-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập môn đạo đức học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của đạo đức. Chức năng của đạo đức. Các dạng đạo đức trong lịch sử. Mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái xã hội khác. Phạm trù hạnh phúc. Đặc trưng hành vi nghĩa vụ đạo đức là gì? Lấy VD minh họa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đạo đức học 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập môn đạo đức học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của đạo đức. Chức năng của đạo đức. Các dạng đạo đức trong lịch sử. Mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái xã hội khác. Phạm trù hạnh phúc. Đặc trưng hành vi nghĩa vụ đạo đức là gì? Lấy VD minh họa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đạo đức học 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC- LÊNIN
1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của đạo đức (Đều phải nêu
khái niệm trong các câu hỏi)
Khái niệm: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổ hợp những
quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ, giữa con người
với con người, giữa con người với tự nhiên, công việc và cả với chính
bản thân mình, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh dư luận.
Nguồn gốc của đạo đức: Đạo đức bắt nguồn từ lao động sản xuất,
các hoạt động sống của con người
Bản chất của đạo đức (4 bản chất)
Mang bản chất xã hội: thời đại, dân tộc, giai cấp, nhân loại
- Thời đại: thời đại khác nhau sẽ có những tư tưởng đạo đức khác nhau
Tính qui định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niệm
khoa học về loại hình đạo đức. Mặc dù đạo đức có qui luật vận động
nội tại, có sự kế thừa, có sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sản sinh ra
nó nhưng về căn bản, tương ứng với một chế độ kinh tế, mỗi phương
thức sản xuất và do đó mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái
đạo đức nhất định. Đạo đức nguyên thủy, đạo đức chiếm hữu nô lệ,
đạo đức phong kiến, đạo đức tư bản và sau đó, đạo đức Cộng sản
chủ nghĩa là những thời đại tiến triển dần dần của đạo đức nhân loại.
- Dân tộc: mỗi quốc gia, mỗi tộc người khác nhau sẽ có những tư
tưởng về đạo đức khác nhau
Tính dân tộc là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của
đạo đức. Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức vừa bị quy
định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức
xã hội khác (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo …). Tổng thể
những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là sự khác biệt nhau, làm thành
cái mà ngày nay chúng ta gọi là bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy được
phản ánh vào đạo đức nên tính độc đáo của các quan niệm, các
chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa là tạo nên tính độc đáo
trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc.
- Giai cấp: giai cấp khác nhau, địa vị kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến
có những tư tưởng, quan điểm về đạo đức khác nhau
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có
vai trò, địa vị khác nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội và do đó mà
họ có các lợi ích khác và đối nghịch nhau. Đạo đức với tư cách là
hình thái ý thức xã hội đã phản ảnh và khẳng định lợi ích của mỗi
giai cấp. Ý thức đạo đức giúp mỗi giai cấp hiểu được lợi ích của nó,
hiểu được những cách thức, biện pháp bảo vệ và khẳng định lợi ích
giai cấp. Mặt khác, mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như
là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Như vậy, tính giai cấp của đạo
đức là sự phản ánh và sự thể hiện lợi ích của các giai cấp. Tính giai
cấp của đạo đức là biểu hiện đặc trưng của bản chất xã hội của đạo
đức trong xã hội có giai cấp. (vì xã hội là quan hệ người – người,
quan hệ người – người không trừu tượng mà gắn với những quan hệ kinh tế - xã hội).
Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng đó nó cũng có những quan niệm
đạo đức, hệ thống đạo đức riêng. Những hệ thống đạo đức này có sự
tác động khác nhau, triệt tiêu nhau (nêu đối kháng), do đó mà tác
động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, hệ thống đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ
cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù, trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình.
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp nhưng không
phải vì vậy mà phủ nhận tính nhân loại chung của đạo đức. - Nhân loại:
Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp là biểu hiện
của những quy tắc đơn giản, thông thường nhưng lại cần thiết để
bảo đảm trật tự bình thường cho cuộc sống hàng ngày của con
người. Biểu hiện cao hơn trong tính nhân loại của đạo đức lại ở
những giá trị đạo đức tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển
của lịch sử những giá trị đạo đức này thường thường là những giá trị
đạt được ở giai cấp tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của
lịch sử nhân loại. Đi đến tột đỉnh các giá trị đạo đức của giai cấp tiến
bộ của từng thời kỳ lịch sử, nhân loại sẽ bắt gặp đạo đức của mình
tương ứng với các thời kỳ lịch sử đó.
Ví dụ: tinh thần bác ái, kính trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ, giúp người khó khăn,…
Kết cấu của đạo đức:
- Thứ nhất: Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức
Ý thức đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực và nguyên tắc cư
xử giữa các cá nhân với nhau và với xã hội, là sự tương quan giữa lợi
ích của mình với lợi ích của người khác.
Ý thức đạo đức là sự phản ánh thực tiễn đạo đức. Sự phản ảnh
này thể hiện ở hai cấp độ cảm tính và lý tính.
