-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập Giai cấp và dân tộc môn Triết học Mác Lênin | Học viện báo chí và tuyên truyền
Phân tích quá trình phát triển các hình thức cộng đồng người trong lịch sử? Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa giai cấp của V.L. Lênin? Phân tích nguồn gốc, kết cấu của giai cấp? Phân tích bản chất, nguyên nhân, vai trò của đấu tranh giai cấp? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập Giai cấp và dân tộc môn Triết học Mác Lênin | Học viện báo chí và tuyên truyền
Phân tích quá trình phát triển các hình thức cộng đồng người trong lịch sử? Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa giai cấp của V.L. Lênin? Phân tích nguồn gốc, kết cấu của giai cấp? Phân tích bản chất, nguyên nhân, vai trò của đấu tranh giai cấp? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP NHÓM 5 – MÔN TRIẾT HỌC MÁC LENIN
BÀI 6: GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC Câu hỏi:
1. Phân tích quá trình phát triển các hình thức cộng đồng người trong lịch sử?
2. Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa giai cấp của V.L. Lênin?
3. Phân tích nguồn gốc, kết cấu của giai cấp?
4. Phân tích bản chất, nguyên nhân, vai trò của đấu tranh giai cấp?
5. Phân tích cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Liên hệ với cuộc đấu tranh
giai cấp ở Việt Nam hiện nay?
6. Phân tích mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giai cấp và nhân loại
7. Khái niệm giai cấp. Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp. Liên hệ với vấn đề giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
8. Trình bày cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
khi chưa giành được chính quyền và sau khi đã dành được chính quyền?
Câu 1: Phân tích quá trình phát triển các hình thức cộng đồng người trong lịch sử 1. Thị tộc: 1.1. Khái niệm:
- Thị tộc là hình thức cộng đồng đầu tiên, đồng thời là tổ chức xã hội đầu tiên của loài
người. Theo Ph. Ăngghen, thị tộc chính là một thiết chế chung cho tất cả các dân tộc, cho
tới khi họ đạt văn minh, thậm chí còn sau hơn nữa. 1.2. Đặc trưng:
- Vì đều có chung một tổ tiên sinh ra, thị tộc có đặc trưng chung về huyết thống, tiếng nói.
- Mỗi thị tộc có yếu tố văn hóa riêng (tập tục, tập quán, nghi thức, tín ngưỡng,...).
- Mỗi thị tộc cũng có tên gọi riêng, khu vực cư trú và vùng săn bắt riêng.
- Các thị tộc có quy mô nhỏ. 1.3. Quá trình hình thành:
- Giai đoạn đầu: Chế độ mẫu quyền: người phụ nữ nắm uy quyền, thị tộc tập hợp những
người cùng huyết thống theo dòng mẹ.
- Giai đoạn sau: Chế độ phụ hệ: sản xuất phát triển, vai trò người đàn ông ngày càng cao.
Chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ. 1.4. Tổ chức xã hội:
- Lãnh đạo thị tộc là một hội đồng thị tộc, việc quản lý và điều hành thị tộc dựa trên cá
nghị quyết của hội nghị thị tộc
- Đứng đầu hội đồng thị tộc là tộc trưởng được bầu ra bởi mọi người.
- Tộc trưởng được các thành viên thị tộc tôn kính và chấp hành mọi sự điều khiển một cách tự nguyện. 2. Bộ lạc: 2.1. Khái niệm:
- Bộ lạc là một tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau.
- Trong bộ lạc có một thị tộc gốc (bào tộc), thị tộc này hùng mạnh hơn cả và tích cực
trong việc liên kết các thị tộc khác với nhau. 2.2. Đặc trưng:
- Bộ lạc có hệ thống lãnh đạo tập thể, hay chính là sự liên kết trực tiếp của nhiều thị tộc.
- Các thành viên trong bộ lạc có chung về tiếng nói, phong tục tập quán và tín ngưỡng.
- Việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ, vùng lãnh thổ chưa thực sự ổn định nhưng việc
sinh sống của các thành viên bộ lạc tương đối ổn định (đặc trưng mới so với thị tộc).
- So với thị tộc, bộ lạc có thêm những sở hữu khác: vùng lãnh thổ; nơi trồng trọt, săn bắt,
chăn nuôi;...) → Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn. 2.3. Quá trình hình thành:
- Liên kết trực tiếp các thị tộc có mối quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. 2.3. Tổ chức xã hội:
- Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng.
- Bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội đồng
các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định. 3. Bộ tộc: 3.1. Khái niệm:
- Bộ tộc là cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên minh của nhiều bộ lạc trên cùng
một lãnh thổ nhất định, thường có chung mối quan hệ huyết thống. 3.2. Đặc trưng:
- Bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định, dân cư đa dạng và sống xen kẽ nhau.
- Đã có sự xuất hiện của ngôn ngữ chung nhưng chưa có sự thống nhất cao, đa ngôn ngữ và đa văn hóa.
- Mỗi bộ tộc có tên gọi, đặc điểm về kinh tế và văn hóa riêng. 3.3. Quá trình hình thành:
- Xét trong tiến trình lịch sử của nhân loại, thời kỳ hình thành của bộ tộc là mốc đánh dấu
sự tan rã hoàn toàn của xã hội công nguyên thủy.
