Câu hỏi lý thuyết môn Luật Thương mại có lời giải
Câu hỏi lý thuyết môn Luật Thương mại có lời giải của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật Thương mại
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508
Câu 1: Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư
nhân/ chủ hộ kinh doanh là thương nhân?
Vì nó phải thoả 5 điều kiện đặc biệt là điều kiện thứ 5 bắt buộc cá nhân hay tổ
chức kinh tế phải đăng ký kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có hoặc không có
tư cách pháp nhân ra đời và được gọi là thương nhân
CSPL: Khoản 1 Điều 6 LTM 2005
Câu 2: Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư
nhân/chủ hộ kinh doanh là một bên của hợp đồng trong hoạt động thương mại?
Doanh nghiệp tư nhân/ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp/ chủ hộ kinh doanh
là một bên của hợp đồng trong hoạt động thương mại vì các lý do sau:
1. Chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu được thiết lập
giữacác chủ thể là thương nhân. Mà căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 LTM
2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Doanh nghiệp tư nhân tuy không có tư cách pháp nhân nhưng vẫn được
xem là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là duy
nhất bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp, có quyền định đoạt với “số
phận” của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát
sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy để xác định
doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp tư nhân là thương nhân, ta
cần xác định tư cách chủ thể khi thực hiện hành vi thương mại và đối
tượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định vấn đề này:
+ Giấy chứng nhận ĐKKD được cấp cho DNTN
+ Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh được quy định cho DNTN
+ DNTN là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.
+ Và chỉ trong các quan hệ tố tụng liên quan đến trách nhiệm cuối
cùng và cao nhất đối với doanh nghiệp thì chủ DNTN mới là
nguyên đơn hoặc bị đơn trước cơ quan tố tụng.
=> Doanh nghiệp tư nhân là thương nhân không có tư cách pháp nhân
3. Theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, “Hộ kinh
doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập
và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh của hộ”. ăn cứ vào khái niệm và những quy định về hộ kinh lOMoARcPSD| 36443508
doanh trong Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và khái niệm thương nhân
trong Luật Thương mại năm 2005 như đã phân tích có thể khẳng định,
hộ kinh doanh là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm 2005.
Như vậy, nhóm em cho rằng doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh sẽ
là một bên của hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Câu 3: Doanh nghiệp tư nhân/ hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư
nhân/chủ hộ kinh doanh là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng
Chủ doanh nghiệp tư nhân/ hộ kinh doanh là nguyên đơn, bị đơn, người có
ql,nv liên quan vì theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015, tổ chức
không có tư cách pháp nhân không được quyền đứng tên là chủ thể tham gia
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày
25/9/2020 Hướng dẫn một số nội dung trong công tác kiểm soát việc giải quyết
vụ án kinh doanh, thương mại, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã hướng dẫn:
Đối với các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp tư nhân phải xác định chủ
doanh nghiệp tư nhân là đương sự chứ không phải doanh nghiệp tư nhân là đương sự
5. Trong những trường hợp nào Luật Thương mại 2005 không mặc nhiên
được áp dụng mà chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên hợp đồng 1.
Theo Khoản 3 điều 1 Luật TM: Hoạt động không nhằm mục đích sinh
lợicủa một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động
không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này 2.
Đối với những hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam
(khiđó, Luật Thương mại không được đương nhiên áp dụng), nhưng nếu các bên
thỏa thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc chọn áp dụng luật
nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng
Luật Thương mại Việt Nam (khoản 2 Đ 1 LTM) 3.
khoản 2 Điều 5: Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước
ngoàiđược thoả thuận áp dụng pháp luật nếu pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam. khoản 2 Điều 663 BLDS: phân biệt hđ mua bán quốc tế với nước ngoài.
10. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên
đều là thương nhân Việt nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được
xác lập và thực hiện tại Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng
rằng: hợp đồng này chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Căn
cứ quy định pháp luật liên quan, hãy nhận xét về ý kiến trên. Theo nhận lOMoARcPSD| 36443508
xét của em về ý kiến này chúng ta cần phải áp dụng Điều 11 và Điều 4 của Luật Thương mại 2005
- Đầu tiên tại K1 Điều 11 Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong
hoạt động thương mại quy định rằng nếu không trái pháp luật, thuần
phong mỹ tục, đạo đức xh thì nhà nước tôn trọng và bảo hộ cho sự thỏa
thuận của 2 bên -> lựa chọn BLDS là vi phạm điều 1.
