Câu hỏi nhận định môn Luật Hiến pháp có lời giải chi tiết

Câu hỏi nhận định môn Luật Hiến pháp có lời giải chi tiết của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36443508
Nhận định Hiến pháp
1. Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.
Sai. Vì Hiến pháp ra đời từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản, là sản phẩm của cuộc
cách mạng dân chủ tư sản, còn Nhà nước ra đời từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, do đó
Nhà nước xuất hiện trước Hiến pháp.
2. Ở nước ta, Hiến pháp đã ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sai. Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được thông qua vào ngày 09 tháng 11
năm 1946.
3. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Sai. Vì nhân dân ngoài thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp thì nhân dân còn thể hiện quyền lực nhà nước gián tiếp
thông qua các quan khác của Nhà nước, đồng thời bên cạnh thực hiện quyền lực nhà
nước gián tiếp, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
4. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp
1992.
Sai. Vì theo Hiến pháp 1992, thì chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp,
theo Điều 147 của Hiến pháp 1992, còn trong bản Hiến pháp 2013, thì ngoài
Quốc
hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp thì Ủy ban dự thảo Hiến
pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp,
theo Khoản 3 Điều 120 của Hiến pháp 2013.
5. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp
1946.
Sai. Vì trong bản Hiến pháp 1946 có quy định về cách sửa đổi Hiến pháp phải do
Nghi viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi, và những điều thay đổi đấy
sau khi được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết, theo
Khoản
b và c Điều thứ 70 của Hiến pháp 1946, còn trong bản Hiến pháp 2013, thì việc
Quốc hội sửa đổi Hiến pháp khi ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết
tán thành, theo Khoản 1 Điều 120 của Hiến pháp 2013.
6. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sai. trong các bản Hiến pháp của nước VNDCCH, thì 1 bản Hiến pháp không
ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là bản Hiến pháp 1946, bởi
lẽ do bối cảnh lịch sử đặc biệt, cùng lúc đó Đảng của nước ta phải lui về hoạt
động một ch mật, đồng thời bản Hiến pháp lúc bấy giờ của nước ta chịu ảnh
hưởng của các bản Hiến pháp các nước tư bản, mà các nước ấy lại là đa đảng, cho
lOMoARcPSD|36443508
nên không có ghi nhận công lao hoặc định hướng của Đảng để tránh nhiều bất cập
có liên quan.
7. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau .
Sai. Vì quyền con người là phạm trù rộng hơn quyền công dân, vì quyền công dân là phải
gắn liền với quốc tịch, còn quyền con người chỉ toàn bộ tất cả mọi người không phân
biệt quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo,... Những quyền lợi liên quan đến quyền con người đều có
cụm từ “Mọi người quyền…”, “Không ai quyền…”, còn về quyền công dân thì
‘Công dân có quyền…”
8. Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ thể bị hạn chế
theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” .
Sai. theo Hiến pháp 2013 quy định trong Khoản 2 Điều 14 quyền con người,
công dân chỉ thể bị hạn chế theo quy định của luật, chứ không phải theo quy
định của pháp luật. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành
thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật bao gồm: luật, bộ luật,
các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết, Thông tư, Nghị định,… Luật chỉ
do Quốc hội ban hành. Vấn đề về nhân quyền không bị sự tùy tiện hoặc lợi dụng từ
nhiều phía, để tránh việc quyền lợi của người dân trở thành một sự kìm hãm bắt
buộc.
9. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người quyền sống. Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” . Sai. Như câu
8.
10. Hiến pháp năm 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người việc khám xét chỗ do
pháp luật quy định.
Sai. Như câu 9.
11. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào được
nhiều phiếu hơn là người trúng cử.
Sai. Trong cuộc bầu cử lại, thì ứng cử viên nhiều phiếu hơn cần phải có quá
nửa số phiếu nhưng phải hợp lệ thì mới người trúng cử, tránh trường hợp đó
những phiếu bầu ảo, phiếu bầu gian dối, làm ảnh hưởng đến tính trung thực của
cuộc bầu cử
12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng
cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu.
Sai. bầu bổ sung đại biểu trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn
lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 2 năm thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu
Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm k, theo Khoản 1 Điều 89 của Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân, còn việc bầu cử đầu nhiệm kỳ mà số
người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu cử thêm, theo Khoản
1 Điều 79 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc
bầu cử thêm sẽ được thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ nếu nhân sự chưa đủ, còn việc
lOMoARcPSD|36443508
bầu bổ sung sẽ được diễn ra khi thời gian của nhiệm kỳ còn hơn 2 năm và thiếu hơn
10% tổng số đại biểu.
13. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng bầu cử quốc gia quan hoạt
động thường xuyên của Quốc hội.
Sai. Vì Hội đồng bầu cử quốc gia quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ
chức bầu cử đại biểu Quốc hội, theo Khoản 1 Điều 117 Hiến pháp 2013. Hội đồng
bầu cử quốc gia chỉ quan lâm thời của Quốc hội để tổ chức bầu cử, sau khi
kết thúc cuộc bầu cử thì Hội đồng này sẽ tan rã, và sẽ được tái thành lập vào cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội tiếp theo.
14. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội chỉ thực hiện hoạt động giám sát
tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Đúng. hoạt động giám sát tối cao là hoạt động giám sát các cơ quan đầu não của
đất nước như Chính phủ, Chủ tịch nước... Mà đó chính là các cơ quan nhà nước
trung ương.
15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự
án luật trước Quốc hội .
Sai. Vì ngoài đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, còn có
1 số cá nhân khác có quyền trình dự án luật trước Quốc hội như:Chủ tịch nước,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan trung ương của tổ chức
thành viên của Mặt trận.
16. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội quyền hủy bỏ văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Sai. Sai. Vừa sai về cách dùng từ vừa sai về nội dung. Phải thay từ “hủy bỏ” thành
“bãi bỏ’, vì “hủy bỏ’ là những văn bản đã được thông qua nhưng chưa được áp dụng,
17. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp, Th
tướng quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm hoặc cách chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thủ trưởng quan
ngang bộ.
Sai. Vì theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp,
Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có nhiệm vụ quyết định tun bố tình trạng chiến
tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, theo Khoản 9 Điều 74 Hiến
pháp 2013. Đồng thời, trong Khoản 3 Điều 28 của Luật tổ chức Chính phủ Khoản
1 Điều 53 của Luật tổ chức Quốc hội không có nêu ra quyền hạn của Thủ tướng và
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho vấn đề y. Còn nếu vấn đề quá cấp bách cần
thiết, thì Thủ tướng phải trình cho Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác
của Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thành viên khác của Chính phủ, theo
Khoản 3 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
lOMoARcPSD|36443508
18. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải được
quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Sai. Vì có những Nghị quyết của Quốc hội cần phải có hơn 2/3 đại biểu Quốc hội
tán thành, đó là: Nghị quyết về việc làm, sửa đổi Hiến pháp; Nghị quyết về việc
kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội; Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội., theo Khoản 1 Điều 85 của Hiến pháp 2013.
19. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
Sai. Ủy ban thường vQuốc hội chỉ quan thường trực của Quốc hội, còn
các quan chuyên môn của Quốc hội sẽ là: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn
phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và 9 Ủy ban chuyên môn, theo Điều 44 Luật Tổ
chức Quốc hội năm 2014.
20. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ quyền
đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ
.
Sai. Ủy ban thường vụ Quốc hội không chỉ có quyền đình chỉ mà còn có quyn bãi
bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ nếu như các văn bản y trái với Nghị
quyết Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này được quy định
trong điều 51 khoản 1 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
21. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu Đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền đại biểu.
Sai. đại biểu Quốc hội chỉ bị mất quyền đại biểu khi bị kết tội bằng bản án, quyết
định của Tòa án, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án hiệu lực pháp luật,
theo khoản 2 điều 39 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Còn việc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự chỉ là bước đầu tiên cho quá trình khởi tố, nên lúc đó đại biểu Quốc
hội vẫn còn quyền đại biểu của bản than mình.
22. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả Đại biểu Quốc hội đều hoạt động kiêm
nhiệm.
Sai. Vì Đại biểu Quốc hội không bắt buộc đều phải hoạt động kiêm nhiệm, mà còn
có những đại biểu hoạt động không kiêm nhiệm, chỉ có Phó Chủ tịch Quốc hội
là hoạt động chuyên trách, theo điều 23 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
23. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước quyền phủ quyết các đạo
luật do Quốc hội ban hành.
Sai. Quốc hội quan quyền lập Hiến, lập pháp nên chỉ Quốc hội
quyền phủ quyết các đạo luật. Quốc hội quan cao nhất và quan thành lập
nên Chủ tịch nước, nên xét trên cương vị vai trò, thì Chủ tịch nước lại vai vế nhỏ
hơn Quốc hội, do đó Chủ tịch nước không thẩm quyền để phủ quyết các đạo luật
do Quốc hội ban hành, theo Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp 2013.
lOMoARcPSD|36443508
24. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao.
