Các khái niệm cơ bản về pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhận định 1. Pháp luật là những quy tắc xử sự được đặt ra, được thừa nhận và được đảmbảo thực thi bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hộitheo ý chí Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 3. Các khái niệm cơ bản về pháp luật
Câu hỏi 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
Nhận định 1. Pháp luật là những quy tắc xử sự được đặt ra, được thừa nhận và được đảm
bảo thực thi bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
theo ý chí Nhà nước. Là nhận định đúng. Vì pháp luật là tổng thể những quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hay thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị.
Nhận định 2. Pháp luật luôn có tính cưỡng chế và tính tổng quát. Là nhận định đúng. Vì
pháp luật có năm thuộc tính, tính cưỡng chế và tính tổng hợp có trong năm thuộc tính đó.
Nhận định 3. Mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có một kiểu pháp luật tương ứng. Là nhận định
sai. Vì hình thái cộng sản nguyên thủy không có pháp luật.
Câu hỏi 2. Xác định cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau:
QPPL 1: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. (Khoản 1 Điều 108 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Giả định: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
- Quy định: Không có.
- Chế tài: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
QPPL 2: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản
hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 01 năm. (Khoản 1 Điều 164 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Giả định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản
hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi này mà còn vi phạm.
- Quy định: Không có.
- Chế tài: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Câu hỏi 3. Xác định thành phần của các quan hệ pháp luật sau:
QHPL 1: A cho B vay 500 triệu đồng vào ngày 1/1/2023. Theo thỏa thuận giữa 2 người, B
sẽ trả lại A 120 triệu vào ngày 31/12/2023. Trong đó, 20 triệu là tiền lãi 12 tháng.
- Chủ thể: A và B
+ A: có năng lực pháp luật ( vì không bị tòa án hạn chế hay là tước đoạt năng lực pháp luật);
có năng lực hành vi (đủ tuổi và không mắc các bệnh theo quy định pháp luật). Vì thế, A có
năng lực chủ thể đầy đủ.
+ B: cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự A.
- Khách thể: 500 triệu đồng, 120 triệu, 20 triệu - Nội dung:
+ Với A: có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; có nghĩa vụ giao khoản
vay 500 triệu đồng cho B như đã thỏa thuận.
+ Với B: có quyền được nhận số tiền cho vay; có nghĩa vụ phải trả cả gốc và lãi theo thỏa thuận trước đó.
QHPL 2. Vợ chồng C và D cùng nhau lên Ủy ban nhân dân xã E để yêu cầu cán bộ cấp
giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho họ.
- Chủ thể: C, D và E
- Khách thể: chứng nhận đăng ký kết hôn
- Nội dung: C và D mong muốn được cán bộ cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Ủy ban
nhân dân xã E nơi cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Câu hỏi 4. Xác định năng lực pháp luật dân sự của các chủ thể trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Ông Nguyễn Văn A (40 tuổi) và hiện tại đang là giám đốc công ty trách
nhiệm hữu hạn Văn A. Có năng lực pháp luật dân sự, bởi Có năng lực pháp luật dân sự, bởi
vì năng lực pháp luật được công nhận đối với cá nhân ngay thời điểm cá nhân sinh ra và còn
còn sống, chấm dứt khi cá nhân chết.
Trường hợp 2. Anh Tý (24 tuổi) và bị mắc bệnh tâm thần nhẹ. Có năng lực pháp luật dân sự,
bởi vì năng lực pháp luật được công nhận đối với cá nhân ngay thời điểm cá nhân sinh ra và
còn còn sống, chấm dứt khi cá nhân chết.
Trường hợp 3. Bé Hoa (8 tuổi) và đang đi học bậc tiểu học. Có năng lực pháp luật dân sự,
bởi vì năng lực pháp luật được công nhận đối với cá nhân ngay thời điểm cá nhân sinh ra và
còn còn sống, chấm dứt khi cá nhân chết.
Câu hỏi 5. Xác định tư cách pháp nhân của các tổ chức sau:
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng. Là tổ chức có tư cách pháp nhân thương mại.
b. Công ty Cổ phần XYZ hoạt động về khai thác khoáng sản. Là tổ chức có tư cách pháp nhân thương mại.
c. Doanh nghiệp tư nhân Hùng Cường kinh doanh gỗ do ông Hùng Cường làm chủ. Tổ
chức không có tư cách pháp nhân.
Câu hỏi 6. Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn các chữ cái A, B,C hoặc D.
6.1. Trong các tình huống sau, tình huống nào KHÔNG là sự kiện pháp lý
A. A vay B số tiền 200 triệu.
B. A giết con bò của chính mình để tổ chức nhậu.
C. A giết con bò của B để tổ chức nhậu.
D. X, Y, Z cùng nhau nộp đơn yêu cầu Tòa án huyện H mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp R.
6.2. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức sau: A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật
D. Tất cả đều đúng
6.3. Có các loại vi phạm pháp luật sau: A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hành chính và kỷ luật
D. Tất cả đều đúng
6.5. Phát biểu nào là SAI?
A. Có 2 loại trách nhiệm pháp lý tương ứng với các loại vi phạm pháp luật.
B. Pháp chế là cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật trong xã hội, phù hợp với bản chất của Nhà nước.
C. Pháp chế và pháp luật có mối quan hệ với nhau.
D. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong công tác tăng cường pháp chế.