-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ngắn văn minh Ấn Độ - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 3. Nền văn minh Harappa giai cấp thống trị xã hội là ai?A. Vị vuaB. Tầng lớp quý tộcC. Tầng lớp tăng lữD. Cả 3 đều đúng Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Câu hỏi ngắn văn minh Ấn Độ - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 3. Nền văn minh Harappa giai cấp thống trị xã hội là ai?A. Vị vuaB. Tầng lớp quý tộcC. Tầng lớp tăng lữD. Cả 3 đều đúng Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
VĂN MINH ẤN ĐỘ
Tập trung chủ yếu trang 109 - 121
Câu 1. Dòng sông nào nuôi dưỡng cho nền văn minh đầu tiên của Ấn Độ? A. Sông Hằng B. Sông Ấn C. Sông Nile D. Sông Hoàng Hà
Câu 2. Nền văn minh đầu tiên của sông Ấn được khai sinh ở thành phố nào? A. Harappa và Mohenjo Daro B. Harappa và Lothal C. Mohenjo Daro và Mehgraph D. Punjap và Lothal
Câu 3. Nền văn minh Harappa giai cấp thống trị xã hội là ai? A. Vị vua B. Tầng lớp quý tộc C. Tầng lớp tăng lữ D. Cả 3 đều đúng
Câu 4. Nguồn gốc của người Aryan là ai?
A. Những người nói hệ ngôn ngữ Ấn – Âu
B. Những người trồng trọt nói hệ ngôn ngữ Ấn – Âu
C. Những người chăn thả gia súc nói hệ ngôn ngữ Ấn – Âu
D. Những người thương nhân nói hệ ngôn ngữ Ấn – Âu
Câu 5. Phát biểu nào đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?
A. Người Aryan là chủ nhân của nền văn minh sông Ấn
B. Người Dravida là chủ nhân của nền văn minh sông Ấn
C. Người Dravida là chủ nhân của nền văn minh sông Hằng
D. Người Aryan là chủ nhân của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng
Câu 6. Vị thần thủ lĩnh của người Aryan trong giai đoạn ban đầu là ai?
A. Thần Brahma (thần Sáng tạo) 1
B. Thần Vishnu (thần Bảo vệ),
C. Thần Siva (thần Hủy diệt)
D. Thần Indra (thần chiến trận và sấm sét)
Câu 7. Varna trong tiếng Ấn nghĩa là gì?
A. Phân biệt về tôn giáo
B. Phân biệt về nghề nghiệp
C. Phân biệt về đẳng cấp xã hội
D. Phân biệt về dòng tộc, tôn giáo
Câu 8. Những tòa nhà thành phố Harappa và Monhenjo Daro được xây dựng bằng chất liệu gì? A. Bằng gạch nung B. Bằng đá C. Bằng gỗ D. Bằng lá cây
Câu 9. Trong văn hóa Harappa, giai cấp thượng lưu thờ cúng nhân vật nào? A. Thần Mẹ B. Vị thần có sừng C. Vị thần bò D. Cả 3 vị thần
Câu 10. Thánh Kinh Vệ Đà của người Aryan nội dung phản ánh những vấn đề gì? A. Những bài thánh ca
B. Bài ca ca ngợi các thần C. Nghi thức hiến tế D. Cả 3 đều đúng
Câu 11. Vị thần nào có quyền lực để hỗ trợ cho những người cầu xin được thành công trong công việc? A. Ganesha B. Brahma C. Laskmi D. Shiva
Câu 12. Trong xã hội của người Aryan, đẳng cấp nào là cao nhất? 2 A. Ksatrya B. Vaisya C. Brahmin D. Sudra
Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn đến sự kết thúc của nền văn hóa Harappa?
