-
Thông tin
-
Quiz
Cân bằng phản ứng sau: FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl - Hóa học 11
Mô tả quá trình phản ứng: Phản ứng hoá học giữa FeCl2 (clorua sắt II) và AgNO3 (nitrat bạc) dẫn đến tạo thành hai sản phẩm chính là Fe(NO3)2 (nitrat sắt II) và AgCl (clorua bạc). Quá trình này xảy ra khi hai chất phản ứng ứng với nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Hóa Học 11 156 tài liệu
Hóa Học 11 478 tài liệu
Cân bằng phản ứng sau: FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl - Hóa học 11
Mô tả quá trình phản ứng: Phản ứng hoá học giữa FeCl2 (clorua sắt II) và AgNO3 (nitrat bạc) dẫn đến tạo thành hai sản phẩm chính là Fe(NO3)2 (nitrat sắt II) và AgCl (clorua bạc). Quá trình này xảy ra khi hai chất phản ứng ứng với nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Hóa Học 11 156 tài liệu
Môn: Hóa Học 11 478 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Hóa Học 11
Preview text:
Cân bằng phản ứng sau: FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl
1. Phương trình phản ứng FeCl2 tác dụng với AgNO3
FeCl2 + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2AgCl
Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ bình thường
Cách thức thực hiện phản ứng: Cho AgNO3 (chất rắn) tác dụng với dung dịch muối FeCl2.
Mô tả quá trình phản ứng: Phản ứng hoá học giữa FeCl2 (clorua sắt II) và AgNO3 (nitrat bạc) dẫn
đến tạo thành hai sản phẩm chính là Fe(NO3)2 (nitrat sắt II) và AgCl (clorua bạc). Quá trình này
xảy ra khi hai chất phản ứng ứng với nhau.
Hiện tượng sau phản ứng: xuất hiện kết tủa trắng bạc clorua AgCl.
Đặc điểm của chất sản phẩm: Fe(NO3)2 là một hợp chất của sắt II, có màu xanh nhạt và là một
chất rắn hút ẩm. Trên thực tế có thể được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau, bao gồm phân
tích hoá học và điều chế các hợp chất sắt khác. AgCl là một hợp chất clorua của bạc, là một chất
rắn màu trắng và có tính chất kém tan trong nước. AgCl thường được sử dụng trong các ứng
dụng như phân tích hoá học, sản xuất chất tẩy và nghiên cứu vật liệu.
Ứng dụng của phản ứng: Có thể được sử dụng để điều chế các hợp chất sắt và bạc khác nhau hoặc
từ sản phẩm AgCl có thể tiếp tục quá trình tách riêng AgCl và Fe(NO3)2 để thu được các chất
riêng lẻ. AgCl là một chất có khả năng làm trắng và tẩy mạnh nên quá trình tạo AgCl từ phản ứng
này có thể được tận dung để tạo ra các sản phẩm chất tẩy chuyên dụng. Ngoài ra, các ứng dụng
trong lĩnh vực vật liệu có thể được khám phá và tận dụng để tạo ra các vật liệu có tính chất đặc biệt.
2. Đặc điểm, tính chất của FeCl2 và AgNO3
- Đặc điểm FeCl2 : là một hợp chất hoá học có tên là sắt II clorua, tồn tại ở dạng rắn hoăc ngậm
nước. Nếu ở dạng rắn thì có màu trắng hoặc xám, còn ở dạng ngậm nước thì có màu xanh nhạt.
Nếu để ngoài không khí thì dễ bắt lửa và bị oxi hoá thành sắt III. Tính chất hoá học của FeCl2 :
+ Mang đầy đủ tính chất hoá học của muối.
