-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Cơ sở dũ liệu hướng đối tượng | Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Cơ sở dữ liệu là: a. Là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc chặt chẽ về logic được lưu trữ trên các thiết bị ghi nhớ. b. Biểu diễn một phần thế giới thực. c. Được thiết kế, xây dựng và lưu trữ với một mục đích xác định và phục vụ cho nhiều người và một số ứng dụng nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (HUBT) 2 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Cơ sở dũ liệu hướng đối tượng | Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Cơ sở dữ liệu là: a. Là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc chặt chẽ về logic được lưu trữ trên các thiết bị ghi nhớ. b. Biểu diễn một phần thế giới thực. c. Được thiết kế, xây dựng và lưu trữ với một mục đích xác định và phục vụ cho nhiều người và một số ứng dụng nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (HUBT) 2 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48704538
Cơ sở dũ liệu hướng đối tượng Phần thi 1: Phần 1 Phần thi 2: Phần 1
Câu hỏi 1: (1 đáp án)
Câu 1: Cơ sở dữ liệu là: •
a. Là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc chặt chẽ về logic được lưu trữ trên các thiết bị ghi nhớ. •
b. Biểu diễn một phần thế giới thực. •
c. Được thiết kế, xây dựng và lưu trữ với một mục đích xác định và phục vụ cho nhiều
người và một số ứng dụng nhất định. *d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 2: (1 đáp án)
Câu 2: Tính dị thường của dữ liệu là: •
a. Một dữ liệu nào đó được lưu trữ đi lưu trữ lại ở nhiều nơi trong cùng một CSDL, gây
nên sự khác nhau về dữ liệu. •
*b. Thông tin về cùng một đối tượng có thể khác nhau trên các tập tin khác nhau trong
cùng một hệ thống thông tin. •
c. Là các tập tin được tạo bởi nhiều lập trình viên khác nhau nên có nhiều nội dung khác
nhau về cùng một đối tượng. d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 3: (1 đáp án)
Câu 3: Hậu quả của việc dư thừa dữ liệu: •
a. Kho lưu trữ và chi phí sản xuất lớn hơn. •
b. Sự không nhất quán của dữ liệu. •
c. Xuất hiện nhiều bản copy của cùng một dữ liệu sẽ không phù hợp lâu dài. *d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 4: (1 đáp án)
Câu 4: Các thông tin của khách hàng đã có trong hệ thống khách hàng cuả một ngân hàng. Nay
ngân hàng mở rộng thêm một số loại hình kinh doanh khác, phần mở rộng này không được tính
đến trong hệ thống cũ vì vậy các thông tin của khách hàng trong hệ thống cũ không được cập
nhật tự động sang hệ thống mới, nên hệ thống mới phải tự cập nhật mới. Tình huống trên làm dữ
liệu trong hệ thống ngân hàng bị: • *a. Dư thừa dữ liệu. • b. Mất mát dữ liệu. • c. Dữ liệu bị sai. d. Tất cả các ý trên. lOMoAR cPSD| 48704538
Câu hỏi 5: (1 đáp án)
Câu 5: Các thông tin của khách hàng đã có trong hệ thống khách hàng cuả một ngân hàng. Nay
ngân hàng mở rộng thêm một số loại hình kinh doanh khác, phần mở rộng này đã được tính đến
trong hệ thống cũ vì vậy các thông tin của khách hàng trong hệ thống được cập nhật tự động
sang hệ thống mới. Tình huống trên làm dữ liệu trong hệ thống ngân hàng? • a. (1) Nhất quán. •
b. (2) Không bị dư thừa. •
c. (3) Không phải cập nhật các thông tin mới của khách hàng trong hệ thống mới. *d. (1) và (2).
Câu hỏi 6: (1 đáp án)
Câu 6: Ưu điểm của cách lưu trữ dữ liệu trong CSDL là: •
*a. Giảm thiểu sự trùng lặp thông tin đến mức thấp nhất, do đó đảm bảo tính nhất quán,
tính toàn vẹn của dữ liệu. •
b. Chia sẻ thông tin cho một nhóm người dùng nhất định, tiết kiệm tài nguyên, dữ liệu
được truy xuất theo một cách chung. •
c. Khả năng bảo vệ thông tin chỉ dùng cho ứng dụng quản lý CSDL. d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 7: (1 đáp án)
Câu 7: Các mức của một hệ cơ sở dữ liệu là: •
*a. Mức vật lý, mức quan niệm, mức khung nhìn. b. Mức vật lý, mức logic, mức người dùng. •
c. Mức logic mức quan niệm và mức khung nhìn. •
d. Mức vật lý, mức khung nhìn và mức người dùng.
