Câu hỏi ôn tập và đáp án - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Xác định mục tiêu và nội dung điều tra là một quá trình lặp đi lặp lại nhiều bước liên quan đến cơ quan thống kê, khách hàng và người sử dụng. Các bước trong quá trình này là để xác định. Những câu hỏi nào được sử dụng để xác định những người sử dụng và các ứng dụng của dữliệu trong một cuộc điều tra. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369 Câu hỏi ôn tập
1. Quá trình xác định mục tiêu và nội dung điều tra bao gồm những bước nào? Mục 2.2
Xác định mục tiêu và nội dung điều tra là một quá trình lặp đi lặp lại nhiều bước liên quan đến
cơ quan thống kê, khách hàng và người sử dụng. Các bước trong quá trình này là để xác định: - Nhu cầu thông tin;
- Những người sử dụng, công dụng của dữ liệu;
- Các khái niệm chính và các định nghĩa cụ thể;- Nội dung điều tra; - Kế hoạch phân tích.
2. Những câu hỏi nào được sử dụng để xác định các nhu cầu thông tin trong một cuộc
điềutra? Mục 2.2.1
Tại sao một cuộc điều tra được đề nghị?
Cái gì là vấn đề cơ bản?
Trong bối cảnh nào chúng đã nảy sinh?
3. Những câu hỏi nào được sử dụng để xác định những người sử dụng và các ứng dụng của
dữliệu trong một cuộc điều tra? Mục 2.2.2
Những người sử dụng chính của dữ liệu là ai?
Thông tin sẽ được sử dụng cho cái gì?
Những loại vấn đề chính sách nào đang cần được giải quyết?
Thông tin điều tra sẽ được sử dụng để mô tả một tình huống hay để phân tích các mối quan hệ?
Loại quyết định nào có thể được thực hiện khi sử dụng dữ liệu và những gì có thể là hệ quả?
4. Những câu hỏi nào được sử dụng để xác định tổng thể mục tiêu của một cuộc điều tra? Mục 2.2.3
- Khách hàng quan tâm ai hoặc cái gì?
- Những đơn vị quan tâm nghiên cứu ở đâu?
- Thời gian tham chiếu cho cuộc điều tra là gì? (Khi nào?)
5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu và nội dung điều tra ? Mục 2.3
- Khách hàng đủ khả năng tài chính cho qui mô điều tra lớn cỡ nào?
- Có bao nhiêu thời gian dành cho việc xây dựng cuộc điều tra?
- Có bao nhiêu thời gian để tiến hành toàn bộ cuộc điều tra?
- Các kết quả cần có sớm như thế nào sau khi thu thập?
- Cần bao nhiêu điều tra viên? Bao nhiêu điều tra viên đã có sẵn?
- Bao nhiêu máy tính là có sẵn? Nhân viên hỗ trợ máy tính là có sẵn?
- Kết quả mong muốn có phải là một gánh nặng quá mức cho những người trả lời?
- Bí mật của người trả lời có được thỏa hiệp với một mức độ chi tiết của các kết quả được phổbiến?
- Cuộc điều tra có hậu quả tiêu cực đến uy tín của cơ quan điều tra?
6. Khái niệm và vai trò của bảng hỏi? Mục 3.1
Một bảng hỏi là một nhóm hoặc một loạt các câu hỏi được thiết kế để có được thông tin về
một đối tượng từ một người trả lời. Bảng hỏi đóng một vai trò trung tâm trong quá trình thu thập dữ
liệu. Chúng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dữ liệu vì bảng hỏi là quy trình trong đó dữ liệu được
thu thập. Chúng cũng ảnh hưởng đến hình ảnh mà cơ quan thống kê thể hiện trước công chúng.
7. Các tiêu chuẩn của một bảng hỏi tốt? Mục 3.1
- Thu thập dữ liệu một cách hiệu quả với một số lỗi và mâu thuẫn tối thiểu;
- Được phỏng vấn thân thiện và trả lời thân thiện;
- Giảm chi phí và thời gian liên quan đến việc thu thập dữ liệu nói chung.
