Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết vấn đề tôn giáo và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam | Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học

Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn  với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào  đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế luôn cần có hiểu biết thấu  đáo trước khi giải quyết các vấn đề. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
20 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết vấn đề tôn giáo và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam | Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học

Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn  với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào  đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế luôn cần có hiểu biết thấu  đáo trước khi giải quyết các vấn đề. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................................3
1. Lịch sử hình thành tôn giáo............................................................................3
1.1. Định nghĩa tôn giáo.................................................................................3
1.2. Bản chất và nguồn gốc tôn giáo..............................................................3
1.3. Tính chất của tôn giáo.............................................................................5
1.4. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa......................6
2. Các nguyên tắc bản của chủ nghĩa hội khoa học trong giải quyết
vấn đề tôn giáo.................................................................................................7
2.1. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.....8
2.2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới..............................9
2.3. Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng không tín ngưỡng của
nhân dân................................................................................................10
2.4. Phân biệt mối quan hệ giữa hai mặt chính trị tưởng trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo.....................................................................10
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tôn giáo đối với Việt Nam............................11
3.1. Đặc điểm, diện mạo của tôn giáo tại Việt Nam hiện nay......................11
3.1.1. Đặc điểm chung...............................................................................11
3.1.2. Các tôn giáo cụ thể tại Việt Nam....................................................15
3.2. Nghiên cứu tôn giáo và ý nghĩa.............................................................17
KẾT LUẬN..........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà
còn với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn
vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, thế luôn cần hiểu
biết thấu đáo trước khi giải quyết các vấn đề.
Chủ nghĩa hội khoa học nghiên cứu vấn đề tôn giáo chủ yếu dưới góc độ
chính trị - xã hội, trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác-Lênin. Nếu triết học
Mác-Lênin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với cách một hình thái ý thức hội
nói chung thì chủ nghĩa hội khoa học nghiên cứu vấn đề tôn giáo như một
trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong chủ nghĩa hội,
có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trước hết là lĩnh vực chính trị, tư tưởng và đời
sống văn hóa, tinh thần.
Việt Nam một quốc gia nhiều tôn giáo, tôn giáo du nhập từ bên ngoài
vào, tôn giáo nội sinh. Trong những năm qua, tôn giáo Việt Nam trở nên
phong phú, đa dạng và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước.
Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta chỉ có thể thành
công trên sở lấy chủ nghĩa Mác-Lênin tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động, đồng thời phải xuất thân từ hoàn
cảnh cụ thể của đất nước và gắn với đặc điểm của thời đại hiện nay.
Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, trước hết đòi hỏi Đảng phải đổi mới
duy, nhìn nhận đánh giá đúng những vấn đề luận thực tiễn, trong đó
vấn đề tôn giáo sẽ nhiều biểu hiện mới, đa dạng, phức tạp cần giải quyết
đúng đắn. vậy trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin được viết về đề tài
“Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết vấn đề
tôn giáo và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam.”
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy
các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận đạt được kết quả tốt hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành tôn giáo
1.1. Định nghĩa tôn giáo
Tôn giáo một hiện tượnghội - văn hóa – đạo đức phổ biến các nước trên
thế giới tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Nói chung bất cứ tôn
giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn
giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương
ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi
thức tín ngưỡng của nó. Với cách một hình thái ý thức hội, F. Engels
trong tác phẩm Chống Duhring (1878) đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo “tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua chỉ sự phản ánh ảo vào trong đầu óc của con người
của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ sự
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng
siêu trần thế”.
Tôn giáo niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác tác động qua lại một cách ảo,
nhằm giải những vấn đề trên trần thế cũng như thế giới bên kia. Niềm tin đó
được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa
văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng
những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng hội tôn
giáo khác nhau.
1.2. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra
câu hỏi: “Tôn giáo gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần
đây, khi vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc phức tạp. Khi câu hỏi này được
đặt ra cũng lúc tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá
sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.
Tôn giáo một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã
khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con
người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực
thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về
mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáoniềm tin (hay tín ngưỡng) tác động
lên các nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị tính tuyệt
đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp nội dung ấy được
thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ… Xét về mặt bản chất, tôn
giáo một hiện tượng hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự
nhiên và xã hội.
Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng trong một số nhân tố còn phù hợp.
C.Mác khẳng định: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn
hiện thực, vừa sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thức ấy. Tôn giáo
tiếng thở dài của chúng sinh khi bị áp bức, trái tim của thế giới không trái
tim, cũng giống như tinh thần của những trật tự không tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân.”
Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan
niệm của con người về tôn giáo nhưng thể thấy rằng khi nói đến tôn giáo
nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực hư, của hai tính thiêng tục
giữa chúng không có sự tách bạch.
Tôn giáo có rất nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm:
Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân
điều kiện khách quan của đời sống hội tất yếu làm nảy sinh tái hiện
những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân điều kiện gắn với mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con
người với con người.
Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công
hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai
cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Thứ hai, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá
trình nhận thức. Đó một quá trình phức tạp mâu thuẫn, sự thống nhất
một cách biện chứng giữa nội dung khách quan hình thức chủ quan. Một mặt,
hình thức phản ánh càng đa dạng, phong phú và mang tính khoa học bao nhiêu thì
con người càng khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới quan bấy nhiêu.
Mặt khác, hình thức phản ánh càng trừu tượng đến mức ảo bao nhiêu thì nhận
thức của con người càng khả năng xa rời phản ánh sai lệch hiện thức bấy
nhiêu. Tuyệt đối hóa hay cường điệu hóa vai trò của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến
thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực.
Cuối cùng nguồn gốc tâm của tôn giáo. Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy
vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm (tâm trạng, xúc cảm) đến sự
ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm “Sự sợ hãi sinh ra thần linh”. Không
chỉ từ sự sợ trước sức mạnh tự phát của tự nhiên hội đã dẫn con người đến
nhờ cậy thần linh, ngay cả những tình cảm tâm tích cực như tình yêu, lòng
biết ơn, sự kính trọng,... trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên con
người với con người nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3. Tính chất của tôn giáo
- Tính lịch sử của tôn giáo thể hiện chỗ nó có sự hình thành, quá trình tồn
tại phát triển lâu dài, nhưng không phải hiện tượng hội vĩnh hằng, bất
biến mà sẽ mất đi khi mà “con người không chỉ mưu sự, mà lại còn làm cho thành
sự nữa - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản
ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa”.
- Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện số lượng tín đồ các tôn
giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới, cònchỗ các tôn giáo sinh hoạt
văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động, tôn
giáo hướng con người hy vọng vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó
luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một hội tự do,
bình đẳng, bác ái. Khi thể hiện tính quần chúng, tôn giáo thường tính nhân
văn, nhân đạo, hướng thiện.
thời kỳ công nguyên thủy, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên,
ngây thơ của con người về bản thân, về thế giới quanh mình. Tính chính trị của
vấn đề tôn giáo chỉ khi hội đã phân chia giai cấp các giai cấp bóc lột,
thống trị xã hội thường sử dụng tôn giáo như một phương tiện đắc lực phục vụ sự
thống trị của mình.
Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã đang xảy ra, thực chất vẫn xuất phát
từ những lợi ích vật chất của những lực lượng hội khác nhau. Trong những
cuộc đấu tranh ý thức hệ thì tôn giáo thường một bộ phận của đấu tranh giai
cấp.
Ngày nay, tôn giáo đang phát triển mạnh, đa dạng, phức tạp không chỉ thể hiện
tự phát nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia,... còn tổ chức ngày
càng chặt chẽ, rộng lớn ngoài phạm vị địa phương, quốc gia - đónhiều tổ chức
quốc tế của các tôn giáo với vai trò, thế lực không nhỏ trên toàn cầu và với những
trang bị hiện địa; không chỉ trong lĩnh vực tưởng, tâm lý... cả trong chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Một mặt, cần nhận rõ ràng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần. Mặt khác, trên thực tế, tôn giáo đã đang bị các lực
lượng chính trị - xã hội sử dụng cho mục đích ngoài tôn giáo.
