Câu hỏi tình huống - Pháp luật đại cương (SSH1170) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Thời điểm mở thừa kế
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304
Câu hỏi tình huống PLĐC
ĐỐI VỚI DẠNG BÀI TẬP THỪA KẾ:
1. Thời điểm mở thừa kế:
sinh viên phải trình bày chính xác theo dữ kiện đề bài nêu ra như ngày tháng năm thời
điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản để lại chết.
2. Chia di sản thừa kế
a. Trình tự: Trong một tình huống thì nếu có cả chia di sản theo di chúc và theo pháp luật
thì chia theo di chúc trước, còn lại mới chia theo pháp luật.
b. Xác định di sản thừa kế: là phần tài sản riêng của người chết và tài sản nằm trong khối
tài sản chung (cách xác định tài sản riêng hay di sản thừa kế đã có hướng dẫn trong đề
cương ôn tập rồi). Nếu là di sản chung sinh viên phải thực hiện phép chia cụ thể và có lập
luận cụ thể (ví dụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nên khi chấm
dứt hôn nhân được chia mỗi người một nữa...) nếu người để lại di sản thừa kế có nghĩa vụ
trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì phải trừ các khoản tiền này trước khi chia
(tiền nợ, chi phí chung trong việc bảo quản sửa chữa tài sản chung, chi phí mai táng...).
c. Chia theo di chúc: ưu tiên lấy di sản thừa kế chia theo di chúc trước. Trường hợp chia
di sản cho những người không phụ thuộc vào nội dung di chúc: nếu phát hiện có trường
hợp này thì cần chia cho những người này trước theo đúng quy định sau đó còn lại bao
nhiều mới chia theo di chúc
d. Chia theo pháp luật: phải xác định những người cùng hàng thừa kế được nhận di sản
(số lượng người được hưởng và lập luận vì sao?) Kết luận: số tài sản mỗi người nhận được
từ người chết theo đề bài đưa ra (cộng số tiền chia theo di chúc với số tiền chia theo pháp
luật nếu có). Sinh viên thường nhầm lẫn, ở đây chỉ yêu câu xác định số tài sản nhận từ
người chết chứ không bao gồm số tài sản đương nhiên của họ.
II. Bài tập tình huống về quan hệ pháp luật:
Đề bài: Nguyễn Hoàng Anh, là giám đốc nhân sự của công ty Cổ phần Ngọn Lửa Việt.
Phục vụ cho việc đi lại của cá nhân khi đi làm (vì từ nơi ở đến công ty cách nhà 20km) và
phục vụ cho cuộc sống gia đình, Hoàng Anh quyết định mua một chiếc xe oto.
Sau khi tham khảo tại nhiều show room khác nhau, Hoàng Anh quyết định mua một chiếc
ô tô Toyota Cảmy 2.4 màu đen của công ty Cổ phần Hoà Bình (là một tổ chức có tư cách lOMoAR cPSD| 44729304
pháp nhân) với giá trị 1,2 tỷ đồng. Hợp đồng mua bán xe ô tô được kí kết giữa Hoàng Anh
và công ty Cổ phần Hoà Bình.
a) Hãy xác định quan hệ pháp luật nêu trên?
b) Xác định các thành phần của quan hệ pháp luật nêu trên? Bài làm: a)
Quan hệ pháp luật nêu trên là quan hệ mua bán. b)
Xác định các thành phần của quan hệ PL:- Chủ thể:
Bên mua: Nguyễn Hoàng Anh, là giám đốc nhân sự của công ty Cổ phần Ngọn Lửa Việt
nên có đủ năng lực hành vi do có thể kí hợp đồng lao động nên đã đủ 18 trở lên, khi làm
việc ở công ty phải thường xuyên khám sức khoẻ, đánh giá năng lực làm việc… nên
Nguyễn Hoàng Anh là người có năng lực hành vi đầy đủ và có năng lực pháp luật do có
thể tham gia quan hệ mua bán.
Bên bán: công ty Cổ phần Hoà Bình, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi do là
một tổ chức có tư cách pháp nhân. - Nội dung: Quyền Nghĩa vụ Bên mua
Kiểm tra xem bên bán có giao
Phải nhận xe đúng một chiếc xe
Toyota Cảmy Phải thanh toán số tiền 1,2 tỷ theo
2.4 màu đen hay không; chất lượng hợp đồng
xe có đảm bảo hay không; có được giao đúng
thời gian, địa điểm không. Nếu tất cả đều đúng thì nhận xe.
Được chuyển giao lại quyền sở hữu chiếc xe.