8. Quy trình thiết kế bảng hỏi bao gồm những bước nào? Mục 3.2
- Tham khảo ý kiến những người có liên quan lOMoARcPSD| 49221369
- Tham khảo bảng hỏi trước đó
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến bảng hỏi
- Xem xét và sửa lại bảng hỏi
- Kiểm thử và sửa lại bảng hỏi - Hoàn thiện bảng hỏi
9. Phương pháp thu thập dữ liệu ảnh hưởng như thế nào đến soạn thảo bảng hỏi? Mục 3.2.3.a
Độ dài của bảng hỏi và cách đặt câu hỏi phụ thuộc vào phương pháp thu thập dữ liệu. Đối với
các cuộc điều tra tự kê khai, bảng hỏi ít phức tạp và rõ ràng hơn các phương pháp phỏng vấn có hỗ
trợ. Tốt hơn là 'độc lập' nghĩa là tất cả các thông tin liên quan (ví dụ, các hướng dẫn, thông tin liên
lạc, các ví dụ) được đưa vào bảng hỏi.
Với phương pháp phỏng vấn có trợ giúp, cách diễn đạt câu hỏi thường khác với bảng hỏi tự
kê khai. Nghĩa là, câu hỏi phải nghe tự nhiên khi được hỏi to. Với tự kê khai và phỏng vấn cá nhân,
có thể đưa vào nhiều lựa chọn trả lời hơn so với các cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Hình thức trình bày, cách tổ chức và cấu trúc ghi dữ liệu cũng rất khác nhau tùy thuộc vào
việc liệu bảng hỏi này là dùng cho tự kê khai, phỏng vấn điện thoại hoặc phỏng vấn cá nhân, hỗ trợ
giấy và bút hay hỗ trợ máy tính.
10. Các đặc điểm của người trả lời ảnh hưởng như thế nào đến soạn thảo bảng hỏi? Mục3.2.3.b
Các đặc điểm của người trả lời cần được xem xét khi soạn thảo các câu hỏi. Chúng có thể có
ảnh hưởng đến thuật ngữ hoặc sự phức tạp của ngôn ngữ được sử dụng cho các câu hỏi. Các câu hỏi
dành cho cuộc điều tra công chúng nên dễ dàng hiểu được bởi tất cả các người trả lời, trong khi một
cuộc điều tra dành cho các nhà chuyên môn có thể sử dụng ngôn ngữ chuyên môn hoặc kỹ thuật có
liên quan đến công việc của người trả lời.
11. Gánh nặng trả lời ảnh hưởng như thế nào đến soạn thảo bảng hỏi? Mục 3.2.3.c
Mọi nỗ lực cần được thực hiện để xem xét gánh nặng trả lời bảng hỏi, thời gian và nỗ lực cần
thiết để cung cấp câu trả lời và liệu có cần phải tham khảo các cá nhân hoặc hồ sơ khác. Số lượng câu
hỏi nên được giữ ở mức tối thiểu. Mỗi câu hỏi phải có một lý do để được vào bảng hỏi. Chú ý, mục
đích của một số câu hỏi có thể chỉ là để đảm bảo rằng người trả lời hiểu hoặc đánh giá một câu hỏi tiếp theo.
12. Tính phức tạp của dữ liệu cần thu thập ảnh hưởng như thế nào đến soạn thảo bảng hỏi? Mục 3.2.3.d
Sự diễn đạt cẩn thận các câu hỏi là cần thiết khi thu thập dữ liệu phức tạp. Các hướng dẫn nên
được đưa vào trong các câu hỏi thuộc các chủ đề phức tạp. Điều này sẽ giúp người phỏng vấn giải
thích các câu hỏi và người trả lời trả lời chính xác chúng.
13. Sự bảo mật và độ nhạy cảm của thông tin ảnh hưởng như thế nào đến soạn thảo bảng hỏi? 3.2.3.e
Bảng hỏi phải bao gồm các tuyên bố giới thiệu về cách bảo mật của dữ liệu cần được bảo mật.