* Cảm tính: biểu hiện cơ bản của tình cảm đạo đức (tình cảm
nghĩa vụ, tình cảm lương tâm, tình cảm tính cách)
* Lý tính: biểu hiện cơ bản của tri thức đạo đức, chuẩn mực đạo
đức, lý tưởng đạo đức
Thực tiễn đạo đức là toàn bộ hoạt đông của con người được
điều chỉnh bởi ý thức đạo đức. Thực tiễn đạo đức chính là ý thức đạo
đức dược thực hiện trong thực tiễn
Trong đạo đức người ta thường phân thành hành vi đạo đức và hành vi vô đạo đức
* Hành vi đạo đức phải có mục đích là khẳng định và tăng
cường lợi ích xã hội và được thực hiện một cách tự nguyện, tự do
* Hành vi vô đạo đức: là nhân danh cái thiện để làm cái ác
=> Ý thức và thực tiễn đạo đức luôn có quan hệ biện chứng với
nhau, bổ sung cho nhau tạo nên bản chất đạo đức con người, của
một giai cấp, của một chế độ xã hội và của một thời đại lịch sử. Ý
thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động thì mới đem lại
những lợi ích xã hội và ngăn ngừa cái ác. Nếu không có thực tiễn đạo
đức thì ý thức đạo đức không đạt tới giá trị, sẽ rơi vào trừu tượng
theo kiểu các giáo lý của tôn giáo.
- Thứ hai: Quan hệ đạo đức
Là hệ thống những quan hệ xác định giữa người với người, giữa
cá nhân và xã hội về mặt đạo đức
Quan hệ đạo đức được quy định bới quan hệ xã hội và được
đặc trưng bới tính tự giác, tự nguyện.
- Thứ ba: Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của 1 cộng đồng
người nhất định, là phương thức điều chỉnh chính hành vi của những
cá nhân trong cộng đồng ấy
Đạo đức cá nhân là biểu hiện của đạo đức xã hội trong những
cá nhân riêng biệt, cụ thể. Nó là sự lĩnh hội của các yêu cầu đạo đức
xã hội, biến chúng thành định hướng giá trị trong đời sống cá nhân
Đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội có sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau
=> Đạo đức xã hội hay đạo đức cá nhân là sự thống nhất biện chứng
giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn
nhất. Đạo đức cá nhân là sự biểu hiện độc đáo của đạo đức xã hội,
nhưng không bao hàm hết thảy mọi nội dung, đặc điểm của đạo đức
xã hội. Mỗi cá nhân tiếp thu lĩnh hội đạo đức xã hội khác nhau và
ảnh hưởng đến đạo đức xã hội cũng khác nhau. Đạo đức xã hội
không thể là số cộng của đạo đức cá nhân mà nó tổng hợp những
nhu cầu phổ biến được đúc kết thành những tinh hoa của đạo đức cá
nhân. Nó trở thành cái chung của một giai cấp, một cộng đồng xã
hội, một thời đại nhất định, nó được duy trì và cũng cố bằng những
phong tục, tập quán, truyền thống, những di sản văn hóa vật chất và
tinh thần, được biến đổi phát triển thông qua hoạt động sản xuất
tinh thần và giao tiếp xã hội.
Quan hệ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là quan hệ giữa những
chuẩn mực chung mang tính phát triển đặc thù trong từng xã hội với
những phẩm chất hành vi những yêu cầu cụ thể hàng ngày, quan hệ
giữa lý tưởng xã hội và hiện thực của cá nhân, giữa trí tuệ, tri thức
xã hội với tình cảm, ý chí và năng lực hoạt động đạo đức cụ thể của cá nhân.
2. Chức năng của đạo đức (3 chức năng)
Chức năng điều chỉnh hành vi
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh
hành vi làm cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm
quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng.
- Là sự tác động của đạo đức làm biến đổi các quan hệ xã hội. Đạo
đức điều chỉnh hành vi của con người thông qua ý thức và hành vi đạo đức.
- Đối tượng điều chỉnh hành vi: hành vi cá nhân, qua đó điều chỉnh
quan hệ cá nhân với cộng đồng
- Mục đích điều chỉnh: Bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng
việc tạo nên quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc
hài hòa lợi ích cộng đồng với cá nhân.
- Các yếu tố tham gia điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh hành vi thông
qua tác động của ý thức đạo đức đối với hành vi của con người
Các yếu tố cơ bản tham gia quá trình điều chỉnh là: * Chuẩn mực đạo đức * Lý tưởng đạo đức
* Niềm tin và tình cảm đạo đức
- Hình thức điều chỉnh:
Cộng đồng xã hội luôn tạo dư luận để khen ngợi, khuyến khích
hoặc lên án, phê phán,…
Bản thân chủ thể chấp nhận điều chỉnh hành vi của mình phù
hợp với chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, của xã hội,...
- Yếu tố tác động đến hiệu quả và phạm vi điều chỉnh: Phụ thuộc vào
cả nhân tố chủ quan (trình độ phát triển của ý thức đạo đức) và
nhân tố khách quan (điều kiện kinh tế-xã hội)
Ví dụ: Trong một tình huống xảy ra tai nạn giao thông, một người lái
xe bị va chạm với một xe khác và vỡ kính xe của người kia. Trong
tình huống này, đạo đức có thể hướng dẫn người lái xe nên dừng lại,
kiểm tra tình hình và hỏi thăm người kia xem họ có bị thương hay
không. Nếu người kia bị thương, người lái xe nên cung cấp sự trợ
giúp và chăm sóc cho họ, và đưa họ đến bệnh viện nếu cần thiết.
Ngược lại, nếu người lái xe không dừng lại, không kiểm tra tình hình
và không cung cấp sự trợ giúp cho người kia, họ sẽ vi phạm đạo đức
và chuẩn mực xã hội, và hành động của họ sẽ bị xem là không đúng
đắn và không phù hợp với giá trị đạo đức Chức năng giáo dục - Vai trò:
Đạo đức hình thành cho con người những quan điểm, những
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản, nhờ đó con người có khả
năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn hiện tượng đạo đức xã hội, những
suy nghĩ, hành động của bản thân mình để điều chỉnh cho phù hợp.