Được bên bán bảo vệ quyền sở hữu hàng
hoá khi xảy ra tranh chấp với bên thứ ba Bên bán
Nhận được 1,2 tỷ đồng tiền xe
Giao đúng chiếc xe Toyota Cảmy
2.4 màu đen; đảm bao chất lượng
xe; giao đúng thời gian, địa chỉ được thoả thuận.
Chuyển giao lại quyền sở hữu
chiếc xe Toyota Cảmy 2.4 màu đen
cho bên mua (Nguyễn Hoàng Anh). lOMoAR cPSD| 44729304
Bảo vệ quyền sở hữu cho bên mua
khi có tranh chấp với bên thứ ba. - Khách thể:
Thoả thuận hợp đồng giữa bên mua (Nguyễn Hoàng Anh) và bên bán (công ty Cổ phần
Hoà Bình) để mua bán chiếc xe Toyota Cảmy 2.4 màu đen.
Đề: Nguyễn Phương Anh sinh ngày 01/09/2002, trong năm học 2020-2021, Phương Anh
đã tham ra đợt thi đánh giá tư duy do Trường đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức và đã
trúng tuyển với điểm số cao. Để thưởng cho Phương Anh, và phục vụ cho việc học tập trong
trường đại học, bố mẹ Phương Anh đã quyết định cho Phương Anh tiền để mua một bộ máy tính.
Sau khi tham khảo giá máy tính tại các cửa hàng khác nhau, Phương Anh đã quyết định
mua một chiếc máy tính Macbook Pro của công ty CP Quang Vinh (là một pháp nhân) với
giá 32 triệu đồng. Hợp đồng mua bán máy tính được kí giữa Phương Anh và công ty Quang
Vinh vào ngày 05/03/2020. Bạn hãy:
1. Xác định quan hệ pháp luật nêu trên là gì?
2. Xác định thành phần của quan hệ pháp luật nêu trên?
3. Sự kiện pháp lý trong tình huống trên là gì? Tại sao? Bài làm:
1. Quan hệ PL trên là mua bán 2.
Thành phần của quan hệ pháp luật - Chủ thể:
Bên mua: Nguyễn Phương Anh (cá nhân), sinh ngày 01/09/2020 đến ngày kí hợp đồng mua
bán 05/03/2020 thì chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi 1 phần và có khả năng nhận thức
do đã tham ra đợt thi đánh giá tư duy do Trường đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức và đã
trúng tuyển với điểm số cao, được bố mẹ tin tưởng đồng ý cho mua máy tính mà mình thích
=> có năng lực hành vi. Có năng lực pháp luật có thể tham gia quan hệ mua bán.
Bên bán: công ty CP Quang Vinh là 1 pháp nhâm => có năng lực hành vi và năng lực pháp luật. - Nội dung: lOMoAR cPSD| 44729304 Quyền Nghĩa vụ Bên mua
Được kiểm tra sản phẩm: có đúng là Phải trả 32 triệu đồng theo
thoả máy tính Macbook Pro; số lượng 1
thuận. cái; chất lượng
sản phẩm có đúng Phải nhận hàng.
với miêu tả không, có giao đúng địa chỉ, thời gian không.
Được chuyển giao quyền sở hữu
máy tính từ công ty CP Quang Vinh.
Được bảo vệ quyền sở hữu khi xảy
ra tranh chấp với bên thứ ba. Bên bán
Được nhận 32 triệu đồng theo thoả
Phải giao sản phẩm: đúng máy tính thuận.
Macbook Pro; số lượng 1 cái; chất
lượng sản phẩm đúng với miêu tả;
giao đúng địa chỉ, thời gian. Phải
chuyển giao lại quyền sở hữu máy
tính cho bên mua (Nguyễn Phương Anh).
Phải bảo vệ quyền sở hữu cho bên
mua khi xảy ra tranh chấp với bên thứ ba. - Khách thể:
Thoả thuận hợp đồng giữa bên mua (Nguyễn Phương Anh) và bên bán (công ty CP Quang
Vinh) để mua bán chiếc máy tính Macbook Pro.
3. Sự kiện pháp lý trong tình huống trên:
- Sự kiện pháp lý hành vi: việc kí hợp đồng mua bán máy tính giữa Phương Anh và
công ty Quang Vinh vào ngày 05/03/2020
- Vì: đây là sự kiện có thật xảy ra, phù hợp với điều kiện được PL dự đoán, làm phát
sinh quan hệ pháp luật giữa 2 bên mua và bán .