1.4. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa
Các tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài trong các nước hội chủ nghĩa do
nguyên nhân chủ yếu sau:
Đầu tiên về nguyên nhân nhận thức: thế giới khách quan cùng tân,
nhiều hiện tượng tự nhiên đến nay con người vẫn chưa giải thích được. Do vậy
tâm sợ hãi, trông chờ nhờ cậy, tin tưởng vào thần thánh…chưa thể gạt bỏ
khỏi ý thức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã hội chủ
nghĩa.
Tiếp theo nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài
người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân. Trong mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tạihội,
trong đó tôn giáo lại một trong những hình thái ý thức hội bảo thủ nhất. Tín
ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến
nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức trở thành
một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Cho nên,
có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội… thì tín ngưỡng, tôn
giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà
nó phản ánh.
Sau đó nguyên nhân chính trị, hội: trong các nguyên tắc tôn giáo
những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa hội, với đường lối chính sách của Nhà
nước hội chủ nghĩa. Đó mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo, đáp ứng
được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mặt khác, những cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ… còn
xảy ra nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo… cùng với
những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
Tiếp đến nguyên nhân kinh tế: trong chủ nghĩa hội, nhất giai đoạn đầu
của thời kỳ quá độ còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo chế thị trường.
Sự bất bình đẳng về kinh tế, văn hoá, hội,... vẫn một thực tế. Đời sống vật
chất của người dân chưa cao thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của
những yếu tố ngẫu nhiên may rủi. Điều đó làm con người có tâm lý thụ động, nhờ
cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
Cuối cùng nguyên nhân văn hoá: do lợi ích đáp ứng mức độ nào đó nhu cầu
văn hoá, tinh thần, giáo dục cộng đồng, đạo đức, phong cách lối sống của người
dân. Vì vậy việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại
trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.
2. Các nguyên tắc bản của chủ nghĩa hội khoa học trong giải quyết
vấn đề tôn giáo
Giữa chủ nghĩa duy vật mácxít với hệ tưởng tôn giáo sự khác nhau
bản về thế giới quan, nhân sinh quan con đường mưu cầu hạnh phúc con
người, nhất cho nhân dân lao động. Về thế giới quan, tôn giáo dựa trên sở
triết học duy tâm; về nhân sinh quan, do không giải thích được chính xác nguồn
gốc nỗi khổ cực của con người nên tôn giáo không thể tìm được phương hướng,
biện pháp đúng đắn nhằm xóa bỏ nỗi khổ ải ấy trên thực tế. Tôn giáo thường
khuyên nhủ con người sống nhẫn nhục, chịu đựng trần thế để trông chờ, hy
vọng vào “hạnh phúc” được đắp thế giới bên kia. Với hệ thống giáo tín
điều, giáo luật, lễ nghi, tổ chức,... tôn giáo hạn chế khả năng vươn lên làm chủ tự
nhiên và xã hội của con người.
Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo vấn đề tế nhị, nhạy cảm phức tạp. Vì vậy,
xử những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ
chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt,
đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhcác quan
điểm của Đảng ta là: không tuyên chiến” với tôn giáo tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Đi đôi với việc đấu tranh chống những biểu hiện tả khuynh cần phải đấu tranh
cả những biểu hiện hữu khuynh khi giải quyết các vấn đề tôn giáo. Giải quyết vấn
đề tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa cần dựa trên các nguyên tắc sau:
2.1. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo
những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với
đời sống hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ,
giáo dân về các lĩnh vực của đời sống hội luôn sự khác biệt. vậy, cần
phải những quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá ứng xử đối với
những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi ích của
người nghèo, bị áp bức lệ. Nhưng rồi, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ
của giai cấp bóc lột, thống trị. Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo luôn đồng hành
cùng với dân tộc, nhưng cũng những người đã hợp tác với các thế lực phản
động, đi ngược lại với lợi ích của của quốc gia, dân tộc. Có những vị chân tu luôn
“kính Chúa, yêu nước”, thiết tha muốn sống “tốt đời, đẹp đạo”, nhưng lại
những người sẵn sàng hy sinh quyền lợi Tổ quốc cho lợi ích của giáo hội. Điều
khiến cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn cần có thái độ, cách cư xử phù hợp với
từng trường hợp cụ thể đó điều V.I. Lênin từng nhắc nhở: “Người mácxít
phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể”.
2.2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo đã được các nhà sáng lập của nghĩa
Mác-Lênin nghiên cứu công bố trên sở thực tiễn sở triết học duy vật
biện chứng duy vật lịch sử. Các ông chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức hội,
trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy
sinh trong tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều
cần thiết trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực không áp bức,
bất công, nghèo đói thất học... cùng những tệ nạn nảy sinh trong hội. Đó
một quá trình lâu dài không thế thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng hội mới. Chỉ thông qua quá trình cải tạo hội cũ,xây dựng
hội mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trí tuệ con người thì mới khả
năng gạt bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cũng sẽ là ảo tưởng, là sai lầm khi đề ra mục tiêu khắc phục có hiệu quả những
tác động tiêu cực của tôn giáo trên thực tế lại không hướng con người vào
việc xây dựng một hội tốt đẹp, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. Cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ, phái, cục bộ sự
khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo; cần khai thác phát huy tiềm năng của đồng
bào các tôn giáo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, hội công bằng , dân chủ,
văn minh. Đó những việc làm ý nghĩa thiết thực hiện nay. Sự thống nhất về
lợi ích dân tộc, giai cấp quốc gia sẽ tạo điều kiện tiến tới sự thống nhất về
tưởng hành động. nhiên, điều đó không nghĩa lãng quên hay từ bỏ
cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tưởng ngược lại cần quan tâm coi trọng
việc tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, duy vật lịch sử một
cách thường xuyên dưới nhiều hình thức. Nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục
phải gắn liền phục vụ cho công cuộc xây dựng hội mới, đồng thời bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân.
2.3. Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng không tín ngưỡng
của nhân dân
Điều cần lưu ý là tín ngưỡng tôn giáo với nhiều hình thức khác nhau vẫn tồn tại
trong một hội. Nhưng cho đến nay, ý đồ khai thác sự khác biệt hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nguy đối đầu dẫn đến khả năng xảy ra những
xung đột, những cuộc chiến tranh dưới hình thức tôn giáo...
Trong chủ nghĩa hội, việc tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng
không tín ngưỡng là một nguyên tắc. Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý
còn được thực hiện trên thực tiễn nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các đảng
mácxít. Nguyên tắc ấy căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của tôn giáo, căn cứ
vào bản chất của nền dân chủ hội chủ nghĩa quy luật của quá trình chuyển
biến về mặt tư tưởng của con người - đó là một sự chuyển biến tự giác, dần dần từ
thấp đến cao.
Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là: Bất kỳ ai
cũng được hoàn toàn tự do tôn giáo nào đó hoặc không theo một tôn giáo nào.
Việc vào đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo theo quy định của pháp luật hiện hành
quyền tự do của mỗi người. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thừa nhận và đảm bảo cho
mọi công dân hoặc không tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng về mặt nghĩa
vụ quyền lợi, không sự phân biệt đối xử do tín ngưỡng tôn giáo. Các
tôn giáo được Nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Các giáo hội có
trách nhiệm động viên tín đồ của mình thực hiện bổn phận của giáo dân nghĩa
vụ công dân, phấn đấu sống “tốt đời, đẹp đạo” phù hợp với lợi ích của dân tộc,
quốc gia. Mọi người cần ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của
người khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi
ngược lại với lợi ích dân tộc.
2.4. Phân biệt mối quan hệ giữa hai mặt chính trị tưởng
trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Tronghội công nguyên thủy, tín ngưỡng tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy
về tưởng. Nhưng khi hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn chính trị ít nhiều
đều trong tôn giáo.từ đó hai mặt chính trị tưởng thường thể hiện
có mối quan hệ trong tôn giáo.
Phân biệt hai mặt chính trị tưởng trong tôn giáo thực chất phân biệt
tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo.