Câu hỏi 8: (1 đáp án)
Câu 8: Mức khung nhìn trong kiến trúc cơ sở dữ liệu là mức có đặc điểm: lOMoAR cPSD| 48704538 •
*a. Là lớp của những người sử dụng, mức ngoài là khác nhau với mỗi người sử dụng. •
b. Mô tả những dữ liệu nào được lưu trữ trong CSDL và mối quan hệ giữa chúng.
c. Mô tả dữ liệu được thực sự lưu trữ như thế nào trong CSDL. d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 9: (1 đáp án)
Câu 9: Trong hướng đối tượng, tập hợp các thực thể hay các đối tượng có cùng đặc tính được gọi là: • *a. Lớp. • b. Đối tượng. • c. Thực thể. • d. Phương thức.
Câu hỏi 10: (1 đáp án)
Câu 10: Mức vật lý – Physical level, được hiểu là: •
a. Mức ngoài của CSDL, gồm một số khung nhìn khác nhau của những người sử dụng đặt vào CSDL. •
b. Mô tả những dữ liệu nào được lưu trữ trong CSDL và có những mối quan hệ nào giữa chúng. •
*c. Mức trong của CSDL, mô tả dữ liệu được thực sự lưu trữ như thế nào trong CSDL. d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 11: (1 đáp án)
Câu 11: Mức thấp nhất mô tả dữ liệu được lưu trữ như thế nào là mức: • *a. Mức vật lý. • b. Mức quan niệm. • c. Mức logic. • d. Mức ngoài.
Câu hỏi 12: (1 đáp án)
Câu 12: Mức mà mô hình dữ liệu phản ánh thế giới thực để lưu trữ trong CSDL là mức nào: • *a. Mức quan niệm. • b. Mức người dùng. • c. Mức vật lý. •
d. Mức vật lý và mức quan niệm.
Câu hỏi 13: (1 đáp án)
Câu 13: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là: •
a. Một hệ thống các chương trình cho phép người sử dụng giao tiếp với CSDL. lOMoAR cPSD| 48704538 •
b. Một hệ thống các chương trình cho phép tổ chức cơ sở dữ liệu lưu trữ trên thiết bị ghi nhớ.
c. Một hệ thống các chương trình cho chúng ta các thủ tục để sửa đổi cấu trúc CSDL, cập
nhật và truy vấn trên các dữ liệu. lOMoAR cPSD| 48704538 *d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 14: (1 đáp án)
Câu 14: Hệ quản trị CSDL có các chức năng: •
a. Hỗ trợ mô hình dữ liệu để tổ chức CSDL. •
b. Hỗ trợ một vài ngôn ngữ lập trình cao cấp cho phép người sử dụng định nghĩa cấu trúc
dữ liệu, truy xuất dữ liệu. •
c. Quản lý giao dịch và điều khiển truy xuất. •
d. Có khả năng bảo vệ và phục hồi dữ liệu. *e. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 15: (1 đáp án)
Câu 15: Mô hình thực thể liên kết có vai trò gì trong việc thiết kế CSDL: •
*a. Giảm bớt tính tự nhiên trong cuộc cuả con ngời và gần gũi hơn với ngôn ngữ máy. • b. Không có vai trò gì. •
c. Định nghĩa các đối tượng được cài đặt vào CSDL. •
d. Định nghĩa các thực thể sẽ được cài đặt vào hệ thống.
Câu hỏi 16: (1 đáp án)
Câu 16: Lược đồ của CSDL là gì: •
*a. Toàn bộ mô tả CSDL, tương ứng với ba mức của hệ CSDL có ba loại lược đồ. •
b. Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trong CSDL tại một thời điểm nhất định, có ba loại lược đồ. •
c. Toàn bộ thể hiện của CSDL mô tả cách nhìn dữ liệu khác nhau của những người sử dụng khác nhau. •
d. Toàn bộ mô tả về cách thức lưu trữ dữ liệu vào bảng hay đối tượng của CSDL
Câu hỏi 17: (1 đáp án)
Câu 17: Kiểu thực thể (Entity type) là: •
a. Là khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng có cùng đặc tính chung mà người ta muốn
quản lý thông tin về nó. •
b. Là những cá thể của một đối tượng cụ thể trong thế giới thực. •
c. Là một tập hợp gồm các thực thể có tính chất giống nhau. •
*d. Gồm các thực thể cùng được thể hiện bởi một tập các thuộc tính.
