-
Thông tin
-
Quiz
Các Mối Liên Hệ Của Pháp Luật môn Pháp luật đại cương | Học viện Ngân hàng
Các Mối Liên Hệ Của Pháp Luật môn Pháp luật đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PLDC201) 53 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Các Mối Liên Hệ Của Pháp Luật môn Pháp luật đại cương | Học viện Ngân hàng
Các Mối Liên Hệ Của Pháp Luật môn Pháp luật đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PLDC201) 53 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
CÁC MỐI LIÊN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
1, Pháp luật với kinh tế.
-Pháp luật: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, thừa nhận và bảo
đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
-Kinh tế: là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã
hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con
người trong 1 xã hội với 1 nguồn lực có giới hạn.
-Pháp luật lệ thuộc vào kinh tế:
+Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần, cơ cấu của hệ thống pháp luật.
+Tính chất, nội dung của quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính
chất, nội dung các quan hệ pháp luật và tính chất phương pháp điều chỉnh pháp luật.
+Các tổ chức và thiết chế pháp lý (cơ quan lập pháp ,các thủ tục pháp lý) chịu
ảnh hưởng quyết định từ phía chế chế độ kinh tế.
-Pháp luật tác động kinh tế:
+Pháp luật ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế–xã hội
→Tác động tích cực đến quá trình phát triển của KT
VD: Pháp luật tư sản thời kì đầu, sau thắng lợi của cách mạng tư sản đã thể hiện
rõ nội dung tiến bộ so với pháp luật phong kiến và có tác động tích cực góp
phần xóa bỏ những quan hệ KT-XH lỗi thời lạc hậu, củng cố và thúc đẩy sự
phát triển của những quan hệ KT-XH mới hình thành trong xã hội tư bản chủ
nghĩa. Nhưng đến thời kì đế quốc chủ nghĩa nó đã tác động tiêu cực đến các quá
trình kinh tế, chính trị, xã hội gây nhiều phản ứng mãnh mẽ, đe dọa trật tự xã
hội tư bản. Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nước tư bản đã nhiều lần điều
chỉnh, phải thay đổi đường lối để pháp luật thích ứng được tình hình. Pháp luật
xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,phản ánh đúng đắn trình độ phát triển
của chế độ kinh tế XHCN. Cho nên pháp luật XHCN có nội dung tiến bộ và giữ
vai trò tích cực trong việc tác động tới sự phát triển KT-XH.
+Pháp luật không phù hợp
→Kìm hãm sự phát triển của toàn nền kinh tế hoặc 1 bộ phận nào đó của nền kinh tế.
VD: Pháp luật của xã hội phong kiến lạc hậu, không phù hợp với nền sản xuất
công nghiệp nên đã bị xóa bỏ hoàn toàn…
2, Mối quan hệ của nhà nước và pháp luật:
-Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước
-Về phương diện khách quan, NN và PL ra đời cùng một nguồn gốc
-Về phương diện chủ quan, PL do NN đề ra và trở thành 1 phương diện của NN
để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
-Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau, do đó
nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp
luật. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đều
là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. PL và NN là 2 yếu tố
trong kiến trúc thượng tầng, đều là phương tiện của quyền lực chính trị; có
chung nguồn gốc, điều kiện phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong. Như vậy,
nhà nước và pháp luật thống nhất với nhau.
-Bản chất của NN sẽ quyết địn bản chất của PL, tương ứng với mỗi kiểu hình
thức NN sẽ có một kiểu hình thức PL nhất định.
-Sự tác động qua lại của Nhà nước và pháp luật.
+Sự tác động của nhà nước đến pháp luật thể hiện ở việc nhà nước ban hành,
thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện pháp luật , bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm, bảo
đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Pháp luật là sản phẩm trực tiếp của
hoạt động nhà nước. Pháp luật có vai trò điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội.
+Pháp luật là mục đích tồn tại của nhà nước. Pháp luật là phượng tiện kiểm
soát hoạt động nhà nước. Nhờ có pháp luật mà nhà nước thực hiện được các
nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, tư đó sẽ xác
định chế đội chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá nhân. Toàn
bộ hoạt động nhà nước đều xuất phát từ chế độ pháp luật.
+Pháp luật có vai trò cũng cố hoàn thiện nhà nước để thích ứng sự phát triển
khách quan của xã hội. Không có chế độ nhà nước nào có thể thiếu pháp luật
hay ngoài pháp luật. Sự hoàn thiện tiến bộ hay lạc hậu, trì trệ của pháp luật sẽ
kéo theo sự hoàn thiện hay trì trệ, lạc hậu của nhà nước và ngược lại. Việc đổi
mới, hoàn thiện nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và hiệu quả khi
được tiến hành song song, đồng bộ trên cơ sở giám sát và tham gia,đánh giá
khách quan của toàn xã hội.
- Giữa NN và PL có sự độc lập tương đối ở chỗ: Khi NN ban hành ra PL, NN
ngoài tính đến lợi ích của giai cấp thống trị còn phải tính đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác.
VD: Nhà nước và pháp luật Việt Nam cùng ra đời và thống nhất với nhau. Nhà
nước bảo vệ pháp luật thực thi hiệu quả nhất. Nhà nước có một bộ máy cưỡng
chế đặc biệt đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được diễn ra như nhà tù,cảnh sát,t òa án,…
3, Pháp luật với chính trị:
-Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các
giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành
chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc
của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.
-Pháp luật vừa là biện pháp, phương tiện để thực hiện chính trị của giai cấp cầm
quyền, vừa là biểu hiện của chính trị, ghi nhận các yêu cầu và nội dung chính trị
của giai cấp cầm quyền.
-Chính trị là sự thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp, lực lượng
khác nhau trong xã hội → pháp luật không chỉ phản ánh chính sách kinh tế mà
còn thể hiện các quan hệ giai cấp và mức độ đấu tranh giai cấp.
4,Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác:
-Quy phạm pháp luật chỉ là một trong nhiều quy phạm xã hội được dùng để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, ngoài pháp luật còn có nhiều quy phạm xã hội khác
như: quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức xã hội…
-Giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác có mối liên hệ mật thiết bổ trợ cho
nhau; các quy phạm khác muốn tồn tại thì phải phù hợp với PL, nếu trái sẽ bị
hủy bỏ; quy phạm xã hội trong 1 chừng mực được coi là nguồn của PL.
-Những năm gần đây đã có sự chuyển hoá của quy phạm đạo đức vào nội dung
pháp luật, vào hoạt động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp luật. Đồng
thời các yêu cầu của pháp luật cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn
mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người. Một khi những quy tắc,
quan niệm đạo đức đã được luật hóa thì cũng được nội tâm hoá thành lẽ sống,
thành tiêu chí đánh giá của con người.
-Vai trò của pháp luật, đạo đức đối với nhau và đối với đời sống xã hội thì đã rõ,
nhưng việc thể hiện và áp dụng thì lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong thực
hiện pháp luật. Trong số các vấn đề đạo đức hiện nay, điều mà xã hội quan tâm
nhất có lẽ là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm
lập pháp của các quốc gia khác về đạo đức công vụ, đạo đức cho những ngành
nghề có mối liên hệ mật thiết với quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong việc quy định và
thực hiện dân chủ, họ luôn quy định vấn đề đạo đức và trách nhiệm – trách
nhiệm chính trị, xã hội và pháp luật.