoá, chính trị và chính sách ngoại
giao của một quốc gia”. Có thể thấy quyền lực mềm là một phần của sức ảnh
hưởng, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục mà không cần bất cứ sự
cưỡng bức hay ép buộc nào.
Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn
hoá quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.
Trong bài trình bày về “Các hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại với
công chúng trong đó có chứa đựng nguồn của quyền lực mềm”, em sẽ đưa ra
các năm hoạt động truyền thông của năm quốc gia khác nhau mà mỗi hoạt động
truyền thông sẽ chứa đựng một nguồn khác nhau của quyền lực mềm, phân tích
và đưa ra hình ảnh của các hoạt động đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NHẰM ĐỐI NGOẠI VỚI
CÔNG CHÚNG TRONG ĐÓ CÓ CHỨA ĐỰNG NGUỒN CỦA QUYỀN LỰC MỀM:
1. Hoạt động truyền thông nhằm đối ngoại công chúng có chứa đựng yếu tố
giá trị quốc gia của quyền lực mềm – Chiến dịch “A Plus for Peace” của Thuỵ Sỹ:
Tháng 6 năm 2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bầu chọn 5
quốc gia vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Để ứng cử vào vị trí này, Chính phủ Thuỵ Sỹ và Bộ Ngoại giao Liên bang Thuỵ 5
Sỹ (FDFA) đã thực hiện chiến dịch “A Plus for Peace” vào tháng 10 năm 2020
nhằm quảng bá về giá trị quốc gia của Thuỵ Sĩ.
Với khẩu hiệu “A Plus for Peace”, Thuỵ Sỹ thông qua chiến dịch để thể
hiện những đóng góp của mình cho chủ nghĩa đa phương cũng như hoà bình và
an ninh quốc tế, cam kết mạnh mẽ đối với các mục tiêu của Liên Hợp Quốc và
tính hợp pháp trong khoảng thời gian giữ vị trí quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 6
Với khẩu hiệu “A Plus for Peace” và logo chữ thập biểu tượng của quốc
gia, Thuỵ Sỹ phát triển thành hình chim bồ câu hoà bình, tượng trưng cho những
đóng góp của Thuỵ Sỹ vào hoà bình và an ninh quốc tế. Thuỵ Sỹ thúc đẩy sự
cam kết đối với Luật Nhân đạo quốc tế, viện trợ nhân đạo và nhân quyền (A Plus
for Humanity); nỗ lực thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (A Plus for
Sustainable Development); tầm quan trọng của Geneva (A Plus for
Multilateralism) và vai trò của Thuỵ Sỹ trong việc thúc đẩy đổi mới và cải cách
Liên Hợp Quốc (A Plus for Innovation).
Xuyên suốt chiến dịch, Thuỵ Sỹ xây dựng bản sắc của mình là nước chủ
nhà Geneva – một trong những nơi đặt trụ sở của Liên Hợp Quốc – một quốc gia
nhỏ, trung lập. Thông qua thông tin được đưa ra trong suốt quá trình Thuỵ Sỹ
thực hiện và quảng bá cho chiến dịch, Thuỵ Sỹ nhấn mạnh những năng lực cụ
thể của mình và đồng thời đã nhận được những hỗ trợ từ các quốc gia tương tự. 7
Trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch “A Plus for Peace”, Thuỵ Sỹ đã
quảng bá cho chiến dịch trên các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã
hội chính thức của Liên bang Thuỵ Sỹ, trang facebook và youtube chính thức
của Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại các nước, website chính thức của chiến dịch
aplusforpeace.ch bằng nhiều hình thức khác nhau: báo điện tử, video, hình ảnh,
brochure, flyer, inforgraphic,…) 8
Ngày 9/6/2022, Thuỵ Sỹ đắc cử Uỷ không thường trực của Hội đồng Bảo
an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2024 với 187/190 phiếu bầu trong Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc. Vào ngày 1/1/2023, Thuỵ Sỹ bắt đầu hoạt động với tư
cách là một thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc. Trong nhiệm kỳ năm 2023-2024 với tư cách là Uỷ viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Thuỵ Sỹ đã đặt ra những ưu tiên của