Mặt chính trphản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các
giai cấp những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng lợi
ích của nhân dân lao động; còn mặc tưởng phản ánh mâu thuẫn không mang
tính đối kháng giữa những người tín ngưỡng những người không tín
ngưỡng tôn giáo cũng như những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Sự phân biệt này, trên thực tế không đơn giản, bởi lẽ: trong đời sống hội,
hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, vấn đề chính trị tưởng
trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. khó khăn, nhưng việc phân biệt hai
mặt này cần thiết nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình
quản ứng xử những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng tôn giáo. Nhu cầu tín
ngưỡng, tôn giáo nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào đạo sẽ tồn tại
lâu dài, phải
Xuất phát từ lợi ích giai cấp dân tộc an ninh quốc gia, nhà nước hội chủ
nghĩa phải thường xuyên đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn
giáo. Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại. Điều đó nhắc nhở Đảng của giai cấp công nhân cần nêu cao
cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối với những kẻ lợi dụng tôn giáo,
nhưng cũng tránh nôn nóng, vội vàng.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tôn giáo đối với Việt Nam
3.1. Đặc điểm, diện mạo của tôn giáo tại Việt Nam hiện nay
3.1.1. Đặc điểm chung
Việt Nam một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo. Tôn giáo Việt Nam
tôn giáo ngoại nhập tôn giáo nội sinh, bên cạnh đó đời sống văn hóa tín
ngưỡng truyền thống khá đậm đặc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ Bắc
vào Nam.
Trong các tôn giáo ngoại nhập, Nhập giáo, Nho giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo
lớn được truyền nước ta sớm nhất. Theo chính sử ghi chép, cả ba tôn giáo này
đều vào nước ta từ khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II SCN. Riêng Phật giáo, theo
một số nguồn liệu dân gian khác, nhiều khả năng Phật giáo đến Việt Nam từ
khoảng thế kỷ III TCN. Với những đặc điểm tương đồng (“Tam giáo đồng
nguyên”: cùng gốc) nên cả Nho, Phật, Đạo giáo đều nhiều điểm phù hợp với
văn hóa Việt Nam, những đóng góp đáng chú ý cho văn hóa lịch sử nước
nhà không chỉ thời Bắc thuộc đặc biệt kẻ từ khi nước ta độc lập tự chủ
(938).
Nhiều thập kỷ qua, một số học giả cho rằng, ba tôn giáo này mặc dù là tôn giáo
ngoại nhập, song đã cắm rễ và sinh tồn hàng thiên niên kỷ trên đất nước ta nên đã
trở thành một phần của văn hóa truyền thống Việt Nam, tôn giáo truyền thống của
dân tộc. Nói cách khác, Nho, Phật, Đạo giáo khi vào Việt Nam, trải qua quá trình
“khúc xạ” giữa văn hóa tôn giáo nội tại và văn hóa truyền thống Việt đã trở thành
tôn giáo truyền thống của dân tộc.
Cần phải giải thích rằng, chữ “truyền thống” ở đây không nên hiểu tương đồng
với khái niệm “bản địa”, càng không nên chỉ một loại hình văn hóa được hoàn
toàn sinh ra phát triển thuần túy trên đất nước ta; phải hiểu “truyền thống”
một quá trình “khúc xạ”, tiếp biến - trải qua một thời kỳ dài, người dân sở
tại chấp nhận, biến đổi, bồi đắp những yếu tố mới vào để biến cái ngoại nhập
thành cái của mình, phù hợp với sinh hoạt văn hóa - hội của chính họ, dần
trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của chính cộng
đồng tộc người đó. Hơn nữa, Phật giáo khi vào Việt Nam, một tôn giáo còn
đang trong quá trình phát triển; nhiều lớp văn hóa Phật giáo Việt Nam đã thể hiện
yếu tố bản địa trong nó, Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, hiện tượng thờ Tứ
pháp, Thạch Quang Phật,... những minh chứng sống động khẳng định tính
truyền thống, lập trường tên gọi là “Phật giáo Việt Nam”.
Với Nho giáo Đạo giáo cũng tương tự như vậy. Cũng Nho giáo, nhưng
Nho giáo Nguyễn Trãi khác với Nho giáo khi truyền trực tiếp từ Trung Quốc
sang. Hay trong Đạo giáo, giữa Đạo giáo trong đạo Tam phủ - Tứ phủ Việt Nam
khác hắn với các hiện tượng đạo giáo khi mới du nhập từ Trung Quốc vào. Vấn
đề ở đây là, văn hóa phải được coi là một quá trình phát sinh, kế thừa, bồi đắp, lan
tỏa phát triển liên tục các lớp văn hóa bồi đắp sau chính những nhân tố
giúp cho mỗi loại hình văn hóa đó thể sinh tồn phát triển liên tục trong đời
sống văn hóa tộc người, văn hóa vùng, văn hóa khu vực.như vậy, khái niệm
“chủ nhân” văn hóa ở đây cũng phải được hiểu theo một hướng động như vậy.
Trở lại vấn đề chính, khác với các tôn giáo trên, khoảng nửa đầu thế kỷ XVI
trở về sau, Việt Nam tiếp tục đón nhận hai tôn giáo đến từ phương Tây là Công
giáo và Tin lành. Đây hai tôn giáo cùng gốc (Ki-tô giáo) những có một vài đặc
điểm khác biệt do sự phát triển của lịch sử và quá trình biến đổi.
Công giáo vào Việt Nam năm 1533, một tôn giáo những đặc điểm, tính
chất quá trình truyền giáo khác biệt so với các tôn giáo phương Đông. Đây
một trong những do căn bản nhất khiến khi vào Việt Nam, Công giáo đã chịu
không ít áp lực trong quá trình truyền đạo, nhất vấn đề không chấp nhận để
giáo dân thờ cúng tổ tiên. Tuy vậy, khoảng nửa cuối thế kỷ XX, với chính sách
hội nhập văn hóa từ giáo triều Rôma (sau Công đồng Vatican II: 1962 - 1965),
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiếp thu một cách căn bản tinh thần này ra
Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ
hạnh phúc của đồng bào”. Và cũng từ đây, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống Việt
Nam được đưa vào vận dụng trong các sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo;
các nghi thức tang ma, cưới hỏi, các phong trào văn hóa, văn nghệ cũng được ghi
nhận là có tiếp thu những tinh hoa từ truyền thống dân tộc.
Cần phải nói thêm rằng, Công giáo cũng một tôn giáo những đóng góp
đáng chú ý cho văn hóa dân tộc. Đó việc một số giáo dòng Tên đã tham gia
phát minh ra chữ quốc ngữ hiện đại theo hệ La-tinh. Đây một đặc điểm không
thể không nói khi bàn những vấn đề chung về tôn giáo ở Việt Nam.
Cũng như Công giáo, Tin Lành gặp phải không ít trở ngại khi vào truyền giáo ở
nước ta. Năm 1911, Tin Lành vào Việt Nam nhưng mới thực sự phát triển từ
những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay. Một trong những do căn bản khiến
tôn giáo này phát triển muộn vì, khi truyền vào Việt Nam, không những Tin
Lành phủ nhận nhiều yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc nhiều phần tử
chức sắc tín đồ Tin Lành đã hành vi phản động, đi ngược lại với lợi ít quốc
gia, dân tộc. Những hiện tượng này còn biểu hiện một cách nét trong các vụ
việc lớn xảy ra Tây Nguyên (2004) với danh nghĩa Tin Lành Đề-ga Tây
Bắc (khoảng cuối thập kỷ 90) với danh nghĩa Tin Lành Vàng-chứ, Tin Lành
Sìn-hồ, v.v... Những phần tử này chủ yếu lôi kéo những giáo dân chủ yếu là người
dân tộc thiểu số, kích động họ chống lại chính quyền địa phương.
Như vậy, tôn giáo Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa truyền thống
dân tộc. Điều đáng nói là, các tôn giáo đến Việt Nam từ sớm đã những đóng
góp không nhỏ hình thành nên diện mạo văn hóa Việt Nam phong phú đa sắc
thái. Các tôn giáo đến sau, như Công giáo, cũng đã góp phần hình thành nên chữ
quốc ngữ Việt Nam, một yếu tố rất quan trọng của văn hóa hiện đại ở nước ta.