Đạo đức có thể và phải làm được việc nhào nặn con người từ
không có đạo đức đến có đạo đức, từ vô đạo đức đến đạo đức, đưa
con người đạt đến một giá trị xã hội nhất định.
- Phương thức thực hiện chức năng giáo dục:
Mỗi cộng đồng xã hội có một vài hệ thống đạo đức với một hệ
thống các giá trị, mỗi hệ thống đó tồn tại như phương thức điều chỉnh hành vi con người
Phương thức thực hiện qua hai con đường:
* Nhận thức đạo đức của cá nhân (qua nhà trường, gia đình, tự giáo dục)
* Hoạt động thực tiễn đạo đức của bản thân chủ thể
- Hiệu quả của chức năng giáo dục phụ thuộc vào các yếu tố:
* Điều kiện kinh tế xã hội
* Ý thức tự giác của đối tượng
* Mức độ hoàn thiện của hệ thống đạo đức hay sự tuyên truyền giáo dục
- Nguyên tắc của chức năng giáo dục:
Đạo đức phải hướng con người đến những giá trị đích thực của
đời sống. Đồng thời xã hội cũng phải tạo ra nhiều môi trường giáo
dục đạo đức phù hợp với từng đối tượng
Chức năng nhận thức (phản ánh)
- Đối tượng nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại, vừa hướng nội
* Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn đạo đức, giá trị đời sống
đạo đức của xã hội chuyển hóa thành ý thức đạo đức cá nhân
* Nhận thức hướng nội: chủ thể đạo đức lấy bản thân mình làm
đối tượng đạo đức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối
chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của mình với những chuẩn
mực giá trị chung của cộng đồng
- Mục đích của nhận thức đạo đức: Đánh giá các giá trị thiện và ác
của các sự kiện, hành vi, tư tưởng của con người.
- Đặc điểm của chức năng nhận thức: Kết quả nhận thức ở các chủ
thể đạo đức khác nhau có thể khác nhau do lập trường, lợi ích khác
nhau. Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức. Và
đa số trường hợp có sự hòa quyện ý thức đạo đức với hành động đạo
đức. (Khác những khoa học và ứng dụng nghiên cứu thành tựu khoa
học có khoảng cách về không gian và thời gian).
- Nhận thức đạo đức và kết quả của nó chính là cơ sở điều chỉnh
hành vi của con người. Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa
hướng ngoại (hướng ra ngoài) và hướng nội (tự nhận thức – hương
vào chính mình, chính chủ thể).
3. Các dạng đạo đức trong lịch sử ( 5 dạng đạo đức trong lịch sử )
3.1. Đặc trưng của đạo đức trong xã hội công xã nguyên thủy
- Khái niệm: Đạo đức là…..
- Đạo đức trong xã hội công xã nguyên thủy + Nguồn gốc
Dưới chế độ công xã nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất. Tài sản cá nhân của người nguyên thủy chỉ là một
số công cụ và đồ tiêu dùng của mỗi người chế tạo lấy.
Trong xã hội không có sự phân chia giai cấp, không có hiện tượng
người bóc lột người, không có đầu óc làm giàu. Họ cùng nhau hái
quả, đánh bắt cá, làm nhà, kỷ luật và quy tắc lao động được duy trì
bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, của dư luận xã hội, bằng
uy tín và sự tôn kính đối với người tộc trưởng hay người phụ nữ.
Gắn liền với đời sống tinh thần là tôn giáo nguyên thủy, được sinh ra
từ những hiểu biết hết sức mông muội, tối tăm và nguyên thủy của
con người về bản thân họ và về tự nhiên bao quanh họ.
Tôn giáo nguyên thủy can thiệp vào toàn bộ hoạt động của công xã
thị tộc và trở thành yếu tố cấu thành hoạt động thực tiễn và ý thức
của người nguyên thủy. Trong những điều kiện đó, các dấu hiệu đạo đức xuất hiện.
Quan hệ đạo đức thường tồn tại thông qua các quan hệ khác như phân công lao động + Đặc trưng
* Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, ý thức đạo đức xuất hiện
trong sự xuất hiện của một ý thức chung, nghĩa là nó còn ở dạng
tổng hợp chưa được phân chia, phân xuất thành một hình thái ý thức
xã hội riêng biệt. Trong xã hội đó ý thức đạo đức tiềm ẩn, chứa đựng
trong ý thức xã hội nói chung và đặc biệt là ý thức tôn giáo. Đặc
điểm này do chính đời sống kinh tế, xã hội lúc bấy giờ quy định, nó
phù hợp với trình độ phát triển thấp kém của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ
* Tính cụ thể, cảm tính, trực quan và kinh nghiệm: Đặc điểm
này cũng do chính điều kiện kinh tế, xã hội lúc bấy giờ quy định. Lúc
bấy giờ việc tuân thủ nghiêm ngặt các hành vi giao tiếp, ứng xử và
hoạt động của con người được coi là hợp đạo đức. Các chế định, các
nguyên tắc đầu tiên chẳng qua là sự lặp lại những kinh nghiệm trực
tiếp, nó không đòi hỏi phải suy xét, cân nhắc tính lô-gích, tính phản
tư (tự suy ngẫm về mình) lý luận.
