Câu hỏi thảo luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại Học Hà Nội

Câu hỏi thảo luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CÂU HỎI THẢO LUẬN XHCN (nhóm 4)
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Định nghĩa: Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước
mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó
là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh
xã hội và mục tiêu của Nhà nước.
Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước hội chủ nghĩa được chia thành
các chức năng khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
1.Chức năng đối nội của nhà nước XHCN:
Thể hiện ở việc tập trung quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội,
chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp chế XHCN hệ thống quan nhà
nước từ trung ương đến cơ sở.
Nhà nước XHCN quán triệt thể chế hóa quan điểm, đường lối cách mạng,
chủ trương lãnh đạo của Đảng CSVN thành Hiến pháp, pháp luật, pháp chế,
chính sách, kế hoạch, biện pháp của nhà nước để chỉ đạo thực hiện thông qua
quá trình hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quan trên mọi lĩnh vực.
Nhà nước XHCN thực hiện sự chuyên chính đối với mọi tội phạm mọi kẻ
thù để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Tạo điều kiện cơ bản để mở rộng dân chủ trong nhân dân.
2.Chức năng đối ngoại: Nhà nước XHCN thiết lập mối quan hệ và mở rộng quan
hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi, vì sự phát triển
và tiến bộ xã hội… đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Củng cố, tăng
cường tình hữu nghị hợp tác với các nước hội chủ nghĩa, đồng thời mở
rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng lợi, cùng
tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
1. Chức năng chính trị
- Bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế hội chủ nghĩa. Đây chức năng
quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả
các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật phương tiện quan trọng để Nhà nước
tổ chức thực hiện hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự
pháp luật, tăng cường pháp chế hội chủ nghĩa hoạt động thường xuyên, ý
nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
-Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội bằng pháp luật.
2. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ
bản nhất của Nhà nước Cộng hòa hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi hội dựa
trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao. Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí,
quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ
yếu; người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý (chính sách, kế hoạch,
pháp luật, tài chính, ngân hàng…) và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia. Trên cơ sở
đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh
tế trong nước cũng như hợp tác quốc tế.
3. Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.
hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng hội do Nhân dân lao động làm chủ;
nền kinh tế phát triển trên sở một nền khoa học công nghệ tiên tiến; nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi sự áp bức,
bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, điều kiện phát triển toàn diện cá
nhân.
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được
chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) chức năng hội (tổ chức xây
dựng):
1. Chức năng trấn áp
- Việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trò quyết định trong việc duy trì địa vị của
giai cấp nắm quyền chiếm hữu TLSX chủ yếu củahội ( đối với nhà nước bóc lột )
- Chức năng trấn áp do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp
giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối -> bảo vệ thành quả lao động
2. Chức năng xã hội( LÀ CHỨC NĂNG CHỦ YẾU)
- Thực hiện tốt chức năng xã hộicơ sở, là điều kiện tiên quyết để nhà nước xã hội
chủ nghĩa đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về mặt chính trị, nghĩa là có đầy
đủ khả năng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch.
- Chức năng hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo quyền dân chủ
cho đại đa số những người lao động, xây dựng những thiết chế, sở để quyền làm
chủ đó được thực hiện một cách thực sự trong thực tế.
Trong điều kiện giai cấp sản đã giành được chính quyền thiết lập được nhà
nước của mình, thì chức năng giai cấp nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; còn chức
năng hội (mà trong đó, việc tổ chức xây dựng hội mới chủ yếu) nhiệm vụ
bản, quyết định trực tiếp sự thắng lợi hay thất bại của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
=> Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức
năng của nhà nước cũng sự khác biệt so với các nhà nước trước đó. Mặc còn
chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ
chức
=>Cải tạo hội cũ xây dựng hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng
của nhà nước xã hội chủ nghĩa
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
I, Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.Theo quan niệm chung, nhà ớc pháp quyền nhà nước thượng tôn pháp luật,
nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho
nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt động
của nhà nước pháp quyền, các quan của nhà nước được phân quyền ràng
được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và tầng
lớp trong xã hội.