Cũng nên giải thích cách dữ liệu được sử dụng, ai có quyền truy cập dữ liệu, thời gian lưu dữ liệu,
vv. Khi đặt các câu hỏi về các vấn đề nhạy cảm, cần sử dụng các kỹ thuật làm dịu tác động của việc
đặt câu hỏi. Điều này làm tăng khả năng trả lời.
14. Khả năng so sánh kết quả với các cuộc điều tra khác ảnh hưởng như thế nào đến soạnthảo bảng hỏi? 3.2.3.g
Khi kết quả điều tra được so sánh với các cuộc điều tra khác, các câu hỏi phải được soạn thảo
theo cách tương tự. Mỗi phiên bản của câu hỏi phải bao gồm các vấn đề theo cùng một cách và có
cùng ý nghĩa trong bối cảnh của câu hỏi. Để đảm bảo tính so sánh của kết quả với các cuộc điều tra
khác, cách diễn đạt câu hỏi tương tự nên được sử dụng sau khi chất lượng của các kết quả trước đó đã được xác nhận. lOMoARcPSD| 49221369
15. Tiền kiểm bảng hỏi thường được sử dụng để làm gì? Mục 3.8.1 -
Phát hiện từ ngữ hay trật tự kém; -
Xác định lỗi trong trình bày bảng hỏi hoặc các hướng dẫn; -
Xác định các vấn đề với ứng dụng phần mềm máy tính, nếu phỏng vấn có hỗ trợ máy tính; -
Xác định các vấn đề gây ra bởi sự bất lực của người trả lời hoặc không sẵn lòng trả lời các câuhỏi; -
Đề xuất các loại lựa chọn trả lời bổ sung có thể được mã hoá trước trên bảng hỏi; -
Cung cấp một chỉ dẫn sơ bộ về thời gian phỏng vấn và tỷ lệ trả lời (bao gồm cả mục hỏikhông trả lời).
16. Kỹ thuật Hỏi thăm dò trong các phương pháp kiểm thử nhận thức được tiến hành như
thếnào? Mục 3.8.2.2
Người trả lời được được hỏi thăm dò các khía cạnh cụ thể của quá trình trả lời (hiểu, hồi
tưởng, suy nghĩ, trả lời). Ví dụ, người phỏng vấn có thể hỏi như thế nào và tại sao một người trả lời
chọn một câu trả lời; hoặc cách họ hiểu các khái niệm, các từ, khoảng thời gian tham chiếu như thế nào.
17. Kỹ thuật Diễn giải trong các phương pháp kiểm thử nhận thức được tiến hành như
thếnào? Mục 3.8.2.2
Người trả lời được yêu cầu lặp lại các hướng dẫn hoặc câu hỏi bằng lời của chính mình, hoặc
giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ và khái niệm. Việc diễn giải giúp xác định xem liệu người trả lời
đã đọc và hiểu các hướng dẫn, các câu hỏi như dự định hay không.
18. Kỹ thuật Đánh giá độ tin cậy trong các phương pháp kiểm thử nhận thức được tiến
hànhnhư thế nào? Mục 3.8.2.2
Người trả lời được yêu cầu đánh giá độ tin cậy về sự chính xác của câu trả lời của họ. Kỹ thuật
này chỉ ra mức độ mà người trả lời gặp khó khăn trong việc đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi và có
hay không sự phỏng đoán khi họ trả lời.
19. Kiểm thử phỏng vấn chéo được tiến hành như thế nào? Mục 3.8.4
Kiểm thử phỏng vấn chéo thường diễn ra sau kiểm thử nhóm tập trung hoặc kiểm thử không
chính qui. Kiểm thử phỏng vấn chéo thường diễn ra trong một môi trường nhóm rất giống với kiểm
thử nhóm tập trung. Các phỏng vấn viên thảo luận về những kinh nghiệm phỏng vấn những người trả
lời và cung cấp một sự hiểu biết về cách thức bảng hỏi thể hiện. Quan điểm của họ có thể xác định
những cải tiến bảng hỏi.