- Sở hữu tập thể đã được thay thế bằng hình thức sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu xã hội có giai cấp xuất hiện. 3.4. Tổ chức xã hội:
- Xuất hiện tổ chức chính trị - xã hội, có giai cấp là nhà nước.
- Có nhà nước một bộ tộc, có nhà nước nhiều bộ tộc.
- Sự xuất hiện của nhà nước góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội,... 4. Dân tộc: 4.1. Khái niệm:
- Dân tộc là một cộng đồng người có những đặc điểm chung thống nhất về kinh tế, lãnh
thổ, ngôn ngữ, văn hóa,... 4.2. Đặc trưng:
- Cộng đồng về kinh tế: Một trong những đặc trưng quan trọng nhất, là nhân tố đảm bảo
cho sự tồn tại, ổn định, thống nhất và bền vững của dân tộc.
VD: 54 dân tộc anh em ở việt nam đều có quan hệ trao đổi kinh tế lâu đời. Giao lưu kinh
tế là tiền đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, địa phương.
- Cộng đồng về lãnh thổ: Gồm chủ quyền về vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo,
thềm lục địa,.. Đây là không gian sinh tồn và phát triển của một dân tộc, là nền tảng của
tổ quốc với mỗi dân tộc, quốc gia.
VD: Cộng đồng người Việt Nam sống trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
- Cộng đồng về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp của các
dân tộc. Có thể rất đa dạng nhưng có một ngôn ngữ chung.
VD: Tiếng Kinh là ngôn ngữ chung ở VN
- Cộng đồng về văn hoá, tâm lý, tính cách: Thống nhất trong tính đa dạng, là động lực
của sự phát triển, là công cụ bảo vệ độc lập và chủ quyền mỗi quốc gia. VD:
(1) Dân tộc VN có ngày lễ chung là Tết Nguyên Đán. Dân tộc Chăm có ngày lễ Kate đặc trưng.
(2) Nhã nhạc cung đình Huế và các hình thức ca hát dân gian: ca trù, hát xẩm, quan họ,..
Câu 2: Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa giai cấp của V.L.Lênin 1. Nội dung:
Định nghĩa giai cấp theo V.L.Lênin:
Giai cấp là những tập đoàn người to lớn có địa vị khác nhau trong một hệ thống kinh tế -
xã hội, khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất, vai trò trong tổ chức lao động xã
hội ( Khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải ít hay nhiều mà họ được hưởng),
tùy theo địa vị trong một hệ thống kinh tế xã hội; tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao
động của tập đoàn khác.
VÍ DỤ: Giai cấp tư sản là những người sở hữu, kiểm soát các phương tiện sản xuất( nhà
mày, dất đai, tài nguyên,..) và có quyền lực kin tế chính trị lớn.
Chú ý: Cá thể đơn lẻ không thể tạo nên giai cấp, mà chỉ có tập hợp người chung đặc điểm
về sở hữu tư liệu sản xuất, có lợi ích tương đồng, gắn kết vs nhau.
Giai cấp khác nhau ở bốn yếu tố:
Thứ nhất, về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định( đặc trưng bao trùm)
Thứ hai, về quan hệ đối với tư liệu sản xuất( nền tàng, chi phối hai đặc trưng còn lạ)
Thứ ba, vai tròn trong tổ chức, quản lý lao đông xã hội
Thứ tư, phương thức quy mô, thu nhập( đặc trưng tất yếu dẫn đến 3 đặc trưng trên)
2. Ý nghĩa định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin ( 2 mặt lý luận – thực tiễn ) Mặt lý luận:
Chỉ ra nguồn gốc giai cấp, khẳng định sự ra đời của giai cấp gắn với hệ thống sản xuất xã hội nhất định.
VD: Giai cấp chủ nô gắn với quan hệ sản xuất thời chiếm hữu nô lệ. Mặt thực tiễn:
Cơ sở để xác định kết cấu giai cấp trong một hình thái kinh tế xã hội – nhất định.
Giúp xác định giai cấp nào là giai cấp cơ bản, giai nào không là giai cấp cơ bản và tầng
lớp trung gian khác trong xã hội.
Câu hỏi trắc nghiệm câu 3: PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC, KẾT CẤU CỦA GIAI CẤP.
1. Giai cấp xã hội được hình thành dựa trên yếu tố nào? A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Tôn giáo
Ví dụ: Giai cấp xã hội thường được xác định bởi vai trò trong sản xuất và quyền sở hữu
tài sản. Ví dụ, giai cấp tư sản sở hữu các tư liệu sản xuất, trong khi giai cấp công nhân sống nhờ vào lao động.
2. Giai cấp có thể được phân chia dựa trên yếu tố nào? A. Sự giàu nghèo B. Tầng lớp xã hội
C. Quan hệ sở hữu tài sản
D. Tất cả các yếu tố trên
Ví dụ: Giai cấp có thể phân chia dựa trên sự giàu nghèo (sự khác biệt về tài sản), tầng lớp
xã hội (như tầng lớp trung lưu hoặc quý tộc), và quan hệ sở hữu tài sản (sở hữu đất đai, nhà cửa, doanh nghiệp).
