-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế quốc tế về Đầu tư quốc tế có đáp án
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế quốc tế về Đầu tư quốc tế có đáp án của Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế quốc tế (KT1) 2 tài liệu
Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế quốc tế về Đầu tư quốc tế có đáp án
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế quốc tế về Đầu tư quốc tế có đáp án của Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế quốc tế (KT1) 2 tài liệu
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36477832
Bài 2. Lý thuyết FDI
1) Lý thuyết Đa dạng hóa danh mục đầu tư thuộc nhóm lý thuyết đầu tư nào: a.
Nhóm lý thuyết dựa trên giả định Thị trường hoàn hảo
b. Nhóm lý thuyết dựa trên giả định Thị trường không hoàn hảo
c. Nhóm lý thuyết dựa trên Môi trường Thể chế
d. Không thuộc nhóm nào nêu trên
2) Khác với lý thuyết đầu tư dựa trên Chênh lệch lợi suất, lý thuyết Đa dạng hóa
danh mục đầu tư giúp giải thích hiện tượng:
a. Vốn dịch chuyển từ nơi lợi suất cao đến nơi lợi suất thấp
b. Vốn di chuyển từ nơi rủi ro cao đến nơi rủi ro thấp
c. Vốn di chuyển 2 chiều giữa nơi có lợi suất cao với nơi có lợi suất thấp d. Tất cả đều sai
3) Quốc gia có nguồn lực dồi dào và tiềm năng phát triển càng lớn càng thu hút
nhiều FDI là ý tưởng chính của lý thuyết nào:
a. Thuyết Lợi thế địa điểm b. Thuyết Chiết trung
c. Thuyết Quy mô quốc gia
d. Thuyết theo tiếp cận Thể chế
4) Lợi thế riêng của doanh nghiệp theo Thuyết Nội vi hóa không bao hàm:
a. Lợi thế từ khác biệt thuế suất đối với thu nhập của các đơn vị thành viênnước ngoài của doanh nghiệp
b. Lợi thế từ nền tảng công nghệ và văn hóa tổ chức của doanh nghiệp
c. Lợi thế từ kinh nghiệm và năng lực học hỏi của doanh nghiệp d. Cả b và c đều đúng
5) Thuyết Phản ứng chiến lược trên thị trường bán độc quyền cho rằng hành vi
đầu tư FDI của vào một nước sẽ kích hoạt đầu tư FDI của vào nước đó nhằm
bảo vệ thị trường chiến lược của MNC.
a. Doanh nghiệp đối tác; Doanh nghiệp MNC
b. Doanh nghiệp MNC; Doanh nghiệp đối tác
c. Doanh nghiệp đối thủ; Doanh nghiệp MNC
d. Doanh nghiệp đối tác; Doanh nghiệp đốithủ
6) Thuyết Tự tài trợ (tài trợ nội bộ) chorằng
a. Dự án FDI ban đầu nên có quy mô đầu tư nhỏ
b. Dự án FDI ban đầu nên có quy mô đầu tư lớn
c. Nguồn vốn tự tạo của dự án FDI có chi phí thấp d. Cả a và c đều đúng lOMoARcPSD| 36477832
7) Thuyết Kojima về FDI giúp giải thích hiện tượng doanh nghiệp Nhật có xu
hướng đầu tư FDI vào các nước mà Nhật có về nguồn lực trong quan hệ
thương mại với nước đó. a. Lợi thế nội vi hóa
b. Năng lực kiểm soát và thao túng c. Bất lợi tương đối d. Tất cả đều sai
8) Yếu tố nào sau đây không được dùng đến để giải thích hiện tượng FDI của các
lý thuyết thuộc nhóm tiếp cận thể chế.
a. Hệ thống luật lệ quy chế về thuế ở các nước
b. Môi trường kinh tế-chính trị các nước
c. Môi trường văn hóa-xã hội các nước
d. Tất cả đều là cơ sở giải thích FDI theo tiếp cận thể chế
9) Theo mô hình OLI, động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện FDI không bao gồm: a. Tìm nguồn lực b. Tìm thị trường
c. Tìm tài sản chiến lược
d. Tất cả nêu trên đều là động lực thúc đẩy FDI
10)Trong các lý thuyết (LT) giải thích FDI sau đây: (1) thuyết Vòng đời sản phẩm,
(2) thuyết Hàng rào thương mại, (3) thuyết Nội vi hóa, (4) thuyết Chênh lệch
lợi suất, thuyết nào dựa trên giả định cơ bản rằng “thị trường không hoàn hảo”: a. (1), (4) b. (2), (3) c. (3), (4) d. (1), (3)
11)Theo mô hình OLI của thuyết Chiết trung, nếu so với các đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp chỉ có lợi thế riêng (O) và lợi thế địa điểm (L) nhưng thiếu lợi
thế nội vi hóa (I) thì doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược:
a. Tiến hành đầu tư trực tiếp (FDI) ở một số địa điểm quốc gia nước ngoài chọn lọc
b. Kinh doanh trong nước mà thôi (Không tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế)
c. Phát triển kinh doanh quốc tế qua hoạt động cấp phép hoặc nhượng quyền
d. Mở rộng kinh doanh quốc tế qua hoạt động xuất khẩu
Bài 3. Tác động kinh tế-xã hội của FDI
1) Trong khi dạng tác động của FDI tạo ra từ các thành viên
tham gia chuỗi cung ứng cho các hoạt động “trực tiếp”, thì dạng tác động
của FDI được hình thành từ chi tiêu của người lao động cho các doanh
nghiệp tham gia các hoạt động trực tiếp và gián tiếp.