20. Kiểm thử tương tác hỏi/đáp được tiến hành như thế nào? Mục 3.8.5
Kiểm thử tương tác hỏi/đáp được tiến hành dựa trên việc phân tích có hệ thống của bên thứ
ba về tương tác giữa người phỏng vấn và người trả lời. Trọng tâm là cách người phỏng vấn đặt câu
hỏi và phản ứng của người trả lời.
Cuộc phỏng vấn kiểm thử thường được ghi lại bằng âm thanh và mối quan hệ của người trả
lời –người phỏng vấn sau đó được phân tích.
Kiểm thử tương tác hỏi/đáp giúp xác định các vấn đề như người phỏng vấn có đọc các câu hỏi
như đã trích dẫn hoặc người trả lời có yêu cầu thêm các giải thích.
Tuy nhiên kiểm thử tương tác hỏi/đáp thường không cung cấp thông tin về các lý do cho các
vấn đề hoặc các giải pháp cho chúng.
21. Kiểm thử thí điểm (kiểm thử sơ bộ) được tiến hành như thế nào? Mục 3.8.6
Thông thường trước khi kiểm thử thí điểm diễn ra, bảng hỏi đã được kiểm thử kỹ lưỡng bằng
các phương pháp khác. Một kiểm thử thí điểm được tiến hành để theo dõi tất cả các giai đoạn của quá
trình điều tra từ đầu đến cuối trên quy mô mẫu nhỏ; bao gồm cả việc vận hành bảng hỏi, xử lý và
phân tích dữ liệu. Nó cho phép cơ quan thống kê xem bảng hỏi thể hiện như thế nào trong tất cả các
bước của cuộc điều tra (thu thập, chỉnh sửa, xử lý, phân tích dữ liệu, vv). lOMoARcPSD| 49221369
22. Tổng thể điều tra là gì? Mục 4.2
Tổng thể điều tra là tổng thể thực sự được điều tra. Cụ thể hơn tổng thể điều tra là phần tổng
thể mục tiêu đã loại trừ phần không có khả năng điều tra. Tổng thể điều tra thường không giống tổng
thể mục tiêu. Có nhiều lý do có thể giải thích cho sự khác biệt giữa hai tổng thể này. Tuy nhiên, lý
tưởng nhất là hai tổng thể này giống nhau.
23. Khung điều tra là gì? Mục 4.3
Khung điều tra (cũng gọi là khung lấy mẫu khi áp dụng cho các cuộc điều tra mẫu) xác định
tổng thể điều tra một cách cụ thể. Khung điều tra cung cấp phương tiện để xác định và liên hệ với các
đơn vị của tổng thể điều tra.
Khung điều tra cần bao gồm một số hoặc tất cả các mục sau đây: Dữ liệu nhận dạng, Dữ liệu
liên lạc, Dữ liệu phân loại, Dữ liệu bảo trì, Dữ liệu liên kết.
24. Dữ liệu nhận dạng trên khung điều tra là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3
Dữ liệu nhận dạng là những mục trên khung xác định từng đơn vị lấy mẫu là duy nhất. Ví dụ:
tên, địa chỉ, một mã số nhận dạng… trong khung điều tra người tiêu dùng. 25. Dữ liệu liên lạc trên
khung điều tra là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3
Dữ liệu liên lạc là những mục cần thiết để xác định vị trí các đơn vị lấy mẫu trong khi thu thập
dữ liệu. Ví dụ: địa chỉ gửi thư hoặc số điện thoại liên lạc… trong khung điều tra người tiêu dùng.
26. Dữ liệu phân loại trên khung điều tra là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3
Dữ liệu phân loại là những thông tin cần thiết để phân loại các đơn vị tổng thể chẳng hạn như
khi lấy mẫu phân loại. Ví dụ loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh trong khung điều tra các doanh nghiệp.