Chính vì vậy mà đối với người nguyên thủy, việc bắt trước mẫu hành
vi của người đi trước được coi là yêu cầu có tính nguyên tắc nó đòi
hỏi mọi người phải tuân theo. Chính từ đây, các phong tục và các tập
quán trong lao động và sinh hoạt cũng như các điều cấm kị và lễ
nghi tôn giáo được giữ gìn và tiếp tục phát triển.
* Tính hợp tác, tính công bằng, thông cảm, tương trợ: Với tất cả
tính ngây thơ và giản dị của nó thì xã hội cộng sản nguyên thủy là
một xã hội “tốt đẹp”, bởi vì trong xã hội đó con người sống bình
đẳng với nhau, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tính hợp tác là
yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong lao động tập thể, đặc biệt là
trong việc chống lại thiên tai và thú dữ. Do đó, tính hợp tác này được
coi là một trong những “nguyên tắc” đạo đức hết sức quan trọng của
xã hội cộng sản nguyên thủy.
* Phẩm chất thật thà, lòng dũng cảm, gan dạ được đề cao
+ Vai trò: heo G.Bandzeladze, ở trình độ của người nguyên thủy, yêu
cầu: “không được lấy phần của người khác!” chiếm ưu thế trong ý
thức đạo đức con người .
=> Việc ý được sự cần thiết phải có thái độ công bằng đối với
những người khác làm nảy sinh khát vọng công bằng, khát vọng này
dần dần trở thành thói quen; tình cảm đạo đức công bằng phát triển
+ Ví dụ: Hiện nay người ta vẫn thấy rằng, ở một số các bộ lạc ở châu
Mỹ, châu Phi vẫn còn lưu truyền một số phong tục của người xưa
mang nặng tính đạo đức. Ví dụ như: không được cãi cọ nhau, biết
vâng lời những người lớn tuổi, biết hợp tác tương trợ nhau và họ xem
đó là những điều thiện.
Khi có thị tộc khác xâm phạm thị tộc mình hoặc ảnh hưởng đến
lợi ích của thành viên trong cộng đồng thì hộ sẵn sàng đấu tranh để
bảo vệ nhau để tồn tại
3.2. Đặc trưng của đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
- Khái niệm: Đạo đức là……
Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
- Nguồn gốc: Sự xuất hiện của giai cấp dẫn tới sự tan vỡ của ý thức
đạo đức thống nhất trong nội bộ cộng đồng xã hội. Nhưng so với chế
độ công xã nguyên thủy, thì xã hội chiếm hữu nô lệ tiến hơn một bậc.
Phù hợp với sức sản xuất tiến bộ hơn của chế độ chiếm hữu nô lệ là
quan hệ sản xuất mới, mà cơ sở là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất
và người nô lệ. Loài người đã bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới. - Đặc trưng:
* Trong đạo đức xuất hiện tính chất đối kháng: Đó là đạo đức của nô
lệ và đạo đức của chủ nô, hai nền đạo đức này đối lập với nhau về cơ
bản. Những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống
trị, giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng
là lực lượng tinh thần thống trị.
Tầng lớp người có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người
“có đức hạnh, người thượng lưu, quí tộc” còn những người nô lệ là
những người “không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng”.
Sự nô dịch của số ít (do giàu có mà trở thành mạnh) đối với số đông
(do nghèo khổ mà trở thành yếu) giờ đây được bảo đảm bởi một lực
lượng xã hội mới – nhà nước, tình trạng bình đẳng nhường chỗ cho
đẳng cấp. Nó quy định nội dung cơ bản của đạo đức, đẩy tới hai cực
đối lập gay gắt: chủ - tớ, trên – dưới, mệnh lệnh – phục tùng.
Tính chất đó quy định các nội dung khác nhau của quan niệm về tốt
– xấu trong giai cấp này hay giai cấp kia. Cuộc sống tôi tớ chỉ được
đánh giá ngang với giá trị của các vật dụng, các con vật.
Chế độ nô lệ dạy người nô lệ phải phục tùng tuyệt đối. Những đạo
đức cao cả của người nô lệ như: lòng dũng cảm, chí khí, nhân
phẩm…đã bị chủ nô xem như lời thách thức, sự bất kính
* Tính tham lam, bủn xỉn, ích kỉ, bạo lực, xảo quyệt :
- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế nhưng vẫn ra sức
vơ vét của cải của dân vô tội bằng cách bóc lột sức người, họ trở nên
rất giàu có nhưng vẫn không ngừng bóc lột thêm, mặc cho người
dân rơi vào cảnh đói rét, khổ cực, thiếu thốn trầm trọng. Thậm chí
còn tiến hành các cuộc chiến tranh cướp đoạt đất đai để xây dựng
nên những đế quốc rộng lớn.
- Chúng tìm mọi cách để vơ vét của cải bằng những biện pháp thâm
hiểm, chúng lợi dụng sự ngây thơ của quần chúng, từ đó tuyên
truyền vào đó sự phục tùngkhiến quần chúng trong một thời gian
lao dịch vô điều kiện cho chúng. Còn chúng thì được hưởng danh
hoa, phú quý, lụa là, gấm vóc… trên mồ hôi, nước mắt,xương máu
của bách tính với những chiêu trò thâm hiểm.
- Chủ nô không thèm quan tâm đến sinh mệnh và đời sống của bá
tánh dù rất giàu có. Mặc cho người dân van xin thống khổ chúng
cũng nhất quyết không chịuchi bất cứ một lượng nào. Đối với việc
công thì chúng chú tâm thu lợi về cho mình, trừ những việc có thể
xâm phạm đến những lợi ích của chúng.