Sai. Bởi Chủ tịch nước phải căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chứ không phải theo
đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, tuân theo Khoản 3 Điều 88 của Hiến
pháp 2013.
25. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các pháp
lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông qua.
Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước chỉ có quyền đề
nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày pháp lệnh được thông qua. Do đó, việc Chủ tịch nước phải công bố tất cả
các pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày ktừ ngày các pháp lệnh này được
thông qua việc không bắt buộc, việc công bố pháp lệnh chậm nhất 15 ngày,
kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp
lệnh, theo Khoản 2 Điều 85 Hiến pháp 2013.
26. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định về độ tuổi của ứng
cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước và quy định Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc
hội.
Sai. Vì trong các bản Hiến pháp của lịch sử Việt Nam, thì chỉ duy nhất bản Hiến
pháp 1959 bản Hiến pháp duy nhất quy định về độ tuổi của Chủ tịch nước từ
35 tuổi trở lên, và đồng thời không bắt buộc là đại biểu Quốc hội, theo Điều 62 của
Hiến pháp 1959.
27. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước chỉ quyền tham dcác
phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết .
Sai. trong những cuộc họp của Chính phủ, một khoảng thời gian cuộc họp
cần mặt của Chủ tịch nước để bàn về những vấn đề công việc liên quan,
do đó, Chủ tịch nước bắt buộc phải tham gia mọi cuộc họp của Chính phủ để thảo
luận và bàn bạc, theo Điều 90 Hiến pháp 2013.
28. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thủ trưởng quan thuộc Chính phủ. Sai.
thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng
quan ngang Bộ, còn Thủ trưởng quan thuộc Chính phủ như Tổng Giám đốc đài
truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc đài tiếng nói Việt Nam,… Không quy định chung
với Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
29. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ do Quốc hội bầu ra.
Sai. Quốc hội chỉ bầu ra Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn cho các chức vụ
khác trong Chính phủ, theo Điều 8 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
lOMoARcPSD|36443508
30. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Sai. Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước
Quốc hội, y ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, theo Điều 1 của Luật Tổ
chức Chính phủ năm 2015.
31. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi
hành và bãi bcác văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Sai.
Thủ tướng chỉ có quyền đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
chứ không có quyền bãi bỏ các văn bản ấy, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội
bãi bỏ. Chính thế Thủ tướng không thể trực tiếp bãi bỏ các văn bản trái pháp luật
của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà phải thông qua Quốc hội, theo Khoản 8 Điều 28 Luật
tổ chức Chính phủ 2015.
32. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức thành viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sai. Vì Thủ tướng chỉ có quyền phê chuẩn kết quả bầu đối với chức vụ Chủ tịch
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo Khoản 7 Điều 28 Luật tổ chức
Chính phủ 2015.
33. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân thể bị Hội
đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm.
Sai. Vì Chánh án Tòa án nhân dân không phải do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu,
do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, do đó Hội đồng nhân dân
không có quyền nêu trên, nếu Chánh án Tòa án nhân dân các cấp có vi phạm thì sẽ
do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp cách chức, theo Luật tổ chức chính
quyền địa phương.
34. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát chung.
Sai. căn cứ Khoản 1 Điều 2 của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014,
Viện kiểm sát nhân dân chức năng thực hiện quyền công tố kiểm soát các
hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra, xét xử của tòa, thi hành án,...)
35. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát thể bị Hội đồng
nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm.
Sai. căn cứ theo Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Viện trưởng
Viện kiểm sát không thể bị Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, bởi Viện trưởng
Viện kiểm sát thuộc về mảng bên tư pháp, do chính Viện kiểm sát nhân dân tối cao
bổ nhiệm, không hề liên quan đến các quan địa phương, đồng thời Hội đồng
nhân dân chỉ lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các quan do Hội đồng bầu.
36. Theo quy định của Hiến pháp 2013, hệ thống Tòa án bao gồm: Tòa án nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa quân sự.
lOMoARcPSD|36443508
Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 107 của Hiến pháp 2013, thì Tòa án nhân dân tối cao
các Tòa án khác do luật định. Hiện nay, Luật Tổ chức toà án bao gồm: Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân
cấp huyện và các Toàn án quân sự, theo Điều 3 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân
2014.
37. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống Viện kiểm sát bao gồm: Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
Sai. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 của Hiến pháp 2013 và Điều 40 của Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân 2014. Như câu 36.
38. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định về việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát
nhân dân.