27. Dữ liệu liên kết trên khung điều tra là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3
Dữ liệu liên kết là những thông tin được sử dụng để liên kết các đơn vị trên khung điều tra
với một nguồn dữ liệu nào khác. Ví dụ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân... trong khung điều tra người tiêu dùng.
28. Khung danh sách ý niệm là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3.1.1
Một khung danh sách ý niệm thường dựa trên một tổng thể mà chỉ tồn tại về mặt ý niệm khi cuộc
điều tra đang được tiến hành. Một ví dụ về một khung danh sách ý niệm là một danh sách của tất cả
các xe đi vào bãi đậu xe của một trung tâm mua sắm giữa 9:00 giờ sáng và 08:00 giờ tối vào một ngày nào đó.
29. Khung danh sách vật lý là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3.1.1
Khung danh sách vật lý là danh sách thực tế các đơn vị tổng thể có thể thu thập được từ một
nguồn nào đó. Ví dụ khung danh sách vật lý các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại một địa phương.
30. Khung khu vực địa lý là gì? Cho ví dụ minh họa. Mục 4.3.1.2
Khung khu vực địa lý là một dạng đặc biệt của khung danh sách nơi mà các đơn vị trên khung
là các khu vực địa lý. Khung khu vực địa lý thường được tạo thành từ một hệ thống các đơn vị địa lý.
Ví dụ, khung khu vực địa lý các tỉnh.
Các đơn vị của khung ở một cấp độ có thể được chia nhỏ để tạo thành các đơn vị ở cấp độ
khung tiếp theo. Ví dụ, mỗi tỉnh gồm các huyện hoặc quận, với mỗi huyện hoặc quận gồm các khu
vực nhỏ hơn, chẳng hạn như các khối phố. Tại mỗi cấp khung, các đơn vị lấy mẫu có thể được liệt kê
để lấy mẫu cho từng cấp.
31. Trình bày phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Cho ví dụ minh họa. Mục 5.3.1.
Để chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn giản, cơ quan thống kê thường đã xây dựng một khung điều
tra hoàn chỉnh (có thể là khung danh sách hoặc khung khu vực địa lý) trước khi lấy mẫu. Trên khung
danh sách, các đơn vị tổng thể thường được đánh số từ 1 đến N. Tiếp theo, n đơn vị từ khung danh
sách được chọn ngẫu nhiên bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc số ngẫu nhiên do máy tính tạo. lOMoARcPSD| 49221369
32. Trình bày ưu điểm của phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Mục 5.3.1. - Đây là kỹ
thuật lấy mẫu đơn giản nhất.
- Nó không yêu cầu thêm thông tin (phụ trợ) trên khung điều tra để lấy mẫu.
Thông tin duynhất được yêu cầu là một danh sách đầy đủ về tổng thể điều tra và thông tin liên lạc.
- Nó không cần kỹ thuật phức tạp trong tính toán kích thước mẫu và ước lượng.
33. Trình bày nhược điểm của phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Mục 5.3.1.
- Nó không sử dụng thông tin phụ trợ ngay cả khi thông tin đó tồn tại trên khung
điều tra.Điều này có thể dẫn đến các ước lượng kém hiệu quả về mặt thống kê hơn so với
việc sử dụng một thiết kế mẫu khác.
- Nó có thể tốn kém nếu các cuộc phỏng vấn cá nhân được sử dụng, vì mẫu có
thể được phổbiến rộng rãi về mặt địa lý.
- Có thể lấy được một mẫu ngẫu nhiên đơn giản “xấu”. Vì tất cả các mẫu có kích
thước nđều có cơ hội được đưa vào mẫu bằng nhau, nên có thể lấy được một mẫu không
phân tán tốt và phản ánh tổng thể kém.
34. Trình bày phương pháp lấy mẫu hệ thống. Cho ví dụ minh họa. Mục 5.3.2.
Sắp xếp các đơn vị tổng thể theo trật tự vật lý hay ý niệm nào đó. Lấy ngẫu nhiên đơn vị mẫu
đầu tiên. Các đơn vị mẫu còn lại được chọn lần lượt với khoảng cách đều: k = N/n. Trong đó N là
kích thước tổng thể, n là kích thước mẫu cần chọn.