Với những đặc thù riêng, khi tổng hợp về những vấn đề chung trong tôn giáo
Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn tập thể các tác giả Viện Nghiên cứu Tôn giáo
đưa ra 7 đặc trưng của tôn giáo Việt Nam tộc đó là: Tôn giáo Việt Nam trước, sau
vẫn giữ được bản sắc dân tộc; xu thế hòa nhập không hợp nhất, mang tính
đa/phiếm thần; khó phân biệt được cái thiêng cái tục; mang đậm tính chất dân
tộc, dân nước, đặc biệt đạo thờ Tổ tiên; vai trò phụ nữ trong đời sống tôn
giáo thể hiện rệt; đời sống tôn giáo vận hành theo lối tiểu nông; đời sống tôn
giáo thay đổi cùng với hoàn cảnh chính trị của đất nước.
Các tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển văn hóa,
xã hội. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định tôn giáo là một “nguồn lực”, và
như vậy, tôn trọng tự do tôn giáo nghiên cứu để ban hành những vấn đề liên
quan để bảo vệ, định hướng cho tôn giáo phát triển gắn với lợi ích quốc gia dân
tộc là một trong những vấn đề then chốt hôm nay và cả mai sau.
3.1.2. Các tôn giáo cụ thể tại Việt Nam
Hiện nay, nước ta khoảng 13 tôn giáo với 38 tổ chức được Nhà nước công
nhận với cách pháp nhân. Tại sao lại số lượng tôn giáo các tổ chức được
công nhận với con số chênh lệch lớn như vậy? Trước hết, trên thực tế, nhiều tôn
giáo, trong quá trình phát triển đã nảy sinh nhiều hệ phái khác nhau. Các hệ phái
này, về bản chất những quy chuẩn căn bản tương tự nhau nhưng cũng
một số khía cạnh riêng người ta không chấp nhận nhau. Chính thế
nhiều trong số các tôn giáo đã tách ra để hoạt động riêng lẻ với tổ chức mang
những quy định riêng. dụ, Ki-tô giáo, từ thế kỷ XI trở về sau người ta đã
tách ra thành bốn tôn giáo là Công giáo, Tin lành, Anh giáo và Chính Thống giáo.
Và trong một số tôn giáo này lại tiếp tục có sự phân chia tiếp. Cụ thể, ở Việt Nam
hiện nay, Tin Lành hàng chục hệ phái đã đang hoạt động riêng như: Tin
Lành Trưởng Lão, Tin Lành Ngũ tuần, Tin Lành Vàng Chứ, Tin Lành Đề-ga; Hồi
giáo Hồi giáo Ba-ni miền Trung, tập trung nhiều nhất Ninh Thuận, Bình
Thuận Hồi giáo Islam Đông Nam bộ một số tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long; v.v…(Các tôn giáo một số đặc điểm liên quan sẽ trình bày bảng
dưới đây).
Liên quan trực tiếp tới các tôn giáo trên các sở thờ từ và chức sắc, tín đồ.
Theo con số thống nghiên cứu năm 2011, cả nước ta khoảng 86.740 chức
sắc tôn giáo, 23.845 cơ sở thờ tự và khoảng 25.008.972 tín đồ. Em sẽ trình bày cụ
thể vấn đề này qua bảng biểu dưới đây.
Bảng 1: Thống số lượng tôn giáo, chức sắc, tín đồ các sở thờ tự các tôn
giáo ở Việt Nam (tính đến 2011)
TT Tôn giáo Chức sắc Cơ sở thờ tự Tín đồ
1 Phật giáo 42.000 15.500 10.000.000
2 Công giáo 20.000 6.000 6.100.000
3 Tin lành 3.000 500 1.500.000
4 Cao Đài 12.722 1.331 2.471.000
5 Hòa Hảo 2.597 39 1.260.000
6 Hồi giáo 700 77 72.000
7 Ba’hai 7.000
8 Tứ Ân Hiếu Nghĩa 409 78 70.000
9 Bửu Sơn Kỳ Hương 19 15.000
10 Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội 4.800 206 1.500.000
11 Phật Đương Minh Sư Đạo 300 54 11.000
12 Minh Lý Tam Đạo Tông Miếu 72 4 1.058
13 Bà La Môn 158 37 54.000
14 Các Tôn giáo khác 2.000.000
Tổng 86.740 23.845 25.008.972
Nguồn: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, “Những vấn đề cơ bản về Tôn giáo Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020”, Báo cáo Tổng hợp đề tài nghiên cứu cấp Bộ (đã nghiệm thu), tr. 55.
Như vậy, tôn giáo Việt Nam đa dạng về loại hình phong phú về sắc thái
văn hóa. Tôn giáo Việt Nam tiếp thu cả yếu tố ngoại nhập nhưng tinh lọc cả
những yếu tố tinh hoa trong văn hóa truyền thống, tạo cho nền văn hóa Việt Nam
đa dạng và phong phú hơn. Với gần ¼ dân số theo tôn giáo cũng đã và đang là tín
hiệu đáng mừng góp phần xây dựng một hội dân sự đạo đức giàu nhân văn
hơn.
3.2. Nghiên cứu tôn giáo và ý nghĩa
Sự tác động không nhỏ của tôn giáo tới đời sống hội chính nhờ vào hai
“hạt nhân”: niềm tin tính thiêng. Hai yếu tố này tập trung thành sức mạnh, đi
sâu vào tâm khảm của các tín đồ chi phối một cách đáng kể lối sống, hành vi
của con người, trong đó đáng chú ý vai trò định hướng đạo đức hội của tôn
giáo. vậy, tôn giáo đã sẽ còn tiếp tục tồn tại trong nền văn hóa, văn minh
nhân loại.
Trên phương diện quan hệ nhà nước - tôn giáo, bắt đầu từ giai đoạn lịch sử
Trung đại Việt Nam, giới nghiên cứu khoa học hội đã chứng minh vai trò của
tôn giáo trong bảo vệ nền độc lập, tự chủ xây dựng nền văn hóa dân tộc; các
chức sắc tôn giáo nho đã tham gia tích cực vào “hộ quốc, an dân”, “tề gia -
trị quốc - bình thiên hạ”; nhiều trong số họ đã trở thành biểu tượng cho cốt cách,
tâm hồn và khí phách Việt Nam, như Vạn Hạnh (938 - 1025), Khuông Việt (933 -
1011), Trần Nhân Tông (1258 - 1308),... (của Phật giáo); Nguyễn Trãi (1380 -
1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Phạm Khiêm Ích (1679 - 1740),
Quý Đôn (1726 - 1784),... ( của Nho giáo). Ngược lại, tôn giáo cũng đã từng được
các triều đại Việt Nam bảo trợ để phát triển như thời - Trần với Phật giáo,
Thời Lê, Mạc với Nho giáo. Có thể nói, tôn giáo, thông qua hai “đại biểu” là Phật
giáo Nho giáo, đã góp một phần làm nên một đất nước Việt Nam hùng cường,
tự chủ, nhân nghĩa - yêu hòa bình.
Bước sang thời kỳ lịch sử hiện đại, tôn giáo tiếp tục những đóng góp không
nhỏ cho quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; nhiều tín đồ tôn giáo đã
“cởi áo cà sa khoác chiến bào”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” - tham gia vào
khối đại đoàn kết toàn dân, đấu tranh với kẻ thù xâm lược để có được nền độc lập
như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp không nhỏ, tôn giáo cũng tiềm ẩn nhiều
nguy làm bất ổn định hội một khi niềm tin tôn giáo bị chi phối một cách
thái quá. Hiện nay, vấn đề Hồi giáo, vấn đề truyền đạo trái phépcác vụ án liên
quan đến tôn giáo đang đặt ra nhiều nghi ngại không chỉ cho quản Nhà nước
mà cho toàn xã hội.