+ Tác dụng với dung dịch kiềm : FeCl2 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + 2NaCl
+ Tác dung với muối : FeCl2 + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2AgCl
+ Thể hiện tính khử mạnh khi phản ứng với chất oxi hoá mạnh : 2FeCl2 +Cl2 -> 2FeCl3
- Đặc điểm AgNO3: là chất rắn có màu trắng, tan tốt trong nước và có nhiệt độ nóng chảy là 212
độ C. Một số tính chất hoá học của AgNO3 bao gồm:
+ Tác dụng với kim loại : Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
+ Tác dụng với axit : AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3
+ Tác dụng với muối : 2AgNO3 + BaCl2 -> 2AgCl + Ba(NO3)2
+ Oxi hoá được muối sắt II : Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag
3. Một số bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm: A. Fe(NO3)2, H2O B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư
Câu 2. Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây? A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)3, AgNO3
Câu 3. Trong các phản ứng với phi kim, sắt thường đóng vai trò là chất gì? A. Oxi hoá B. Khử C. Xúc tác
D. Chất tạo môi trường
Câu 4. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hoá? A. Fe2O3 + HNO3 đặc nóng B. ZnS + HNO3 đặc nóng C. FeSO4 + HNO3 loãng D. Cu + HNO3 đặc nóng
Câu 5. HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4 B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3 C. CuS, Pt, SO2, Ag
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2
Câu 6. Có các mệnh đề sau:
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh
(2) Ion NO có tính oxi hoá trong môi trường axit
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt
Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là: A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (2) và (3) D. (1) và (2)
Câu 7. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh B. Có khí thoát ra C. Có kết tủa đỏ nâu D. Kết tủa màu trắng
Câu 8. Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo
ra chất không tan (kết tủa). Chất X là: A. BaCl2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D. H2SO4
Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe -> muối A1 -> muối A2 -> muối A3 -> Fe. Biết A1, A2, A3 là
các muối của sắt II. Theo thứ tự A1, A2, A3 lần lượt là: A. FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4 B. FeS, Fe(NO3)2, FeSO4 C. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4 D. FeCl2, FeSO4, FeS
Câu 10. Cho 3,36 gam bột sắt vào 300ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2
0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là: A. 6,12 B, 3,24 C. 0,96 D. 4,2
Câu 11. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là: A. 16,0 B. 11,2 C. 16,8 D. 18,0
Câu 12. Những nhận định sau về kim loại sắt
(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình (2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+
(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội
(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất
(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái đất có từ tính
(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+
Số nhận định đúng là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 13. Sắt có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CuSO4, Cl2, HNO3 đặc nguội, HCl
B. Mg(NO3)2, O2, H2SO4 loãng, S C. AgNO3, Cl2, HCl, NaOH
D. Cu(NO3)2, S, H2SO4 loãng, O2
Câu 14. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với Fe(NO3)2 là: A. NaOH, Mg, KCl, H2SO4 B. AgNO3, Br2, NH3, HCl C. AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3 D. KCl, Br2, NH3, Zn
Câu 15. Dung dịch X có chứa FeSO4, dung dịch Y có chứa Fe2(SO4)3. Thuốc thử nào sau đây có
thể sử dụng để phân biệt X và Y là: A. dung dịch NH3
B. dung dịch KMnO4 trong H2SO4 C. kim loại Cu
D. tất cả các đáp án trên
Câu 16. Có các nhận xét sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3 xảy ra ăn mòn điện hoá
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt
(3) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thấy có kết tủa màu đỏ nâu và thoát khí
(4) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch NaOH loãng nguội, thấy thanh nhôm tan dần
(5) Đốt cháy dây sắt trong khí clo thấy hình thành muối sắt II clorua bám trên thanh sắt Số nhận xét đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3,
NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)3 và FeS2? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(NO3)2 trong bình kín không có không khí thu được V lít
khí (đktc) và 16 gam Fe2O3. Giá trị của V, m là A. 5,04 lít, 36 gam B. 10,08 lít, 36 gam C. 5,04 lít, 18 gam D. 10,8 lít, 3,6 gam Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B B B C D D C C C Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án A A B D B D B A B