35. Trình bày ưu điểm của phương pháp lấy mẫu hệ thống. Mục 5.3.2.
- Nó là một thay thế cho lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản khi không có khung điều tra.
- Nó không yêu cầu thông tin khung phụ, như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Nó có thể dẫn đến một mẫu được phân tán tốt hơn lấy mẫu ngẫu nhiên đơn
giản (tùy thuộcvào khoảng cách lấy mẫu và cách sắp xếp danh sách).
- Nó có một lý thuyết được thiết lập tốt, giống như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản,
và vì vậycác ước lượng có thể dễ dàng được tính toán.
- Nó đơn giản hơn lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản vì chỉ cần một số ngẫu nhiên.
36. Trình bày nhược điểm của phương pháp lấy mẫu hệ thống. Mục 5.3.2.
- Nó có thể dẫn đến một mẫu ’kém’ nếu khoảng cách lấy mẫu khớp với một số chu kỳ trongtổng thể.
- Giống như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, nó không sử dụng bất kỳ thông tin phụ trợ
nào cóthể có trên khung điều tra và do đó nó có thể dẫn đến một chiến lược lấy mẫu không hiệu quả.
- Khi sử dụng khung ý niệm, cỡ mẫu cuối cùng không được biết trước.
- Nó không có một ước lượng không chệch của phương sai lấy mẫu. Để thực hiện ước
lượngphương sai, mẫu hệ thống thường được xử lý như thể nó là một mẫu ngẫu nhiên đơn
giản. Điều này chỉ thích hợp khi danh sách được sắp xếp ngẫu nhiên.
- Nó có thể dẫn đến kích thước mẫu thay đổi nếu kích thước tổng thể, N, không thể chia
đềucho kích thước mẫu mong muốn, n.
37. Trình bày phương pháp lấy mẫu khối. Cho ví dụ minh họa. Mục 5.3.5.
Lấy mẫu khối (cụm) là một quá trình hai bước. Đầu tiên, tổng thể được nhóm thành các khối
(cụm) (có thể đã có sẵn, ví dụ: hộ gia đình, trường học). Bước thứ hai là chọn một mẫu các khối (cụm)
và phỏng vấn tất cả các đơn vị trong các khối (cụm) được chọn. Các thiết kế mẫu khác nhau có thể
được sử dụng để chọn các khối (cụm), chẳng hạn như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu hệ thống
hoặc lấy mẫu xác suất tỷ lệ với qui mô.
38. Trình bày ưu điểm phương pháp lấy mẫu khối. Mục 5.3.5. lOMoARcPSD| 49221369
- Nó có thể giảm đáng kể chi phí thu thập bằng cách có một mẫu phân tán ít hơn mẫu ngẫunhiên đơn giản.
- Áp dụng dễ dàng hơn lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy mẫu hệ thống cho các
tổng thể tựhình thành khối (cụm) một cách tự nhiên (ví dụ: hộ gia đình, trường học) và đối
với các tổng thể ý niệm nhất định, chẳng hạn như những người đi qua biên giới trong một
khoảng thời gian cụ thể.
- Nó cho phép tính được các ước lượng cho chính các khối (cụm). Ví dụ, ước lượng số
lượnggiáo viên trung bình mỗi trường (trong đó các trường là các khối (cụm).
- Nó có thể hiệu quả hơn về mặt thống kê so với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản nếu các
đơn vịtrong các khối (cụm) không tương đồng (khác nhau) đối với các biến nghiên cứu và các
khối (cụm) là khá tương đồng.
39. Trình bày nhược điểm phương pháp lấy mẫu khối. Mục 5.3.5.
- Nó có thể kém hiệu quả về mặt thống kê hơn lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản nếu các
đơn vịtrong khối (cụm) khá tương đồng trên các biến nghiên cứu.
