Câu hỏi ôn tập môn Luật lao động | Trường Đại học Đồng Tháp
Câu hỏi ôn tập môn Luật lao động | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
Theo quy định của BLLĐ 2019 anh/chị hãy cho biết các nhận định sau đây
đúng/sai? Giải thích, nêu cơ sở pháp lý
1. Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết với NSDLĐ.
Sai. Đối với ng từ 13t đến 15t thì hk trực tiếp giao kết hợp đồng mà do ng đại
diện theo pháp luật trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng. Vì vậy chủ thể giao kết
và chủ thể thực hiện là khác nhau.
2. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi không được trả lương đúng
thời hạn và phải báo trước cho NSDLĐ.
3. Khi giao kết HĐLĐ với người chưa đủ 15 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn
bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
4. Hợp đồng lao động bắt buộc phải được lập thành văn bản.
5. Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng thì mới được nghỉ hàng năm. SAI. Theo quy định tại k
6. HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng đều được giao kết bằng lời nói.
7. Khi thực hiện công việc nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa
hoạn hoặc dịch bệnh nguy hiểm, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động
làm thêm giờ thì người lao động phải làm thêm giờ không được quyền từ chối.
8. Trong mọi trường hợp, nội quy lao động bắt buộc phải lập thành văn bản.
9. Nội quy lao động bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan chuyên môn về lao động
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
10. Khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì NSDLĐ phải chi trả
trợ cấp mất việc làm cho NLĐ.
11. Trong mọi trường hợp, NSDLĐ không được quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ với NLĐ mà không báo trước.
12. Trong mọi trường hợp, NSDLĐ phải trả lương trực tiếp cho NLĐ.
13. Thưởng là một khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ.
14. Thời giờ làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên là không quá 8
giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần.
15. NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ không cần lý do
chỉ cần đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định của BLLĐ 2019.
16. Mức trợ cấp thôi việc mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ là bằng một tháng tiền
lương cho mỗi năm làm việc.
17. Khi HĐLĐ có chứa một nội dung vi phạm pháp luật thì sẽ làm vô hiệu toàn bộ nội dung của HĐLĐ.
18. Khi HĐLĐ bị vô hiệu thì các bên chấm dứt quan hệ lao động.
19. Trong mọi trường hợp, NSDLĐ không được yêu cầu NLĐ làm thêm quá 200 giờ trong 01 năm.
20. Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 62 tuổi và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 60 tuổi.
21. NSDLĐ phải sắp xếp cho NLĐ được nghỉ ít nhất 04 ngày trong 1 tháng vào các ngày Chủ nhật.
22. Nội quy lao động có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được
đầy đủ hồ sơ đăng ký.
23. Sau khi hết thời gian NLĐ nghỉ ốm đau, điều dưỡng và thời hiệu xử lý kỷ
luật cũng hết thì NSDLĐ không được quyền xử lý kỷ luật đối với NLĐ.
24. Trong mọi trường hợp, NLĐ gây thiệt hại cho NSDLĐ mức bồi thường thiệt
hại nhiều nhất không quá 03 tháng tiền lương.
25. NSDLĐ không được yêu cầu NLĐ là người khuyết tật làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
26. Khi lao động nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì
NSDLĐ không được yêu cầu họ làm thêm giờ.
27. Khi xảy ra tranh chấp lao động về lợi ích thì NLĐ luôn có quyền đình công.
28. Tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải thông qua thủ tục hoà giải trước
khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án giải quyết.
29. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bắt buộc phải thông qua thủ tục hoà
giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án giải quyết.
30. Khi tiến hành đình công thì NSDLĐ không cần phải trả lương cho NLĐ.
31. Trong mọi trường hợp, khi tiến hành đình công phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ.
32. Tranh chấp lao động về quyền phải thông qua thủ tục giải quyết của Hội
đồng trọng tài lao động trước khi khởi kiện ra Toà án.
33. Trong thời gian Hội đồng trọng tài đang giải quyết tranh chấp tập thể về
quyền các bên có thể khởi kiện tranh chấp ra Toà án giải quyết.
34. Đối với tranh chấp lao động cá nhân khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động
giải quyết tranh chấp thì các bên không được đồng thời yêu cầu Toà án giải quyết.
35. Đối với tranh chấp lao động về quyền, NLĐ có thể giải quyết tranh chấp
thông qua hình thức đình công.
Bài tập tình huống:
1. Anh N làm việc tại công ty A (quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ) từ ngày
01/03/2006. Ngày 01/06/2022, do công ty A thay đổi cơ cấu công nghệ nên anh N
phải nghỉ việc. Anh N được công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày
01/01/2012. Từ khi làm việc cho công ty A, anh N được trả lương như sau:
+ 01/03/2006 - 31/12/2008: 5 triệu đồng/ tháng.
+ 01/01/2009 - 31/12/2011: 7 triệu đông/ tháng. Ngày 01/01/2020 đến khi nghỉ
việc anh N có mức lương bằng 2 lần mức lương tối thiểu vùng.