- nhưng nếu trong quá trình hoạt động thương mại mà có sự tranh chấp
mà blds không hoặc quy định không rõ ràng lúc này chúng ta cần phải
xét về k2 Đ4 nếu HĐTM đặc thù được quy định trong luật khác thì áp
dụng quy định của luật đó
Với nhận xét trên ý kiến của em cho rằng khi 2 bên thương nhân
Vn thỏa thuận với nhau thì nhà nước sẽ tôn trọng thỏa thuận đó nhưng
nếu gặp những vấn đề đặc biệt liên quan đến luật thương mại hoặc các
luật khác nhưng blds không hoặc quy định không rõ ràng thì sẽ áp dụng theo pl đó.
BT01: Luật áp dụng: Nguồn luật nào được áp dụng đối với các quan hệ
hợp đồng sau đây? Giải thích tại sao? 1.
Bệnh viện công lập T ký kết hợp đồng với công ty CP Y, theo đó T
ủy thác cho Y nhập khẩu một thiết bị y tế công nghệ cao từ nước D; trong
hợp đồng T và Y không thỏa thuận về luật áp dụng.
- Luật Việt Nam (Luật thương mại 2005 và pháp luật có liên quan +
BLDS)+ Luật nước D sẽ được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng này do:
● Thứ nhất, đối tượng của quan hệ dân sự giữa bệnh viện T và công
ty Y là thiết bị y tế công nghệ cao từ nước D nên đây là hợp đồng
có yếu tố nước ngoài căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015
● BV T không phải thương nhân (khoản 3 Điều 1)-> được quyền chọn pháp luật
● Thứ hai, việc không thoả thuận về luật áp dụng trong hợp đồng
có yếu tố nước ngoài giữa bệnh viện T và công ty Y dẫn đến việc
không xác định được pháp luật áp dụng. Do đó,căn cứ theo khoản
3 Điều 664 BLDS 2015 thì luật được áp dụng trong trường hợp
này là Luật thương mại 2005 2.
Công ty TNHH V có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng mua
bán hàng hóa với Công ty S có trụ sở tại Singapore, theo đó V bán cho S
100 tấn cà phê nhân Robusta, giao hàng theo điều kiện “FOB cảng Cát Lái
TP.Hồ Chí Minh, Incoterms 2010”; trong hợp đồng V và S không thỏa
thuận về luật áp dụng.
Cty V và cty S đều là thương nhân -> có yếu tố nước ngoài -> Tập quán
nước ngoài và Luật nước ngoài
- Điều ước quốc tế cụ thể là quy tắc Incoterms 2010 sẽ được áp dụng đối
với quan hệ hợp đồng này do: lOMoARcPSD| 36443508
● Thứ nhất, đây là quan hệ dân sự giữa Cty V và công ty S có trụ
sở tại Singapore nên đây là hợp đồng có yếu tố nước ngoài căn cứ
vào điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015
● Thứ hai, việc không thoả thuận về luật áp dụng trong hợp đồng
có yếu tố nước ngoài giữa Cty V và công ty S dẫn đến việc không
xác định được pháp luật áp dụng. Tuy nhiên, trong hợp đồng giữa
2 bên có áp dụng điều kiện “FOB cảng Cát Lái TP.Hồ Chí Minh,
Incoterms 2010” nên quan hệ dân sự này sẽ áp dụng điều ước
quốc tế cụ thể là bộ nguyên tắc Incoterms 2010 3.
Công ty A ( Thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) ký hợp
đồngmua hàng của một thương nhân Pháp ( thương nhân ở nước xuất
khẩu) để bán cho một thương nhân Anh ( thương nhân ở nước nhập khẩu)
mà không làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam và các bên
thỏa thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Pháp.
Luật được áp dụng là luật thương mại Pháp, do giao dịch giữa các bên đủ điều
kiện áp dụng luật nước ngoài theo pháp luật thương mại Việt Nam qui định.
Thứ nhất, căn cứ theo khoản 2 Điều 663 đây là hợp đồng có yếu tố nước ngoài,
giao dịch của công ty A với các thương nhân Pháp và Anh với công ty A chỉ
đóng vai trò trung gian kí kết hợp đồng đối với giao dịch nước ngoài lãnh thổ Việt nam.
Thứ hai, giao dịch giữa các bên đã thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật
thương mại Pháp và đủ điều kiện áp dụng luật nước ngoài theo qui định pháp luật.
Có yếu tố nước ngoài (khoản 2 Điều 663) 4.
Công ty B (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN
chế xuất trong khu chế xuất ) ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty
C (không phải là DN chế xuất và nằm ngoài khu chế xuất), theo đó hàng
hóa được bên bán đưa ra khỏi khu chế xuất để giao cho bên mua và các
bên đã thỏa thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Hàn Quốc
CSPL: Khoản 1 Điều 1, Khoản 1 Điều 2 LTM 2005
Đây là hoạt động thương mại giữa các thương nhân Việt Nam thực hiện trên
lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Công ty B là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động trong khu
chế xuất nên công ty B là thương nhân Việt Nam vì thành lập tại Việt Nam (khoản 4 Điều 16).
=> Đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Điều 28 LTM
2005 dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không có yếu tố nước ngoài lOMoARcPSD| 36443508
vì bên bán và bên mua đều là thương nhân Việt Nam, hàng hóa được giao nhận trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp này yếu tố “mua bán hàng hóa quốc tế” chỉ làm phát sinh
nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng không
làm phát sinh quyền chọn luật của các bên do không phải hợp đồng có yếu tố nước ngoài 11.
Quan hệ dân có yếu tố nước ngoài được quy đinh tại điểm b khoản 2 điều 663 blds
"Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đốitượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài." hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
VD như đối với hình thức xuất khẩu, hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc từ nội địa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng
Nhưng cần lưu ý rằng với cách thức xác định hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế thông qua các hình thức như trên thì quan hệ mua bán hàng hóa
quốc tế theo LTM 2005 không phải lúc nào cũng đồng nhất với quan hệ mua
bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quan hệ mua bán hàng hóa giữa
hai thương nhân Việt Nam trong đó có sự dịch chuyển hàng hóa (đưa ra/đưa
vào) khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật để giao cho bên mua
trên lãnh thổ Việt Nam được xác định là quan hệ mua bán hàng hóa quốc (dưới
hình thức nhập khẩu/xuất khẩu hàng hóa) nhưng không phải là quan hệ mua
bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài.
12.Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc
kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán có quyền giao hàng và
bên mua phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá
mà bên mua đã biết hoặc phải biết nếu thực hiện việc kiểm tra hàng hoá?
Nhận định sai, Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thương mại 2005 sửa
đổi bổ sung 2023: “Trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại
diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán lOMoARcPSD| 36443508
phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện bên mua có điều kiện tiến hành việc
kiểm tra.” Như vậy, việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng không phải là
nghĩa vụ của bên mua (không tồn tại dưới dạng một quy phạm bắt buộc giống
với bên bán) mà chỉ trở thành nghĩa vụ của bên mua nếu các bên có thỏa thuận
việc kiểm tra hàng hóa trong hợp đồng. Lúc này, nếu bên mua hoặc đại diện
bên mua không thực hiện việc kiểm tra trước khi giao hàng thì bên bán có
quyền giao hàng theo hợp đồng và bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm đối với
những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết (khoản 3, khoản 4).
Mặt khác, nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về việc kiểm tra
thì bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiết khuyết nào của hàng hóa có
trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua theo quy định tại khoản 2 Điều 40 LTM 2005.
Khoản 2, khoản 5 vẫn được dùng
13. Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận về
đồng tiền thanh toán?
- TH1: Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập trước ngày BLDS
2015 có hiệu lực pháp luật (cụ thể là tháng 10/2015)
Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán hàng hóa trên không
thể tự do thỏa thuận về đồng tiền thanh toán vì căn cứ theo Điều 128
BLDS 2005 quy định như sau: “ Giao dịch dân sự có mục đích và nội
dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu …
tôn trọng.” Hợp đồng mua bán hàng hóa trên trong quy định này đã vi
phạm điều cấm của pháp luật cụ thể là các quy định tại Điều 22 Pháp
lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2013; quy định tại
Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN. Vì hợp đồng trên trái với
Pháp lệnh quy định tại Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN do đó
hợp đồng này sẽ bị vô hiệu. Cũng tức là không thể tự do thỏa thuận về
đồng tiền thanh toán trong trường hợp trên
- TH2: Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập sau ngày BLDS
2015 có hiệu lực (cụ thể 1/1/2018)
Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán hàng hóa trên vẫn có
thể tự do thỏa thuận về đồng tiền thanh toán vì căn cứ theo Điều 123
BLDS 2015 quy định như sau: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung
vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu… tôn trọng.”
Đối với quy định Điều 123 BLDS 2015 đã có sự thay đổi so với
quy định tại Điều 128 BLDS 2005 ở cụm từ “vi phạm điều cấm của
pháp luật” thành “vi phạm điều cấm của luật.” Chính vì vậy nếu áp
dụng tương tự quy định tại Điều 22 Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 3 Thông tư
32/2013/TTNHNN mà cho rằng hợp đồng mua bán hàng hóa trên không
được tự do thỏa thuận về đồng thanh toán là chưa hợp lý vì căn cứ theo
Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và điểm b lOMoARcPSD| 36443508
khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
2020 quy định Bộ luật, luật được ban hành bởi Quốc hội và Pháp lệnh
và Thông tư không phải là những văn bản luật. Vì vậy, hợp đồng mua
bán hàng hóa trong trường hợp này có thể tự do thỏa thuận về đồng tiền
thanh toán và không vi phạm điều cấm của luật.