Sai. Vì Hiến pháp 1946 không quy định việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân. Vì
Hiến pháp 1946 là Hiến pháp của tư sản, theo quy tắc tam quyền phân lập, chỉ có 3
nhánh quyền pháp, Hành pháp pháp cả 3 nhánh quyền y đều ngang
hàng nhau.
39. Tho quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bắt buộc
phải là đại biểu Quốc hội.
Sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 26 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, để nhánh tư pháp
được độc lập, xét xử 1 cách khách quan.
40. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thành viên của Thường trực Hội đồng
nhân dân phải hoạt động chuyên trách.
Sai. Chỉ Phó Chủ tịch mới chuyên trách, còn Chủ tịch thể hoạt động kiêm
nhiệm, theo Khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
41. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thường trực Hội đồng nhân dân quyền
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Sai. Lấy dụ về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo Mục d Khoản 1 Điều 19 của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyền
bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của y ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng nghĩa với việc chỉ có Hội đồng nhân dân mới thể
quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, chứ
Thường trực Hội đồng nhân dân không được cấp quyền hành để thực hiện quyền
trên.
42. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghquyết của Hội đồng nhân dân
phải quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Sai. Căn
cứ Khoản 3 Điều 91 và Khoản 3 Điều 102 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
thì có những Nghị quyết cần có ít nhất hai phần ba tổng số đại
lOMoARcPSD|36443508
biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành như Nghị quyết về bãi nhiệm đại
biểu Hội đồng nhân dân.
43. Theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân
dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, thì Hội đồng nhân dân chỉ có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người
giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, còn Chánh án Tòa án nhân dân các cấp sẽ
do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao bổ nhiệm, theo Khoản 8 Điều 27 của Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp
sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, theo Khoản 3 Điều 63
của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Đồng thời, Chánh án Tòa án
nhân dân Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp thuộc về mảng tư pháp,
không liên quan đến bộ máy của chính quyền địa phương, nên Hội đồng nhân
dân các cấp không có quyền hạn được nêu trên.
44. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ quyền
chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
Sai. Vì ngoài chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, thì Hội
đồng nhân dân còn có thể chất vấn luôn những người không do Hội đồng nhân dân
bầu: Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp, Viện trưởng Viện kiểm t nhân dân cùng
cấp, theo Khoản Điều 96 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
45. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhất thiết phải là
đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Sai. Theo Khoản 3 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. thể
địa phương đó tạm khuyết chủ tịch, nên đưa phó chủ tịch lên, còn giữa 2 kì họp thì
bị khuyết, thì sẽ điều động người từ nơi khác, sẽ do quan hành chính cấp trên
trực tiếp điều động, do đó không bắt buộc.
46. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ
thi hành bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực
tiếp.
Sai. Khoản 5 Điều 29 Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban và Hội đồng
có mối quan hệ theo chiều dọc, nên chỉ có quyền đình chỉ, báo cáo Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ văn bản của Hội đồng nhân dân
cấp huyện,
47. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh chỉ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 18 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, thì
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
lOMoARcPSD|36443508
hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các y viên Trưởng ban của Hội đồng nhân
dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.
48. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp xã bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân.
Đúng. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 32 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
49. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban Phó Trưởng ban của Hội
đồng nhân cấp tỉnh, cấp huyện đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên
trách.
Sai. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 18 Khoản 2 Điều 25 của Luật tổ chức chính
quyền địa phương 2015, chỉ có Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp
huyện thể hoạt động chuyên trách, nghĩa không bắt buộc Trưởng ban phải
hoạt động chuyên trách, và sự bắt buộc y chỉ áp dụng cho Phó Trưởng ban Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
50. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban Phó Trưởng ban của Hội
đồng nhân cấp đều đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Sai.
Theo căn cứ Khoản 2 Điều 32 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, cách trả
lời giống câu 49.
51. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, P
Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
Sai. y viên không cần đưa lên phê chuẩn, theo Khoản 3 Điều 98 Hiến pháp
2013 và Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
52. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp
gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Ủy viên Ủy ban nhân dân người đứng đầu
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ
trách công an.
Sai. Theo Khoản 2 Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì
thành viên của Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch các y viên, tuy
nhiên, nếu xét cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã thì không có cơ quan chuyên môn.
53. Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định số lượng Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh là 03 người.
Sai. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 thì số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp sẽ do Chính phủ quy định,
việc số lượng bao nhiêu còn phụ thuộc địa phương đó thuộc loại nào đsố
lượng Phó Chủ tịch phù hợp.
lOMoARcPSD|36443508
54. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh là 03 người.