mình trong quá trình tham gia vào các chương trình nghị sự của Hội đồng: Xây
dưng nền hoà bình bền vững, bảo vệ công dân, giải quyết các vấn đề về an toàn
khí hậu và nâng cao sự hiệu quả. 9 2. H ạ
o t động truyền thông nhằm đối ngoại công chúng có chứa đựng yếu tố
văn hoá quốc gia của quyền lực mềm:
a. Việt Nam: “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Ngoại giao chủ trì năm
2022 diễn ra tại Áo (Vienna), Ấn Độ (New Delhi) và Hàn Quốc (Seoul và Gwangju):
Chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” được xây dựng kế hoạch và
tổ chức hàng năm được Thủ t ớ
ư ng Chính phủ giao cho Bộ Ngoại gia chủ trì tổ
chức từ năm 2010. Chương trình gồm có “năm Việt Nam” ở n ớ ư c ngoài (hoạt
động trong một năm), “tháng Việt Nam” ở nước ngoài (hoạt động trong một tháng), “t ầ
u n Việt Nam” ở nước ngoài (hoạt động trong một tuần) và “những
ngày Việt Nam” ở nước ngoài (hoạt động từ 1-3 ngày). 10
Thông thường, mỗi năm chương trình “Ngày Việt Nam ở n ớ ư c ngoài”
được tổ chức tối đa ở 2-3 quốc gia. Chương trình “Ngày Việt Nam ở nước
ngoài” năm 2022 kết hợp giữa các hoạt động quảng bá trực tuyến và trực tiếp, tổ
chức tại ba quốc gia là Áo, Ấn Độ và Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm Ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia này.
Chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” có bốn nội dung chính:
Các hoạt động ngoại giao chính trị của Việt Nam như gặp gỡ, hội đàm;
Giới thiệu cơ hội hợp tác về đầu tư, thương mại, du lịch và dịch vụ
với Việt Nam được tổ chức dưới một số hình thức như: diễn đàn,
hội thảo, tọa đàm doanh nghiệp, triển lãm sản phẩn, hàng hóa, dịch vụ;
Giới thiệu văn hóa Việt Nam thông qua một số hoạt động như:
trưng bày, triển lãm văn hóa phẩm, tác phẩm nghệ thuật, biểu diễn
nghệ thuật, chiếu phim, hội thảo tọa đàm về văn hóa Việt Na m, giới
thiệu về văn hóa và ẩm thực Việt Nam;
Các hoạt động giao lưu nhân dân, các hoạt động truyền thông và
một số hoạt động cụ thể khác để tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện này.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình “Ngày Việt Nam ở nước
ngoài” nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với
bạn bè quốc tế; góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước đi vào chiều
sâu, bền vững và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa
nhân dân các nước với Việt Nam; đồng thời vận động thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan
hệ hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, thương mại,
tài chính, ngân hàng và những lĩnh vực khác.
“Ngày Việt Nam” tại Áo (Vienna): Sự kiện sẽ mang đến cho công chúng
tại Áo cái nhìn tổng quan về quan hợp tác, hữu nghị 50 năm giữa hai nước, tìm 11
hiểu những cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại; hiểu về văn hóa Việt
Nam qua nghệ thuật tà Việt, tranh dân gian Đông Hồ, tranh mài.
“Ngày Việt Nam” tại Ấn Độ (New Dehli): Các hoạt động hướng đến kỷ
niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Ấn Độ, công
chúng sẽ có cơ hội khám phá ẩm thực chạy của Việt Nam, tìm hiểu về nghệ
thuật trà Việt Nam và nhiều hoạt động quảng bá văn hóa khác. 12
“Ngày Việt Nam” ở Hàn Quốc (Seoul and Gwangju): Sự kiện sẽ tổ chức
các hoạt động giao lưu điện ảnh Việt –
Hàn, giao lưu ẩm thực với chủ đề “Ẩm
thực gia đình trong văn hóa Việt –
Hàn”, giới thiệu nghệ thuật trà Việt, biểu diễn
rối nước, làm tranh dân gian Đông Hồ.