a. Trực tiếp; Gián tiếp c. Gián tiếp; Kéo theo b. Trực tiếp; Lan tỏa d. Kéo theo; Lan tỏa lOMoARcPSD| 36477832
2) Việc FDI có khả năng thúc đẩy phát triển thị trường cung ứng lẫn mạng
lưới phân phối trong nước tiếp nhận vốn được xem là dạng tác động: a. Trực tiếp b. Gián tiếp c. Lan tỏa d. Kéo theo
3) FDI chảy vào nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đang phát triển giúp giải quyết
tình trạng “thâm hụt kép” của các quốc gia này, đó là:
a. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt ngoại hối
b. Thâm hụt ngoại hối và thâm hụt tiết kiệm
c. Thâm hụt tài khóa và thâm hụt đầu tư
d. Thâm hụt tiết kiệm và thâm hụt thương mại
4) Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động bổ sung vốn, nâng cấp
công nghệ và tăng năng suất lao động tại quốc gia nhận vốn FDI phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố nào sau đây:
a. Năng lực hấp thụ FDI của quốc gia sở tại
b. Hiệu ứng lan tỏa của FDI ở quốc gia sở tại c. Cả a và b đều đúng
d. Tất cả nêu trên đều sai
5) Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động bổ sung vốn, nâng cấp
công nghệ và tăng năng suất lao động tại quốc gia nhận vốn FDI không phụ
thuộc vào yếu tố nào sau đây:
a. Năng lực hấp thụ FDI của quốc gia sở tại
b. Hiệu ứng lan tỏa của FDI ở quốc gia sở tại
c. Chiến lược triển khai FDI ở quốc gia sở tại của doanh nghiệp MNC
d. Tất cả nêu trên đều quyết định mức độ tác động của FDI
6) Tác động của FDI đến tình hình việc làm của quốc gia nhận vốn sở tại
thường được đánh giá qua nhiều hướng, nhưng không bao gồm hướng nào sau đây:
a. Fdi có cải thiện thu nhập người lao động địa phương hay không
b. Fdi có thay thế quy mô đầu tư nội địa ở doanh nghiệp sở tại hay không
c. Fdi có tạo ra thị trường xuất khẩu mới cho quốc gia hay không
d. Tất cả nêu trên đều là hướng đánh giá tác động việc làm sở tại của FDI
7) Trong phân tích tác động của FDI đến lưu chuyển thương mại của quốc gia
sở tại (nhận vốn FDI), hình thức FDI được cho là có tác động thay
thế lưu chuyển thương mại quốc tế, trong khi hình thức FDI có tác động tăng
cường bổ trợ và liên kết lưu chuyển thương mại. a. Hàng ngang; hàng dọc b. Hàng dọc; hàng ngang c. Đầu tư mới; M&A d. M&A; Đầu tư mới lOMoARcPSD| 36477832
Bài 4. Phân tích dự án đầu tư quốc tế
1) Quy trình phân tích dự án đầu tư truyền thống áp dụng cho dự án đầu tư nội
địa lẫn quốc tế không bao hàm bước nào sau đây:
a. Xác định quy mô vốn đầu tư ban đầu
b. Ước lượng dòng tiền theo thời gian của dự án
c. Xác định lãi suất phù hợp để chiết khấu các dòng tiền tương lai kỳ vọng
d. Tất cả nêu trên đều là các bước trong quy trình
2) Điều nào sau đây không phải là lý do khiến cho phân tích dự án đầu tư quốc tế
phức tạp hơn so với dự án đầu tư nội địa.
a. Dòng tiền về cty mẹ phải được tách bạch với dòng tiền dự án
b. Cty mẹ phải xác định cụ thể dòng tiền dự án được chuyển về mình theo các luậtlệ
quy chế quốc gia khác biệt
c. Tác động khác biệt từ các mức lạm phát khác nhau giữa các nền kinh tế quốc gia
d. Tất cả nêu trên đều là lý do tạo nên sự phức tạp trong phân tích đầu tư quốc tế
3) Thẩm định dự án đầu tư quốc tế từ quan điểm có một số ý nghĩa hữu ích
nhưng/và nên có tính so với thẩm định từ quan điểm của .
a. Dự án (địa phương); bổ trợ; Cty mẹ
b. Dự án (địa phương); chủ đạo; Cty mẹ
c. Cty mẹ; bổ trợ; Dự án (địa phương)
d. Tất cả nêu trên đều sai
4) Doanh nghiệp nước ngoài có 20% đến 49% vốn chủ sở hữu thuộc về một cty mẹ được gọi là: a. Cty con b. Cty thành viên c. Đối tác
d. Tất cả nêu trên đều phù hợp
5) Theo thông lệ báo cáo tài chính quốc tế, điển hình là ở Mỹ, các cty mẹ phải hợp
nhất toàn bộ thu nhập từ mọi cty con có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thuộc cty mẹ. a. Hơn 20% b. Hơn 40% c. Hơn 50% d. Hơn 75%
6) Rủi ro chính phủ nước ngoài sẽ áp đặt các rào cản chuyển tiền về cty mẹ gọi là __ a. Rủi ro tỷ giá b. Rủi ro nước ngoài c. Rủi ro chính trị
d. Rủi ro không thể phân tán (đa dạng hóa) lOMoARcPSD| 36477832
7) Nhìn chung, cty mẹ thích nhận dòng tiền vào từ các nước có đồng bản tệ so
với nội tệ của mình, và chi trả dòng tiền ra đến các nước có bản tệ __ so với nội tệ. a. Lên giá; giảm giá b. Giảm giá; giảm giá c. Lên giá; lên giá d. Giảm giá; lên giá
8) Khi phân tích dự án đầu tư nước ngoài từ quan điểm cty mẹ, loại rủi ro tăng
thêm bắt nguồn từ yếu tố “nước ngoài” thường được định lượng bằng cách __ hoặc .
a. Điều chỉnh suất chiết khấu; điều chỉnh thời hạn các dòng tiền
b. Điều chỉnh thời hạn các dòng tiền; điều chỉnh giá trị các dòng tiền
c. Điều chỉnh suất chiết khấu; điều chỉnh giá trị các dòng tiền
d. Tất cả nêu trên đều sai
Bài 5. Rủi ro quốc gia
1) Một doanh nghiệp có thể tích hợp xếp hạng rủi ro quốc gia vào quá trình phân
tích dự toán đầu tư quốc tế bằng cách:
a. điều chỉnh tăng NPV nếu rủi ro quốc gia tăng vượt mức chuẩn cho phép
b. điều chỉnh tăng suất chiết khấu nếu rủi ro quốc gia tăng lên c. cả a và b đều đúng
d. cả a, b, c đều không đúng
2) Cách tốt nhất để cty con có thể giảm rủi ro bị chính phủ sở tại tịch thu tài sản là:
a. xây dựng tầm nhìn dài hạn về lợi ích đầu tư tại quốc gia đó
b. tuyển dụng lao động quốc tế vào làm việc tại cty con
c. gia tăng sử dụng các nguồn lực khó thay thế được cung cấp bởi cty mẹ hoặc từ
mạng lưới toàn cầu của cty
d. vay vốn từ cty mẹ thay vì từ giới ngân hàng sở tại
3) Một phân tích rủi ro quốc gia ở tầm vĩ mô
a. cần điều chỉnh cho tương thích với đặc điểm của doanh nghiệp cụ thể có liên quan
b. cần loại bỏ mọi khía cạnh chỉ liên quan đến một doanh nghiệp hoặc dự án cụ thể
c. cả a hoặc b đều cần thiết áp dụng d. cả a và b đều sai
4) Trong phân tích rủi ro quốc gia, Phương pháp Danh sách kiểm tra (Checklist)
a. cần nhiều đợt thanh tra tại chỗ
b. cần dùng phân tích biệt thức trong đánh giá
c. cần xếp hạng có gán trọng số cho mọi nhân tố ảnh hưởng rủi ro quốc gia lOMoARcPSD| 36477832
d. bao hàm tập hợp các quan điểm chuyên gia độc lập về mức rủi ro quốc gia 5) Biến
số quan trọng nhất để xác định mức độ rủi ro quốc gia tổng hợp a. rủi ro chính trị b. rủi ro tài chính
c. xác suất bị chính phủ sở tại tịch thu tài sản
d. thường thay đổi khác biệt tùy theo quốc gia liên quan được đánh giá rủi ro6) Phân
tích rủi ro quốc gia nên được thực hiện khi:
a. xác định có nên đầu tư dự án tại quốc gia nước ngoài hay không
b. xác định có nên tiếp tục kinh doanh tại quốc gia nước ngoài hay không c. cả a và b đều đúng
d. tất cả nêu trên đều không phù hợp7) Rủi ro chính trị không baogồm: a. biến động tỷ giá
b. thái độ người tiêu dùng sở tại
c. cách đãi ngộ của chính phủ sở tại
d. tất cả nêu trên đều là rủi ro chính trị
8) Quốc gia nước ngoài có lãi suất cao hơn chính quốc của cty mẹ thì tăng
trưởng kinh tế quốc gia ấy có xu hướng và mức cầu sản phẩm của cty tại đó. a. Tăng; tăng b. Giảm; giảm c. Tăng; giảm d. Giảm; tăng
9) Rủi ro tài chính (trong rủi ro quốc gia) không bao hàm: a. Biến động tỷ giá
b. Phong tỏa chuyển tiền về cty mẹ c. Tỷ lệ lạm phát
d. Tất cả đều là rủi ro tài chính
Bài 6. Môi trường thuế quốc tế và hành vi chuyển giá
1) Tính trung lập trong đánh thuế (tax neutrality) được xác định bởi 3 tiêu chuẩn.