- Cỡ mẫu cuối cùng của nó thường không được biết trước, vì thường không biết có bao
nhiêuđơn vị tổng thể trong một khối (cụm) cho đến sau khi cuộc điều tra được tiến hành.
- Tổ chức điều tra của nó có thể phức tạp hơn so với các phương pháp khác.
- Ước lượng phương sai của nó sẽ phức tạp hơn so với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
nếu cáckhối (cụm) được lấy mẫu không lặp.
40. Trình bày phương pháp lấy mẫu phân loại. Cho ví dụ minh họa. Mục 5.3.6.
Tổng thể được chia thành các nhóm tương đồng và loại trừ lẫn nhau được gọi là các tổ (loại),
sau đó các mẫu độc lập được chọn từ mỗi tổ (loại). Bất kỳ thiết kế mẫu nào đều có thể được sử dụng
để lấy mẫu trong các tổ (loại) như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu hệ thống, lấy mẫu xác suất
tỷ lệ với qui mô, lấy mẫu khối (cụm).
41. Trình bày ưu điểm của phương pháp lấy mẫu phân loại. Mục 5.3.6.
- Nó có thể làm tăng độ chính xác của các ước lượng tổng thể, dẫn đến chiến lược lấy mẫu hiệuquả hơn.
- Nó có thể đảm bảo rằng các bộ phận quan trọng, khi được xác định là tổ (loại), được
thể hiệntốt trong mẫu, dẫn đến các công cụ ước lượng bộ phận hiệu quả về mặt thống kê.
- Nó có thể thuận tiện hơn về mặt vận hành hoặc hành chính.
- Nó có thể ngăn ngừa việc chọn trúng một mẫu ’kém’.
- Nó cho phép các khung điều tra và quy trình lấy mẫu khác nhau được áp dụng cho các tổ(loại) khác nhau.
42. Trình bày nhược điểm của phương pháp lấy mẫu phân loại. Mục 5.3.6.
- Nó yêu cầu khung lấy mẫu chứa thông tin phụ trợ chất lượng cao cho tất cả các đơn
vị trênkhung, không chỉ các đơn vị trong mẫu, có thể được sử dụng để phân loại.
- Việc tạo khung tốn kém và phức tạp hơn so với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy
mẫu hệthống, vì khung yêu cầu thông tin phụ trợ tốt.
- Nó có thể dẫn đến một chiến lược lấy mẫu kém hiệu quả về mặt thống kê hơn lấy mẫu
ngẫunhiên đơn giản cho các biến điều tra không tương quan với các biến phân loại.
- Ước lượng phức tạp hơn một chút so với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy mẫu hệ thống.
43. Ưu điểm của phương pháp tự kê khai là gì? Mục 6.2.1
Xét về nhiệm vụ quản lý, tự kê khai tương đối dễ quản lý so với các loại phỏng vấn khác. Nó
cũng thường rẻ hơn phương pháp phỏng vấn có hỗ trợ, vì vậy có thể lựa chọn các mẫu lớn hơn.
Phương pháp này hữu ích cho các cuộc điều tra đòi hỏi thông tin chi tiết bởi vì người trả lời có thể
tham khảo các hồ sơ cá nhân. Điều này có thể làm giảm các sai số trả lời bằng cách ngăn ngừa người lOMoARcPSD| 49221369
trả lời dựa hoàn toàn vào trí nhớ. Tự kê khai cũng rất hữu ích cho các vấn đề nhạy cảm bởi vì bảng
hỏi có thể được hoàn thành một cách riêng tư, không có người phỏng vấn.
44. Bất lợi của phương pháp tự kê khai là gì? Mục 6.2.1
Một bất lợi của tự kê khai là nó đòi hỏi những người trả lời có kiến thức hoặc có học vấn tốt hoặc
một chủ đề điều tra rất đơn giản. Một bất lợi khác là tỷ lệ trả lời thường thấp hơn so với phương pháp
phỏng vấn có hỗ trợ vì không có áp lực để người trả lời hoàn thành bảng hỏi. Thông thường, phải gọi
điện thoại hoặc gửi bảng hỏi thêm một vài lần để nhắc nhở người trả lời hoàn thành bảng hỏi mới có
được một tỷ lệ trả lời khả quan.