- “Xã hội pháp quyền” theo nghĩa hẹp thể hiện ở việc hạn chế sự tùy tiện trong
việc sử dụng quyền lực nhà nước, điều này đòi hỏi phải “ràng buộc quyền
lực vào các đạo luật được xây dựng rõ ràng và chặt chẽ”. Đây chính là một đòi
hỏi về sự công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình trong thực thi pháp
luật, để có thể “buộc các quan chức chính quyền và công dân phải hành xử phù
hợp với pháp luật”
- “Xã hội pháp quyền” theo nghĩa rộng được hiểu là “một hệ thống/cơ chế mà
trong đó không có chủ đề nào, ngay cả nhà nước, đứng trên pháp luật; nơi
pháp luật bảo vệ các quyền bản và tất cả mọi người đều thể tiếp cận với
công lý”
Trong giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận những đặc trưng về nhà nước pháp quyền
vẫn những cách hiểu khác nhau. Song, từ những cách tiếp cận đó, nhà nước pháp
quyền được hiểu nhà nước đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp
luật phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính
nghiêm minh; trong hoạt động của các quan nhà nước, phải sự kiểm soát lẫn
nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
=> Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa VN: là NN của dân, do dân, vì dân, quản lí
mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật do ĐCSVN lãnh đạo.
2. Đặc điểm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản của
như sau:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của
dân, do dân, dân. nghĩa Nhà nước phải công khai, minh bạch trách
nhiệm giải trình trước Nhân dân; cũng nghĩa Nhân dân-với cách chủ thể
lập nên Nhà nước-có quyền yêu cầu Nhà nước phải công khai, minh bạch cũng như
phải báo cáo, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về tổ chức và hoạt động của mình.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp
pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Thứ ba, quyền lực nhà nước thống nhất, sự phân công ràng, chế
phối hợp nhịp nhàng kiểm soát giữa các quan: lập pháp, hành pháp pháp.
sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân
thông qua các tổ chức hội. Trong đặc điểm này, việc các quan nhà nước thực
hiện công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình vừa là một yêu cầu, vừa một
điều kiện để Nhân dân thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình với hoạt
động của các cơ quan.
Thứ , Nhà nước pháp quyềnhội chủ nghĩa Việt Nam phải do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà
nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng quyền
con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của
nhân dân được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu bãi miễn
những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh
của pháp luật.
Thứ sáu, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm
quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp
công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng
sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
II. Vị trí, vai trò của công khai, minh bạch trách nhiệm giải
trình trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Thứ nhất, yêu cầu gắn vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong
tổ chức, hoạt động của các CQHCNN với việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình thể kiểm soát được việc sử dụng
quyền lực nhà nước một cách hiệu quả nhất, thế phải xem công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình như một yếu tố cấu thành cốt lõi trong mọi chiến lược, kế hoạch, chính
sách, pháp luật về kiểm soát quyền lực của bộ máy CQHCNN.
Thứ hai, yêu cầu về xây dựng,áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ, công chức, viên chức hành chính.
Thứ ba, yêu cầu bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình của các CQHCNN.
Thứ tư, yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp
luật.
Thứ năm, yêu cầu về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện công khai, minh bạch.
Thứ sáu, yêu cầu về nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
hành chính trong thực thi công vụ.
Thứ bảy, yêu cầu đảm bảo sự giám sát của người dân quyền giám sát, phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
| 1/6

Preview text:

CÂU HỎI THẢO LUẬN XHCN (nhóm 4)
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Định nghĩa: Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước
mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó
là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh
xã hội và mục tiêu của Nhà nước.
Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
1.Chức năng đối nội của nhà nước XHCN:
● Thể hiện ở việc tập trung quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội,
chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp chế XHCN và hệ thống cơ quan nhà
nước từ trung ương đến cơ sở.
● Nhà nước XHCN quán triệt và thể chế hóa quan điểm, đường lối cách mạng,
chủ trương lãnh đạo của Đảng CSVN thành Hiến pháp, pháp luật, pháp chế,
chính sách, kế hoạch, biện pháp của nhà nước để chỉ đạo thực hiện thông qua
quá trình hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quan trên mọi lĩnh vực.
● Nhà nước XHCN thực hiện sự chuyên chính đối với mọi tội phạm và mọi kẻ
thù để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Tạo điều kiện cơ bản để mở rộng dân chủ trong nhân dân.
2.Chức năng đối ngoại: Nhà nước XHCN thiết lập mối quan hệ và mở rộng quan
hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi, vì sự phát triển
và tiến bộ xã hội… đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Củng cố, tăng
cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở
rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng
tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
1. Chức năng chính trị
- Bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là chức năng
quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả
các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước
tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự
pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt động thường xuyên, có ý
nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
-Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật.
2. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ
bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa
trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao. Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí,
quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ
yếu; là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý (chính sách, kế hoạch,
pháp luật, tài chính, ngân hàng…) và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia. Trên cơ sở
đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh
tế trong nước cũng như hợp tác quốc tế.
3. Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.
Xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ;
có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một nền khoa học và công nghệ tiên tiến; có nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi sự áp bức,
bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được
chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng):
1. Chức năng trấn áp
- Việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trò quyết định trong việc duy trì địa vị của
giai cấp nắm quyền chiếm hữu TLSX chủ yếu của xã hội ( đối với nhà nước bóc lột )
- Chức năng trấn áp do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp
giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối -> bảo vệ thành quả lao động
2. Chức năng xã hội( LÀ CHỨC NĂNG CHỦ YẾU)
- Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều kiện tiên quyết để nhà nước xã hội
chủ nghĩa đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về mặt chính trị, nghĩa là có đầy
đủ khả năng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch.
- Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhằm đảm bảo quyền dân chủ
cho đại đa số những người lao động, xây dựng những thiết chế, cơ sở để quyền làm
chủ đó được thực hiện một cách thực sự trong thực tế.
⇒ Trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và thiết lập được nhà
nước của mình, thì chức năng giai cấp là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; còn chức
năng xã hội (mà trong đó, việc tổ chức xây dựng xã hội mới là chủ yếu) là nhiệm vụ
cơ bản, quyết định trực tiếp sự thắng lợi hay thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức
năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó. Mặc dù còn
chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức
=>Cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng
của nhà nước xã hội chủ nghĩa
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I, Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật,
nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá
nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt động
của nhà nước pháp quyền, các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng và
được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
- “Xã hội pháp quyền” theo nghĩa hẹp thể hiện ở việc hạn chế sự tùy tiện trong
việc sử dụng quyền lực nhà nước, mà điều này đòi hỏi phải “ràng buộc quyền
lực vào các đạo luật được xây dựng rõ ràng và chặt chẽ”. Đây chính là một đòi
hỏi về sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực thi pháp
luật, để có thể “buộc các quan chức chính quyền và công dân phải hành xử phù hợp với pháp luật”
- “Xã hội pháp quyền” theo nghĩa rộng được hiểu là “một hệ thống/cơ chế mà
trong đó không có chủ đề nào, ngay cả nhà nước, đứng trên pháp luật; nơi mà
pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với công lý”
Trong giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận và những đặc trưng về nhà nước pháp quyền
vẫn có những cách hiểu khác nhau. Song, từ những cách tiếp cận đó, nhà nước pháp
quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp
luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính
nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn

nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
=> Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa VN: là NN của dân, do dân, vì dân, quản lí
mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật do ĐCSVN lãnh đạo.
2. Đặc điểm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản của như sau:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Có nghĩa là Nhà nước phải công khai, minh bạch và có trách
nhiệm giải trình trước Nhân dân; nó cũng có nghĩa Nhân dân-với tư cách là chủ thể
lập nên Nhà nước-có quyền yêu cầu Nhà nước phải công khai, minh bạch cũng như
phải báo cáo, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về tổ chức và hoạt động của mình.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và
pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế
phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân
thông qua các tổ chức xã hội. Trong đặc điểm này, việc các cơ quan nhà nước thực
hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa là một yêu cầu, vừa là một
điều kiện để Nhân dân có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình với hoạt động của các cơ quan.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà
nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền
con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của
nhân dân được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi miễn
những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm
quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
⇒ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp
công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng
sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
II. Vị trí, vai trò của công khai, minh bạch và trách nhiệm giải
trình trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ nhất, yêu cầu gắn vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong
tổ chức, hoạt động của các CQHCNN với việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình có thể kiểm soát được việc sử dụng
quyền lực nhà nước một cách hiệu quả nhất, vì thế phải xem công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình như là một yếu tố cấu thành cốt lõi trong mọi chiến lược, kế hoạch, chính
sách, pháp luật về kiểm soát quyền lực của bộ máy CQHCNN.
Thứ hai, yêu cầu về xây dựng,áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ, công chức, viên chức hành chính.
Thứ ba, yêu cầu bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình của các CQHCNN.
Thứ tư, yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật.
Thứ năm, yêu cầu về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện công khai, minh bạch.
Thứ sáu, yêu cầu về nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
hành chính trong thực thi công vụ.
Thứ bảy, yêu cầu đảm bảo sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.