3. Nguồn gốc của giai cấp xuất phát từ đâu?
A. Sự phân chia công việc trong xã hội
B. Sự phát triển của công nghệ
C. Sự phân chia quyền lực D. Sự phân chia giáo dục
Ví dụ: Trong xã hội nông nghiệp, giai cấp xã hội có thể được chia thành nông dân, quý
tộc, và thương nhân, tùy thuộc vào công việc họ làm và vai trò trong quá trình sản xuất.
4. Một trong những yếu tố quan trọng hình thành giai cấp là:
A. Kinh tế và quyền lực
B. Thị hiếu và sở thích
C. Tư tưởng và tín ngưỡng
D. Khả năng học hỏi và phát triển
Ví dụ: Giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến có ít quyền lực và không sở hữu nhiều
tài sản, trong khi giai cấp quý tộc sở hữu đất đai và có quyền lực chính trị.
5. Giai cấp trong xã hội phong kiến chủ yếu dựa vào yếu tố nào?
A. Quan hệ sở hữu đất đai B. Lực lượng lao động C. Thương mại D. Tính di truyền
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, các quý tộc sở hữu phần lớn đất đai và là những người
có quyền lực, trong khi nông dân làm việc trên đất của họ.
6. Kết cấu của giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường bao gồm:
A. Giai cấp nông dân và công nhân
B. Giai cấp công nhân và tư sản
C. Giai cấp trí thức và giai cấp doanh nhân
D. Giai cấp quý tộc và giai cấp trung lưu
Ví dụ: Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản sở hữu các doanh nghiệp và tư liệu
sản xuất, trong khi giai cấp công nhân làm việc trong các nhà máy để sản xuất hàng hóa.
7. Khái niệm "tầng lớp trung lưu" trong xã hội tư bản chủ yếu nói đến:
A. Những người sở hữu tài sản lớn
B. Những người làm công ăn lương, có thu nhập ổn định
C. Những người không có tài sản nhưng có quyền lực
D. Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ
Ví dụ: Tầng lớp trung lưu có thể bao gồm những người làm việc trong các lĩnh vực như
giáo dục, y tế hoặc các công việc văn phòng với thu nhập ổn định, nhưng không sở hữu
tài sản lớn như tầng lớp tư sản.
8. Tầng lớp nào trong xã hội có quyền lực và ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp nông dân C. Giai cấp tư sản D. Giai cấp quý tộc
Ví dụ: Giai cấp tư sản có quyền lực lớn trong nền kinh tế vì họ sở hữu doanh nghiệp và
các phương tiện sản xuất, điều khiển sự phân phối tài sản và lợi nhuận.
9. Theo Karl Marx, giai cấp xã hội chủ yếu được phân chia dựa trên:
A. Quyền lực chính trị
B. Quyền sở hữu tư liệu sản xuất C. Nhu cầu tiêu dùng D. Tầng lớp gia đình
Ví dụ: Theo Karl Marx, giai cấp xã hội được phân chia dựa trên ai sở hữu các tư liệu sản
xuất, ví dụ như giai cấp công nhân không sở hữu máy móc và công xưởng, trong khi giai
cấp tư sản sở hữu chúng.
10. Trong xã hội phong kiến, ai là những người sở hữu tài sản chính? A. Quý tộc B. Tư sản C. Nông dân D. Công nhân
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, các quý tộc sở hữu phần lớn đất đai và tài sản, còn nông
dân làm việc trên đất của họ.
11. Giai cấp nào có khả năng sở hữu tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp tư sản C. Giai cấp nông dân D. Giai cấp quý tộc
Ví dụ: Trong xã hội tư bản, các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp thuộc giai cấp tư sản sở
hữu các tư liệu sản xuất, như nhà máy, đất đai, và phương tiện sản xuất
12. Khái niệm “giai cấp vô sản” trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:
A. Giai cấp làm chủ tư liệu sản xuất
B. Giai cấp không sở hữu tài sản, sống bằng lao động
C. Giai cấp có quyền lực chính trị
D. Giai cấp làm việc trong lĩnh vực công nghệ
Ví dụ: Giai cấp vô sản là những người làm việc cho các chủ sở hữu tư liệu sản xuất mà
không có tài sản của riêng mình, như công nhân làm việc trong nhà máy, họ sống nhờ vào việc bán sức lao động.
13. Một trong những đặc điểm chính của giai cấp nông dân là: A. Sở hữu đất đai
B. Sống chủ yếu bằng nghề nông
C. Làm việc trong ngành công nghiệp
D. Có quyền lực chính trị
Ví dụ: Giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến sống chủ yếu nhờ vào việc canh tác và
chăn nuôi để sản xuất thực phẩm và vật nuôi.
14. Giai cấp nào chịu sự bóc lột trực tiếp trong xã hội tư bản chủ nghĩa? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp quý tộc C. Giai cấp công nhân D. Giai cấp trí thức
Ví dụ: Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản là những người trực tiếp lao động trong
các ngành công nghiệp và bị bóc lột lao động để tạo ra giá trị thặng dư cho các chủ sở hữu tư liệu sản xuất.
15. Cấu trúc giai cấp trong xã hội hiện đại thường được hình thành từ:
A. Những mối quan hệ lao động và quyền sở hữu B. Chế độ chính trị C. Chế độ giáo dục
D. Những mối quan hệ tôn giáo
Ví dụ: Kết cấu giai cấp trong xã hội hiện đại được hình thành từ các mối quan hệ lao
động (công nhân, nhân viên văn phòng) và quyền sở hữu tài sản (tư sản, người sở hữu đất đai và tài sản).