Riêng tại Hàn Quốc, sự kiện diễn ra dài hơn và được tổ chức tại hai thành
phố lớn tại Hàn Quốc nhằm truyền tải cho người dân và giới trẻ tại Hàn những
nét nổi bật về đất nước, văn hóa Việt Nam. 13
Trong suốt quá trình từ khi Khai mạc đến Bế mạc của chương trình “Ngày
Việt Nam ở nước ngoài 2022”, Ban Tổ chức đã phối hợp quảng bá cho chương
trình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phối hợp với các tờ báo
uy tín để đưa tin, đăng tải các hình ảnh và video về sự kiện diễn ra trên mạng xã
hội chính thức của chương trình là facebook, website chính thức của chương
trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” vietnamdaysabroad.mofa.gov.vn,… 14
Chuỗi sự kiện “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” năm 2022 được tổ chức
tại ba quốc gia Áo, Ấn Độ và Hàn Quốc đã có những hoạt động đặc sắc, thu hút
được sự quan tâm và yêu thích từ công chúng các nước sở tại. Chuỗi sự kiện
thành công trong việc truyền tải đến công chúng các nước về nét văn hóa đa
dạng, về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam năng động, hiếu khách, đầy
tiềm năng, giàu bản sắc dân tộc rất riêng nhưng không kém phần hiện đại. 15
Với cách thức quảng bá hình ảnh Việt Nam kết hợp giữa truyền thống
(biểu diễn nghệ thuật, tổ chức triển lãm giao lưu văn hóa) và hiện đại (mở triển
lãm tranh sơm mài trực truyến, ra mắt bộ ứng dụng game về lĩnh vực văn hóa
truyền thống Việt Nam), chuỗi sự kiện đã gây được ấn tượng và tạo ra những
dấu ấn đặc sắc trong mắt công chúng các nước, góp phần lan tỏa rộng hơn
những giá trị tốt đẹp về V ệ
i t Nam tới cộng đồng quốc tế.
b. Các nước thuộc Liên Minh Châu Âu: Chương trình văn hoá nghê thuật
“Những ngày Châu Âu” 2023 do Phái đoàn Liên Minh Châu Âu cùng Đại
sứ quán các nước thành viên Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức:
Trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện “Những ngày Châu Âu” năm 2023,
điểm nhấn của sự kiện lần này là sự t ở
r lại cùa chương trình “Ngôi làng Châu
Âu”. Đây là chương trình diễn ra hai năm một lần, lần đầu tiên tổ chức vào năm
2018. Khi khám phá chương trình “Ngôi làng Châu Âu”, khán giả có thể tham
gia vào hành trình tới Châu Âu bằng cách ghé thăm các gian hàng độc đáo của
các quốc gian, nếm thử các món ăn Châu Âu hoặc trải nghiệm với các sản phẩm
do các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam trưng bày.
“Ngôi làng Châu Âu 2023” được tổ chức với chủ đề “Cuộc phiêu lưu đa
giác quan”, diễn ra từ 18h-21h ngày 12/5 - 14/5 tại không gian phố đi bộ Hoàn
Kiếm. Trong chương trình có đến hơn 20 phần trình diễn văn hoá và âm nhạc
được dàn dựng chuyên nghiệp, các hoạt động thể thao độc đáo mang nét đặc
trưng riêng của người Châu Âu và các triển lãm về tranh ảnh và nhiều hoạt động
tương tác dành cho mọi lứa tuổi có thể tham gia và đắm chìm vào không gian
Châu Âu đích thực ngay tại Hà Nội. 16
Là một phần quan trọng trong chương trình “Ngôi làng Châu Âu”, các
triển làm “Artspace: Let EU Move U” được hình thành từ mong muốn có thể
mang đến một Châu Âu với nền văn hoá và nhịp sống xê dịch đến với công 17
chúng Việt Nam. Từ đó, công chúng Việt Nam cũng sẽ cảm nhận được và hoà
theo nhịp dịch chuyển đó của các quốc gia Châu Âu. Chính ý tưởng về sự xê
dịch, triển lãm được thiết kế như một tấm bản đồ, được hoàn thiện bởi chính
những câu chuyện và chia sẻ từ các cựu du học sinh Châu Âu. Với nét đặc trưng
của Châu Âu là hiện đại và năng động, những hoạ sĩ đã tạo ra không gian nghệ
thuật “Let EU Move U” theo phong cách Digital Art để thể hiện những câu
chuyện, với ba từ khoá Creative – Dynmic – Infinite để định hình không gian trưng bày này.