Chuẩn nào sau đây không thuộc số đó:
a. Trung lập xuất khẩu-vốn
b. Trung lập nhập khẩu-vốn c. Trung lập quốc gia d. Trung lập thu nhập
2) Tiêu chuẩn cho rằng sắc thuế lý tưởng cần giúp tăng nguồn thu cho chính phủ
nhưng không gây tác động tiêu cực đến quá trình ra quyết định kinh tế của bên đóng thuế. lOMoARcPSD| 36477832
a. Trung lập xuất khẩu vốn
b. Trung lập nhập khẩu vốn c. Trung lập quốc gia d. Tất cả đều sai
3) Tiêu chuẩn cho rằng chính phủ đánh thuế nên xác định thu nhập chịu thuế của
công ty theo cùng một cách bất luận phần thu nhập này liên quan đến quốc gia
nước ngoài nào trên thế giới.
a. Trung lập xuất khẩu vốn
b. Trung lập nhập khẩu vốn c. Trung lập quốc gia d. Tất cả đều sai
4) Nguyên tắc (mục tiêu) “công bằng trong đánh thuế” (Tax Equity) ngụ ý:
a. Các quy tắc đánh thuế áp dụng cho bên đóng thuế phải như nhau trong nhữngtình huống tương tự nhau
b. Thuế suất và thời điểm đóng thuế phải áp dụng như nhau bất luận cty concủa MNC
tạo ra thu nhập chịu thuế ở quốc gia nào
c. Áp dụng quy tắc tính thuế như nhau đối với thu nhập chịu thuế, bất luận đó làthu
nhập của cty con ở nước ngoài hay là cty con nội địa của cty mẹ
d. Tất cả các phương án trên đều là nội dung nguyên tắc
5) Ba loại thuế được chính phủ các nước vận dụng liên quan đến FDI bao gồm: a.
thuế thu nhập, thuế lợi nhuận chuyển về nước (WHT), và thuế giá trị gia tăng
b. thuế tài sản, thuế của cải, và thuế thu nhập cá nhân
c. hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, và thuế quan
d. thuế quan thương mại, thuế giá trị gia tăng, và thuế thu nhập 6) Thuế lợi nhuận
chuyển về nước (WHT) thuộc loại thuế: a. gián thu b. trực thu
c. cả trực thu lẫn gián thu d. Cả a,b,c không đúng
7) Môi trường thuế các nước cho thấy về cơ bản có hai dạng phạm vi quyền
hạn pháp lý (quyền tài phán) của chính phủ một quốc gia liên quan đến thuế, đó là:
a. phạm vi thế giới và phạm vi lãnh thổ
b. phạm vi nơi cư trú và phạm vi nơi tạm trú
c. phạm vi thu nhập thụ động và phạm vi thu nhập chủ động
d. phạm vi thu nhập được hưởng và phạm vi thu nhập không được hưởng
8) Phạm vi quyền hạn pháp lý của chính phủ một quốc gia liên quan đến thuế được
xác định theo phương pháp “thế giới” có nghĩa là:
a. đánh thuế người cư trú tại quốc gia theo tổng thu nhập từ mọi nơi trên thế giớicủa họ lOMoARcPSD| 36477832
b. đánh thuế mọi thu nhập tạo ra tại chỗ (nội địa) của người cư trú lẫn ngườinước ngoài
tại đây (chủ thể phi cư trú)
c. đánh thuế mọi người cư trú theo thu nhập nội địa của họ (không tính phầnthu nhập
của họ từ nước ngoài)
d. không có lựa chọn nào nêu trên
9) Phạm vi quyền hạn pháp lý của chính phủ một quốc gia liên quan đến thuế được
xác định theo phương pháp “lãnh thổ” có đặc điểm :
a. đánh thuế mọi thu nhập tạo ra tại chỗ (nội địa) của người cư trú lẫn ngườinước ngoài
tại đây (chủ thể phi cư trú)
b. đánh thuế người cư trú theo tổng thu nhập từ mọi nơi trên thế giới của họ
c. còn gọi là phương pháp “nơi cư trú”
d. không có lựa chọn nào nêu trên
10)Khi chính phủ tại một quốc gia áp dụng phương pháp quyền tài phán theo lãnh
thổ trong đánh thuế:
a. sẽ tạo ra khả năng “đánh thuế trùng” nếu một cty (thành viên) ở quốc gia nàycó cty
mẹ đóng tại một quốc gia áp dụng quyền tài phán theo phương pháp thế giới
b. mọi thu nhập tạo ra tại chỗ (trong nước) đều phải chịu thuế, bất luận ngườiđóng thuế
là người cư trú hay người nước ngoài (phi cư trú) c. cả a và b đều đúng
d. tất cả nêu trên đều sai
11)Mỹ là quốc gia áp dụng phương pháp tín dụng thuế nước ngoài, theo đó:
a. cho phép cty mẹ được giảm trừ nợ thuế tại Mỹ một khoản tương ứng vớiphần thuế
trên thu nhập tạo ra ở nước ngoài đã đóng cho chính phủ nước ngoài
b. phương pháp này nhằm mục đích tránh đánh thuế trùng c. cả a và b đều đúng
d. tất cả nêu trên đều không đúng
12)Thu nhập của MNC phần lớn là từ nguồn thu nhập ở nước ngoài của các công
ty thành viên tại các nước. Có sự khác biệt trong đánh thuế nguồn thu nhập này giữa các nước.
a. Do vậy, nếu MNC thay đổi lựa chọn thiết kế cấu trúc tại một quốc gia bất kỳ sẽ
cóthể tạo ra mức thuế phải trả khác biệt cho MNC
b. Dù vậy, nó không phải là một vấn đề đối với các MNC nhờ có các hiệp định thuếliên
chính phủ và phương pháp tín dụng thuế nước ngoài
c. Tuy nhiên, thu nhập nội địa tại các nước của MNC đều bị đánh thuế như nhau
d. Tất cả a, b, c đều đúng lOMoARcPSD| 36477832
13)Các dòng tiền thu-chi giữa các đơn vị thành viên MNC tại nước ngoài a.