16. Theo quan điểm của Marx, giai cấp xã hội hình thành trong bối cảnh nào? A. Sự phân chia tài sản
B. Sự phát triển của xã hội và nền sản xuất
C. Phân chia quyền lực chính trị
D. Sự phân hóa về tôn giáo
Ví dụ: Karl Marx cho rằng sự phân chia giai cấp bắt nguồn từ sự phát triển của sản xuất
và xã hội, chẳng hạn như sự xuất hiện của công nghiệp dẫn đến sự hình thành giai cấp công nhân và tư sản.
17. Trong xã hội tư bản, giai cấp nào chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp tư sản C. Giai cấp nông dân D. Giai cấp trí thức
Ví dụ: Giai cấp công nhân tạo ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản, vì họ làm việc trong
các nhà máy và xí nghiệp, sản xuất hàng hóa, tạo ra lợi nhuận cho các nhà tư bản.
18. Trong xã hội công nghiệp, vai trò của giai cấp công nhân là gì?
A. Làm chủ tư liệu sản xuất
B. Sở hữu đất đai và tài sản
C. Thực hiện lao động sản xuất
D. Lãnh đạo nền kinh tế
Ví dụ: Trong xã hội công nghiệp, giai cấp công nhân chịu trách nhiệm thực hiện các công
việc sản xuất, như làm việc trong các nhà máy, sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô.
19. Kết cấu của giai cấp trong xã hội nông nghiệp có đặc điểm gì?
A. Phân chia rõ rệt giữa chủ đất và nông dân làm thuê
B. Các thành viên trong xã hội có quyền bình đẳng
C. Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng
D. Các giai cấp không có sự phân chia rõ rang
Ví dụ: Trong xã hội nông nghiệp phong kiến, có sự phân chia rõ rệt giữa các chủ đất (quý
tộc) và nông dân làm thuê (nông dân nghèo), nông dân không sở hữu đất đai và làm việc
dưới quyền các quý tộc.
20. Tầng lớp nào có xu hướng gia tăng trong các xã hội hiện đại? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp nông dân C. Giai cấp công nhân D. Tầng lớp trung lưu
Ví dụ: Tầng lớp trung lưu đang gia tăng trong các xã hội hiện đại, bao gồm những người
làm việc trong các ngành dịch vụ, như giáo dục, y tế, và các công việc văn phòng.
21. Giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến chủ yếu sống nhờ vào: A. Kinh doanh B. Lao động thủ công
C. Canh tác và sản xuất nông nghiệp D. Lĩnh vực dịch vụ
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, giai cấp nông dân chủ yếu sống nhờ vào canh tác và sản
xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi để nuôi sống bản thân và gia đình.
22. Theo lý thuyết của Karl Marx, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là:
A. Mâu thuẫn về lợi ích lao động và quyền sở hữu tư liệu sản xuất
B. Mâu thuẫn về quyền chính trị
C. Mâu thuẫn về tôn giáo D. Mâu thuẫn về văn hóa
Ví dụ: Karl Marx cho rằng mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là mâu
thuẫn cơ bản về lợi ích lao động và quyền sở hữu tư liệu sản xuất, nơi công nhân không
sở hữu các phương tiện sản xuất nhưng lại tạo ra giá trị thặng dư cho tư sản.
23. Giai cấp nào trong xã hội có khả năng thay đổi xã hội thông qua đấu tranh giai cấp? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp công nhân C. Giai cấp nông dân D. Giai cấp trí thức
Ví dụ: Giai cấp công nhân có khả năng thay đổi xã hội thông qua đấu tranh giai cấp, ví dụ
như các cuộc đình công hoặc phong trào đấu tranh đòi quyền lợi lao động.
24. Tầng lớp nào trong xã hội có ảnh hưởng mạnh đến các quyết định chính trị? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp tư sản C. Giai cấp nông dân D. Giai cấp trí thức
Ví dụ: Giai cấp tư sản có ảnh hưởng mạnh đến các quyết định chính trị vì họ sở hữu phần
lớn tài sản và phương tiện sản xuất, từ đó chi phối các chính sách và luật pháp.
25. Kết cấu giai cấp trong xã hội tư bản chủ yếu được xác định bởi: A. Giá trị văn hóa
B. Quan hệ sản xuất và sở hữu tài sản C. Địa vị chính trị D. Sự phân chia tôn giáo
Ví dụ: Trong xã hội tư bản, giai cấp được xác định dựa trên quan hệ sản xuất, tức là ai sở
hữu và kiểm soát các tư liệu sản xuất, như đất đai và nhà máy.
26. Giai cấp nào chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển công nghệ và công nghiệp hóa? A. Giai cấp nông dân B. Giai cấp tư sản C. Giai cấp công nhân D. Giai cấp trí thức
Ví dụ: Giai cấp công nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển công nghệ và công
nghiệp hóa vì họ làm việc trong các nhà máy sử dụng công nghệ và sản xuất hàng hóa.
27. Trong xã hội công nghiệp, giai cấp nào đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp tư sản C. Giai cấp quý tộc D. Giai cấp trí thức
Ví dụ: Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa trong xã
hội công nghiệp, làm việc trong các dây chuyền sản xuất và nhà máy.