Bài tập 01: Gánh chịu tổn thất a)
DNTN B ký kết hợp đồng bán cho Công ty TNHH M 20 tấn bắp (ngô),
giaocho Công ty vận tải L tại kho của B. Trên đường vận chuyển, xe của L bị
lật xuống đèo khi đang chạy trong thời tiết mưa lớn gây hư hỏng toàn bộ lô
hàng. Được biết, trong hợp đồng giữa B và M không có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro.
Căn cứ theo điều 58 LTM 2005 quy định chuyển rủi ro trong trường hợp không
có địa điểm giao hàng xác định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp
đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ
giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng
hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.”
Trong trường hợp này, việc vận chuyển thông qua giao kết hợp hợp đồng với
người vận chuyển và giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên được hiểu là hành
vi chuyển giao quyền chiếm hữu hàng hóa cho người vận chuyển, nên vì không
có thỏa thuận khác trong việc chuyển đổi rủi ro, bên mua là TNHH M phải gánh
chịu tổn thất thiệt hại lô hàng 20 tấn bắp ngô trong hợp đồng giao kết với công ty DNTN B. b)
Hai bên B (bên bán)và M(bên mua)thỏa thuận thời điểm bên bán B giao
hàng và bên mua M nhận hàng là 07 giờ sáng ngày 20/6/2020 tại một địa điểm
xác định. Đúng 07 giờ sáng ngày 20/6/2020, bên B đã chuẩn bị hàng hóa sẵn
sàng giao cho bên M, nhưng tại thời điểm đó, bên M vẫn chưa tới nhận hàng.
Vào 07 giờ 40 phút, trời đổ mưa to, một bộ phận hàng đã bị ngấm nước và hư hỏng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 LTM 2005:
“ Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp
khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của
Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên
mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua
vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;”
Trong trường hợp này, rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển cho
bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt cho bên mua và bên lOMoARcPSD| 36443508
mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Vậy bên mua M phải chịu tổn thất
thiệt hại hư hỏng hàng hóa do vi phạm hợp đồng căn cứ theo Điều 61 LTM 2005.
Bài tập 2: Giá hàng hóa Sự việc:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A (bên bán)
và Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, các bên thỏa
thuận Công ty A giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc
cho Công ty B vào ngày 15/7/2018 với giá 15.000.000 đồng/tấn, thanh toán trong
vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng.
Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2018. Đến ngày 16/7/2018, qua
điện thoại, Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm
nhất đến ngày 20/7/2018 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao
hàng. Nhưng trong cuộc điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả.
Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2018, Công ty A yêu
cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 15.700.000 đồng/tấn
với lý do giá thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường
vào ngày 20/7/2018 là 15.700.000 đồng/tấn. Cụ thể:
10 tấn x 15.000.000 đồng = 150.000.000 đồng +
05 tấn x 15.700.000 đồng = 78.500.000 đồng = Tổng cộng: 228.500.000 đồng
Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018 bằng với
giá thép giao ngày 15/7/2018 là 15.000.000 đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm
số lượng, còn giá cả thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán
nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc giao trước đó. Do vậy, công ty B chỉ phải
thanh toán tổng cộng số tiền là 225.000.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi
ro do biến động giá cả thị trường, mặt khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếu
giá thị trường ngày 20/7/2018 sụt giảm. Trái lại công ty A cho rằng trường hợp
hai bên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị trường. Câu hỏi:
Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên giữa công ty A và công ty B.
Hợp đồng bằng văn bản của công ty A và công ty B vào ngày 30.6.2018 là hợp
đồng hợp pháp, không trái quy định, vi phạm thuần phong mỹ tục và hàng hóa
của A không được coi là không phù hợp với hợp đồng → hợp đồng vẫn có hiệu lOMoARcPSD| 36443508
lực theo Điều 11 LTM 2005 và Điều 39 LTM 2005 → công ty B thanh toán với
giá 15tr/tấn cho công ty A là hợp lý.
Hợp đồng giao lần 2 của công ty A và công ty B đã giao kết hợp đồng bằng
miệng vào ngày 16.7.2018 (Trao đổi bằng điện thoại) → Hợp đồng vẫn có hiệu
lực theo Điều 24 Luật TM 2005 và khoản 1 Điều 119 BLDS 2015.
Do cả hai bên không thỏa thuận về giá cả nên căn cứ vào Điều 52 LTM 2005 ,
K2 Điều 433 BLDS 2015 sẽ dựa vào giá của hàng hóa đó trên thị trường trong
các điều kiện tượng tự. Theo đó, khoản 2 Điều 433 BLDS 2015 qui định:
“Điều 433. Giá và phương thức thanh toán
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá,
phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức
thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.”