- Chủ nô ra sức bóc lột, tra tấn, đánh đập, chà đạp dã man vào cánh
tay hoặc trán nô lệ; họ bị đối xử với một cách thức vô cùng tàn nhẫn.
Điều kiện sống tồi tệ đó đã khiến cho nhiều nô lệ quyết định tự tử vì không chịu nổi đau khổ
- Trái ngược với việc người dân phải lao động cật lực trong các trang
trại, xưởng thủ công, khuân vác, chèo thuyền thì những người chủ
nô chỉ biết bảo vệ lợi ích và quyền lực của mình
* Những yếu tố đạo đức tiến bộ vẫn được hình thành trong quần chúng
- Vai trò: Thể hiện khát vọng quyền làm người của những người nô lệ
- Ví dụ: Chủ nô thì tăng cường áp bức tranh đất đai của người dân,
đàn áp họ phải làm việc cực nhọc để đem lại lợi nhuận, còn nô lệ thì
lại khát khao sự bình đẳng, tự do.
3.3. Đặc trưng của đạo đức trong xã hội phong kiến
- Khái niệm: Đạo đức là……
Đạo đức trong xã hội phong kiến
- Nguồn gốc: Ở phương Tây, tư tưởng đạo đức thường xuất hiện từ
những tín điều tôn giáo, còn ở phương Đông tư tưởng đạo đức
thường xuất hiện từ học thuyết của Khổng Tử như tam cương, ngũ thường, chính danh - Đặc trưng:
+ Tâm lý gắn bó theo lãnh địa, gia tộc, tuân thủ đẳng cấp, gia trưởng
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác
với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh
tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều
kiện sinh sống cần thiết. Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nông dân ra
khỏi lãnh địa của mình, nhưng không có quyền giết họ.
Thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình Giai
cấp phong kiến đưa ra những quan niệm đạo đức trái với lợi ích của
nhân dân lao động là tư tưởng đằng cấp, trọng nam khinh nữ, thói
đạo đức giả tư tưởng gia trưởng
+ Quyền nhân dân được đề cao hơn so với đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, nhưng địa vị người
nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về
kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc họ phải cày cấy ruộng đất
của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có lợi cho giai cấp phong kiến.
+ Nhân dân lao động yêu thương, giúp đỡ nhau, sống trung thực, đề
cao tình yêu lao động, cần cù chăm chỉ, đền đáp công cha nghĩa mẹ
- Vai trò: Tư tưởng đạo đức của quần chúng tác động đến giai cấp
thống trị, dần hình thành những quan điểm đúng mực. Ngày nay sự
kính trọng ông bà bố mẹ vẫn có ý nghĩa
-Ví dụ: Sự kính trọng, đền đáp công lao nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ
3.4. Đặc trưng của đạo đức trong xã hội tư bản
- Khái niệm: Đạo đức là…..
Đạo đức trong xã hội tư bản
- Nguồn gốc: Chế độ tư bản là một bước tiến của xã hội, vì nó đập
tan xiềng xích của chế độ nông nô, xóa bỏ tình trạng cát cứ của
phong kiến, mở ra thị trường trong nước và thế giới, phát triển sản
xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến lên. Với quan hệ sản xuất
hàng hóa, tiền tệ đã hình thành nên một hệ thống đạo đức mới
trong đó chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc đạo đức chủ đạo
Lenin nhận xét: những người được đào tạo trong xã hội đó, hoặc là
nô lệ, hoặc là tiểu chủ, viên chức nhỏ, là tri thức, tóm lại là một
người chỉ lo nghĩ về của riêng mình chứ không quan tâm đến người khác - Đặc trưng:
* Đề cao cá nhân dẫn đến chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân tư
sản là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. quan hệ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa đã kích thích các nhà tư bản làm giàu và đã
định hướng trong ý thức và hành vi đạo đức của họ. Họ coi việc làm
giàu với mọi cách và mọi giá là hoạt động chính, là mục đích cao nhất của cuộc sống.
Trong quá trình tích lũy tư bản, với máu và mồ hôi sự bóc lột lao
động làm thuê, chủ nghĩa cá nhân đã chiến thắng quan hệ chật hẹp
đẳng cấp phong kiến dưới khầu hiệu cách mạng tư sản là tự do, bình đẳng, bác ái.
* Tính nguyên tắc, tính kỉ luật cao, con người có tinh thần quốc tế
* Con người bàng quan, vô cảm hơn: Nhà tư bản bốc lột người công
nhân trên cơ sở bốc lột giá trị thặng dư bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
- Vai trò: Xóa bỏ quan hệ đẳng cấp, chật hẹp lỗi thời của phong kiến,
năng lực, tính sáng tạo của cá nhân có điều kiện phát triển. Tuy
nhiên, một số tư tưởng tiến bộ của xã hội phong kiến bị đảo lộn - Ví dụ:
3.5. Đặc trưng đạo đức trong xã hội phong kiến có ưu, nhược điểm như thế nào?
- Khái niệm: Đạo đức là……
- Nguồn gốc của đạo đức trong xã hội phong kiến: Ở phương Tây, tư
tưởng đạo đức thường xuất hiện từ những tín điều tôn giáo, còn ở
phương Đông tư tưởng đạo đức thường xuất hiện từ học thuyết của
Khổng Tử như tam cương, ngũ thường, chính danh - Đặc điểm:
+ Tâm lý gắn bó theo lãnh địa, gia tộc, tuân thủ đẳng cấp, gia trưởng
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác
với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh
tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều
kiện sinh sống cần thiết. Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nông dân ra
khỏi lãnh địa của mình, nhưng không có quyền giết họ.
Thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình Giai
cấp phong kiến đưa ra những quan niệm đạo đức trái với lợi ích của
nhân dân lao động là tư tưởng đằng cấp, trọng nam khinh nữ, thói
đạo đức giả tư tưởng gia trưởng
+ Quyền nhân dân được đề cao hơn so với đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, nhưng địa vị người
nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về
kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc họ phải cày cấy ruộng đất
của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có lợi cho giai cấp phong kiến.
+ Nhân dân lao động yêu thương, giúp đỡ nhau, sống trung thực, đề
cao tình yêu lao động, cần cù chăm chỉ, đền đáp công cha nghĩa mẹ
- So sánh với xã hội ngày nay
Đạo đức hiện nay là làm được cái gì cống hiến gì cho xã hội.
còn đạo đức thời phong kiến là thể hiện sự tôn kính và nghe lời kẻ được cho là bề trên
Đạo đức trong xã hội chủ nghĩa phần lớn mang lài hạnh phúc
cho con người nói chung. Đạo đức trong xã hội phong kiến chỉ đem
lại hạnh phúc cho tầng lớp nhiều tiền và đàn ông - Ưu điểm + Phương Đông
Không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo
Thường xuất phát từ quan hệ giữa người với người và
được nhìn nhận qua lăng kính của học thuyết Nho giáo
Đề cao lòng trung thành của con người + Phương Tây
Các tư tưởng, tôn giáo bắt đầu xuất hiện.
Người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh
tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ
những điều kiện sinh sống cần thiết.
Phẩm chất tốt đẹp của người lao động như cần cù chịu
khó, đoàn kết thương người, phản đối tình trạng áp bức bất công trong xã hội. - Nhược điểm + Phương Đông
Không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo
Thường xuất phát từ quan hệ giữa người với người và
được nhìn nhận qua lăng kính của học thuyết Nho giáo
Đề cao lòng trung thành của con người + Phương Tây
Các tư tưởng, tôn giáo bắt đầu xuất hiện.
Người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh
tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ
những điều kiện sinh sống cần thiết.
3.6. Đặc trưng đạo đức trong xã hội tư bản có ưu nhược điểm như thế nào?
- Khái niệm: Đạo đức là……
- Nguồn gốc của đạo đức trong xã hội tư bản: Chế độ tư bản là một
bước tiến của xã hội, vì nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô,
xóa bỏ tình trạng cát cứ của phong kiến, mở ra thị trường trong nước
và thế giới, phát triển sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến lên.
Với quan hệ sản xuất hàng hóa, tiền tệ đã hình thành nên một hệ
thống đạo đức mới trong đó chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc đạo đức chủ đạo
Lenin nhận xét: những người được đào tạo trong xã hội đó, hoặc là
nô lệ, hoặc là tiểu chủ, viên chức nhỏ, là tri thức, tóm lại là một
người chỉ lo nghĩ về của riêng mình chứ không quan tâm đến người khác - Đặc điểm:
* Đề cao cá nhân dẫn đến chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân tư
sản là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. quan hệ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa đã kích thích các nhà tư bản làm giàu và đã
định hướng trong ý thức và hành vi đạo đức của họ. Họ coi việc làm
giàu với mọi cách và mọi giá là hoạt động chính, là mục đích cao nhất của cuộc sống.
Trong quá trình tích lũy tư bản, với máu và mồ hôi sự bóc lột lao
động làm thuê, chủ nghĩa cá nhân đã chiến thắng quan hệ chật hẹp
đẳng cấp phong kiến dưới khầu hiệu cách mạng tư sản là tự do, bình đẳng, bác ái.
* Tính nguyên tắc, tính kỉ luật cao, con người có tinh thần quốc tế
* Con người bàng quan, vô cảm hơn: Nhà tư bản bốc lột người công
nhân trên cơ sở bốc lột giá trị thặng dư bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
- So sánh với xã hội ngày nay + Về bản chất
CNTB là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai
cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng
tạo ra. Bằng cách bóc lột không công của công nhân làm thuê
CNXH là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó không
còn chế độ người bóc lột người, giải phóng con người khỏi áp bức,
bóc lột của giai cấp tư bản. VD: Người dân được tự do sinh sống, kinh
doanh, học tập theo quy định của pháp luật; công dân từ đủ 18 tuổi có quyền bầu cử,… + Về chính trị
CNTB dựa trên chế độ đa đẳng cạnh tranh và đa nguyên chính trị
CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nhà nước là của dân, dựa
trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông
trí thức do đảng cộng sản lãnh đạo. Chủ nghĩa xã hội hội có một
đảng lãnh đạo duy nhất + Về kinh tế:
XHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư
liệu sản xuất chủ yếu
CNTB được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư
nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột - Ưu điểm
Đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, quyền con người được
mở rộng nhiều hơn so với xã hội phong kiến (quyền chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa xã hội). Cá nhân được giải phóng
Xóa bỏ quan hệ đạo đức phong kiến với đặc trưng cơ bản: sự
phụ thuộc, phục tùng những đấng bề trên; phụ thuộc và phục tùng
vương quyền và thần quyền, những luật lệ hà khắc - Nhược điểm
Coi chủ nghĩa cá nhân là bản tính tự nhiên của con người, bản tính ấy là bất biến
Xã hội tư bản hiện đại đã và đang sinh ra một lớp người sống
xa hoa trên sự đau khổ của người khác, đó là thái độ của những kẻ vô tâm về đạo đức
4. Mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái xã hội khác
4.1. Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật. Lấy VD minh họa
- Khái niệm:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổ hợp những quy
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ, giữa con người
với con người, giữa con người với tự nhiên, công việc và cả với chính
bản thân mình, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh dư luận
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại
xã hội. Trung tâm mà nghệ thuật phản ánh là phản ánh cái đẹp,
nghệ thuật là nơi hội tụ cái đẹp. Nghệ thuật đem lại cho con người
những khoái cảm thẩm mỹ, những giá trị tinh thần.