28. Khái niệm "bóc lột giai cấp" liên quan đến hiện tượng nào?
A. Sự phân chia quyền lực chính trị
B. Lợi dụng lao động của một giai cấp khác để gia tăng lợi nhuận
C. Phân chia tài sản trong xã hội
D. Tạo ra các tầng lớp xã hội
Ví dụ: Bóc lột giai cấp xảy ra khi giai cấp tư sản lợi dụng lao động của giai cấp công
nhân để gia tăng lợi nhuận, chẳng hạn như yêu cầu công nhân làm việc nhiều giờ với mức lương thấp
29. Tầng lớp nào có vai trò quyết định trong việc điều hành nền kinh tế trong xã hội hiện đại? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp trí thức C. Giai cấp tư sản D. Giai cấp nông dân
Ví dụ: Giai cấp tư sản, bao gồm các doanh nhân và nhà đầu tư, thường có ảnh hưởng
mạnh đến nền kinh tế và quyết định các chiến lược kinh doanh và đầu tư.
Câu 4: Phân tích bản chất, nguyên nhân, vai trò của đấu tranh giai cấp?
1. Bản chất của đấu tranh giai cấp
- Bản chất đấu tranh giai cấp là giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng
bị áp bức với bọn thống trị, áp bức. Đấu tranh giai cấp chỉ có giai cấp bị trị chống
giai cấp thống trị, không có chiều ngược lại.
2. Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp
- Đấu tranh giai cấp xuất phát từ nguyên nhân khách quan, do lực lượng sản xuất
phát triển liên tục, đạt đến trình độ nào đó sẽ trở nên mâu thuẫn với quan hệ sản xuất.
- Sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội
là mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị, giữa lực lượng sản xuất tiến
bộ cách mạng đại diện cho phương thức sản xuất mới với giai cấp bóc lột có lợi
ích gắn liền với quan hệ sản xuất cũ, phương thức sản xuất cũ lạc hậu.
- Mâu thuẫn này không thể điều hòa do đối lập lợi ích kinh tế cơ bản.
- về mặt chính trị - xã hội, giai cấp thống trị luôn cố củng cố địa vị và lợi ích của
mình, còn giai cấp bị trị luôn cố giải phóng mình.
Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này dẫn đến đấu tranh giai cấp là tất yếu khách quan.
VD: lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao mâu thuẫn với quan hệ tự hữu về tư
liệu sản xuất, giai cấp vô sản đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản. 3. Vai trò
- Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Vai trò lịch sử của đấu tranh giai cấp là nhân tố quyết định thúc đẩy xã hội phát
triển và nhân tố trực tiếp đưa xã hội phát triển nhảy vọt sang hình thái mới, tiến bộ
hơn. Cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản ngày nay là trình độ cao nhất, hướng
tới xã hội không có giai cấp.
- Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mac lenin đấu tranh giai cấp không phải động lực duy
nhất để xã hội phát triển, mà khoa học kỹ thuật, tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật
cũng có vai trò tương tự.
Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp:
- Lật đổ chính quyền cũ, xác lập chính quyền mới; cơ cấu xã hội-giai cấp mới thay
thế cơ cấu xã hội-giai cấp cũ; quan hệ sản xuất, phương thức sản xuất cũ được
thay thế bằng quan hệ, phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn; xóa bỏ thế lực phản động, lạc hậu.
- Cải tạo giai cấp cách mạng, quần chúng cách mạng, gột rửa tinh thần nô lệ, tập
quán xấu để giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới lãnh đạo cách mạng.
- Thay đổi kiến trúc thượng tầng cho phù hợp với cơ sở hạ tầng đã phát triển nhưng bị kìm hãm.
- Sản xuất xã hội phát triển, thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.
Câu 5: Phân tích cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Liên hệ với cuộc đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay ?
1. Khái niệm và bản chất đấu tranh giai cấp
- Giai cấp vô sản:
+ Là tầng lớp công nhân lao động, không sở hữu tư liệu sản xuất và chỉ có sức lao
động để bán nhằm đảm bảo sinh kế
+ Xuất hiện từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển qua các cuộc cách mạng công nghiệp.
- Đấu tranh giai cấp:
+ Là mâu thuẫn giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng trong xã hội. Trong xã hội
tư bản, đấu tranh giai cấp biểu hiện qua sự xung đột giữa giai cấp tư sản (sở hữu tư
liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (bị bóc lột). 2. Bối cảnh lịch sử
- Trong xã hội tư bản chủ nghĩa:
+ Giai cấp tư sản tích lũy tư bản bằng cách bóc lột lao động thặng dư của giai cấp vô sản.
+ Giai cấp vô sản bị đẩy vào tình cảnh làm việc kiệt sức với tiền lương thấp và
điều kiện lao động khắc nghiệt.
- Quá trình hình thành đấu tranh giai cấp:
+ Giai cấp vô sản ban đầu chỉ là nhóm lao động phân tán, dần dần tổ chức thành
các phong trào đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm).
+ Phong trào trở nên có tổ chức hơn nhờ sự ra đời của các công đoàn và sự lãnh
đạo của các tư tưởng cách mạng, đặc biệt là chủ nghĩa Marx.
3. Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản - Kinh tế:
+ Đòi hỏi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ lao động.