Đều là đối tượng của vấn đề chuyển giá
b. Đều có liên quan đến giá trị kế toán gắn với trao đổi hàng hóa dịch vụ giữacác đơn vị thành viên
c. Đều có liên quan đến tín dụng thuế giữa các đơn vị thành viên d. Cả a và b đều đúng 14)Giá chuyển giao
a. Là giá cả sản phẩm được xác định trong giao dịch nội bộ của một doanh nghiệp
b. Thuộc phạm vi kế toán sổ sách, không liên quan đến quản trị dòng tiền củadoanh nghiệp
c. Không liên quan đến dòng tiền thực tế nên không ảnh hưởng đến giá trịdoanh nghiệp
d. Cả b và c đều đúng15)Giá chuyển giao càng cao
a. Lời ròng của MNC càng cao
b. Lời gộp của đơn vị chuyển giá (bên bán) so với đơn vị nhận giá (bên mua)càng tăng
c. Lời gộp của đơn vị chuyển giá (bên bán) so với đơn vị nhận giá (bên mua)càng giảm
d. Không lựa chọn nào đúng
16)Giá chuyển giao (transfer price) càng thấp a.
Lời ròng của MNC càng cao
b. Lời gộp của đơn vị chuyển giá (bên bán) so với đơn vị nhận giá (bên mua)càng giảm
c. Lời gộp của đơn vị chuyển giá (bên bán) so với đơn vị nhận giá (bên mua)càng tăng
d. Không lựa chọn nào đúng Một “thiên đường thuế” được hiểu là
a. Quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và thuế chuyển lợi nhuận vềnước thấp
b. Quốc gia miễn thuế và không thực thi luật thuế nước ngoài trong lãnh thổcủa mình
c. Mọi quốc gia có thuế thấp đối với thu nhập tạo ra tại chỗ (nội địa) d. Cả a và b đều đúng
17)Ngày nay, lợi ích của việc đặt cty con tại các “thiên đường thuế” đã giảm sút do
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp tại hầu hết các nước không còn quá cao so với mức thuế
thấp tại các “thiên đường thuế”
b. Chính phủ các nước đã áp dụng nhiều quy định và biện pháp hiệu quả đểkiểm soát
doanh nghiệp nước ngoài giúp loại trừ việc neo tiền tại các “thiên đường thuế”
c. Cả a và b đều không đúng d. Cả a và b đều đúng
18)“Đảo thuế” (tax inversion) ngụ ý
a. Một quốc gia đánh thuế nặng hơn các quốc gia khác
b. Một thủ đoạn trong đó doanh nghiệp hợp nhất hoặc mua lại doanh nghiệp mục tiêuở
quốc gia thuế thấp, sau đó chuyển địa điểm trú đóng (trụ sở) đến đó để hưởng lợi ích thuế lOMoARcPSD| 36477832
c. Một hành vi trong đó doanh nghiệp dùng giá nội bộ giữa các đơn vị thành viêntại
các nước để thay đổi dòng tiền và thu nhập chịu thuế của từng đơn vị lẫn của cty mẹ d. Tất cả đều sai
19)Quyết định lập giá chuyển giao của MNC ngày nay thường phức tạp là do a.
Cần quan tâm các quy định thuế nhập khẩu sở tại
b. Cần quan tâm các luật lệ quản lý ngoại hối sở tại
c. Cần quan tâm các quy định thuế sở tại
d. Tất cả đều đúngBài 7. Đầu tư danh mục quốc tế Rủi ro Hệ thống :
a. còn gọi là rủi ro không thể phân tán (đa dạng hóa)
b. là rủi ro thị trường tổng thể
c. liên quan đến rủi ro tồn tại ngay cả sau khi nhà đầu tư đã đa dạng hóa hoàntoàn danh mục đầu tư của mình
d. tất cả nêu trên đều đúng
Hệ số Sharpe, còn gọi là Chỉ số Sharpe (SHP):
a. Một thước đo kết quả đầu tư danh mục đã được điều chỉnh theo rủi ro
b. Lợi nhuận vượt mức (so với lãi suất phi rủi ro) tính trên 1 đơn vị rủi ro (độlệch chuẩn)
c. Mức độ nhạy cảm của thị trường chứng khoán quốc gia theo biến động trênthị
trường chứng khoán toàn cầu d. A và B
Hiện tượng Home Bias (Khuynh hướng “chuộng sân nhà” - thích đầu tư chứng khoán nội
địa hơn là đa dạng hóa quốc tế) cho thấy __
a. Đúng cho hầu hết các nước đang phát triển
b. Đúng cho hầu hết các nước tiên tiến
c. Đúng cho hầu hết các nước
d. Không đúng với các nước tiên tiến
Trong hệ số Sharpe, tử số thể hiện còn mẫu số phản ánh . a. rủi ro; lợi suất
b. quy mô vốn đầu tư; lợi suất c. lợi suất; rủi ro
d. lợi suất; quy mô vốn đầu tư
Yếu tố quốc tịch (quốc gia) của nhà đầu tư có tác động nào đến quyết định đầu tư danh mục của người này? a. không ảnh hưởng
b. sẽ ưu tiên đầu tư tài sản nội địa
c. sẽ tránh đầu tư tài sản nội địa và thay thế bằng mở rộng cơ hội đầu tư ra quốc tế
d. sẽ phân bổ vốn quốc tế tương ứng với tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ lOMoARcPSD| 36477832
Điều gì có thể khiến chính phủ của một nước ngăn cấm nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tài sản nội địa?