Xác định tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống chính trị, hội, coi tôn
giáo như một “nguồn lực” quan trọng của quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước, trên quan điểm “lịch sử cụ thể” của Chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ
ngày đầu giành chính quyền Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chú ý
tới vấn đề này bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Đến khoảng nửa cuối thế kỷ
XX, đặc biệt từ năm 1990 khi Nghị quyết số 24/ NQ-TW ngày 16/10/1990 của
Bộ Chính trị Khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” ban
hành đưa vào đời sống hội - vấn đề luật pháp về tôn giáo dần được ổn định
thể hiện tính nhất quán, nhằm phát huy những ưu điểm của tôn giáo đồng thời
có hướng giải quyết những vấn đề nhạy cảm liên quan tới vấn đề này.
Như vậy, tôn giáo đã trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm trong mọi
thời kỳ cách mạng Việt Nam và trên nhiều phương diện.
KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo nước ta cũng như trên thế giới đang là một trong những vấn đề
nóng bỏng nhất hiện nay. Vậy nên bài tiểu luận đưa ra những . Vậy nên bài tiểu
luận đưa ra những hiểu biết bản về tôn giáo các nguyên tắc giải quyết vấn
đề tôn giáo tại Việt Nam. Hơn nữa, bài tiểu luận nêu lên thực trạng của tôn giáo
Việt Nam cùng các nghiên cứu để từ đó ta rút ra được ý nghĩa của việc nghiên
cứu đối với tôn giáo nước nhà. Cuối cùng, mỗi chúng ta cần phải đoàn kết trong
mọi tôn giáo cũng như tôn trọng lẫn nhau phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực để tôn giáo Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS. Đặng Nghiêm Vạn, luận tôn giáo vấn đề tôn giáo Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia – Sự thật, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, ,Giáo trình Chủ nghĩa hội khoa học
NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, TP. Hồ Chí Minh, 2010.
TS. Nguyễn Đức Diện - Trường Đại học Y Nội, Bài nghiên cứu Cần một
thái độ thực tế với tôn giáo trong thế giới hiện nay”, Tạp chí điện tử Tổ chức nhà
nước, 2016.
| 1/20

Preview text:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................................3
1. Lịch sử hình thành tôn giáo............................................................................3
1.1. Định nghĩa tôn giáo.................................................................................3
1.2. Bản chất và nguồn gốc tôn giáo..............................................................3
1.3. Tính chất của tôn giáo.............................................................................5
1.4. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa......................6
2. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết
vấn đề tôn giáo.................................................................................................7
2.1. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.....8
2.2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới..............................9
2.3. Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
nhân dân................................................................................................10
2.4. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo.....................................................................10
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tôn giáo đối với Việt Nam............................11
3.1. Đặc điểm, diện mạo của tôn giáo tại Việt Nam hiện nay......................11
3.1.1. Đặc điểm chung...............................................................................11
3.1.2. Các tôn giáo cụ thể tại Việt Nam....................................................15
3.2. Nghiên cứu tôn giáo và ý nghĩa.............................................................17
KẾT LUẬN..........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20 LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà
còn với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn
vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế luôn cần có hiểu
biết thấu đáo trước khi giải quyết các vấn đề.
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề tôn giáo chủ yếu dưới góc độ
chính trị - xã hội, trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác-Lênin. Nếu triết học
Mác-Lênin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội
nói chung thì chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề tôn giáo như một
trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong chủ nghĩa xã hội,
có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trước hết là lĩnh vực chính trị, tư tưởng và đời sống văn hóa, tinh thần.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên ngoài
vào, có tôn giáo nội sinh. Trong những năm qua, tôn giáo ở Việt Nam trở nên
phong phú, đa dạng và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước.
Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể thành
công trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, đồng thời phải xuất thân từ hoàn
cảnh cụ thể của đất nước và gắn với đặc điểm của thời đại hiện nay.
Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, trước hết đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư
duy, nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có
vấn đề tôn giáo và sẽ có nhiều biểu hiện mới, đa dạng, phức tạp cần giải quyết
đúng đắn. Vì vậy trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin được viết về đề tài
“Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết vấn đề
tôn giáo và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam.”
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy
cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận đạt được kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành tôn giáo 1.1. Định nghĩa tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa – đạo đức phổ biến ở các nước trên
thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Nói chung bất cứ tôn
giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn
giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương
ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi
thức tín ngưỡng của nó. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, F. Engels
trong tác phẩm Chống Duhring (1878) đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo “tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người –
của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo,
nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó
được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý
– văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng
những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
1.2. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra
câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần
đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được
đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá
sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã
khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con
người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực
thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về
mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động
lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt
đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được
thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ… Xét về mặt bản chất, tôn
giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.
Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng trong nó một số nhân tố còn phù hợp.
C.Mác khẳng định: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn
hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thức ấy. Tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh khi bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân.”
Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan
niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là
nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và
giữa chúng không có sự tách bạch.
Tôn giáo có rất nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm:
Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân
và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện
những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công
xã hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai
cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Thứ hai, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá
trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất
một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Một mặt,
hình thức phản ánh càng đa dạng, phong phú và mang tính khoa học bao nhiêu thì
con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới quan bấy nhiêu.
Mặt khác, hình thức phản ánh càng trừu tượng đến mức hư ảo bao nhiêu thì nhận
thức của con người càng có khả năng xa rời và phản ánh sai lệch hiện thức bấy
nhiêu. Tuyệt đối hóa hay cường điệu hóa vai trò của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến
thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực.
Cuối cùng là nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy
vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự
ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm “Sự sợ hãi sinh ra thần linh”. Không
chỉ từ sự sợ trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đã dẫn con người đến
nhờ cậy thần linh, mà ngay cả những tình cảm tâm lý tích cực như tình yêu, lòng
biết ơn, sự kính trọng,... trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con
người với con người nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3. Tính chất của tôn giáo
- Tính lịch sử của tôn giáo thể hiện ở chỗ nó có sự hình thành, có quá trình tồn
tại và phát triển lâu dài, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh hằng, bất
biến mà sẽ mất đi khi mà “con người không chỉ mưu sự, mà lại còn làm cho thành
sự nữa - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản
ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa”.
- Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn
giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới, mà còn ở chỗ các tôn giáo là sinh hoạt
văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động, Dù tôn
giáo hướng con người hy vọng vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó
luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do,
bình đẳng, bác ái. Khi thể hiện tính quần chúng, tôn giáo thường có tính nhân
văn, nhân đạo, hướng thiện.
Ở thời kỳ công xã nguyên thủy, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên,
ngây thơ của con người về bản thân, về thế giới quanh mình. Tính chính trị của
vấn đề tôn giáo chỉ có khi xã hội đã phân chia giai cấp và các giai cấp bóc lột,
thống trị xã hội thường sử dụng tôn giáo như một phương tiện đắc lực phục vụ sự thống trị của mình.
Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát
từ những lợi ích vật chất của những lực lượng xã hội khác nhau. Trong những
cuộc đấu tranh ý thức hệ thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.
Ngày nay, tôn giáo đang phát triển mạnh, đa dạng, phức tạp không chỉ thể hiện
tự phát ở nhân dân, ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia,... mà còn có tổ chức ngày
càng chặt chẽ, rộng lớn ngoài phạm vị địa phương, quốc gia - đó là nhiều tổ chức
quốc tế của các tôn giáo với vai trò, thế lực không nhỏ trên toàn cầu và với những
trang bị hiện địa; không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý... mà cả trong chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Một mặt, cần nhận rõ ràng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần. Mặt khác, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các lực
lượng chính trị - xã hội sử dụng cho mục đích ngoài tôn giáo.
1.4. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa
Các tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài trong các nước xã hội chủ nghĩa là do nguyên nhân chủ yếu sau:
Đầu tiên là về nguyên nhân nhận thức: thế giới khách quan là vô cùng tân,
nhiều hiện tượng tự nhiên đến nay con người vẫn chưa giải thích được. Do vậy
tâm lý sợ hãi, trông chờ và nhờ cậy, tin tưởng vào thần thánh…chưa thể gạt bỏ
khỏi ý thức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.
Tiếp theo là nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài
người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân. Trong mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội,
trong đó tôn giáo lại là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín
ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến
nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức trở thành
một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Cho nên, dù
có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội… thì tín ngưỡng, tôn
giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh.