Sai. Căn ctheo Khoản 1 Điều 29 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015,
thì Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch, tỉnh loại II và loại III
không quá ba Phó Chủ tịch. Slượng Phó Chủ tịch không 1 con số cụ thể,
phải xem xét dựa trên địa phương đó thuộc tỉnh loại nào thì mới số lượng
Phó Chủ tịch thích hợp.
55. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đứng đầu các quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân đều là Uỷ viên Uỷ ban nhân dân.
Đúng, theo Điều 27 của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
| 1/10

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508
Nhận định Hiến pháp
1. Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.
Sai. Vì Hiến pháp ra đời từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản, là sản phẩm của cuộc
cách mạng dân chủ tư sản, còn Nhà nước ra đời từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, do đó
Nhà nước xuất hiện trước Hiến pháp.
2. Ở nước ta, Hiến pháp đã ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sai. Vì Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được thông qua vào ngày 09 tháng 11 năm 1946.
3. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Sai. Vì nhân dân ngoài thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp thì nhân dân còn thể hiện quyền lực nhà nước gián tiếp
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước, đồng thời bên cạnh thực hiện quyền lực nhà
nước gián tiếp, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
4. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp 1992.
Sai. Vì theo Hiến pháp 1992, thì chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp,
theo Điều 147 của Hiến pháp 1992, còn trong bản Hiến pháp 2013, thì ngoài Quốc
hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp thì Ủy ban dự thảo Hiến
pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp,
theo Khoản 3 Điều 120 của Hiến pháp 2013.
5. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp 1946.
Sai. Vì trong bản Hiến pháp 1946 có quy định về cách sửa đổi Hiến pháp phải do
Nghi viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi, và những điều thay đổi đấy
sau khi được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết, theo Khoản
b và c Điều thứ 70 của Hiến pháp 1946, còn trong bản Hiến pháp 2013, thì việc
Quốc hội sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết
tán thành, theo Khoản 1 Điều 120 của Hiến pháp 2013.
6. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sai. Vì trong các bản Hiến pháp của nước VNDCCH, thì có 1 bản Hiến pháp không
ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là bản Hiến pháp 1946, bởi
lẽ do bối cảnh lịch sử đặc biệt, và cùng lúc đó Đảng của nước ta phải lui về hoạt
động một cách bí mật, đồng thời bản Hiến pháp lúc bấy giờ của nước ta chịu ảnh
hưởng của các bản Hiến pháp các nước tư bản, mà các nước ấy lại là đa đảng, cho lOMoARcPSD| 36443508
nên không có ghi nhận công lao hoặc định hướng của Đảng để tránh nhiều bất cập có liên quan.
7. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau .
Sai. Vì quyền con người là phạm trù rộng hơn quyền công dân, vì quyền công dân là phải
gắn liền với quốc tịch, còn quyền con người là chỉ toàn bộ tất cả mọi người không phân
biệt quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo,... Những quyền lợi liên quan đến quyền con người đều có
cụm từ “Mọi người có quyền…”, “Không ai có quyền…”, còn về quyền công dân thì là
‘Công dân có quyền…”
8. Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
.
Sai. Vì theo Hiến pháp 2013 quy định rõ trong Khoản 2 Điều 14 là quyền con người,
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, chứ không phải theo quy
định của pháp luật. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành
và thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật bao gồm: luật, bộ luật,
các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết, Thông tư, Nghị định,… Luật chỉ
do Quốc hội ban hành. Vấn đề về nhân quyền không bị sự tùy tiện hoặc lợi dụng từ
nhiều phía, để tránh việc quyền lợi của người dân trở thành một sự kìm hãm bắt buộc.
9. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” . Sai. Như câu 8.
10. Hiến pháp năm 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người và việc khám xét chỗ ở do
pháp luật quy định. Sai. Như câu 9.
11. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào được
nhiều phiếu hơn là người trúng cử.
Sai. Trong cuộc bầu cử lại, thì ứng cử viên có nhiều phiếu hơn và cần phải có quá
nửa số phiếu nhưng phải hợp lệ thì mới là người trúng cử, tránh trường hợp đó là
những phiếu bầu ảo, phiếu bầu gian dối, làm ảnh hưởng đến tính trung thực của cuộc bầu cử
12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng
cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu.
