Cái riêng và cái chung - Tài liệu môn Triết học Mac-Lenin | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Cái riêng và cái chung - Tài liệu môn Triết học Mac-Lenin | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (H01)
Trường: Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Khái niệm
– “Cái riêng” là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một
quá trình riêng lẻ nhất định.
Ví dụ như hai bạn này là một cái riêng, những loại bút là cái riêng,…
– “Cái chung” là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
chung không những có một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Ví dụ: hai bạn này có chung đặc điểm nhận dạng về giới tính, về sinh học là
con người, hay bút có chung công dụng viết – đ rõ ràn ể
g vềề mặt đ nh nghĩa, chúng ị
ta cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”.
“Cái đơn nhất” là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những
thuộc tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở
bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.
Về mặt ngữ nghĩa, “cái đơn nhất” gần giống với cái cá biệt.
Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850
mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao
này. Hay như mỗi người có đặc điểm riêng biệt về kiểu gen, tính cách,…
Phần giao thoa giữa 03 “cái riêng” A, B, C là “cái chung”. Phần không giao
thoa với bất cứ cái gì là “cái đơn nhất”.
Trong lịch sử tri t học ềế
đã có hai xu hướng - duy thực và duy danh - đốếi lập nhau giải quy t
ềế vấến đềề quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
+, Phái duy thực: cái chung mới là cái có thực vì nó tồn tại độc lập, k phụ thuộc cái riêng và sinh ra cái riêng
VD: chúa là cái chung, có trc, tồn tại khách quan trọng các sự vật riêng lẻ => quan điểm duy tâm
+, Phái duy danh: các sự vật riêng lẻ, cá biệt là những cái có thực, còn những cái phổ biến là
tên gọi đó con người gán cho.
VD: "con người" là cách gọi riêng lẻ, không có con người nói chung => xu hướng duy vật
nhưng không thấy đc sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng
Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần xem xét …
II. Mối quan hệ biện chứng
giữa “cái riêng” và “cái
chung” và “cái đơn nhất”
1. “Cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.
“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái riêng”.
Nhìn vào hình minh họa sẽ thấy có cái chung chỉ có thể tồn tại trong cái riêng
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Bất kì
quả bưởi riêng biệt nào cũng biểu hiện đặc trưng đó
Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.
Ví dụ: trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp
có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
2. “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.
– Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng
tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung
Điều này có nghĩa là “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng nó không cô lập
nhau. Thông qua các mối liên hệ, sự chuyển hóa, các “cái riêng” có liên hệ
nhau, giao nhau. Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao
nhau, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, tạo ra cái chung nào đó
Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt
là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...
Ví dụ: doanh nghiệp khó có thể tồn tại mà không tuân theo các quy tắc
chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh, quan hệ cung cầu).
– chính vì mốếi quan h này mà ệ
“cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi.
Mỗi “cái riêng” sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định, theo điều kiện môi trường mà biến đổi thành một “cái riêng” khác, cứ
lặp lại như thế và kết quả của sự biến hóa vô cùng tận này là tất cả “cái
riêng” đều có liên hệ với nhau.
3. “Cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, còn “cái riêng”
không gia nhập hết vào “cái chung”.
– nhìn vào hình minh họa rất rõ, cái chung rút ra từ cái riêng, là bộ phân của cái riêng
– Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại, bất cứ “cái
riêng” nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm mà chỉ nó mới có, hay nói
cách khác là cái đơn nhất, không nằm trong cái chung
- Từ đó có thể rút ra kết luận: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng
hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái
riêng. Vì vậy, việc giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung
mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.
Ví dụ: khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết
mỗi vấn đề riêng, cần xem xét những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái
đơn nhất, cái đặc thù của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải
quyết mỗi vấn đề riêng.
4. “Cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại.
– Sự chuyển hóa “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và “cái chung” biến
thành “cái đơn nhất” sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự
vật, trong những điều kiện nhất định.
Ví dụ: một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân
rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể
thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái
chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung
– Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ
ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, cái cá biệt.
Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng
hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay thế cái cũ và trở thành “cái chung”.
Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là “cái chung”, cái cũ biến
dần thành “cái đơn nhất”.
III. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung”, ta
rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:
1. Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”.
Vì “cái chung” chỉ tồn tại trong và thông qua “cái riêng”, nên chỉ có thể tìm
hiểu, nhận thức về “cái chung” trong “cái riêng” chứ không thể ngoài “cái riêng”.
Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu “cái chung”, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ
những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
2. Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào
từng trường hợp “cái riêng”.
– Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận đó tác
động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái riêng” mà không gia nhập
vào “cái chung”, nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng”
dưới dạng đã bị cải biến.
Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm trong “cái riêng”
này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia. Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất
nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung”.
– Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ
cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu không chú ý đến sự cá biệt hóa,
đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào
sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh.
Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì lại
rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp thu cái hay từ
bên ngoài. Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.
3. Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải
quyết những vấn đề riêng.
Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại bên ngoài mối
liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một
cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung.
Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa lý
luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải quyết
những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ không
có định hướng mạch lạc.
4. Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành
“cái chung” và ngược lại.
Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, “cái
đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại, nên trong hoạt động
thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển,
trở thành “cái chung” nếu điều này có lợi.
Ngược lại, phải tìm cách làm cho “cái chung” tiêu biến dần thành “cái đơn
nhất” nếu “cái chung” không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người.