Sau đó là nguyên nhân chính trị, xã hội: trong các nguyên tắc tôn giáo có
những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Đó là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo, đáp ứng
được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mặt khác, những cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ… còn
xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo… cùng với
những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
Tiếp đến là nguyên nhân kinh tế: trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu
của thời kỳ quá độ còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Sự bất bình đẳng về kinh tế, văn hoá, xã hội,... vẫn là một thực tế. Đời sống vật
chất của người dân chưa cao thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của
những yếu tố ngẫu nhiên may rủi. Điều đó làm con người có tâm lý thụ động, nhờ
cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
Cuối cùng là nguyên nhân văn hoá: do lợi ích đáp ứng mức độ nào đó nhu cầu
văn hoá, tinh thần, giáo dục cộng đồng, đạo đức, phong cách lối sống của người
dân. Vì vậy việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại
trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.
2. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết vấn đề tôn giáo
Giữa chủ nghĩa duy vật mácxít với hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ
bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc con
người, nhất là cho nhân dân lao động. Về thế giới quan, tôn giáo dựa trên cơ sở
triết học duy tâm; về nhân sinh quan, do không giải thích được chính xác nguồn
gốc nỗi khổ cực của con người nên tôn giáo không thể tìm được phương hướng,
biện pháp đúng đắn nhằm xóa bỏ nỗi khổ ải ấy trên thực tế. Tôn giáo thường
khuyên nhủ con người sống nhẫn nhục, chịu đựng ở trần thế để trông chờ, hy
vọng vào “hạnh phúc” được bù đắp ở thế giới bên kia. Với hệ thống giáo lý tín
điều, giáo luật, lễ nghi, tổ chức,... tôn giáo hạn chế khả năng vươn lên làm chủ tự
nhiên và xã hội của con người.
Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy,
xử lý những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ và
chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt,
đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng ta là: không tuyên chiến” với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Đi đôi với việc đấu tranh chống những biểu hiện tả khuynh cần phải đấu tranh
cả những biểu hiện hữu khuynh khi giải quyết các vấn đề tôn giáo. Giải quyết vấn
đề tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa cần dựa trên các nguyên tắc sau:
2.1. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo
Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với
đời sống xã hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ,
giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần
phải có những quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với
những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi ích của
người nghèo, bị áp bức và nô lệ. Nhưng rồi, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ
của giai cấp bóc lột, thống trị. Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo luôn đồng hành
cùng với dân tộc, nhưng cũng có những người đã hợp tác với các thế lực phản
động, đi ngược lại với lợi ích của của quốc gia, dân tộc. Có những vị chân tu luôn
“kính Chúa, yêu nước”, thiết tha muốn sống “tốt đời, đẹp đạo”, nhưng lại có
những người sẵn sàng hy sinh quyền lợi Tổ quốc cho lợi ích của giáo hội. Điều
khiến cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn cần có thái độ, cách cư xử phù hợp với
từng trường hợp cụ thể đó là điều mà V.I. Lênin từng nhắc nhở: “Người mácxít
phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể”.
2.2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo đã được các nhà sáng lập của nghĩa
Mác-Lênin nghiên cứu và công bố trên cơ sở thực tiễn và cơ sở triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Các ông chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội,
trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy
sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều
cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức,
bất công, nghèo đói và thất học... cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là
một quá trình lâu dài không thế thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới. Chỉ có thông qua quá trình cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã
hội mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trí tuệ con người thì mới có khả
năng gạt bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cũng sẽ là ảo tưởng, là sai lầm khi đề ra mục tiêu khắc phục có hiệu quả những
tác động tiêu cực của tôn giáo mà trên thực tế lại không hướng con người vào
việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. Cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ, bè phái, cục bộ vì sự
khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo; cần khai thác và phát huy tiềm năng của đồng
bào các tôn giáo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ,
văn minh. Đó là những việc làm có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Sự thống nhất về
lợi ích dân tộc, giai cấp và quốc gia sẽ tạo điều kiện tiến tới sự thống nhất về tư
tưởng và hành động. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là lãng quên hay từ bỏ
cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng mà ngược lại cần quan tâm và coi trọng
việc tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, duy vật lịch sử một
cách thường xuyên dưới nhiều hình thức. Nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục
phải gắn liền và phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội mới, đồng thời bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân.
2.3. Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Điều cần lưu ý là tín ngưỡng tôn giáo với nhiều hình thức khác nhau vẫn tồn tại
trong một xã hội. Nhưng cho đến nay, ý đồ khai thác sự khác biệt hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn là nguy cơ đối đầu dẫn đến khả năng xảy ra những
xung đột, những cuộc chiến tranh dưới hình thức tôn giáo...
Trong chủ nghĩa xã hội, việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng là một nguyên tắc. Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý
mà còn được thực hiện trên thực tiễn nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các đảng
mácxít. Nguyên tắc ấy là căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của tôn giáo, căn cứ
vào bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và quy luật của quá trình chuyển
biến về mặt tư tưởng của con người - đó là một sự chuyển biến tự giác, dần dần từ thấp đến cao.
Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là: Bất kỳ ai
cũng được hoàn toàn tự do tôn giáo nào đó hoặc không theo một tôn giáo nào.
Việc vào đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo theo quy định của pháp luật hiện hành là
quyền tự do của mỗi người. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thừa nhận và đảm bảo cho
mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng về mặt nghĩa
vụ và quyền lợi, không có sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Các
tôn giáo được Nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Các giáo hội có
trách nhiệm động viên tín đồ của mình thực hiện bổn phận của giáo dân và nghĩa
vụ công dân, phấn đấu sống “tốt đời, đẹp đạo” phù hợp với lợi ích của dân tộc,
quốc gia. Mọi người cần có ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của
người khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi
ngược lại với lợi ích dân tộc.
2.4. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng
trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy
về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn chính trị ít nhiều
đều có trong tôn giáo. Và từ đó hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và
có mối quan hệ trong tôn giáo.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thực chất là phân biệt
tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các
giai cấp và những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng và lợi
ích của nhân dân lao động; còn mặc tư tưởng phản ánh mâu thuẫn không mang
tính đối kháng giữa những người có tín ngưỡng và những người không có tín
ngưỡng tôn giáo cũng như những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Sự phân biệt này, trên thực tế không đơn giản, bởi lẽ: trong đời sống xã hội,
hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng
trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Dù khó khăn, nhưng việc phân biệt hai
mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình
quản lý ứng xử những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng tôn giáo. Nhu cầu tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo sẽ tồn tại lâu dài, phải
Xuất phát từ lợi ích giai cấp dân tộc và an ninh quốc gia, nhà nước xã hội chủ
nghĩa phải thường xuyên đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn
giáo. Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại. Điều đó nhắc nhở Đảng của giai cấp công nhân cần nêu cao
cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối với những kẻ lợi dụng tôn giáo,
nhưng cũng tránh nôn nóng, vội vàng.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tôn giáo đối với Việt Nam 3.1.
Đặc điểm, diện mạo của tôn giáo tại Việt Nam hiện nay 3.1.1. Đặc điểm chung
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo. Tôn giáo ở Việt Nam có
tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh, bên cạnh đó là đời sống văn hóa tín
ngưỡng truyền thống khá đậm đặc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ Bắc vào Nam.
Trong các tôn giáo ngoại nhập, Nhập giáo, Nho giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo
lớn được truyền và nước ta sớm nhất. Theo chính sử ghi chép, cả ba tôn giáo này
đều vào nước ta từ khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II SCN. Riêng Phật giáo, theo
một số nguồn tư liệu dân gian khác, nhiều khả năng Phật giáo đến Việt Nam từ
khoảng thế kỷ III TCN. Với những đặc điểm tương đồng (“Tam giáo đồng
nguyên”: cùng gốc) nên cả Nho, Phật, Đạo giáo đều có nhiều điểm phù hợp với
văn hóa Việt Nam, có những đóng góp đáng chú ý cho văn hóa và lịch sử nước
nhà không chỉ ở thời Bắc thuộc mà đặc biệt kẻ từ khi nước ta độc lập tự chủ (938).