Sai. Vì bầu bổ sung đại biểu trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn
lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 2 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu
Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ, theo Khoản 1 Điều 89 của Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, còn việc bầu cử đầu nhiệm kỳ mà số
người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu cử thêm, theo Khoản
1 Điều 79 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc
bầu cử thêm sẽ được thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ nếu nhân sự chưa đủ, còn việc lOMoARcPSD| 36443508
bầu bổ sung sẽ được diễn ra khi thời gian của nhiệm kỳ còn hơn 2 năm và thiếu hơn
10% tổng số đại biểu.
13. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan hoạt
động thường xuyên của Quốc hội.
Sai. Vì Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ
chức bầu cử đại biểu Quốc hội, theo Khoản 1 Điều 117 Hiến pháp 2013. Hội đồng
bầu cử quốc gia chỉ là cơ quan lâm thời của Quốc hội để tổ chức bầu cử, sau khi
kết thúc cuộc bầu cử thì Hội đồng này sẽ tan rã, và sẽ được tái thành lập vào cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội tiếp theo.
14. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội chỉ thực hiện hoạt động giám sát
tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Đúng. Vì hoạt động giám sát tối cao là hoạt động giám sát các cơ quan đầu não của
đất nước như Chính phủ, Chủ tịch nước... Mà đó chính là các cơ quan nhà nước ở trung ương.
15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự
án luật trước Quốc hội .
Sai. Vì ngoài đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, còn có
1 số cá nhân khác có quyền trình dự án luật trước Quốc hội như:Chủ tịch nước,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức
thành viên của Mặt trận.
16. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Sai. Sai. Vừa sai về cách dùng từ vừa sai về nội dung. Phải thay từ “hủy bỏ” thành
“bãi bỏ’, vì “hủy bỏ’ là những văn bản đã được thông qua nhưng chưa được áp dụng,
17. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ
tướng có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm hoặc cách chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Sai. Vì theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp,
Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có nhiệm vụ quyết định tuyên bố tình trạng chiến
tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, theo Khoản 9 Điều 74 Hiến
pháp 2013. Đồng thời, trong Khoản 3 Điều 28 của Luật tổ chức Chính phủ và Khoản
1 Điều 53 của Luật tổ chức Quốc hội không có nêu ra quyền hạn của Thủ tướng và
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho vấn đề này. Còn nếu vấn đề quá cấp bách và cần
thiết, thì Thủ tướng phải trình cho Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác
của Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, theo
Khoản 3 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ 2015. lOMoARcPSD| 36443508
18. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải được
quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Sai. Vì có những Nghị quyết của Quốc hội cần phải có hơn 2/3 đại biểu Quốc hội
tán thành, đó là: Nghị quyết về việc làm, sửa đổi Hiến pháp; Nghị quyết về việc
kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội; Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội., theo Khoản 1 Điều 85 của Hiến pháp 2013.
19. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
Sai. Vì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ là cơ quan thường trực của Quốc hội, còn
các cơ quan chuyên môn của Quốc hội sẽ là: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn
phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và 9 Ủy ban chuyên môn, theo Điều 44 Luật Tổ
chức Quốc hội năm 2014.
20. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền
đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ .
Sai. Ủy ban thường vụ Quốc hội không chỉ có quyền đình chỉ mà còn có quyền bãi
bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ nếu như các văn bản ấy trái với Nghị
quyết và Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này được quy định rõ
trong điều 51 khoản 1 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
21. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu Đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền đại biểu.
Sai. Vì đại biểu Quốc hội chỉ bị mất quyền đại biểu khi bị kết tội bằng bản án, quyết
định của Tòa án, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật,
theo khoản 2 điều 39 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Còn việc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự chỉ là bước đầu tiên cho quá trình khởi tố, nên lúc đó đại biểu Quốc
hội vẫn còn quyền đại biểu của bản than mình.
22. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả Đại biểu Quốc hội đều hoạt động kiêm nhiệm.
Sai. Vì Đại biểu Quốc hội không bắt buộc đều phải hoạt động kiêm nhiệm, mà còn
có những đại biểu hoạt động không kiêm nhiệm, và chỉ có Phó Chủ tịch Quốc hội
là hoạt động chuyên trách, theo điều 23 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
23. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các đạo
luật do Quốc hội ban hành.
Sai. Vì Quốc hội là cơ quan có quyền lập Hiến, lập pháp nên chỉ có Quốc hội có
quyền phủ quyết các đạo luật. Quốc hội là cơ quan cao nhất và là cơ quan thành lập
nên Chủ tịch nước, nên xét trên cương vị vai trò, thì Chủ tịch nước lại có vai vế nhỏ
hơn Quốc hội, do đó Chủ tịch nước không có thẩm quyền để phủ quyết các đạo luật
do Quốc hội ban hành, theo Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp 2013. lOMoARcPSD| 36443508
24. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao.