a. tinh thần dân tộc, và hạn chế khả năng thâu tóm quyền lực kinh tế nội địacủa ngoại quốc
b. sự e ngại rằng việc đầu tư thua lỗ sẽ làm giảm động lực tăng trưởng đầu tưvà niềm tự hào dân tộc
c. ý muốn bảo hộ các ngành kinh tế nội địa khỏi áp lực cạnh tranh và ý muốn bảohộ
các ngành công nghệ mũi nhọn của quốc gia
d. ý muốn bảo hộ khả năng tiếp cận cơ hội đầu tư nội địa khỏi các áp lực cạnhtranh
nước ngoài và ý muốn bảo hộ giá trị nội tệ khỏi các tác động can thiệp tiền tệ ở nước ngoài
Sự thiếu thông tin về doanh nghiệp nước ngoài cũng như cơ hội đầu tư vào các doanh
nghiệp này là nguyên nhân khiến cho:
a. lợi suất đầu tư tài sản nước ngoài có thể sẽ thấp hơn kỳ vọng
b. nhận thức rủi ro đầu tư tài sản nước ngoài sẽ thấp hơn so với thực tế vì khôngcó
thông tin dẫn đến giả định rằng không có rủi ro
c. nhận thức rủi ro đầu tư tài sản nước ngoài sẽ cao hơn thực tế vì thiếu thông tintạo
nên tình trạng bất trắc
d. các khoản đầu tư sẽ có quy mô lớn hơn do giả định rằng lợi suất thu được sẽcao hơn
so với tính toán từ thông tin hiện có
Loại giấy tờ có giá có đặc điểm sau: do một tổ chức tài chính phát hành, biểu thị một
lượng cổ phiếu công ty nước ngoài xác định, và có giá trị tương đương giá trị của lượng cổ phiếu ấy. a. quỹ đầu tư
b. chứng chỉ tương đương cổ phiếu c. chứng chỉ tiền gởi d. biên lai lưu ký
Bài 8. Định giá tài sản quốc tế
Môi trường thị trường chứng khoán quốc tế có tính hiệu quả cao ngụ ý các chứng khoán
tại các nước khác nhau nếu có rủi ro thì phải có lợi suất kỳ vọng sau khi quy đổi về cùng
một đơn vị tiền tệ tính toán. a. Thấp hơn; Thấp hơn
b. Giống nhau; Tương đương nhau
c. Khác nhau; Tương đương nhau
d. Tất cả nêu trên đều sai
Môi trường thị trường chứng khoán quốc tế có tính hiệu quả ngụ ý thị trường chứng khoán
ở các nước khác nhau có khuynh hướng . a. Thấp; Hội nhập cao lOMoARcPSD| 36477832 b. Cao; Hội nhập cao
c. Cao; Phân lập với nhau d. Tất cả đều sai
Phần bù rủi ro tỷ giá (SRP) được định nghĩa là lợi suất kỳ vọng của tài sản đầu tư nước
ngoài sau khi trừ đi lãi suất phi rủi ro nội địa. a. Đúng b. Sai
Ý nghĩa của CAPM Quốc tế (IAPM) đối với việc định giá tài sản quốc tế là nó cho rằng
lợi suất kỳ vọng của tài sản X là tổng hợp của lãi suất phi rủi ro, phần bù rủi ro thị trường,
và các phần bù rủi ro tỷ giá. a. Đúng b. Sai
Độ nhạy cảm tỷ giá của một tài sản nước ngoài được hiểu là độ biến động giá tài sản (tính
theo đồng tiền đầu tư) trước một thay đổi giá trị của ngoại tệ nước ngoài đó. Trong khi Độ
nhạy cảm tiền tệ địa phương của tài sản nước ngoài được hiểu là độ biến động giá tài sản
(tính theo đồng tiền địa phương) trước một thay đổi giá trị của tiền tệ nước ngoài này. a. Đúng b. Sai
Khi lãi suất thực của một quốc gia sẽ khiến đồng tiền quốc gia đó , vì dòng vốn đầu tư
quốc tế sẽ chảy đến nơi cho lãi suất thực cao nhất. a. Tăng lên; Giảm giá b. Giảm xuống; Lên giá c. Tăng lên; Lên giá d. Tất cả đều sai
Do đó, khi quốc gia có nội tệ thường đi kèm giá cả của trái phiếu nội địa . a. Lên giá; Giảm b. Lên giá; Tăng c. Giảm giá; Giảm d. Tất cả đều sai
Theo , danh mục thị trường được định nghĩa là tập hợp các loại tài sản mà tất cả các
nhà đầu tư tại một quốc gia đều nắm giữ. a. International CAPM b. Domestic CAPM c. Country CAPM d. World CAPM
Trong môi trường hội nhập thị trường tài chính quốc tế ở mức cao, Hiệp phương sai
(covariance) với thị trường thế giới sẽ quyết định lợi nhuận kỳ vọng của .
a. Thị trường quốc tế
b. Thị trường thế giới
c. Thị trường nội địa lOMoARcPSD| 36477832 d. Thị trường quốc gia
Bài 9. Cấu trúc ngành và quy trình đầu tư danh mục quốc tế
Triết lý đầu tư của một tổ chức quản lý đầu tư giúp định hướng quá trình ra quyết định đầu
tư của nó. Yếu tố nào sau đây được cho là nền tảng của triết lý đầu tư:
a. Niềm tin và nhận thức của tổ chức về hành vi giá cả chứng khoán
b. Nguồn lực và năng lực quản lý đầu tư của tổ chức
c. Chiến lược đầu tư của tổ chức d. Tất cả nêu trên
Giả thuyết Thị trường hiệu quả (EMH) là nền tảng của tiếp cận chiến lược đầu tư danh mục . a. Thụ động b. Chủ động c. Cân bằng d. Tăng trưởng
So với chiến lược đầu tư danh mục thụ động, chiến lược đầu tư danh mục chủ động có đặc điểm:
a. Loại tài sản trong danh mục và cơ cấu vốn theo tài sản ít thay đổi hơn nhiều
b. Loại tài sản trong danh mục và cơ cấu vốn theo tài sản thường thay đổi
c. Luôn cho kết quả đầu tư danh mục tốt hơn
d. Tất cả nêu trên đều sai
So với danh mục đầu tư quốc tế Cân bằng, danh mục đầu tư quốc tế Chuyên biệt hóa thường có đặc điểm
a. Hiệu quả đa dạng hóa (phân tán rủi ro) tốt hơn
b. Không quan tâm đến hiệu quả phân tán rủi ro danh mục
c. Dựa trên giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH)
d. Tất cả nêu trên không chính xác
Khi phân tích và ra quyết định đầu tư chiến lược liên quan đến danh mục đầu tư quốc tế,
nhà đầu tư cá nhân thường sử dụng trong khi giới tổ chức đầu tư thường sử dụng .
a. Chính sách đầu tư; Danh mục Chuẩn (benchmark)
b. Danh mục Chuẩn; Chính sách đầu tư
c. Danh mục Chuẩn; Danh mục Chuẩn và Chính sách đầu tư
d. Tất cả nêu trên đều sai BÀI TẬP
B4, B7 và B8: xem các bài tập cuối chương liên quan. Các bài tập dưới đây có kèm đáp
số và mang tính bổ sung. lOMoARcPSD| 36477832 B7
[nguồn: Butler, 19/8]
Lợi suất 1 năm của tài sản A tại Mỹ là 16%. Trong năm đó, tỷ giá thay đổi: đầu năm là
0,7064 EUR/USD, cuối năm là 0,7182 EUR/USD. Tính lợi suất của tài sản A theo Euro. Đáp số: 17,94%
[nguồn: Butler, 19/9]
Giá cổ phiếu thị trường PSX (Philippine) tăng 12% tính theo Peso (PHP). Trong cùng kỳ,
PHP lên giá so với USD từ 0,0425 USD/PHP đến 0,0440 USD/PHP. Tính mức tăng giá thị
trường PSX theo USD. Đáp số: 15,95%
[nguồn: Butler, 19/10]
Độ lệch chuẩn lợi suất thị trường cổ phiếu Thailand là 24,8%, trong khi độ lệch chuẩn
của tỷ giá USD/THB là 32,7%. Tính độ lệch chuẩn lợi suất đầu tư vào thị trường cổ
phiếu Thailand của nhà đầu tư Mỹ, biết rằng quan hệ tương tác giữa lợi suất thị trường
Thailand với biến động tỷ giá USD/THB là không đáng kể.
