-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
1. Sự khác biệt lớn nhất về mặt kiến trúc của Ai Cập và Lưỡng Hà?- Ai Cập: chất liệu là đá (các công trình: Kim tự tháp, đền thờ,…)- Lưỡng Hà: chất liệu là gạch nung (các công trình: Các đền tháp lớn được gọi làZiggurat Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
1. Sự khác biệt lớn nhất về mặt kiến trúc của Ai Cập và Lưỡng Hà?- Ai Cập: chất liệu là đá (các công trình: Kim tự tháp, đền thờ,…)- Lưỡng Hà: chất liệu là gạch nung (các công trình: Các đền tháp lớn được gọi làZiggurat Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
LƯỠNG HÀ
1. Sự khác biệt lớn nhất về mặt kiến trúc của Ai Cập và Lưỡng Hà? -
Ai Cập: chất liệu là đá (các công trình: Kim tự tháp, đền thờ,…) -
Lưỡng Hà: chất liệu là gạch nung (các công trình: Các đền tháp lớn được gọi là Ziggurat)
2. Chữ viết của người Sumer viết trên chất liệu gì? -
Viết trên đất sét ướt.
3. Bộ luật cổ xưa và hoàn chỉnh nhất? - Bộ luật Hammurabi.
4. Tộc người nào xây dựng nền văn minh đầu tiên ở Lưỡng Hà? - Sumer.
5. Sự khác biệt lớn nhất về mặt chính trị giữa Ai Cập và Lưỡng Hà? -
Ai Cập: Nhà nước quân chủ chuyên chế (đứng đầu là Pharaoh) -
Lưỡng Hà: Nhà nước thành bang (đứng đầu là vua thành bang)
6. Tại sao chữ viết của người Lưỡng Hà được gọi là chữ hình đinh và hình nêm? -
Vì người Lưỡng Hà dùng que nhọn viết trên đất sét ướt nên tiết diện chữ mảnh và có
đầu nhọn nên được gọi là chữ hình đinh và hình nêm. AI CẬP
7. Vị thần tối cao của văn minh Ai Cập? - Thần Mặt trời Ra.
8. Người Ai Cập lưu giữ chữ viết của mình trên chất liệu gì? - Giấy cói (giấy Papyrus) ẤN ĐỘ
9. Vì sao người Aryan xuất hiện ở Ấn Độ? -
Do biến đổi khí hậu và xung đột đất chăn thả gia súc.
10. Ai là người sáng lập ra đạo Balamon? - Không xác định.
11. Thuật ngữ Varna có nghĩa là gì? -
Chế độ đẳng cấp xã hội.
12. Kể tên 4 đẳng cấp Varna? -
Qua nhiều thế hệ, có 4 đẳng cấp Varna: Brahmin (Tăng lữ), Kshatriya (Chiến binh),
Vaisya (Thương nhân), Sudra (Nông dân).
13. Trong Tứ diệu đế, tập nào đề cập đến nguyên nhân của sự đau khổ? - Tập đế
(Khổ đế: Quan niệm về sự khổ
Tập đế: Nguyên nhân sự khổ Diệt đế: Niết bàn
Đạo đế: Con đường diệt khổ)
14. Theo Phật giáo nguyên thủy, Niết bàn là gì? -
Trạng thái thanh thản vĩnh hằng.
15. Người Aryan phân chia đẳng cấp nhằm mục đích gì? -
Ngăn chặn hôn nhân dị chủng.
16. Nền văn minh lưu vực sông Ấn hay còn gọi là nền văn minh gì? - Nền văn minh Nam Á. TRUNG QUỐC
17. Kể tên 3 triều đại đầu tiên trong lịch sử văn minh Trung Quốc? - Hạ, Thương, Chu
18. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện chữ viết thời kỳ nhà Thương? -
Liên quan đến nghi lễ bói toán trên mai rùa và xương thú.
19. Nền văn minh Trung Quốc xuất hiện đầu tiên dọc con sông nào? - Sông Hoàng Hà.
20. Theo Khổng Tử, quan niệm về Ngũ thường là gì? -
5 đức tính của người quân tử.
21. Ngũ thường là đức tính cần phải có của đối tượng nào trong xã hội Trung Quốc? -
Người quân tử (Bậc trượng phu).
22. Theo Khổng Tử, Tam cương là gì? - Vua – tôi - Cha – con - Phu – thê
23. 4 phát minh lớn của người Trung Quốc? - Giấy - Kim chỉ nam - Thuốc súng - Kĩ thuật in
24. Chữ viết của người Trung Quốc qua các thời kỳ? -
Giáp cốt văn, Kim văn, Triện văn, chữ Lệ và chữ Khải.
25. Vì sao chữ viết của triều đại nhà Thương được gọi là chữ Giáp cốt? -
Vì được viết trên mai rùa và xương thú. HY LẠP
26. Thành bang điển hình cho chế độ Cộng hòa dân chủ ở Hy Lạp? - Athen.
(Sparta: điển hình cho chế độ Độc tài quân sự)
27. Alexender đại đế thuộc vương quốc cổ nào? - Vương quốc Macedonia. PHẦN TỰ LUẬN
1. Cơ sở hình thành văn minh Ai Cập? -
Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Bắc châu Phi ngày nay. -
Điều kiện tự nhiên: Được mô tả như một ốc đảo giữa sa mạc.