Sai. Bởi vì Chủ tịch nước phải căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chứ không phải theo
đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, tuân theo Khoản 3 Điều 88 của Hiến pháp 2013.
25. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các pháp
lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông qua.
Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước chỉ có quyền đề
nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày pháp lệnh được thông qua. Do đó, việc Chủ tịch nước phải công bố tất cả
các pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được
thông qua là việc không bắt buộc, và việc công bố pháp lệnh chậm nhất 15 ngày,
kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp
lệnh, theo Khoản 2 Điều 85 Hiến pháp 2013.
26. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định về độ tuổi của ứng
cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước và quy định Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội.
Sai. Vì trong các bản Hiến pháp của lịch sử Việt Nam, thì chỉ có duy nhất bản Hiến
pháp 1959 là bản Hiến pháp duy nhất quy định về độ tuổi của Chủ tịch nước là từ
35 tuổi trở lên, và đồng thời không bắt buộc là đại biểu Quốc hội, theo Điều 62 của Hiến pháp 1959.
27. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước chỉ có quyền tham dự các
phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết .
Sai. Vì trong những cuộc họp của Chính phủ, có một khoảng thời gian cuộc họp
cần có mặt của Chủ tịch nước để bàn về những vấn đề và công việc có liên quan,
do đó, Chủ tịch nước bắt buộc phải tham gia mọi cuộc họp của Chính phủ để thảo
luận và bàn bạc, theo Điều 90 Hiến pháp 2013.
28. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Sai. Vì
thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, còn Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ như là Tổng Giám đốc đài
truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc đài tiếng nói Việt Nam,… Không quy định chung
với Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
29. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ do Quốc hội bầu ra.
Sai. Vì Quốc hội chỉ bầu ra Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn cho các chức vụ
khác trong Chính phủ, theo Điều 8 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. lOMoARcPSD| 36443508
30. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Sai. Vì Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, theo Điều 1 của Luật Tổ
chức Chính phủ năm 2015.
31. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi
hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Sai. Vì
Thủ tướng chỉ có quyền đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
chứ không có quyền bãi bỏ các văn bản ấy, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội
bãi bỏ. Chính vì thế mà Thủ tướng không thể trực tiếp bãi bỏ các văn bản trái pháp luật
của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà phải thông qua Quốc hội, theo Khoản 8 Điều 28 Luật
tổ chức Chính phủ 2015.
32. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức thành viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sai. Vì Thủ tướng chỉ có quyền phê chuẩn kết quả bầu đối với chức vụ Chủ tịch và
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo Khoản 7 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ 2015.
33. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân có thể bị Hội
đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm.
Sai. Vì Chánh án Tòa án nhân dân không phải do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu,
mà là do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, do đó Hội đồng nhân dân
không có quyền nêu trên, nếu Chánh án Tòa án nhân dân các cấp có vi phạm thì sẽ
do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp cách chức, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương.
34. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát chung.
Sai. Vì căn cứ Khoản 1 Điều 2 của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014, vì
Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm soát các
hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra, xét xử của tòa, thi hành án,...)
35. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể bị Hội đồng
nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm.
Sai. Vì căn cứ theo Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Viện trưởng
Viện kiểm sát không thể bị Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, bởi vì Viện trưởng
Viện kiểm sát thuộc về mảng bên tư pháp, do chính Viện kiểm sát nhân dân tối cao
bổ nhiệm, không hề liên quan đến các cơ quan địa phương, đồng thời Hội đồng
nhân dân chỉ lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các cơ quan do Hội đồng bầu.
36. Theo quy định của Hiến pháp 2013, hệ thống Tòa án bao gồm: Tòa án nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa quân sự. lOMoARcPSD| 36443508
Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 107 của Hiến pháp 2013, thì Tòa án nhân dân tối cao và
các Tòa án khác do luật định. Hiện nay, Luật Tổ chức toà án bao gồm: Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân
cấp huyện và các Toàn án quân sự, theo Điều 3 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
37. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống Viện kiểm sát bao gồm: Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện và các Viện kiểm sát quân sự.

Sai. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 của Hiến pháp 2013 và Điều 40 của Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân 2014. Như câu 36.
38. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định về việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
Sai. Vì Hiến pháp 1946 không quy định việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân. Vì
Hiến pháp 1946 là Hiến pháp của tư sản, theo quy tắc tam quyền phân lập, chỉ có 3
nhánh quyền Tư pháp, Hành pháp và Tư pháp và cả 3 nhánh quyền ấy đều ngang hàng nhau.