Do vậy, ý kiến của A là không hợp lý (do giá thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ
Hàn Quốc trung bình trên thị trường vào ngày 20/7/2018 là 15.700.000 đồng/tấn
mà trước đó 16/7/2018, Công ty B mới giao kết hợp đồng mới với Công ty A
giao thêm 5 tấn thép cùng loại và thanh toán cho cả hai lần giao hàng) => Nên
căn cứ vào Điều 400 BLDS 2015 qui định về thời điểm giao kết hợp đồng, đó là
thời điểm thỏa thuận và áp dụng giá thị trường trước ngày 20/7/2018.
Vì vậy chấp nhận yêu cầu của B chỉ phải thanh toán tổng cộng số tiền là
150.000.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do biến động giá cả thị trường Chương 4: NHẬN ĐỊNH
1. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân. -
Nhận định đúng, bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân
trong trường hợp việc đại diện đó nằm ngoài phạm vi đại diện của bên
đại diện cho các thương nhân -
CSPL: khoản 4 Điều 145 LTM 2005
2. Trong mọi trường hợp, bên đại diện đều phải tuân thủ sự chỉ dẫn
củabên giao đại diện. lOMoARcPSD| 36443508 -
Nhận định sai, không phải mọi trường hợp bên đại diện đều phải tuân thủ
sự chỉ dẫn của bên giao đại diện mà chỉ khi trong hợp đồng đại diện
không có thoả thuận khác hoặc chỉ dẫn của bên giao đại diện không trái
quy định của pháp luật thì bên đại diện mới có nghĩa vụ phải tuân thủ sự
chỉ dẫn của bên giao đại diện -
CSPL: khoản 3 Điều 145 LTM 2005
3. Bên đại diện có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao
kết giữa bên giao đại diện với bên thứ 3 sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt -
Nhận định đúng, bên đại diện chỉ có quyền hưởng thù lao đối với những
hợp đồng được giao kết giữa bên giao đại diện với bên thứ 3 sau khi hợp
đồng đại diện chấm dứt nếu những hợp đồng đó nằm trong phạm vi đại
diện hoặc những hợp đồng được ký kết đó có sự góp sức của bên đại diện -
CSPL: khoản 1 Điều 147 LTM 2005
4. Bên đại diện trong mọi trường hợp không được nhân danh chính
mìnhkhi thực hiện các hoạt động thương mại. -
Nhận định sai, không phải mọi trường hợp bên đại diện không được nhân
danh chính mình khi thực hiện các hoạt động thương mại mà chỉ trong
trường hợp hợp đồng đại diện không có thỏa thuận khác thì bên đại diện
mới không được nhân danh chính mình khi thực hiện các hoạt động thương mại. -
CSPL: khoản 4 Điều 145 LTM 2005
5. Bên môi giới phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa
cácbên được môi giới (2 cách trả lời) -
Nhận định sai, trừ trường hợp hợp đồng môi giới có thoả thuận khác hoặc
bên môi giới có uỷ quyền của bên được môi giới trong việc thực hiện hợp
đồng thì nghĩa vụ của bên môi giới là không được tham gia thực hiện hợp
đồng giữa các bên được môi giới. Do đó, bên môi giới không phải chịu
trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới -
CSPL: khoản 4 Điều 151 LTM 2005 -
Nhận định sai, trừ trường hợp hợp đồng môi giới có thoả thuận bên môi
giới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi
giới thì nghĩa vụ của bên môi giới là chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp
lý của các bên được môi giới lOMoARcPSD| 36443508 -
CSPL: khoản 3 Điều 151 LTM 2005
6. Trong mọi trường hợp, bên môi giới không được tham gia thực hiệnhợp
đồng với các bên được môi giới. -
Nhận định sai, không phải mọi trường hợp bên môi giới không được tham
gia thực hiện hợp đồng với các bên được môi giới. Vì trong trường hợp
hợp đồng môi giới có thỏa thuận hoặc bên môi giới có uỷ quyền của bên
được môi giới trong việc thực hiện hợp đồng thì bên môi giới được tham
gia thực hiện hợp đồng với các bên được môi giới. - CSPL: khoản 4 Điều 151 LTM 2005
7. Bên môi giới không được ký hợp đồng môi giới với cả bên mua và
bênbán trong cùng một quan hệ mua bán hàng hoá. -
Nhận định sai, vì quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới
và bên được môi giới, bên môi giới phải là thương nhân còn bên được
môi giới không nhất thiết phải là thương nhân. Đối tượng của hợp đồng
môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên
được môi giới với nhau. Do đó, việc LTM 2005 không có quy định trong
nghĩa vụ của bên môi giới cũng như theo tính chất của hợp đồng môi giới
thì bên môi giới được ký hợp đồng môi giới với cả bên mua và bên bán
trong cùng một quan hệ mua bán hàng hoá.
8. Trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu bên uỷ
tháccó thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác tất cả các hàng hoá lưu thông
hợp pháp tại Việt Nam. -
Nhận định sai, trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu
bên uỷ thác không thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác tất cả các hàng hoá
lưu thông hợp pháp tại Việt Nam vì có trường hợp hàng hoá đó lưu thông
hợp pháp ở Việt Nam nhưng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu,
cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu thì bên uỷ thác không thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác -
CSPL: Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017
9. Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại trong đó, bên đại
lýnhân danh chính mình, bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên
thứ ba và chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba. Nhận định sai lOMoARcPSD| 36443508
CSPL: Điều 166, điều 170; khoản 5 điều 175 Luật Thương Mại 2005
Căn cứ vào điều 166 Luật thương mại 2005, đại lý thương mại là một hoạt động
thương mại mà trong đó bên giao đại lý thỏa thuận với bên đại lý về việc nhân
danh chính mình để mua hoặc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của bên giao đại
lý cho bên thứ ba để hưởng thù lao. Căn cứ vào điều 170 LTM 2005 thì bên giao
đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên đại lý, và với tư cách là chủ
sở hữu của hàng hóa, bên giao đại lý được toàn quyền định đoạt đối với hàng
hóa của mình cũng như phải chịu rủi ro đối với hàng hóa cũng như gánh chịu
mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, bên đại lý
chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi bên giao đại lý chứng minh được bên đại lý
vi phạm khoản 5, điều 175 quy định về nghĩa vụ của đại lý : “ Bảo quản hàng
hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên
đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất
lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây
ra” thì bên đại lý sẽ chịu trách nhiệm liên đới bồi thường.
VD: Bên đại lý nhập hàng hóa của bên giao đại lý về bán cho khách hàng, sau
đó khách hàng có dấu hiệu ảnh hưởng về sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm
hàng hóa đó. Với tư cách là chủ sở hữu hàng hóa thì trách nhiệm sẽ thuộc về bên
giao đại lý, tuy nhiên nếu bên giao đại lý chứng minh được rằng bên đại lý không
đảm bảo khâu kiểm tra, bảo quản hàng hóa trước khi giao đến tay bên thứ ba
theo quy định tại khoản 5 điều 175 Luật Thương Mại thì bên đại lý phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường.
Vì vậy, đại lý thương lại là một hoạt động thương mại mà trong đó bên giao đại
lý thỏa thuận với bên đại lý về việc nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho bên thứ ba để hưởng thù lao nhưng
sẽ không chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba 10.
Các bên có thể thỏa thuận quyền sở hữu hàng hoá được chuyển
giaocho bên đại lý kể từ thời điểm bên giao đại lý giao hàng cho bên đại lý. (minh)
Nhận định sai, căn cứ theo Điều 170 Luật Thương mại 2005 vì luật không quy
định nếu như 2 bên không có trường hợp khác thì cho dù hàng hóa đã được bên
giao đại lý chuyển cho bên đại lý nhưng bên giao đại lý sẽ vẫn còn quyền sở hữu
hàng hóa đã được chuyển giao. 11.
Trong quan hệ đại lý thương mại, các bên có quyền đơn phương
chấmdứt hợp đồng đại lý. lOMoARcPSD| 36443508
Nhận định đúng, căn cứ vào khoản 1 Điều 177 Luật Thương mại 2005 thì quan
hệ đại lý có thể bị chấm dứt nếu như 1 trong 2 bên thông báo cho bên kia về việc
chấm dứt hợp đồng đại lý bằng văn bản sau một thời gian hợp lý hoặc sau 60 ngày.
Bài tập 7: Tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại
Ngày 15/01/2015 Công ty A (bên A) ký kết với Công ty B (bên B) một
hợp đồng môi giới. Theo đó, Công ty B có nghĩa vụ môi giới Công ty A với
Công ty C của nước C để Công ty A xuất khẩu sản phẩm thiết bị lạnh công
nghiệp của mình sang nước C. Trong hợp đồng môi giới, điều khoản về thu
lao và thanh toán có quy định như sau:
“2.1 Mức thù lao: “Bên B được hưởng thù lao bằng 1,2% giá trị hợp
đồng mà Bên A ký kết được với công ty C.”
2.2 Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B bằng chuyển
khoản vào tài khoản của bên B bằng tiền đồng Việt nam theo tỷ giá của
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam tại thời điểm thanh toán.
2.3 Thời hạn thanh toán: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được
tiền thanh toán của Công ty C.”