Nhiều thập kỷ qua, một số học giả cho rằng, ba tôn giáo này mặc dù là tôn giáo
ngoại nhập, song đã cắm rễ và sinh tồn hàng thiên niên kỷ trên đất nước ta nên đã
trở thành một phần của văn hóa truyền thống Việt Nam, tôn giáo truyền thống của
dân tộc. Nói cách khác, Nho, Phật, Đạo giáo khi vào Việt Nam, trải qua quá trình
“khúc xạ” giữa văn hóa tôn giáo nội tại và văn hóa truyền thống Việt đã trở thành
tôn giáo truyền thống của dân tộc.
Cần phải giải thích rằng, chữ “truyền thống” ở đây không nên hiểu tương đồng
với khái niệm “bản địa”, càng không nên chỉ một loại hình văn hóa được hoàn
toàn sinh ra và phát triển thuần túy trên đất nước ta; mà phải hiểu “truyền thống”
là một quá trình “khúc xạ”, tiếp biến - mà trải qua một thời kỳ dài, người dân sở
tại chấp nhận, biến đổi, bồi đắp những yếu tố mới vào để biến cái ngoại nhập
thành cái của mình, phù hợp với sinh hoạt văn hóa - xã hội của chính họ, và dần
trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của chính cộng
đồng tộc người đó. Hơn nữa, Phật giáo khi vào Việt Nam, là một tôn giáo còn
đang trong quá trình phát triển; nhiều lớp văn hóa Phật giáo Việt Nam đã thể hiện
yếu tố bản địa ở trong nó, mà Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, hiện tượng thờ Tứ
pháp, Thạch Quang Phật,... là những minh chứng sống động khẳng định tính
truyền thống, lập trường tên gọi là “Phật giáo Việt Nam”.
Với Nho giáo và Đạo giáo cũng tương tự như vậy. Cũng là Nho giáo, nhưng ở
Nho giáo Nguyễn Trãi khác với Nho giáo khi truyền trực tiếp từ Trung Quốc
sang. Hay trong Đạo giáo, giữa Đạo giáo trong đạo Tam phủ - Tứ phủ Việt Nam
khác hắn với các hiện tượng đạo giáo khi mới du nhập từ Trung Quốc vào. Vấn
đề ở đây là, văn hóa phải được coi là một quá trình phát sinh, kế thừa, bồi đắp, lan
tỏa và phát triển liên tục mà các lớp văn hóa bồi đắp sau chính là những nhân tố
giúp cho mỗi loại hình văn hóa đó có thể sinh tồn và phát triển liên tục trong đời
sống văn hóa tộc người, văn hóa vùng, văn hóa khu vực. Và như vậy, khái niệm
“chủ nhân” văn hóa ở đây cũng phải được hiểu theo một hướng động như vậy.
Trở lại vấn đề chính, khác với các tôn giáo trên, khoảng nửa đầu thế kỷ XVI
trở về sau, ở Việt Nam tiếp tục đón nhận hai tôn giáo đến từ phương Tây là Công
giáo và Tin lành. Đây là hai tôn giáo cùng gốc (Ki-tô giáo) những có một vài đặc
điểm khác biệt do sự phát triển của lịch sử và quá trình biến đổi.
Công giáo vào Việt Nam năm 1533, là một tôn giáo có những đặc điểm, tính
chất và quá trình truyền giáo khác biệt so với các tôn giáo phương Đông. Đây là
một trong những lý do căn bản nhất khiến khi vào Việt Nam, Công giáo đã chịu
không ít áp lực trong quá trình truyền đạo, nhất là vấn đề không chấp nhận để
giáo dân thờ cúng tổ tiên. Tuy vậy, khoảng nửa cuối thế kỷ XX, với chính sách
hội nhập văn hóa từ giáo triều Rôma (sau Công đồng Vatican II: 1962 - 1965),
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiếp thu một cách căn bản tinh thần này và ra
Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ
hạnh phúc của đồng bào”. Và cũng từ đây, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống Việt
Nam được đưa vào vận dụng trong các sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo;
các nghi thức tang ma, cưới hỏi, các phong trào văn hóa, văn nghệ cũng được ghi
nhận là có tiếp thu những tinh hoa từ truyền thống dân tộc.
Cần phải nói thêm rằng, Công giáo cũng là một tôn giáo có những đóng góp
đáng chú ý cho văn hóa dân tộc. Đó là việc một số giáo sĩ dòng Tên đã tham gia
phát minh ra chữ quốc ngữ hiện đại theo hệ La-tinh. Đây là một đặc điểm không
thể không nói khi bàn những vấn đề chung về tôn giáo ở Việt Nam.
Cũng như Công giáo, Tin Lành gặp phải không ít trở ngại khi vào truyền giáo ở
nước ta. Năm 1911, Tin Lành vào Việt Nam nhưng mới thực sự phát triển từ
những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay. Một trong những lý do căn bản khiến
tôn giáo này phát triển muộn là vì, khi truyền vào Việt Nam, không những Tin
Lành phủ nhận nhiều yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc mà nhiều phần tử là
chức sắc và tín đồ Tin Lành đã có hành vi phản động, đi ngược lại với lợi ít quốc
gia, dân tộc. Những hiện tượng này còn biểu hiện một cách rõ nét trong các vụ
việc lớn xảy ra ở Tây Nguyên (2004) với danh nghĩa là Tin Lành Đề-ga và Tây
Bắc (khoảng cuối thập kỷ 90) với danh nghĩa là Tin Lành Vàng-chứ, Tin Lành
Sìn-hồ, v.v... Những phần tử này chủ yếu lôi kéo những giáo dân chủ yếu là người
dân tộc thiểu số, kích động họ chống lại chính quyền địa phương.
Như vậy, tôn giáo ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa truyền thống
dân tộc. Điều đáng nói là, các tôn giáo đến Việt Nam từ sớm đã có những đóng
góp không nhỏ hình thành nên diện mạo văn hóa Việt Nam phong phú và đa sắc
thái. Các tôn giáo đến sau, như Công giáo, cũng đã góp phần hình thành nên chữ
quốc ngữ Việt Nam, một yếu tố rất quan trọng của văn hóa hiện đại ở nước ta.
Với những đặc thù riêng, khi tổng hợp về những vấn đề chung trong tôn giáo
Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn và tập thể các tác giả Viện Nghiên cứu Tôn giáo
đưa ra 7 đặc trưng của tôn giáo Việt Nam tộc đó là: Tôn giáo Việt Nam trước, sau
vẫn giữ được bản sắc dân tộc; xu thế hòa nhập mà không hợp nhất, mang tính
đa/phiếm thần; khó phân biệt được cái thiêng và cái tục; mang đậm tính chất dân
tộc, vì dân vì nước, đặc biệt là đạo thờ Tổ tiên; vai trò phụ nữ trong đời sống tôn
giáo thể hiện rõ rệt; đời sống tôn giáo vận hành theo lối tiểu nông; đời sống tôn
giáo thay đổi cùng với hoàn cảnh chính trị của đất nước.
Các tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển văn hóa,
xã hội. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định tôn giáo là một “nguồn lực”, và
như vậy, tôn trọng tự do tôn giáo và nghiên cứu để ban hành những vấn đề liên
quan để bảo vệ, định hướng cho tôn giáo phát triển gắn với lợi ích quốc gia dân
tộc là một trong những vấn đề then chốt hôm nay và cả mai sau.
3.1.2. Các tôn giáo cụ thể tại Việt Nam
Hiện nay, nước ta có khoảng 13 tôn giáo với 38 tổ chức được Nhà nước công
nhận với tư cách pháp nhân. Tại sao lại có số lượng tôn giáo và các tổ chức được
công nhận với con số chênh lệch lớn như vậy? Trước hết, trên thực tế, nhiều tôn
giáo, trong quá trình phát triển đã nảy sinh nhiều hệ phái khác nhau. Các hệ phái
này, về bản chất là có những quy chuẩn căn bản tương tự nhau nhưng cũng có
một số khía cạnh riêng mà người ta không chấp nhận ở nhau. Chính vì thế mà
nhiều trong số các tôn giáo đã tách ra để hoạt động riêng lẻ với tổ chức mang
những quy định riêng. Ví dụ, ở Ki-tô giáo, từ thế kỷ XI trở về sau người ta đã
tách ra thành bốn tôn giáo là Công giáo, Tin lành, Anh giáo và Chính Thống giáo.