+ Tham gia đình công, biểu tình để phản đối các chính sách bóc lột của giai cấp tư sản. - Chính trị:
+ Lập ra các tổ chức chính trị đại diện cho lợi ích của công nhân như công đoàn, đảng cộng sản
+ Tiến hành cách mạng để lật đổ chế độ tư bản và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Tư tưởng:
+ Phổ biến và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, đặc biệt là hệ tư tưởng Marx- Lenin.
+ Chống lại sự thống trị về ý thức hệ của tư sản, làm rõ tính bất công và bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
4. Tiến trình lịch sử và những thành tựu quan trọng
- Phong trào công nhân quốc tế:
+ Cuộc khởi nghĩa Công xã Paris (1871) là một trong những nỗ lực đầu tiên của
giai cấp vô sản nhằm xây dựng một chính quyền cách mạng.
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân tại Anh, Pháp, Đức trong thế kỷ 19 giúp cải
thiện nhiều quyền lợi lao động.
- Cách mạng Tháng Mười Nga (1917):
+ Đánh dấu sự thành công của giai cấp vô sản trong việc lật đổ chế độ tư bản và
xây dựng nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
5. Ý nghĩa lịch sử:
+ Thúc đẩy tiến trình lịch sử từ chế độ bóc lột sang xã hội công bằng hơn.
+ Hình thành hệ thống các quốc gia xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20, góp phần
thay đổi cục diện chính trị thế giới.
Liên hệ với cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
1. Đặc điểm đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay Bối cảnh xã hội:
- Việt Nam là quốc gia xây dựng chủ nghĩa xã hội theo định hướng của chủ nghĩa
Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn tồn
tại xung đột lợi ích giữa các tầng lớp:
+ Giữa người lao động và doanh nghiệp: Vấn đề tiền lương, phúc
lợi xã hội, an toàn lao động.
+ Giữa tầng lớp giàu và nghèo: Chênh lệch thu nhập ngày càng lớn
do ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế.
+ Giữa nhân dân và một số cơ quan quản lý: Tham nhũng, lợi ích
nhóm, sự thiếu minh bạch trong quản lý tài sản công.
2. Hình thức đấu tranh giai cấp hiện nay Kinh tế:
+ Các cuộc đình công tại các khu công nghiệp nhằm yêu cầu tăng lương, đảm bảo điều kiện lao động.
+ Phản đối việc giảm quyền lợi lao động hoặc vi phạm luật lao động từ phía doanh nghiệp.
Chính trị - pháp lý:
+ Người dân khởi kiện các vụ việc sai phạm liên quan đến đất đai, quyền lợi kinh tế, môi trường.
+ Tham gia phản biện xã hội qua các hội nghị, diễn đàn công khai. Xã hội:
+ Sử dụng mạng xã hội, báo chí để phản ánh những vấn đề bất công, kêu gọi sự can thiệp từ nhà nước. Tư tưởng:
+ Tăng cường tuyên truyền về vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động.
+ Chống lại các quan điểm xuyên tạc, phản động nhằm làm suy yếu lòng tin của nhân dân.
3. Thách thức trong đấu tranh giai cấp tại Việt Nam
Chênh lệch giàu - nghèo:
+ Tầng lớp giàu có tích lũy tài sản nhanh chóng, trong khi tầng lớp lao động phổ thông
gặp khó khăn trong việc cải thiện đời sống.
Tham nhũng và lợi ích nhóm:
+ Một số cán bộ lợi dụng quyền lực để trục lợi, gây mất niềm tin trong nhân dân.
Tác động của toàn cầu hóa:
+ Tư tưởng tư sản, lối sống tiêu cực dễ dàng thâm nhập, ảnh hưởng đến lối sống của
người dân, nhất là giới trẻ. 4. Giải pháp
Cải thiện pháp luật lao động:
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ người lao động, xử lý các vi phạm từ phía doanh nghiệp.
Thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo:
+ Đầu tư vào giáo dục, y tế và các chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ các tầng lớp yếu thế. Chống tham nhũng:
+ Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý.
Nâng cao nhận thức xã hội:
+ Giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng xã hội chủ nghĩa để khơi dậy tinh thần đoàn kết và
trách nhiệm trong nhân dân.
5. Ý nghĩa đối với Việt Nam
Ổn định xã hội: Giải quyết tốt các xung đột lợi ích giúp duy trì sự ổn định về chính trị và xã hội.
Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững: Bảo đảm quyền lợi cho mọi tầng lớp là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Tiếp tục giữ vững vai trò
trung tâm trong việc định hướng sự phát triển của xã hội.
Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam ngày nay, tuy không còn mang tính đối kháng
quyết liệt như trong thời kỳ lịch sử, vẫn là yếu tố cần được giải quyết một cách hài
hòa để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giai cấp và nhân loại
1. Quan hệ giai cấp và dân tộc:
Trong một cộng đồng dân tộc, luôn tồn tại nhiều giai cấp và các tầng lớp xã hội
khác nhau cùng chung sống. Lợi ích dân tộc là lợi ích chung
Ban đầu, lợi ích giai cấp thống trị thống nhất với lợi ích dân tộc, mang tính tiến
bộ. Nhưng về sau, khi giai cấp đó đã lỗi thời và cố níu kéo lợi ích của mình, lợi ích
đó mâu thuẫn với lợi ích dân tộc, mang tính lạc hậu, thậm chí phản động. VD :
- Thế kỷ 15-16 ở các nước Châu Âu, giai cấp tư sản phát triển trở thành giai cấp
lãnh đạo phong trào tư sản, lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời. Lợi ích của tư sản
thống nhất với dân tộc. Phong trào dân tộc ở đây mang bản chất tư sản
- Ở VN thời Pháp thuộc, giai cấp tư sản nước ngoài thực hiện áp bức dân tộc, cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp vô sản lãnh đạo. Lợi ích của vô sản thống
nhất với dân tộc. Phong trào dân tộc mang bản chất vô sản.