Ngày 30/6/2015 A đã ký kết được hợp đồng với C trên cơ sở môi giới
của B. Trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa, A đã giao lô hàng trị giá 10
triệu USD cho C tại cảng TP. Hồ Chí Minh. Theo hợp đồng giữa A và C thì
C được trả chậm sau 90 ngày kể từ ngày được giao hàng để tạo điều kiện
cho C xuất khẩu lô hàng đó sang nước D sau khi hàng cập cảng tại nước C
và dùng tiền thu được để thanh toán tiền hàng cho A. Tuy nhiên, sau đó C
không xuất khẩu được lô hàng sang nước D nên không có tiền để thanh toán cho A.
Ngày 30/9/2015 B đã gửi công văn yêu cầu A thanh toán tiền thù lao
môi giới là 120.000 USD, thời hạn thanh toán là 15/10/2015. Trong suốt thời
gian đó đến 30/11/2017 A vẫn không thanh toán tiền thù lao môi giới cho B,
nhưng do trong thời gian đó B có nhiều thay đổi nhân sự nên không ai quan
tâm đến việc này. Đến ngày 15/12/2017 B mới lại gửi công văn yêu cầu một
lần nữa A thanh toán tiền thù lao môi giới là 120.000 USD, cộng với tiền lãi
trên số tiền chậm trả tính từ 16/10/2015 đến 15/12/2017, theo lãi suất nợ quá
hạn trung bình trên thị trường vào ngày 15/12/2017 là 15%/năm, bằng
39.000 USD, thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng lOMoARcPSD| 36443508
Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM, tại thời điểm thanh toán. Thời
hạn thanh toán đến 30/12/2017.
A cho rằng C chưa thanh toán tiền hàng nên A chưa phải thanh toán
cho B. Mặt khác đến thời điểm tháng 12/2017 thì thời hiệu khởi kiện đối với
yêu cầu thanh toán thù lao đã hết, nên đằng nào thì A cũng không có nghĩa vụ thanh toán nữa. Hỏi:
1. Công ty B có quyền được hưởng thù lao môi giới từ hợp
đồngmôi giới với Công ty A?
Căn cứ theo điều 150 LTM năm 2005
“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương
nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc
đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được
hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.”
Và tại tình huống trên công ty A đã ký kết với công ty B hợp đồng
môi giới với nội dung công ty B có nghĩa vụ môi giới công ty A và
công ty C của nước C để Công ty A xuất khẩu sản phẩm thiết bị
lạnh công nghiệp của mình sang nước C. Có thể thấy công việc của
công ty B là công việc môi giới quy định tại Điều 150, và công ty
B đã thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình tại điều 151 và đã thành
công bằng việc Công ty A đã ký kết được hợp đồng với C trên cơ
sở môi giới của B. Nên B đã hoàn thành nghĩa vụ và có quyền nhận
thù lao môi giới từ hợp đồng môi giới với công ty A.
2. Công ty A đã có nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao môi giới haychưa?
Công ty A chưa có nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao môi giới cho
công ty B căn cứ theo khoản 1 điều 153 Luật thương mại 2005
Cụ thể hơn trong hợp đồng môi giới hai bên đã thỏa thuận về thời
điểm nhận th ù lao vào lúc về thời hạn trả thù lao nên áp dụng
khoản 1 Điều 153 là hợp lý và trong điều luật có quy định rằng:
“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi lOMoARcPSD| 36443508
giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.”
Và A đã ký kết với công ty C vào ngày 30/06/2015 nhưng trong hợp
đồng môi giới có thỏa thuận thời điểm là: “Trong vòng 10 ngày kể
từ ngày nhận được tiền thanh toán của Công ty C.” Do đó, khi
C chưa thanh toán thì vẫn chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán của A với B
3. Công ty B có quyền yêu cầu Công ty A thanh toán tiền lãi
dochậm thanh toán như trên hay không?
- Công ty B không có quyền yêu cầu cty A thanh toán lãi do chậm
thanh toán vì A chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán thù lao đối với
B khi C chưa trả tiền nên việc chậm thanh toán là không có vì thế không phát sinh lãi
4. Thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu thanh toán thù lao
môigiới đã kết thúc hay chưa?
- Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ
thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại. (Điều 319 LTM 2005)
CHƯƠNG 5 - BÀI TẬP CHO THUÊ
Bài tập 01: Gánh chịu tổn thất Tháng 7/2017 Công ty TNHH C cho Công ty
CP T thuê một xe xúc đất để T thi công san lấp mặt bằng tại một công trường ở
Quận 9 TP. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2017 (trong thời hạn thuê), do bất cẩn của
người điều khiển là người lao động của T, chiếc xe xúc đất bị lật xuống kênh
bên mép công trường và hư hỏng nặng. Được biết, trong hợp đồng các bên
không thỏa thuận về việc chuyển rủi ro.