Phía Bắc: Giáp biển Địa Trung Hải
Phía Nam: Giáp vùng rừng núi Ruby trùng điệp
Phía Tây: Giáp sa mạc Sahara
Phía Đông: Giáp biển Hồng Hải
Là một vùng đất khó tấn công, dễ phòng thủ. -
Tài nguyên: Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile. Đây là nguồn cung cấp nước và phù sa
màu mỡ để phát triển nông nghiệp cũng như là đánh bắt cá. -
Điều kiện xã hội: Vào năm 5000 TCN, thổ dân châu Phi đã định cư dọc theo bờ sông Nile. -
Về mặt chính trị: Nhà nước tổ chức theo kiểu hình quân chủ chuyên chế có Pharaoh
đứng đầu có nguồn gốc từ các vị thần. -
Xã hội Ai Cập phân tầng khá rõ nét theo kiểu hình chủ nô và nô lệ. Người Ai Cập dành
sự tôn kính với tầng lớp thầy Tư tế và Kinh sư. Trong xã hội Ai Cập, một số người phụ
nữ tầng lớp thượng lưu được coi trọng, họ có thể đảm nhận những chức vụ quan
trọng thậm chí trở thành Pharaoh.
2. Sự hình thành chữ viết của nhà Thương? -
Chữ viết của nhà Thương ra đời do liên quan đến nghi lễ bói toán. -
Kiểu chữ tượng hình được viết trên mai rùa và xương thú nên được gọi là Giáp cốt văn. -
Kiểu chữ viết này được dần dần chuẩn hóa thành dạng cơ bản của ngôn ngữ Trung Quốc ngày nay. -
Vào cuối thời kỳ nhà Thương, có khoảng 3000 ký tự. Các ký tự này đã thay đổi đáng
kể theo thời gian, nhiều ký tự được giản hóa, phần lớn được cách điệu khiến cho
chúng ít hình tượng hơn.
3. Sự ra đời chữ viết của người Lưỡng Hà và tầm quan trọng của nó. -
Chữ viết của người Lưỡng Hà xuất hiện vào năm 3500 TCN do nhu cầu ghi chép hồ sơ
đất đai, hồ sơ thương mại và tán dương kỳ công của các vị vua. -
Chữ viết xuất hiện từ việc khắc những hình ảnh ngược trên con dấu hình trụ. -
Trong thời kỳ đầu, chữ viết của người Lưỡng Hà là chữ tượng hình, trên cơ sở tượng
hình để biểu thị các khái niệm động tác người ta phải dùng phương pháp biểu ý. -
Người Lưỡng Hà dùng que nhọn viết trên những miếng đất sét ướt nên tiết diện chữ
mảnh và có đầu nhọn nên được gọi là chữ hình đinh hay hình nêm (chữ Cuneiform). -
Tầm quan trọng của chữ viết:
Các xã hội có chữ viết có thể tổ chức xã hội phức tạp hơn, bao gồm các danh
mục cần thiết cho một hệ thống thuế có hiệu quả.
Chữ viết là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các hệ thống quan lại chính thức,
phụ thuộc vào việc truyền thông được chuẩn hóa và khả năng duy trì hồ sơ sổ sách.
Các xã hội có chữ viết có thể ghi lại dữ liệu và dựa vào những khám phá trước
đó, vì vậy tạo ra cuộc sống trí tuệ tinh tế hơn.
Chữ viết thúc đẩy mậu dịch sản xuất. Các thương gia người Sumer sử dụng
chữ viết để giao tiếp với các đối tác làm ăn của họ ở những nơi như Ấn Độ.
Các hồ sơ ghi chép giúp giữ gìn kiến thức về sản xuất. Một trong những công
dụng được ghi chép đầu tiên của chữ viết người Sumer là truyền lại công thức sản xuất bia.
Chữ viết tạo ra sự phân chia mới trong xã hội, chỉ một phần nhỏ thiểu số gồm
những người như giáo sĩ, người chép thuê và một số ít thương gia mới có thời
gian nắm vững chữ viết.
4. Người Aryan là ai? Nguyên nhân xuất hiện ở Ấn Độ và xã hội người Aryan ở Ấn Độ? -
Người Aryan là những người chăn thả gia súc nói hệ ngôn ngữ Ấn – Âu sinh sống ở
giữa vùng Hắc hải và Caspian. -
Nguyên nhân xuất hiện ở Ấn Độ: Do sự biến đổi khí hậu và xung đột vùng đất chăn thả gia súc. -
Xã hội của người Aryan ở Ấn Độ:
Khi tiến vào tiểu lục địa Ấn Độ, người Aryan đã phân chia thành 3 nhóm xã hội
chính: Chiến binh, Tu sĩ và Thứ dân. Từ những xung đột và sự chinh phục của
các dân tộc bản địa đã bổ xung thêm một nhóm thứ 4 là Nô lệ (Nông nô).
Khi người Aryan định cư, sự phân chia xã hội trở nên phức tạp hơn với những
nhóm như Nông dân, Thương dân và Thợ thủ công cùng với nhóm Chiến binh,
Giáo sĩ và Người chăn thả gia súc.
Qua nhiều thế kỉ, 4 Varna (Đẳng cấp xã hội) đã phát triển: Brahmin (Tăng lữ),
Kshatriya (Chiến binh), Vaisya (Thứ dân) và Sudra (Nông nô).