Giai cấp và dân tộc có mối quan hệ không thể tách rời. Giai cấp quyết định
dân tộc, dân tộc tác động trở lại giai cấp.
- Giai cấp quyết định sự ra đời, bản chất, xu hướng phát triển của dân tộc, mối quan
hệ với các dân tộc khác
- Dân tộc là địa bàn diễn ra các cuộc đấu tranh để bảo vệ lợi ích giai cấp
C.Mác khẳng định : “ Muốn xóa bỏ triệt để ách áp bức dân tộc thì phải xóa bỏ
nguồn gốc của nó là chế độ người bóc lột người ”.
Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là hai nhiệm vụ không thể tách rời của
cuộc đấu tranh giải phóng con người.
2. Quan hệ giữa giai cấp và nhân loại :
Nhân loại vẫn là một thể thống nhất dựa trên bản chất người. Do đó xuất
hiện lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cả cộng đồng, của toàn nhân loại
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người là sinh vật đặc biệt có bản chất xã hội.
Nhân loại là cộng đồng của những thực thể xã hội. Toàn bộ nền văn minh của
nhân loại có được ngày hôm nay là thành quả lao động sáng tạo của cả loài người.
Các cá nhân, dân tộc và giai cấp đều gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của cả nhân loại.
Nếu nền văn minh bị hủy diệt, các quốc gia, dân tộc, các tập đoàn người cũng bị diệt vong
VD: Những vấn đề như chiến tranh,môi trường,dân số,dịch bệnh,… Đều là vấn đề chung
của toàn nhân loại, gây ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến các quốc gia.
Các vấn đề nhân loại được giải quyết bởi tập hợp các quốc gia khác nhau, do
các nhà nước khác nhau lãnh đạo. Các giai cấp đứng đầu nhà nước khác nhau sẽ
có cách nhận thức theo lăng kính riêng và xử lý tương ứng với lợi ích của giai cấp
mình. Do đó lợi ích nhân loại bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống trị. Lợi
ích của giai cấp vô sản về căn bản phù hợp với lợi ích của toàn nhân loại. Vô sản
vì vậy có khả năng giải quyết những vấn đề của nhân loại theo hướng tiến bộ nhất. VD:
- Phong trào chống apartheid ở Nam Phi:
Cuộc đấu tranh này vừa mang tính giai
cấp (người da đen lao động bị bóc lột) vừa mang tính nhân đạo vì quyền bình đẳng cho toàn nhân loại
- Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam
không chỉ giải phóng giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trong nước mà còn là một phần của phong trào đấu
tranh vì tự do và nhân quyền toàn cầu.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định muốn giải phóng mình, giai cấp vô sản phải
giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi sự áp bức. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là đấu tranh xóa bỏ bóc lột, phân chia giai cấp, cũng là giữ gìn sự tiến bộ của nhân loại.
Câu 7: Khái niệm giai cấp. Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp. Liên hệ với vấn đề
giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
1. Khái niệm giai cấp
- Trong tác phẩm “sáng kiến vĩ đại” lênin đã định nghĩa: “giai cấp là những tập
đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do
chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”
- Ở đây, Lenin chỉ rõ giai cấp là những tập đoàn người, chứ không phải cá nhân rời
rạc, các giai cấp khác nhau ở 4 yếu tố:
+ Khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Đây là đặc trưng bao trùm.
+ Quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất. Đây là đặc trưng nền tảng.
+ Vai trò khác nhau trong tổ chức quản lý lao động xã hội
+ Khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập. đó là đặc trưng tất yếu
- Kết luận về bản chất giai cấp: đó là sự chiếm đoạt lao động của tập đoàn này bởi tập đoàn khác
Như vậy giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ
trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định.
Cơ sở của sự khác biệt đó là quan hệ đối với tư liệu sản xuất 2. Nguồn gốc giai cấp
- Nguồn gốc hình thành giai cấp bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Khi lực lượng sản xuất phát triển, sự phân công lao động trở nên phức tạp hơn,
dẫn đến sự xuất hiện của tư hữu về tư liệu sản xuất. Điều này tạo lên sự phân hóa
xã hội thành các nhóm người có quyền sở hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất, và
những người không có quyền sở hữu, phải lệ thuộc vào những người sở hữu tư liệu sản xuất.
3. Kết cấu giai cấp
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, đều có chứa một hay nhiều giai cấp nhất
định. Mỗi kiểu xã hội sẽ có một cơ cấu xã hội - giai cấp riêng, gồm 2 giai cấp
cơ bản, các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.