- Sự tương đồng và khác biệt: + Sự tương đồng:
Nghệ thuật và đạo đức đều cho chúng ta hiểu được ý nghĩa
cuộc sống con người, sứ mệnh và nghĩa vụ của con người
Nghệ thuật và đạo đức đều đem lại cho con người một loại “tri
thức” mà không một khoa học nào có thể đem lại, đó là tri thức về
cuộc đời, sự khám phá những điều bí ẩn của con người. + Sự khác biệt:
Nghệ thuật không sử dụng khái niệm, quy tắc để phản ánh tồn
tại xã hội mà dùng hiện tượng nghệ thuật
Ý thức đạo đức ổn định hơn ý thức thẩm mỹ
- Sự tác động qua lại trong quá trình hình thành phát triển
+ Nghệ thuật có nhiệm vụ là giáo dục và hoàn thiện nhân cách con
người. Ngược lại, đời sống đạo đức là nền móng cho sáng tác nghệ thuật.
Nghệ thuật giúp cho con người vượt lên trên những ham mê cá
nhân chật hẹp, đưa con người đến những khát vọng có ý nghĩa nhân
loại phổ biến. Nghệ thuật giáo dục, bồi dưỡng nghị lực con người để
dũng cảm làm điều thiện, chống cái ác.( Chẳng hạn như bài thơ
“Người đi tìm hình ảnh của Nước” của Chế Lan Viên)
Nghệ thuật dạy cho chúng ta hiểu được ý nghĩa cuộc sống con
người, sứ mệnh và nghĩa vụ con người.
Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu
tranh của giai cấp tiên tiến chống lại những thế lực lạc hậu, phản
tiến bộ và những thói hư, tật xấu khác như sự lười biếng, thói kiêu
ngạo, vị kỷ, sự phản bội, giả dối.v.v…
+ Cái đẹp trong nghệ thuật sở dĩ là cái đẹp trong đạo đức vì nó chứa đựng cái thiện
Đạo đức đặt ra cho nghệ thuật nhiệm vụ quan trọng là giáo
dục và hoàn thiện nhân cách con người. Cho nên tác giả, tác phẩm
nào đề cập đến những vấn đề đạo đức, tình yêu, tự do, lòng dũng
cảm…thì giá trị của nó được lưu truyền mãi . Cái thiện là động lực to
lớn thúc đẩy con người sáng tạo cái đẹp. Các nhà thơ, văn đã từng
nói: phải biết yêu hết mình, nhớ đến cháy lòng, ghét đến cay đắng,
căm thù đến tận xương tuỷ mới ra thơ, văn. Chính đời sống đạo đức
của nhân dân là cội nguồn làm cho văn nghệ sĩ giàu tình yêu cuộc
sống hơn, nó là cội nguồn của sự sáng tạo cái đẹp không ngừng, không nghỉ.
- Ví dụ: (1) “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xấu người, đẹp nết còn hơn
đẹp người”, “Chồng lớn, vợ bé thì xinh, chồng nhỏ vợ lớn ra tình chị em”.
(2) Aristote đã viết về vai trò của âm nhạc: Âm nhạc không giới
hạn ở chức năng thẩm mỹ và chức năng trí tuệ. Không những nó gây
khoái cảm cho con người những lúc nghỉ ngơi và giải trí, không
những nó giúp cho tư duy phát triển, nó còn tác động tới đạo đức
của con người: âm nhạc phát triển ở con người năng lực vui mừng và
buồn phiền đối với những điều đáng buồn phiền.
4.2. Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Lấy VD minh họa - Khái niệm:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổ hợp những quy
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ, giữa con người
với con người, giữa con người với tự nhiên, công việc và cả với chính
bản thân mình, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh dư luận
Chính trị là toàn bộ hoạt động liên quan đến các mối quan hệ
giữa các dân tộc, giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Mà vấn đề
cốt lõi là giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước,
sự xác định hình thức tổ chức, nội dung, nhiệm vụ hoạt động của
Nhà nước; sự tham gia vào công việc của Nhà nước.
=> Đạo đức và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Sự tương đồng và khác biệt
+ Thứ nhất, chính trị và đạo đức đều có cơ sở tồn tại xã hội. Đạo đức
xuất hiện trước chính trị
+ Thứ hai, vai trò của đạo đức và chính trị khác nhau khi chưa xuất
hiện nhà nước và khi nhà nước xuất hiện
- Sự tác động qua lại
+ Trong xã hội có giai cấp, đạo đức tiêu biểu là đạo đức của giai cấp
thống trị nhưng giai cấp bị trị vẫn tìm cách duy trì những giá trị nhân đạo
Bất kỳ xã hội có giai cấp nào cũng hình thành hai loại đạo đức: đạo
đức của giai cấp thống trị và của giai cấp bị thống trị. Nếu hệ thống
chính trị của xã hội là hệ thống tiến bộ thì những yếu tố đạo đức
lành mạnh của quần chúng lao động sáng tạo ra được phổ biến và
phát triển. Ngược lại nếu hệ thống chính trị lỗi thời, phản động thì nó
sẽ cản trở và xung đột gay gắt với những yếu tố đạo đức tiến bộ của
quần chúng. Trong trường hợp đó thường diễn ra sự đấu tranh của
quần chúng chống lại đạo đức và chính trị của giai cấp phản động.