A. Những người lãnh đạo bất tài
B. Sự tấn công của người Aryan C. Thiếu đất sinh sống
D. Muốn tìm vùng đất chăn thả gia súc
Câu 14. Nền văn minh Harappa và Monhenjo – Daro công cụ lao động chủ yếu thuộc chất liệu nào? A. Đồ đá cũ B. Đồ sắt C. Đồ đồng D. Đồ đá mới
Câu 15. Thời kì Harappa và Monhenjo – Daro đã buôn bán với những quốc gia nào? A. Trung Quốc B. Miến Điện C. Lưỡng Hà D. Cả 3 đều đúng
Câu 16. Nền kinh tế ban đầu của người Aryan là gì? A. Nông nghiệp B. Chăn thả gia súc C. Đánh bắt cá
D. Chăn thả gia súc và trồng trọt
Câu 17. Những ngôi nhà và làng của người Aryan được xây dựng bằng chất liệu gì? A. Bằng gạch nung B. Bằng đá C. Bằng gỗ và rơm D. Bằng lá cây
Câu 18. Nhận định nào sau đây là Đúng trong xã hội người Aryan,
A. Nam giới rất được coi trọng 3
B. Nữ giới rất được coi trọng
C. Cả nam nữ đều được coi trọng
D. Không có sự phân biệt nam nữ
Câu 19. Vị thần nào thể hiện sự vượt khó trong cuộc sống? A. Ganesha B. Brahma C. Laskmi D.Shiva
Câu 20. Trò chơi được yêu thích nhất của người Aryan được phản ánh trong thánh kinh Veda? A. Cá độ B. Đổ Xúc xắc C. Đua ngựa D. Tổ tôm
Phần này: có thêm câu hỏi ở trang 251- 262
Câu 21. Người đã sáng lập ra Phật giáo là ai? A. Siddartha Gautama B. Moses C. Jesus D. Muhammad
Câu 22. Ai là người sáng lập vương triều Maurya (321-232 tr.CN) trong lịch sử Ấn Độ? A. Chandragupta B. Mahapadma Nanda C. Bimbisara D. Asoka
Câu 23. Vị vua nào đã biến Phật giáo thành quốc giáo của Ấn Độ? A. Chandragupta B. Mahapadma Nanda C. Bimbisara D. Asoka
Câu 24. Niết bàn trong nghĩa nhà Phật là gì?
A. Trạng thái thanh thản vĩnh hằng B. Trạng thái siêu thoát C. Trạng thái an nhiên D.Trạng thái bình yên
Câu 25. Hoạt động trọng tâm trong nghi lễ người Aryan là gì? A. Nhảy múa B. Hiến tế C. Cầu nguyện D.Thờ phụng
Câu 26. Sự khác biệt cơ bản giữa Phật giáo và Bà la môn giáo, khiến Phật giáo
có thể thu hút giới bình dân là gì?
A. Quan niệm về các thần 4 B. Quan niệm về tu luyện
C. Quan niệm về hệ thống đẳng cấp D. Cả 3 vấn đề
Câu 27. Vấn đề trung tâm trong học thuyết của Đức Phật là gì? A. Vấn đề giải thoát
B. Vấn đề cứu rỗi linh hồn
C. Vấn đề bình an trong tâm hồn D. Vấn đề đau khổ
Câu 28. Mục đích của việc phân chia đẳng cấp của người Aryan là gì? A. Phân biệt chủng tộc
B. Khẳng định quyền của người Aryan
C. Ngăn chặn hôn nhân dị chủng D. Cả 3 đều đúng
Câu 29. Nguyên nhân nội tại khiến Phật giáo suy tàn?
A. Cuộc sống buông lỏng kỷ luật của các nhà sư
B. Người Balamon thay đổi cách thờ phụng
C. Tất cả mọi người đều có thể tôn thờ Balamon giáo
D. Nghi lễ Balamon gắn liền với đời người
Câu 30. Từ khi xuất hiện ở Nam Á, người Aryan đã tạo ra 2 tôn giáo lớn nào? A. Ấn giáo và Sik
B. Đạo Jain và Phật giáo C. Phật giáo và Ấn giáo D. Đạo Sik và Đạo Jain 5