Và trong một số tôn giáo này lại tiếp tục có sự phân chia tiếp. Cụ thể, ở Việt Nam
hiện nay, Tin Lành có hàng chục hệ phái đã và đang hoạt động riêng như: Tin
Lành Trưởng Lão, Tin Lành Ngũ tuần, Tin Lành Vàng Chứ, Tin Lành Đề-ga; Hồi
giáo có Hồi giáo Ba-ni ở miền Trung, tập trung nhiều nhất ở Ninh Thuận, Bình
Thuận và Hồi giáo Islam ở Đông Nam bộ và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long; v.v…(Các tôn giáo và một số đặc điểm liên quan sẽ trình bày ở bảng dưới đây).
Liên quan trực tiếp tới các tôn giáo trên là các cơ sở thờ từ và chức sắc, tín đồ.
Theo con số thống kê nghiên cứu năm 2011, cả nước ta có khoảng 86.740 chức
sắc tôn giáo, 23.845 cơ sở thờ tự và khoảng 25.008.972 tín đồ. Em sẽ trình bày cụ
thể vấn đề này qua bảng biểu dưới đây.
Bảng 1: Thống kê số lượng tôn giáo, chức sắc, tín đồ và các cơ sở thờ tự các tôn
giáo ở Việt Nam (tính đến 2011) TT Tôn giáo Chức sắc Cơ sở thờ tự Tín đồ 1 Phật giáo 42.000 15.500 10.000.000 2 Công giáo 20.000 6.000 6.100.000 3 Tin lành 3.000 500 1.500.000 4 Cao Đài 12.722 1.331 2.471.000 5 Hòa Hảo 2.597 39 1.260.000 6 Hồi giáo 700 77 72.000 7 Ba’hai 7.000 8 Tứ Ân Hiếu Nghĩa 409 78 70.000 9 Bửu Sơn Kỳ Hương 19 15.000 10
Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội 4.800 206 1.500.000 11
Phật Đương Minh Sư Đạo 300 54 11.000
12 Minh Lý Tam Đạo Tông Miếu 72 4 1.058 13 Bà La Môn 158 37 54.000 14 Các Tôn giáo khác 2.000.000 Tổng 86.740 23.845 25.008.972
Nguồn: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, “Những vấn đề cơ bản về Tôn giáo Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020”, Báo cáo Tổng hợp đề tài nghiên cứu cấp Bộ (đã nghiệm thu), tr. 55.
Như vậy, tôn giáo ở Việt Nam đa dạng về loại hình và phong phú về sắc thái
văn hóa. Tôn giáo ở Việt Nam tiếp thu cả yếu tố ngoại nhập nhưng tinh lọc cả
những yếu tố tinh hoa trong văn hóa truyền thống, tạo cho nền văn hóa Việt Nam
đa dạng và phong phú hơn. Với gần ¼ dân số theo tôn giáo cũng đã và đang là tín
hiệu đáng mừng góp phần xây dựng một xã hội dân sự đạo đức và giàu nhân văn hơn. 3.2.
Nghiên cứu tôn giáo và ý nghĩa
Sự tác động không nhỏ của tôn giáo tới đời sống xã hội chính là nhờ vào hai
“hạt nhân”: niềm tin và tính thiêng. Hai yếu tố này tập trung thành sức mạnh, đi
sâu vào tâm khảm của các tín đồ và chi phối một cách đáng kể lối sống, hành vi
của con người, trong đó đáng chú ý là vai trò định hướng đạo đức xã hội của tôn
giáo. Vì vậy, tôn giáo đã và sẽ còn tiếp tục tồn tại trong nền văn hóa, văn minh nhân loại.
Trên phương diện quan hệ nhà nước - tôn giáo, bắt đầu từ giai đoạn lịch sử
Trung đại Việt Nam, giới nghiên cứu khoa học xã hội đã chứng minh vai trò của
tôn giáo trong bảo vệ nền độc lập, tự chủ và xây dựng nền văn hóa dân tộc; các
chức sắc tôn giáo và nho sĩ đã tham gia tích cực vào “hộ quốc, an dân”, “tề gia -
trị quốc - bình thiên hạ”; nhiều trong số họ đã trở thành biểu tượng cho cốt cách,
tâm hồn và khí phách Việt Nam, như Vạn Hạnh (938 - 1025), Khuông Việt (933 -
1011), Trần Nhân Tông (1258 - 1308),... (của Phật giáo); Nguyễn Trãi (1380 -
1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Phạm Khiêm Ích (1679 - 1740), Lê
Quý Đôn (1726 - 1784),... ( của Nho giáo). Ngược lại, tôn giáo cũng đã từng được
các triều đại Việt Nam bảo trợ để phát triển như thời Lý - Trần với Phật giáo,
Thời Lê, Mạc với Nho giáo. Có thể nói, tôn giáo, thông qua hai “đại biểu” là Phật
giáo và Nho giáo, đã góp một phần làm nên một đất nước Việt Nam hùng cường,
tự chủ, nhân nghĩa - yêu hòa bình.
Bước sang thời kỳ lịch sử hiện đại, tôn giáo tiếp tục có những đóng góp không
nhỏ cho quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; nhiều tín đồ tôn giáo đã
“cởi áo cà sa khoác chiến bào”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” - tham gia vào
khối đại đoàn kết toàn dân, đấu tranh với kẻ thù xâm lược để có được nền độc lập như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp không nhỏ, tôn giáo cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ làm bất ổn định xã hội một khi niềm tin tôn giáo bị chi phối một cách
thái quá. Hiện nay, vấn đề Hồi giáo, vấn đề truyền đạo trái phép và các vụ án liên
quan đến tôn giáo đang đặt ra nhiều nghi ngại không chỉ cho quản lý Nhà nước mà cho toàn xã hội.
Xác định tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống chính trị, xã hội, coi tôn
giáo như một “nguồn lực” quan trọng của quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước, trên quan điểm “lịch sử cụ thể” của Chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ
ngày đầu giành chính quyền Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chú ý
tới vấn đề này bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Đến khoảng nửa cuối thế kỷ
XX, đặc biệt là từ năm 1990 khi Nghị quyết số 24/ NQ-TW ngày 16/10/1990 của
Bộ Chính trị Khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” ban
hành và đưa vào đời sống xã hội - vấn đề luật pháp về tôn giáo dần được ổn định
và thể hiện tính nhất quán, nhằm phát huy những ưu điểm của tôn giáo đồng thời
có hướng giải quyết những vấn đề nhạy cảm liên quan tới vấn đề này.
Như vậy, tôn giáo đã trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm trong mọi
thời kỳ cách mạng Việt Nam và trên nhiều phương diện. KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo nước ta cũng như trên thế giới đang là một trong những vấn đề
nóng bỏng nhất hiện nay. Vậy nên bài tiểu luận đưa ra những . Vậy nên bài tiểu
luận đưa ra những hiểu biết cơ bản về tôn giáo và các nguyên tắc giải quyết vấn
đề tôn giáo tại Việt Nam. Hơn nữa, bài tiểu luận nêu lên thực trạng của tôn giáo
Việt Nam cùng các nghiên cứu để từ đó ta rút ra được ý nghĩa của việc nghiên
cứu đối với tôn giáo nước nhà. Cuối cùng, mỗi chúng ta cần phải đoàn kết trong
mọi tôn giáo cũng như tôn trọng lẫn nhau và phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực để tôn giáo Việt Nam ngày càng phát triển hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia – Sự thật, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,
NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, TP. Hồ Chí Minh, 2010.
TS. Nguyễn Đức Diện - Trường Đại học Y Hà Nội, Bài nghiên cứu “Cần một
thái độ thực tế với tôn giáo trong thế giới hiện nay”, Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước, 2016.