+ Có lúc đạo đức và chính trị thống nhất
+ Trong thời kì quá độ lên CNXH , đạo đức và chính trị càng trở nên gắn bó hơn - Ví dụ:
4.3. Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Lấy VD minh họa - Khái niệm:
Đạo đức là.......
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã
hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
- Sự tương đồng và khác biệt
+ Đạo đức hay pháp luật đều điều chỉnh hành vi con người
Đạo đức và pháp luật đều được xem là hệ thống các quy tắc xử
sự chung, những chuẩn mực xã hội đối với con người
Đạo đức và pháp luật đều giúp con người điều chỉnh hành vi
của mình để phù hợp với các quy tắc trong xã hội. Từ đó giúp con
người có một đời sống tích cực hơn trong cộng đồng.
+ Đối tượng và phạm vi điều chỉnh không giống nhau
Pháp luật quy định hành vi cụ thể của con người, hành vi nào
được làm và không được làm. Đạo đức nhìn chung không chỉ một
cách cụ thể chi tiết mà chỉ mang tính định hướng trên cơ sở lương
tâm và trách nhiệm mà con người ta hành động sao cho phù hợp với yêu cầu xã hội
Điều chỉnh hành vi đạo đức của con người xảy ra ở khắp mọi
nơi, trong mọi thời điểm. Điều chỉnh hành vi bằng pháp luật chỉ diễn
ra khi có quan hệ pháp luật
+ Luật pháp thường phổ cập tới mọi công dân nhưng chuẩn mực đạo
đức bao giờ cũng là tiêu chuẩn cao của xã hội
+ Luật pháp được diễn tả qua điều luật cụ thể nên mạch lạc, logic hơn
Đạo đức bắt nguồn từ thực tế của cuộc sống. Nó hình thành từ
nhận thức của con người. Ngoài ra, đạo đức không được tìm thấy ở
dạng viết và chỉ được truyền miệng.
Pháp luật được hình thành từ các quy tắc xử sự trong đời sống xã
hội. Được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Luật
được thể hiện trong hiến pháp dưới dạng văn bản.
+ Pháp luật thực hiện trên những cơ sở cưỡng bức, thực hiện đạo
đức trên cơ sở tự nguyện
Đạo đức thì không bắt buộc tất cả mọi người phải làm theo. Bởi
nó xuất phát từ nhận thức của con người. Nếu chúng ta không thực
hiện thì cũng sẽ không bị xử phạt và cũng không có chế tài xử lí khi bị vi phạm.
Ngược lại, pháp luật do nhà nước ban hành nên bắt buộc mọi người
phải làm theo. Pháp luật mang tính cưỡng chế. Nếu như chúng ta
không thực hiện theo đúng pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo nhiều
hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
- Sự tác động qua lại
+ Luật pháp gắn với giai cấp tiến bộ thì xu hướng về đạo đức tiến bộ và ngược lại
Đạo đức của nhà chức trách có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến
hoạt động áp dụng pháp luật. Nếu là người có phẩm chất đạo đức tốt
thì khi đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật bao giờ cũng phải
tính đến các quan niệm đạo đức xã hội sao cho “đạt lí” nhưng cũng
“thấu tình”. Ngược lại, nếu họ là người có ý thức đạo đức kém thì
thường dễ mắc sai lầm, thậm chí vi phạm pháp luật khi thi hành
công vụ, làm ngơ trước cái ác, xử lí oan sai người ngay, tha bổng kẻ
phạm pháp… Đạo đức của người áp dụng pháp luật có vai trò đặc
biệt quan trọng trong trường hợp phải áp dụng tương tự pháp luật.
Khi đó, nhà chức trách không có các quy phạm pháp luật để làm căn
cứ, họ phải dựa vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội, dựa
vào những lẽ phải trong cuộc sống, dựa vào ý thức pháp luật của
bản thân để ban hành quyết định.
+ Nếu môi trường đạo đức bị tha hóa thì pháp luật dễ bị vi phạm và ngược lại
Một số chuẩn mực đạo đức có thể được thừa nhận trong các
quy phạm pháp luật. Pháp luật còn có vai trò giữ gìn và phát huy
những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc; ngăn chặn sự tha hóa đạo đức. - Ví dụ
Một người có phẩm chất đạo đức tốt thì họ sẽ không bao giờ
thực hiện hành vi trộm cấp của người khác, còn những có nhận thức
kém và đạo đức không tốt thì họ sẽ thực hiện những hành vi trái
pháp luật mà không hề cảm thấy tội lỗi
Truyền thống yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu
của dân tộc ta, nó được mọi thế hệ người dân Việt Nam lưu truyền
và đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người rồi thì việc đi nghĩa vụ
quân sự đối với công dân nam khi đủ 18 tuổi thực hiện một cách
nghiêm chỉnh mà không hề chống đối
4.4. Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo. Lấy VD minh họa