Cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân chín (Dàn ý + 2 mẫu) | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân chín tuyển chọn dàn ý chi tiết kèm theo 2 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh lớp 10 tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn phân tích đánh giá đoạn thơ ngày một tốt hơn.
Preview text:
Dàn ý cảm nhận Mùa xuân chín khổ 1 I – Mở bài
- Giới thiệu Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, theo đuổi chủ
nghĩa tượng trưng siêu thực
- “Mùa xuân chín” là một sáng tác của Hàn Mạc Từ trích trong tập “Đau thương” (1938) II – Thân bài
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ * Các hình ảnh thơ:
- Làn nắng ửng: ảnh nắng nhẹ, tươi tắn của mùa xuân.
- Khói mơ tan: làn khói nhẹ, mơ màng.
- Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng: hình ảnh những mái nhà tranh với sắc vàng lấm tấm.
- Tà áo biếc: tà áo màu xanh biếc hoặc có thể hiểu màu xanh của thiên nhiên như tấm áo.
- Giàn thiên lí: mùa xuân đến cùng giàn thiên lí thắm tươi.
* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:
- Màu sắc được miêu tả cụ thể.
- Các sự vật sống động.
⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ ngập tràn tình xuân rạo rực.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- Các kết hợp từ: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc là
những kết hợp danh từ, tính từ độc đáo.
⇒ Hệ thống các tính từ đặc sắc đã miêu tả sắc xuân sinh động, phong phú.
3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần • Nhịp điệu: 4/3.
• Gieo vần chân, vần lưng linh hoạt, tự do tạo không khí phóng khoáng cho bức
tranh thiên nhiên rực rỡ sắc xuân.
- Các biện pháp tu từ:
• Nhân hóa: gió trêu. Có thể hiểu "gió" là một chàng trai đa tình.
• Đảo ngữ: sột soạt gió trêu tà áo biếc nhằm nhấn mạnh âm thanh sột soạt của gió.
• Hoán dụ: tà áo biếc – hình ảnh con người. Có thể hiểu đây là hình ảnh người
con gái thẹn thùng trong tà áo biếc.
- Các yếu tố từ, câu:
• Từ láy: lấm tấm, sột soạt → gợi hình, tạo liên tưởng cho người đọc về một mùa xuân sinh động.
• Câu đặc biệt: Trên giàn thiên lí. → không phải một trạng ngữ chỉ nơi chốn,
giàn thiên lí là sự vật hiện tượng trong mỗi bước xuân sang.
⇒ Khổ thơ miêu tả sự hiện diện của mùa xuân đã, đang len lỏi trong từng cảnh vật qua
cách cảm nhận của một tâm hồn thi sĩ tài hoa với niềm yêu đời tha thiết. III. Kết bài
Ngôn ngữ kết tinh với tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một "
mùa xuân chín" vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.
Cảm nhận bài thơ Mùa xuân chín khổ 1
Mùa xuân- mùa của sự sinh sôi nảy nở đã đi vào trang văn của biết bao thế hệ thi sĩ
với những nét đẹp khác nhau. Đôi lúc mùa xuân với bông hoa tím biếc mọc giữa dòng
sông xanh của Thanh Hải, có khi lại là mùa xuân một đi không trở lại với những nét
đẹp khó quên trong nhưng dòng thơ của Xuân Diệu.. Còn với Hàn Mặc Tử thì mùa
xuân chính là những làn nắng nhẹ nhàng chiếu rọi lên giàn thiên lí trên mái nhà tranh.
Bức tranh mùa xuân đó đã được Hàn Mặc Tử khắc họa rõ nét trong khổ đầu bài thơ
"Mùa xuân chín". Một mùa xuân căng mọng và nhẹ nhàng quyến luyến.
"Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang"
Ánh nắng xuất hiện trong "Mùa xân chín" không phải là những hạt nắng hay giọt nắng
vàng mà ánh nắng ở đây là những làn nắng nhẹ nhàng và mỏng manh. "Làn nắng" gợi
cho ta cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, cái nắng ấy như một tấm lụa được dệt bằng ánh
sáng, đang uốn mình trong cái gió xuân. Không chỉ vậy nắng xuân ở đây là nắng ửng,
cái nắng nhẹ nhàng hiện lên, chiếu rọi xuống những mái nhà tranh như vệt hồng ửng
lên trên má người thiếu nữ. Những làn nắng ấy còn ẩn hiện trong khói mờ tan, những
vệt nắng xuyên qua làn khói ửng lên rực rỡ. Tất cả làm nổi bật cái nắng xuân trong làn
khói mờ. Vừa hư vừa thực, ảo diệu mà lại đắm say.
Trên những mái nhà tranh vừa nghi ngút khói mờ vừa được điểm tô bởi những bông
hoa thiên lí vàng tươi. Tạo nên những đốm lấm tấm vàng, như hoa dệt trên mái. Gió
xuân không chỉ trêu đùa làn nắng mà còn trêu tà áo biếc. "Soạt soạt" một từ gợi thanh,
đưa ta vào khoảnh khắc tà áo tung bay trong gió, những làn gió mát nghịch ngợm luôn
qua khe tóc, lật tung tà áo, mát mẻ và đầy hương xuân. Mùa xuân có nắng có gió này
được Hàn Mặc Tử cảm nhận được khi nhìn dàn thiên lí thấy bóng xuân. Giống cách
mà các nhà thơ thời trước thấy khói trên sông sẽ nhớ về quê nhà thì Hàn Mặc Tử cũng
vậy, nhờ dàn thiên lí mà thấy bóng xuân. Bức tranh mùa xuân hiện lên một cách nhẹ
nhàng và tươi đẹp, luồn lách vào tâm trí gợi lại cho ta những mùa xuân thơ ấu, có
nắng vàng chiếu rọi và những ngọn gió mát mẻ, đơn giản nhưng rất đỗi trữ tình.
Bằng những câu thơ miêu tả tài tình và bện pháp nhân hóa, ta thấy được một bức tranh
mùa xuân từ trên cao với làn nắng hòa trong khói mờ đến những nơi thấp hơn như mái
nhà với dàn thiên lí. Tác giả đã đưa ta đến với nhiều góc nhìn khác nhau từ cao xuống
thấp, từ xa đến gần. Bức tranh mùa xuân trong khổ đầu bài thơ "Mùa xuân chín" chín
là mùa xuân vừa mới đến độ căng mọng, nhẹ nhàng và ngát hương thơm.
Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân chín
Đoạn 1 trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử đã vẽ ra một bức tranh xuân
tràn đầy sức sống nhưng cũng đầy chất lãng mạn. Khi tả nắng người ta thường sử
dụng ánh nắng nhưng ở đây tác giả lại dùng từ "làn nắng" để tô đậm sự nhẹ nhàng
uyển chuyển của nắng. Là khói mơ màng tan trong không trung. Đó là làn khói mà
ánh nắng rọi vào không khí hay là khói của nhà ai dậy sớm nhóm bếp? Dù hiểu theo
nghĩa nào thì ta cũng thấy được sự cảm nhận đầy tinh tế của Hàn Mặc Tử. Bên cạnh
ánh nắng thì mái nhà tranh cũng được hiện ra trong bức tranh xuân lấm tấm vàng. Và
cô gió đang trêu ghẹo tà áo biếc nghe sột soạt. Cách nhân hóa làn gió trêu ghẹo tà áo
càng làm bừng lên sức sống mãnh liệt căng tràn của mùa xuân. Và ngoài kia, giàn
thiên lý đã bắt đầu nở hoa và những chiếc lá xanh tươi mơn mởn đang thi nhau khoe
sắc đã báo hiệu mùa xuân đã sang thật rồi.