Ngoài triển lãm “Let EU Move U”, tại chương trình “Ngôi làng Châu Âu”
còn có những triển lãm khác: “Insiring Shades of Europe – Cảm hứng sắc màu
Châu Âu” do câu lạc bộ Hoạ sĩ Màu nước Hà Nội cùng nhau sáng tác những bức
tranh đầy màu sắc về Châu Âu với những thành phố, các công trình nổi tiếng và
phong cảnh đặc trưng của Châu Âu được hiện ra dưới gam màu nước nhẹ nhàng,
phóng khoáng; “Sharing Heritage: Dany’s Art of Comics – Chia sẻ di sản: Nghệ
thuật truyện thanh của Dany” l
à triển lãm trung bày những tác phẩm truyện
tranh của tác giả truyện tranh nổi tiếng Daniel Henrotin; “Fashion Photography 18
– Nhiếp ảnh thời trang” thuộc một phần của Photo Hanoi 23, nhằm tôn vinh các
phong trào văn hoá và xu hướng thời trang nổi bật đang diễn ra trên khắp thế
giới thông qua ống kính nhiếp ảnh có chiều sâu và có tính lan toả mạnh mẽ.
Cũng trong khuôn khổ “Những ngày Châu Âu” 2023, chương trình “Liên
hoan phim Châu Âu” trở lại từ ngày 19/5 – 4/6 tại ba thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và Huế. Chương trình được tổ chức với sự hỗ trợ từ Dự án
Tiếp cận Công chúng của Liên Minh Châu Âu (EUPOP) và Đại sứ quán Ukraine.
“Liên hoan phim Châu Âu” 2023 đem đến cho khán giả tại Việt Nam gần
20 tác phẩm điện ảnh Châu Âu đương đại, trong đó có nhiều phim đạt giải ở các
liên hoan phim danh tiếng. Dựa trên bối cảnh từ các chuyến hành trình, “Liên
hoan phim Châu Âu” đưa khán giả đến các cuộc gặp gỡ với nhóm nhân vật
muôn hình muôn vẻ: các thành viên trong gia đình; những vận động viên thể
thao; những gương mặt nghệ sĩ, nhà văn, người bạn thân; những người bạn chưa
quen biết. Những nhân vật trong phi thực hiện chuyến phiêu lưu đáng nhớ trải
dài khắp Châu Âu, khám phá về văn hoá, cộng đồng và di sản Châu Âu. Qua
góc nhìn của những nhân vật trong phim, người xem có thể nhìn thấy được Châu
Âu xuất hiện đa dạng, sắc màu sặc rực rỡ và đầy thú vị. 19
Những địa điểm chiếu phim của “Liên hoan phim Châu Âu” 2023 là
Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội), rạp BHD Star (Huế) và rạp Cinestar
Quốc Thanh (TP. Hồ Chí Minh).
“Liên hoan phim Châu Âu” cũng tạo sân chơi cho các khán giả qua cuộc
thi bình luận phim, đây cũng chính là một cách để ban tổ chức có thể tiếp nhận
phản hồi của khán giả qua những bài dự thi để biết lắng nghe ý kiến của khán
giả về nét đẹp của Châu Âu được thể hiện qua phim nói riêng và về công tác tổ
chức chương trình “Liên hoan phim Châu Âu nói chung.
Chuỗi sự kiện “Những ngày Châu Âu” 2023 được truyền thông đa dạng
về hình thức qua các trang báo chí, trên trang mạng xã hội chính thức của Phái
đoàn Liên Minh Châu Âu và Đại sứ quán các nước thuộc Liên Minh Châu Âu
tại Việt Nam, trang website chính thức của Phái đoàn Liên Minh Châu Âu
eeas.europa.eu/delegations/vietnam_vi?s=184,… Mô hình truyền thông được sử
dụng chính là hình ảnh, video quảng bá, các sản phẩm đồ hoạ: postcard và túi canvas.. 20