Đáp số: 0,4104 (= 41,04%)
[nguồn: Robin, Ex 15/2+3]
Lợi suất thị trường cổ phiếu của quốc gia X (chính quốc) và quốc gia Y (nước ngoài)
tương ứng với 3 kịch bản kinh tế cho trong bảng sau. Xác suất xảy ra của 3 kịch bản lần
lượt là 40%, 40% và 20%. Lợi suất thị trường nước ngoài Y đã được quy đổi theo đồng
nội tệ của X (nghĩa là không còn bị tác động nhiễu của rủi ro tỷ giá). B C D E F 1
Thị trường cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu 2 Nội địa X Nước ngoài Y 3 Kịch bản Xác suất
Lợi suất Độ lệch
Lợi suất Độ lệch 4 I 40 % 30 % ? 36 % ? 5 II 40 % -10 % ? 0 % ? A 6 III 20 % 20 % ? -10 % ? 7 8 Mean (bình quân) ? ? 9 Variance (phương sai) ? ? 10
Standard deviation (độ lệch chuẩn) ? ? 11
Covariance (hiệp phương sai) ? 12
Correlation (hệ số tương quan) ? lOMoARcPSD| 36477832
a) Tính hệ số tương quan giữa lợi suất thị trường của X và lợi suất thị trường của Y.
[Gợi ý: tính kết quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu ở các ô trống trong bảng]
b) Nhà đầu tư tại X cân nhắc hiệu quả đa dạng hóa quốc tế danh mục đầu tư củamình.
Hãy tính và so sánh chỉ số Sharpe Index (SHI) của danh mục đầu tư nội địa
(X) với SHI của danh mục đầu tư quốc tế với tỷ trọng vốn phân bổ tương đương
(50%:50%) cho X và Y. Giả sử cả 2 danh mục đều áp dụng cùng mức lợi suất phi rủi ro (rrisk-free) là 5%.
Đáp số: a) correlation (hệ số tương quan) = 0,6765;
b) SHI danh mục nội địa
= 0,3819; SHI danh mục quốc tế (X và Y) = 0,4145.
[nguồn: Robin, Ex 15/4]
Nhà đầu tư Anh cân nhắc mua tài sản ở Đức có giá 100 EUR. Với tỷ giá hiện tại là 1,60
GBP/EUR, giá tài sản theo GBP sẽ là 160 GBP. Sau 1 năm nắm giữ, nhà đầu tư dự kiến
sẽ bán lại ở giá 110 EUR, nghĩa là lợi suất tài sản theo EUR sẽ là 10%. Nhưng tỷ giá khi
bán lại dự kiến sẽ là 1,52 GBP/EUR nghĩa là EUR dự kiến giảm giá 5%. Tính lợi suất
đầu tư theo GBP của nhà đầu tư Anh nếu thực hiện giao dịch này. Đáp số: lợi suất đầu
tư nước ngoài quy về USD là r = 4,5%
[nguồn: Robin, Ex 15/4]
Quỹ đầu tư của Mỹ xem xét đầu tư vào 1 tài sản ở Mexico. Tài sản có độ lệch chuẩn (rủi
ro tài sản) tính theo tiền Mexico (MXN) là 25%. Độ lệch chuẩn của tỷ giá MXN/USD là
8%. Giả sử hệ số tương quan giữa tài sản và tỷ giá này là 0,3. Tính rủi ro (độ lệch chuẩn)
tổng hợp của khoản đầu tư nước ngoài này.
Đáp số: độ lệch chuẩn tổng hợp của lợi suất tài sản σ(r)=23.85% B8
[nguồn: Solnik, TB4/4]
Giả sử bạn là nhà đầu tư Đan Mạch, và bạn kỳ vọng USD giảm giá 3% trong năm tới. Lãi
suất 1 năm của trái phiếu không rủi ro tại Mỹ là 4,5%, còn tại Đan Mạch là 3,75%. Tỷ giá
hiện tại là 6,35 DMK/USD. Bạn vừa mua một số cổ phiếu Mỹ với lợi suất kỳ vọng theo USD là 7%.
a) Tính phần bù rủi ro tỷ giá từ quan điểm nhà đầu tư Đan Mạch
b) Tính lợi suất kỳ vọng theo DMK của các cổ phiếu Mỹ.
c) Tính phần bù rủi ro đầu tư cổ phiếu Mỹ từ quan điểm của Mỹ và của nhà đầutư Đan Mạch
d) Tính lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu Mỹ từ quan điểm nhà đầu tư Đan Mạch,giả định
nhà đầu tư này đã phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tính phần bù rủi ro đầu tư cổ phiếu Mỹ
đã phòng ngừa rủi ro tỷ giá từ quan điểm nhà đầu tư Đan Mạch. lOMoARcPSD| 36477832
Đáp số: a) phần bù rủi ro tỷ giá = - 2,25%; b) lợi suất kỳ vọng theo DMK = 4%; c) phần
bù rủi ro từ quan điểm của Mỹ = 2,5%, từ quan điểm ĐM = 0,25%; d) lợi suất kỳ vọng có
phòng vệ tỷ giá = 6,25%, phần bù rủi ro có phòng vệ tỷ giá = 2,5%
[nguồn: Solnik, TB4/7]
Giả sử bạn là nhà đầu tư Anh quan tâm đầu tư cổ phiếu A và B của Đức, và cổ phiếu C và
D của Thụy Sĩ trên thị trường cổ phiếu ở 2 nước này. Phần bù rủi ro thị trường thế giới là
4,5%. Phần bù rủi ro tỷ giá đối với CHF (Thụy Sĩ) là 0,5% và với EUR (Đức) là 1%. Lãi
suất trái phiếu không rủi ro tại Anh là 4%. Ngoài ra, bạn có thêm thông tin theo bảng sau: Stock A B C D Country Germany Germany
Switzerland Switzerland W 1 0.90 1 1.5 EUR 1 0.80 0.25 1.0 CHF 0.25 0.75 1.0 0.5
Tính lợi suất kỳ vọng của mỗi cổ phiếu. Lấy đồng GBP (Anh) làm đơn vị tiền tệ cơ sở.