Hai giai cấp cơ bản là hai giai cấp gắn liền với phương thức sản xuất thống trị,
tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội, vừa là những giai cấp quyết
định sự tồn tại và phát triển của hệ thống sản xuất trg xã hội. Do sự khác nhau
về sở hữu về tư liệu sản xuất, nên mối quan hệ giữa hai giai cấp này không
được hòa thuận, mà luôn gay gắt, sẵn sàng diễn ra các cuộc đấu tranh để đòi
quyền lợi cho giai cấp mình.
VD: trong chế độ chiếm hữu nô lệ: chủ nô - nô lệ, trong chế độ TBCN: tư sản - vô sản.
Ngoài những giai cấp cơ bản còn có giai cấp không cơ bản.Giai cấp không cơ
bản: là những tập đoàn người, có thể là một tập đoàn tàn dư của phương thức
sản xuất cũ hay tập đoàn mầm mống của phương thức sản xuất trong tương lai.
VD: + giai cấp nông dân là giai cấp tàn dư trong xã hội TBCN
+ giai cấp tư sản là mầm mống trong giai đoạn cuối xã hội phong kiến
Tầng lớp trung gian: ra đời do phương thức sản xuất thống trị làm phân hóa xã
hội, bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ ,tầng lớp tiểu tư sản thành thị và
nông thôn trong xã hội tư bản. Trong đó, tầng lớp tri thức tuy góp phần quan trọng
ở mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, chỉ được coi là một tầng
lớp chứ không phải là giai cấp vì không gắn liền với phương thức sản xuất nào.
Các giai cấp, tầng lớp trung gian vận động phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.
LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Chuyển đổi cơ cấu giai cấp trong quá trình phát triển kinh tế
- Sự phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa
các nhóm giai cấp. Những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày
càng gia tăng nhờ sự phát triển của khu vực tư nhân và cơ hội kinh doanh, nhưng
khoảng cách với người lao động nghèo, đặc biệt ở nông thôn và các vùng sâu, vùng xa, vẫn còn lớn
- Sự nổi lên của giai cấp trung lưu: Một tầng lớp trung lưu mới đã xuất hiện nhờ
vào sự phát triển kinh tế và đô thị hóa. Tuy nhiên, tầng lớp này vẫn còn tương đối
mỏng so với các quốc gia phát triển
2. Những thách thức đối với giai cấp công nhân và nông dân
- Công nhân trong khu vực công nghiệp: Lao động di cư từ nông thôn lên thành
thị đang đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên,
nhóm này thường gặp khó khăn về nhà ở, điều kiện làm việc, mức lương không đủ
sống và ít có cơ hội thăng tiến.
- Nông dân và đất đai: Ở khu vực nông thôn, nông dân đối mặt với tình trạng mất
đất canh tác do quá trình đô thị hóa và các dự án phát triển kinh tế. Điều này dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm và làm tăng thêm các áp lực xã hội.
3. Giai cấp trí thức
- Tầng lớp trí thức ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, giữ vai trò
quan trọng trong việc đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, nhóm này vẫn
chịu áp lực lớn trong việc cân bằng giữa lý tưởng xã hội và các thực tế kinh tế - chính trị.
4. Khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội
- Tăng bất bình đẳng: Theo các báo cáo quốc tế, bất bình đẳng thu nhập ở Việt
Nam đang gia tăng. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong giảm
nghèo, song sự chênh lệch giữa các khu vực (thành thị và nông thôn) và các nhóm
dân tộc thiểu số vẫn còn lớn.
- Quyền tiếp cận dịch vụ cơ bản: Những người thuộc giai cấp thấp thường gặp khó
khăn hơn trong việc tiếp cận giáo dục, y tế, và các cơ hội việc làm.
Câu 8: Trình bày cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản khi chưa giành được chính quyền và sau khi đã dành được chính quyền?
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
a) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
Các đặc điểm của đấu tranh của vô sản
- Thứ nhất, giai cấp vô sản là con đẻ của nền đại công nghiệp, đây là lực lượng đông
đảo trong xã hội có ý thức tổ chức kỷ luật cao không những trong lao động sản
xuất mà còn trong mọi hành vi.
- Thứ hai, giai cấp vô sản là giai cấp không có tư liệu sản xuất, có tinh thần triệt để
cách mạng, trong cuộc đấu tranh này nếu mất, nó chỉ mất xiềng xích còn nếu
được, nó được cả thế giới.
- Thứ ba, giai cấp vô sản bị nhiều tầng lớp áp bức, nhất là trong xã hội tư bản. Do
vậy giai cấp vô sản phải tiến hành cách mạng không ngừng nhằm phá bỏ mọi
xiềng xích cho mình và cho các tầng lớp lao động khác.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng giai
cấp và toàn nhân loại. xây dựng một xã hội không còn người bóc lột người.
b) Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản khi chưa giành được chính quyền
Ba hình thức đấu tranh cơ bản: Đấu tranh kinh tế
Đấu tranh chính trị
Đấu tranh tư tưởng Nội dung Là một trong những Hình thức đấu tranh Mục đích
hình thức đấu tranh cơ cao nhất của giai cấp Đập tan hệ tư
bản của giai cấp vô sản vô sản, có tính chất tưởng tư sản, quyết định, gay go, khắc phục tư Mục đích: bảo vệ quyết liệt tưởng, tâm lí, những lợi ích hằng tập quán lạc