39. Tho quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bắt buộc
phải là đại biểu Quốc hội.
Sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 26 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, để nhánh tư pháp
được độc lập, xét xử 1 cách khách quan.
40. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thành viên của Thường trực Hội đồng
nhân dân phải hoạt động chuyên trách.
Sai. Chỉ có Phó Chủ tịch mới chuyên trách, còn Chủ tịch có thể hoạt động kiêm
nhiệm, theo Khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
41. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Sai. Lấy ví dụ về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo Mục d Khoản 1 Điều 19 của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền
bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng nghĩa với việc chỉ có Hội đồng nhân dân mới có thể
có quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, chứ
Thường trực Hội đồng nhân dân không được cấp quyền hành để thực hiện quyền trên.
42. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Hội đồng nhân dân
phải có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Sai. Căn
cứ Khoản 3 Điều 91 và Khoản 3 Điều 102 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
thì có những Nghị quyết cần có ít nhất hai phần ba tổng số đại lOMoARcPSD| 36443508
biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành như là Nghị quyết về bãi nhiệm đại
biểu Hội đồng nhân dân.
43. Theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân
dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, thì Hội đồng nhân dân chỉ có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người
giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, còn Chánh án Tòa án nhân dân các cấp sẽ
do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao bổ nhiệm, theo Khoản 8 Điều 27 của Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp
sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, theo Khoản 3 Điều 63
của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Đồng thời, Chánh án Tòa án
nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp thuộc về mảng tư pháp,
không có liên quan đến bộ máy của chính quyền địa phương, nên Hội đồng nhân
dân các cấp không có quyền hạn được nêu trên.
44. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ có quyền
chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
Sai. Vì ngoài chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, thì Hội
đồng nhân dân còn có thể chất vấn luôn những người không do Hội đồng nhân dân
bầu: Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng
cấp, theo Khoản Điều 96 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
45. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhất thiết phải là
đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Sai. Theo Khoản 3 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Vì có thể
địa phương đó tạm khuyết chủ tịch, nên đưa phó chủ tịch lên, còn giữa 2 kì họp thì
bị khuyết, thì sẽ điều động người từ nơi khác, sẽ do cơ quan hành chính cấp trên
trực tiếp điều động, do đó không bắt buộc.
46. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ
thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Sai. Khoản 5 Điều 29 Luật tổ chức chính quyền địa phương, và Ủy ban và Hội đồng
có mối quan hệ theo chiều dọc, nên chỉ có quyền đình chỉ, báo cáo Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện,
47. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh chỉ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.

Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 18 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, thì
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, lOMoARcPSD| 36443508
hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân
dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.
48. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp xã bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Đúng. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 32 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
49. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của Hội
đồng nhân cấp tỉnh, cấp huyện đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Sai. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 18 và Khoản 2 Điều 25 của Luật tổ chức chính
quyền địa phương 2015, chỉ có Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp
huyện có thể hoạt động chuyên trách, nghĩa là không bắt buộc Trưởng ban phải
hoạt động chuyên trách, và sự bắt buộc này chỉ áp dụng cho Phó Trưởng ban Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
50. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của Hội
đồng nhân cấp xã đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Sai.
Theo căn cứ Khoản 2 Điều 32 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, cách trả lời giống câu 49.
51. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

Sai. Vì Ủy viên không cần đưa lên phê chuẩn, theo Khoản 3 Điều 98 Hiến pháp
2013 và Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
52. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp
gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Sai. Theo Khoản 2 Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì
thành viên của Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, tuy
nhiên, nếu xét cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã thì không có cơ quan chuyên môn.
53. Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định số lượng Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh là 03 người.
Sai. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 thì số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp sẽ do Chính phủ quy định,
và việc số lượng bao nhiêu còn phụ thuộc địa phương đó thuộc loại nào để có số
lượng Phó Chủ tịch phù hợp. lOMoARcPSD| 36443508
54. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh là 03 người.
Sai. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 29 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015,
thì Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch, tỉnh loại II và loại III
có không quá ba Phó Chủ tịch. Số lượng Phó Chủ tịch không có 1 con số cụ thể,
mà phải xem xét dựa trên địa phương đó thuộc tỉnh loại nào thì mới có số lượng
Phó Chủ tịch thích hợp.
55. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân đều là Uỷ viên Uỷ ban nhân dân.
Đúng, theo Điều 27 của Luật tổ chức chính quyền địa phương.