Đáp số: gợi ý: sử dụng International CAPM để tính lợi suất kỳ vọng của mỗi cổ phiếu, mô hình sẽ là E(R ). Từ đây tính ra i) = R0 + i,W (RPW) +
i,EUR (SRPEUR) + i,CHF (SRPCHF
kết quả : E(RA) = 9,375%, E(RB) = 9,225%, E(RC) = 8,75%, E(RD) = 9,5%
[nguồn: Butler, 20/1]
Giả sử CAPM tồn tại, tính lợi suất kỳ vọng tối thiểu cần thiết của cổ phiếu trong các trường hợp sau:
a) lợi suất phi rủi ro là 8%, beta là 1,5, và phần bù rủi ro thị trường là 8,5%
b) lợi suất phi rủi ro là 4%, beta là 1,2, và phần bù rủi ro thị trường là 8,5% Đáp Số: A) 20,75%; B) 14,2%
[nguồn: Butler, 20/2]
Hệ số tương quan giữa lợi suất của cổ phiếu công ty X (Đức) với chỉ số thị trường chứng
khoán nước này DAX là 0,44 (nếu tính cả hai lợi suất này theo euro). Độ lệch chuẩn của
lợi suất hàng tháng của cổ phiếu X và của thị trường DAX lần lượt là 10,5% và 4,6%.
a) Tính hệ số beta của X so với chỉ số DAX.
b) Tính lợi suất tối thiểu cần thiết của X dựa trên chỉ số DAX, cho biết lợi suấtphi rủi
ro theo euro là 5%, và phần bù rủi ro thị trường DAX là 6%. lOMoARcPSD| 36477832
c) Hệ số tương quan giữa DAX và thị trường cổ phiếu thế giới là 0,494. Độ lệchchuẩn
của lợi suất hàng tháng của DAX và thế giới lần lượt là 4,6% và 5,26%. Tính hệ số
beta của chỉ số DAX so với chỉ số thị trường cổ phiếu thế giới. Đáp số: a) ~1.00; b) 11%; c) 0,3879
[nguồn: Butler, 20/3]
Quỹ đầu tư quốc tế A đã xác định lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu công ty đa quốc gia BP
(British Petroleum) liên quan đến một số nhân tố với độ nhạy cảm theo mỗi nhân tố được
thể hiện trong mô hình sau:
E[r] = α + βsản lượng Fsản lượng + βdầu thô Fdầu thô + βgiá Spot Fgiá Spot
Các nhân tố và độ nhạy theo nhân tố cho trong bảng sau Nhân tố
Độ nhạy cảm theo nhân tố
Fsản lượng = thay đổi ngoài dự kiến của sản lượng công + 1,50 nghiệp thế giới
Fdầu thô = thay đổi ngoài dự kiến của giá dầu thô - 0,80
Fgiá Spot = thay đổi ngoài dự kiến của tỷ giá + 0,01
Nếu không bị tác động bởi các nhân tố, Lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu BP sẽ là α = 14%.
a) Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, giá cổ phiếu của BP sẽ có khả năng tănghay
giảm nếu có sự gia tăng sản lượng công nghiệp thế giới? nếu giá dầu thô tăng lên?
Nếu bảng Anh (GBP, đồng tiền chính quốc của công ty BP) lên giá?
b) Tính lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu BP trong 1 năm nếu sản lượng công nghiệp
thếgiới là 2%, biến động giá dầu thô là 10%, và biến động tỷ giá là 5%.
c) Nếu giá cổ phiếu BP tăng 4% trong kỳ, nó cao hơn hay thấp hơn so với kỳ vọng? Đáp số: b) 8,95% CÂU HỎI LUẬN B1
Làm rõ sự khác biệt giữa FDI và IPI.
Giải thích ngắn gọn một số nguyên nhân chủ yếu đã và đang thúc đẩy quá trình toàn cầu
hóa kinh tế cũng như làm gia tăng mạnh mẽ hoạt động đầu tư quốc tế từ cuối thế kỷ 20 đến nay. B2
So sánh và làm rõ những khác biệt chính giữa thuyết Nội vi hóa với thuyết Chiết trung
trong giải thích hoạt động đầu tư FDI.
Mô tả ngắn gọn các giai đoạn trong thuyết Vòng đời sản phẩm và ứng dụng thuyết này để
giải thích hiện tượng FDI trong thực tiễn.
Phân biệt thuyết Lợi thế địa điểm với các lý thuyết FDI dựa trên tiếp cận Thể chế. lOMoARcPSD| 36477832 B3
Giải thích vắn tắt các hướng tác động vĩ mô của FDI và kết quả bằng chứng thực nghiệm
cho đến nay về các hướng tác động này.
Tại sao FDI của MNC có thể có tác động khác nhau (làm tăng hoặc giảm) quy mô đầu tư
trong nước của giới doanh nghiệp sở tại ? Nêu 2 ví dụ minh họa cho 2 hướng tác động khác biệt này.
Hiệu ứng lan tỏa (còn gọi là Vai trò chất xúc tác) của FDI đến nền kinh tế-xã hội quốc gia
nhận vốn sở tại nghĩa là gì ? Cho 2 ví dụ minh họa các hướng của tác động này. B4
Phân biệt 2 hướng quan điểm trong phân tích dự án đầu tư quốc tế của MNCs. Theo bạn,
hướng nào nên là hướng chủ đạo? Giải thích.
Giải thích lý do rủi ro chính trị và rủi ro tỷ giá làm tăng sự bất trắc của các dự án đầu tư
quốc tế xét theo quan điểm thẩm định dự án đầu tư.
Trình bày những lợi thế và bất lợi chính yếu của đầu tư quốc tế dạng thâu tóm (M&A) so
với đầu tư dự án mới hoàn toàn (greenfield). B5
Phân biệt rủi ro chính trị và rủi ro tài chính trong đánh giá rủi ro quốc gia.
Phân biệt phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia dựa trên Danh mục chỉ tiêu (Checklist) với
phương pháp Delphi và phương pháp Điều tra thực địa.
Trình bày vắn tắt những chiến lược mà MNC có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro bị chính
phủ sở tại tịch thu tài sản dự án FDI. B6
Phân biệt 3 tiêu chuẩn xác định tính trung lập của thuế.
Phạm vi quyền hạn pháp lý (quyền tài phán) của chính phủ một quốc gia liên quan đến
đánh thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những hướng cơ bản nào? Phân biệt và cho ví dụ minh họa vắn tắt.