Trong trường hợp này, Công ty CP T (bên thuê) phải gánh chịu tổn thất vì:
- Đầu tiên, ta cần xác định trong hợp đồng thuê xe xúc đất giữa Công ty
TNHH C (bên cho thuê) và Công ty CP T (bên thuê) không có thoả
thuận về việc chuyển rủi ro dẫn đến việc hợp đồng cho thuê này không
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 274 LTM 2005. Do đó, bên chịu
những rủi ro về sự mất mát, hư hỏng của đối tượng cho thuê trong hợp
đồng ở đây là Công ty TNHH C (bên cho thuê)
- Tuy nhiên,từ việc bất cẩn của người điều khiển là người lao động của T
đã làm hỏng chiếc xe xúc đất thuê từ Công ty TNHH C (người lao động
của T thì phải nằm dưới sự quản lý của Công ty CP T) cho thấy Công ty
CP T (bên thuê) đã vi phạm nghĩa vụ bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều lOMoARcPSD| 36443508
271 LTM 2005 là phải giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời
hạn thuê và đó được xem là lỗi của Công ty CP T (bên thuê).
- Do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 273 LTM 2005 thì tuy không có thoả
thuận về việc chuyển rủi ro trong hợp đồng thuê giữa 2 bên nhưng tổn
thất ở đây (chiếc máy xúc bị hư hỏng nặng) là do lỗi của bên phía Công
ty CP T (bên thuê) gây ra nên tổn thất này phải do Công ty CP T gánh chịu.
Bài tập 02: Cho thuê hàng hoá Công ty A là chủ sở hữu của một trang trại nuôi
gia súc. Trong đợt dịch lở mồm long móng, mặc dù gia súc trong trang trại này
không bị dịch nhưng do không giải quyết được việc tiêu thụ nên công ty A đã
quyết định cho công ty cổ phần B thuê toàn bộ trang trại nói trên để khai thác
vì công ty B có cơ sở chế biến gia súc và kho chứa hàng đông lạnh có trữ lượng
lớn. Qua đợt dịch, công ty A quyết định không kinh doanh trang trại này nữa
mà bán toàn bộ trang trại cho công ty C. Sau khi hợp đồng mua bán được ký
kết, công ty C đến tiếp quản đàn gia súc. Do hợp đồng thuê trang trại vẫn còn
hiệu lực nên công ty B không đồng ý giao trang trại và đàn gia súc cho công ty C. Hỏi: a)
Việc làm trên của công ty B có đúng theo quy định của Luật thương mại
hiện hành không? Tại sao?
Việc làm trên của công ty B là hoàn toàn đúng theo quy định của Luật thương
mại hiện hành vì hợp đồng thuê trang trại nuôi gia súc (công ty A) của công ty
B vẫn còn hiệu lực nên căn cứ theo Điều 283 LTM hiện hành quy định về việc
thay đổi quyền sở hữu trong thời hạn thuê: “ Mọi thay đổi về quyền sở hữu đối
với hàng hóa cho thuê không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng cho thuê.”
Như vậy, thì bản thân công ty B là bên được thuê hoàn toàn có quyền chiếm
hữu và sử dụng trang trại nuôi gia súc này theo hợp đồng cho thuê và theo quy
định của pháp luật mà không phải bàn giao lại cho công ty C đến khi kết thúc thời hạn thuê CSPL: Điều 283 LTM b)
Biết rằng kể từ khi trang trại được công ty B thuê cho đến khi trang trại
đượcbán cho công ty C, đàn heo được nuôi trong trang trại đã phát triển từ
22.000 con lên 25.000 con. Ai sẽ là chủ sở hữu đối với 3.000 con heo mới được sinh ra nói trên?
- Chủ sở hữu đối với 3.000 con heo mới sinh ra nói trên sẽ là công ty B vì
căn cứ theo Điều 282 LTM hiện hành thì trừ trường hợp có thỏa thuận
khác, thì mọi lợi ích phát sinh từ hàng hóa cho thuê(cụ thể 3000 con heo
mới được sinh ra từ trang trại nuôi gia súc) trong thời hạn thuê sẽ thuộc
về bên thuê là công ty B. Có thể thấy, vì bản thân công ty A cũng không
có thỏa thuận với công ty B về lợi ích phát sinh trong của việc khai thác,
sử dụng trang trại chăn nuôi trong thời hạn công ty B thuê sẽ thuộc về
ai, và ở thời điểm công ty A bán trang trại chăn nuôi cho công ty C thì
thời hạn thuê của công ty B vẫn còn nên căn cứ theo Điều 282 thì chủ sở
hữu đối với 3.000 chú heo sẽ thuộc về công ty B. - CSPL: Điều 282 LTM