Ngoài ra, nhiều người trả lời không đọc các hướng dẫn hoặc các tài liệu tham khảo quan trọng
về các khái niệm điều tra có trong bảng hỏi. Điều này làm cho tự kê khai thường không tốt bằng sự
có mặt của một người phỏng vấn để giúp hoàn thành bảng hỏi. Kết quả là chất lượng có thể kém hơn
so với phương pháp phỏng vấn có hỗ trợ.
45. Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là gì? Mục 6.2.2.1 -
Người phỏng vấn có thể thực hiện các quan sát trực tiếp (điều này không thể
thực hiệnđược khi phỏng vấn bằng điện thoại); -
Người phỏng vấn thường làm tốt hơn công việc thuyết phục thay đổi sự từ chối trả lời; -
Người phỏng vấn có thể tạo nên sự tin tưởng ở người trả lời bằng cách cho họ xem giấp tờchứng minh.
46. Bất lợi của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là gì? Mục 6.2.2.1
- Một vấn đề của phỏng vấn trực tiếp là khó có thể tìm được người ở nhà hoặc tại nơi
làm việc,vì vậy người phỏng vấn có thể phải đến thăm nơi cư trú hoặc nơi làm việc nhiều lần
trước khi liên lạc được với người trả lời. Đôi khi, người trả lời có mặt, nhưng thời gian không
thuận tiện, đã yêu cầu người phỏng vấn sắp xếp lại cuộc phỏng vấn.
- Đôi khi rất khó thuê và giữ lại những người phỏng vấn đủ năng lực ở tất cả các khu vực điều tra;
- Khó thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng cho quá trình phỏng vấn.
47. Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn qua điện thoại là gì? Mục 6.2.2.2
Phỏng vấn qua điện thoại thường rẻ hơn so với phỏng vấn trực tiếp vì không có chi phí đi lại cho
người phỏng vấn và thu thập thông tin thường nhanh hơn so với phỏng vấn trực tiếp hoặc tự kê khai.
Các cuộc phỏng vấn bằng điện thoại cũng có thể được sử dụng để đặt các câu hỏi nhạy cảm.
Phương pháp thu thập này an toàn hơn các cuộc phỏng vấn trực tiếp vì người phỏng vấn không cần
phải đi đến các khu vực nguy hiểm hoặc bị cô lập.
Ngoài ra, nếu người trả lời không ở nhà hoặc muốn sắp xếp lại cuộc phỏng vấn, ít lãng phí thời
gian liên lạc với người trả lời hơn so với phỏng vấn trực tiếp. Cuối cùng, kiểm soát chất lượng của
quá trình phỏng vấn có thể được thực hiện dễ dàng vì các cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể được theo dõi dễ dàng.
48. Bất lợi của phương pháp phỏng vấn qua điện thoại là gì? Mục 6.2.2.2
- Chúng bị giới hạn bởi thời gian phỏng vấn, mức độ phức tạp của bảng hỏi.
- Những quan sát trực tiếp không thể thực hiện được qua điện thoại.
- Khó có thể xây dựng một khung điều tra bao phủ đầy đủ các số điện thoại;
- Lấy mẫu các số điện thoại thường không hiệu quả (nghĩa là có thể gọi điện thoại cho
nhiều đơnvị tổng thể ngoài phạm vi);
- Bảo mật có thể là vấn đề nếu người khác có thể nghe lén câu trả lời của người trả lời
(ví dụ: cóđường dây điện thoại dùng chung);
- Phỏng vấn qua điện thoại ít riêng tư hơn so với phỏng vấn trực tiếp, vì vậy có thể khó
thuyếtphục mọi người về tầm quan trọng của cuộc điều tra; lOMoARcPSD| 49221369
- Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể tốn kém nếu thực hiện cuộc gọi đường dài.