Tại sao hoạt động chuyển giá lại được xem là một trong những vấn đề thuế quốc tế quan
trọng nhất đối với các MNCs hiện nay? Theo bạn, chuyển giá của MNCs có ảnh hưởng
tích cực hay tiêu cực đến nguồn thu thuế của chính phủ các nước liên quan? B7
1) Điều gì xảy ra với rủi ro danh mục khi số lượng tài sản trong danh mục tăng lên?
a. Khi các loại tài sản trong danh mục tăng lên, phương sai lợi suất danhmục
sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào hiệp phương sai giữa các chứng khoán khác
nhau và phụ thuộc ít hơn vào phương sai riêng của mỗi loại chứng khoán
2) Nêu ý nghĩa của chỉ số (hoặc hệ số) Sharpe Index (SHI) lOMoARcPSD| 36477832
a. SHI phản ánh kết quả lợi suất đầu tư so với rủi ro của một tài sản, bằngcách
(i) tính lợi suất vượt trội của tài sản so với lãi suất phi rủi ro, (ii) chia lợi
suất vượt trội so với độ lệch chuẩn lợi suất của tài sản.
3) Trong 2 danh mục – danh mục cổ phiếu quốc tế và danh mục trái phiếu quốc tế danh
mục nào có lợi nhất từ phòng vệ rủi ro tỷ giá?
a. Hầu hết biến động lợi suất trái phiếu trong một quốc gia đều bắt nguồn từsự
thay đổi lãi suất ở quốc gia đó. Còn với cổ phiếu, tác động từ các yếu tố
ngẫu nhiên khác lớn hơn. Do vậy, tác động từ biến động tỷ giá đến danh
mục trái phiếu quốc tế thường sẽ cao hơn danh mục cổ phiếu quốc tế. Điều
này ngụ ý phòng vệ rủi ro tỷ giá mang lại nhiều lợi ích cho danh mục trái phiếu quốc tế hơn.
4) Phân tán (đa dạng hóa) quốc tế danh mục đầu tư có thể giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách nào?
a. Giảm rủi ro qua 2 kênh chính: (a) thị trường chứng khoán các nước
khôngtương quan hoàn hảo với nhau, và (b) hệ số tương quan giữa tỷ giá và
lợi suất thị trường chứng khoán các nước ở mức thấp, vì vậy lợi suất đầu tư
tài sản nước ngoài phụ thuộc vào lợi suất thị trường nước ngoài ấy cũng
như lợi suất ngoại tệ.
5) Các thị trường tài chính thế giới trong thực tiễn đều không hoàn hảo. Tại sao?
a. Dựa theo định nghĩa về thị trường tài chính hoàn hảo, các yếu tố khiếnthị
trường không hoàn hảo bao gồm: rào cản thị trường (kiểm soát của nhà
nước, thuế, chi phí giao dịch), tâm lý hành vi của nhà đầu tư, và khả năng
tiếp cận thông tin lẫn khả năng tiếp cận thị trường của các thành viên không tương đương nhau.
6) Nêu một số rào cản đối với việc đa dạng hóa (phân tán) danh mục đầu tư quốc tế.
a. Bao gồm : (i) các rào cản thị trường như kiểm soát của nhà nước, thuế,
chiphí giao dịch, (ii) khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài không tương
đương nhau giữa các nhà đầu tư, (iii) khả năng tiếp cận thông tin về tài sản lOMoARcPSD| 36477832
nước ngoài không tương đương nhau giữa các nhà đầu tư, và (iv) yếu tố
tâm lý hành vi của nhà đầu tư
7) Hiện tượng “chuộng ao nhà” (Home Bias) là gì? Nguyên nhân?
a. Home Bias ám chỉ thái độ ưa thích cũng như sự ưu tiên dành cho đầu tưtài
sản nội địa hơn là tài sản nước ngoài của nhà đầu tư. Hai hướng giải thích
cho hiện tượng này là: (i) tài sản nội địa giúp phòng vệ lạm phát nội địa,
(ii) tình trạng không hoàn hảo của thị trường (rào cản, tâm lý, tiếp cận không tương đương) B8
8) Rủi ro chính trị có ảnh hưởng đến lợi suất bắt buộc (tối thiểu) hay không?
a. Nếu rủi ro chính trị có tính đặc thù theo quốc gia, rủi ro này có thể đượcphân
tán bằng đa dạng hóa danh mục và vì vậy không ảnh hưởng đến lợi suất bắt
buộc của nhà đầu tư quốc tế. Nếu rủi ro chính trị liên quan đến lợi suất của
danh mục thị trường tổng thể (nội địa hoặc quốc tế) thì nó sẽ ảnh hưởng đến
lợi suất bắt buộc của danh mục đầu tư.
9) Mô hình CAPM cần thêm giả định nào để xây dựng mô hình CAPM Quốc tế (IAPM)?
a. Cần thêm 2 giả định: (a) chung một rổ hàng thuần nhất (hội nhập thịtrường
hàng hóa dịch vụ toàn cầu), và (b) tồn tại quan hệ ngang bằng sức mua
duy trì quy luật một giá và ngang bằng lãi suất thực trên thị trường toàn cầu
10)Danh mục phòng vệ (hedge portfolio) trong mô hình International CAPM (IAPM) là gì?
a. Dm phòng vệ là một sự kết hợp các trái phiếu chính phủ các nước với
phòng vệ rủi ro tỷ giá trong danh mục thị trường thế giới.
11)Nêu khác biệt giữa thị trường vốn hội nhập với thị trường vốn phân lập.
a. Thị trường vốn hội nhập bảo đảm duy trì quy luật một giá. Các yếu tố dẫn
đến sự không hoàn hảo của thị trường khiến các thị trường vốn bị chia cắt, phân lập với nhau.
12)Một cổ phiếu bất kỳ luôn nhạy cảm với rủi ro tỷ giá phải không? Rủi ro tỷ giá có
ảnh hưởng đến lợi suất bắt buộc của cổ phiếu không?
a. Cổ phiếu bất kỳ, nhất là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế,
thường nhạy cảm với rủi ro tỷ giá B9
Nêu một số cách thức để đầu tư tài sản (chứng khoán) nước ngoài.
a. có thể kể: (i) đầu tư vào các MNCs trong nước, (ii) mua chứng khoán trực tiếp
trên thị trường nước ngoài, (iii) mua chứng khoán nước ngoài thông qua các tổ
chức đầu tư quốc tế, …
Làm rõ sự khác biệt giữa chiến lược đầu tư thụ động và chiến lược đầu tư chủ động. lOMoARcPSD| 36477832
a. các chiến lược thụ động không chú trọng chuyển dịch vốn đầu tư giữa các tài sản
dựa trên dự báo về diễn biến thị trường. Thay vào đó, chúng thực thi triết lý “mua
và giữ” – nghĩa là xác định các loại tài sản cần nắm giữ và phân bổ vốn theo
hướng khai thác lợi thế đa dạng hóa danh mục để đạt được kết quả danh mục đầu
tư tối ưu. Trong khi đó, các chiến lược chủ động chú trọng chuyển dịch vốn giữa
các tài sản hoặc loại tài sản tùy theo dự báo về thay đổi giá trị thị trường của chúng.