III. Dạng bài xác định cấu trúc của Quy phạm pháp luật (QPPL):
Đề bài: Hãy xác định cấu trúc của các Quy phạm pháp luật sau:
a) Điều 284, bộ luật dân sự 2005:
“Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp
đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hoặc thông qua việc thừa kế thì quyền sở lOMoAR cPSD| 44729304
hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao”.
b) Điều 94, bộ luật hình sự 1999:
“Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách
quan đặc biệt, mà giết con mới đẻ, hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị
cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” Bài làm:
a) Giả định: “Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khácthông
qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hoặc thông qua việc thừa kế”.
Quy định: “ quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh
quyền sở hữu của người được chuyển giao”.
b) Giả định: “ Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàncảnh khách quan đặc biệt, mà giết con mới đẻ, hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”.
Chế tài: “ bị cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.
IV. Dạng bài tập xác định hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật
Đề: A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, vào lúc
22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương
tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật.
a) Xác định vi phạm pháp luật của anh A ?
b) Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?
c) Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ? Bài làm:
a) Xác định hành vi vi phạm pháp luật:
- Hành vi VPPL: hành vi cụ thể, anh A dùng gậy đánh anh B gây thương tích 15%
- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện những gì pháp luật cấm
(ngoài ra còn các hành vi trái pháp luật: không thực hiện những gì mà PL yêu cầu; thực
hiện không đúng những yêu cầu của PL; thực hiện quyền vượt quá phạm vi PL cho phép) lOMoAR cPSD| 44729304
- Hành vi có lỗi: Anh A có khả năng nhận thức được hậu quả do hành vi dùng gậy
đánh anh B gây ra và có nhiều lựa chọn khác để thực hiện hành vi của mình nhưng
anh vẫn chọn cách dùng gậy đánh bị thương anh B. => có lỗi
- Hành vi có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý: anh A, 37 tuổi và có
nhận thức bình thường nên anh có năng lực trách nhiệm pháp lý. Anh A đã vi phạm pháp luật.
b) Phân tích cấu thành của VPPL:
- Mặt khách quan của VPPL:
+) Hành vi trái pháp luật: hành động cụ thể là anh A dùng gậy đánh anh B
+) Hậu quả: thiệt hại về thể chất: gây thương tích 15% cho anh B
(thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tinh thần)
+) Mối quan hệ nhân quả: hành vi anh A dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%.
+) Thời gian: vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007, địa điểm: trên đường anh B đi làm về, công cụ: gậy
- Mặt chủ quan của VPPL:
+) Lỗi: cố ý trực tiếp do anh A nhận thức được rằng việc dùng gậy có thể gây nguy
hiểm, thương tích cho anh B và anh A mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+) Động cơ: anh A muốn giải quyết mâu thuẫn cá nhân với anh B
+) Mục đích của anh A: tiếp cận cơ thể anh B, gây thiệt hại về thể chất cho anh B - Chủ thể VPPL:
+) là cá nhân (anh A). Anh A có năng lực trách nhiệm pháp lý do anh 37 tuổi và có
nhận thức bình thường. - Khách thể của VPPL:
+) xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người.
Đề: Trên đường cao tốc, xe khách đâm vào xe cứu hảo đang trên đường làm nhiệm vụ
(sau trời mưa -> đường trơn trượt, xe khách đi lên, xe cứu hoả đi xuống dốc) gây ra thiệt
hại 2 người lính cứu hoả thiệt mạng, 3 người bị thương. Hỏi người tài xế xe khách có VPPL không?
- Hành vi VPPL: hành vi cụ thể, đâm vào xe cứu hoả
- Hành vi trái pl: thực hiện những gì pl cấm lOMoAR cPSD| 44729304
- Hành vi có lỗi: tài xế có khả năng nhận thức được hậu quả việc mình đâm xe vào xe
cứu hoả xe gây ra những thiệt hại nhưng vẫn lựa chọn làm vậy do khi đó mặt đường
trơn trượt sau mưa, xe khách đang đi với vận tốc khá nhanh nhưng vẫn nằm trong
phạm vi cho phép của PL, nếu tài xế đánh lái để tránh xe cứu hoả thì có rất thể xe
khách sẽ bị lật và hành khách trên xe có thể gặp nguy hiểm. Đặc biệt người trên xe
khách nhiều hơn trên xe cứu hoả. Trong trường hợp cấp thiết đó tài xế lựa chọn đâm
vào xe cứu hoả để hạn chế tối đa thiệt hại về người. => không có lỗi
- Tài xế xe khách có năng lực trách nhiệm pháp lý, do để có thể làm tài xế xe khách
cần phải có bằng lái xe khách (Đủ 25 tuổi trở lên được lái xe chở khách từ 10 chỗ
ngồi trở lên) và phải thông qua các bài kiểm tra về sức khoẻ, tinh thần khi thi bằng
lái xe khách => có khả năng nhận thức.
Tài xế không VPPL do không có lỗi.