Theo quy định của BLLĐ 2019, anh/chị hãy cho biết:
a. Trong trường hợp trên anh N có được nhận trợ cấp từ công ty A hay
không? Đó là trợ cấp gì? Anh N có đủ điều kiện để nhận trợ cấp không?
(giải thích, nêu cơ sở pháp lý)
b. Tính số tiền trợ cấp anh N được nhận?
2. Anh T làm việc tại công ty A theo hợp đồng không xác định thời hạn. Anh T
làm việc từ 01/04/2017. Ngày 01/09/2020, do công ty A chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, không bố trí được công việc mới cho anh T nên chấm dứt HĐLĐ
với anh. Anh Trí được công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi ký hợp đồng. Từ
khi làm việc cho công ty A anh T được trả lương 7.500.000đồng/tháng
Theo quy định của BLLĐ 2019, anh/chị hãy cho biết:
a. Trong trường hợp trên anh T có được nhận trợ cấp từ công ty A hay
không? Đó là trợ cấp gì? Anh T có đủ điều kiện để nhận trợ cấp không?
(giải thích, nêu cơ sở pháp lý)
b. Tính số tiền trợ cấp anh T được nhận?
3. Bà A tham gia làm việc cho công ty TH từ ngày 01 tháng 04 năm 2004. Đến
ngày 01 tháng 04 năm 2018 do hoản hoạn bất ngờ công ty TH bị thiệt hại lớn về tài
sản cũng như cơ sở vật chất, sau khi tiến hành khắc phục sự cố công ty TH không
thể bố trí công việc cho bà A và nhiều nhân viên khác như ban đầu bởi công ty TH
tạm thời phải thu hẹp diện tích công ty và khối lượng công việc . Do đó công ty TH
buộc phải tiến hành việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà A. Bà A được công ty
TH đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 đến hết ngày 01
tháng 04 năm 2018. Tiền lương bình quân của bà A theo hợp đồng đã kí kết với
công ty TH là 9.000.000 đồng/tháng.
Theo quy định của BLLĐ 2019, anh/chị hãy cho biết:
a. Trong trường hợp trên bà A có được nhận trợ cấp từ công ty TH hay
không? Đó là trợ cấp gì? Bà A có đủ điều kiện để nhận trợ cấp không?
(giải thích, nêu cơ sở pháp lý)
b. Tính số tiền trợ cấp bà A được nhận?
4. Ông C tham gia làm việc cho công ty A từ ngày 01 tháng 04 năm 2008. Đến
ngày 01 tháng 04 năm 2010 công ty A tiến hành sáp nhập với công ty B thành công
ty AB. Ông C tiếp tục làm việc cho công ty AB đến hết ngày 01 tháng 04 năm
2020 do công ty thay đổi cơ cấu và không thể đảm bảo công việc cho ông C nên
công ty AB chấm dứt hợp đồng lao động với ông C. Trước đó khi ông C tham gia
làm việc công ty A công ty này không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông C. Khi
làm việc ở công ty AB thì công ty có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông
C từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 đến hết ngày 01 tháng 04 năm 2020. Tiền lương
bình quân 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông C là 8.500.000 đồng/tháng.
Theo quy định của BLLĐ 2019, anh/chị hãy cho biết:
a. Trong trường hợp trên ông C có được nhận trợ cấp từ công ty TH hay
không? Đó là trợ cấp gì? Ông C có đủ điều kiện để nhận trợ cấp
không? (giải thích, nêu cơ sở pháp lý)
b. Tính số tiền trợ cấp ông C được nhận?
5. Chị H làm việc cho công ty Z có mức lương cơ bản bằng 2 lần mức lương
tối thiểu vùng I. Được biết, công ty Z quy định 1 tuần chị H được nghỉ 1 ngày vào
ngày Chủ nhật. Trong tháng 9/2022 chị H có làm thêm giờ vào các ngày như sau:
a) 1 ngày làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần (Chủ nhật);
b) 8 giờ làm việc vào ban đêm ngày bình thường;
c) 4 giờ làm thêm vào đêm ngày lễ 2/9.
Tính tiền lương làm thêm giờ của chị H?
6. Chị N có mức lương là 7.000.000 đồng/tháng. Được biết ngày công làm việc
của chị N là 26 ngày. Chị N có làm thêm giờ vào các ngày như sau:
a) Làm việc vào ngày lễ 2/9;
b) 4 giờ làm việc vào ban đêm ngày Chủ nhật;
Tính tiền lương làm thêm giờ của chị N?
7. Chị Yến làm việc có mức lương bằng 2 lần mức lương tối thiểu vùng II.
Trong tháng 6/2022, Chị Yến có tổng giờ làm thêm vào ban đêm các ngày nghỉ
hằng tuần trong tháng là 10 giờ. Hãy tính tiền làm thêm giờ vào ban đêm của chị Yến?
8. Ông B làm việc cho công ty Y có mức lương là 8.000.000 đồng/tháng. Ông
B có 22 giờ làm việc vào ban đêm. Được biết ngày công làm việc công ty Y quy
định là 26 ngày. Hãy tính tiền làm việc vào ban đêm của ông B?