Câu hỏi 18: (1 đáp án)
Câu 18: Trong các thuộc tính của thực thể, thế nào là thuộc tính phức hợp (composite attribute): •
a. Thuộc tính có kiểu dữ liệu nguyên tố.
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 •
*b. Thuộc tính được định nghĩa bởi các thuộc tính khác.
c. Thuộc tính có một giá trị cho một thực thể cụ thể.
d. Thuộc tính có một tập hợp các giá trị cho cùng một thực thể.
e. Thuộc tính mà giá trị của nó được suy diễn từ các thực thể liên quan. f.
Thuộc tính phức tạp dùng đến khi không có thông tin về thuộc tính.
Câu hỏi 19: (1 đáp án)
Câu 19: Thể hiện của CSDL là gì: •
a. Toàn bộ mô tả CSDL, tương ứng với ba mức của hệ CSDL có nhiều loại thể hiện. •
*b. Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trong CSDL tại một thời điểm nhất định, có nhiều thể hiện. •
c. Toàn bộ mô tả cách nhìn dữ liệu khác nhau của những người sử dụng khác nhau.
d. Toàn bộ mô tả về cách thức lưu trữ dữ liệu vào bảng hay đối tượng của CSDL e. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 20: (1 đáp án) Câu
20: Thực thể (Entity) là: •
*a. Là khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng có cùng đặc tính chung mà người ta muốn
quản lý thông tin về nó. •
b. Là những cá thể của một đối tượng cụ thể trong thế giới thực. •
c. Là một tập hợp gồm các thực thể có tính chất giống nhau. •
d. Gồm các thực thể cùng được thể hiện bởi một tập các thuộc tính.
Câu hỏi 21: (1 đáp án)
Câu 21: Tập thực thể (Entity set) là: •
a. Là khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng có cùng đặc tính chung mà người ta muốn
quản lý thông tin về nó. •
b. Là những cá thể của một đối tượng cụ thể trong thế giới thực. •
*c. Là một tập hợp gồm các thực thể có tính chất giống nhau. •
d. Gồm các thực thể cùng được thể hiện bởi một tập các thuộc tính.
Câu hỏi 22: (1 đáp án)
Câu 22: Theo ví dụ sau: (1)NHANVIEN(Tên, Tuổi, Lương), (2)(nv1(Hà, 25, 3tr), nv2(Hưng,
30, 3 ,5tr)), (3)Ngày_sinh, (4)Công_ty. Kiểu thực thể là : • *a. (1). • b. (2). c. (3). • d. (4). Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
Câu hỏi 23: (1 đáp án)
Câu 23: Theo ví dụ sau: (1)NHANVIEN(Tên, Tuổi, Lương), (2)(nv1(Hà, 25, 3tr), nv2(Hưng,
30, 3 ,5tr)), (3)Ngày_sinh, (4)Công_ty. Thực thể là : a. NHANVIEN. *b. nv1 và nv2. c. Hưng và Hà. d. Công_ty.
Câu hỏi 24: (1 đáp án)
Câu 24: Trong các thuộc tính của thực thể có thể lồng các thuộc tính nào vào nhau để biểu diễn
một thuộc tính phức tạp (complex attribute): •
*a. Thuộc tính phức hợp và đa trị . •
b. Thuộc tính phức hợp và đơn trị. •
c. Thuộc tính phức hợp và đơn giản.
d. Thuộc tính phức hợp và lưu trữ. •
e. Thuộc tính phức hợp và dẫn xuất
Câu hỏi 25: (1 đáp án)
Câu 25: Thuộc tính của thực thể sử dụng giá trị rỗng (null) khi: •
a. Khi một thuộc tính không có giá trị đối với một thực thể. •
b. Dùng để chỉ ra giá trị của thuộc tính là chưa biết. •
c. Chỉ ra là không có thông tin, hoặc không biết được sự tồn tại của giá trị. *d. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 26: (1 đáp án)
Câu 26: Trong phân tích thiết kế hệ thống thường phân ra làm 3 loại thuộc tính của thực thể, đó là: •
*a. Thuộc tính khóa, thuộc tính mô tả, thuộc tính kết nối. •
b. Thuộc tính định danh, thuộc tính lưu trữ, thuộc tính quan hệ. •
c. Thuộc tính khóa, thuộc tính định danh, thuộc tính kết nối. •
d. Thuộc tính định danh, thuộc tính mô tả, thuộc tính quan hệ.
Câu hỏi 27: (1 đáp án)
Câu 27: Thuộc tính định danh trong mô hình thực thể liên kết được hiểu là: • *a. Thuộc tính khoá. •
b. Thuộc tính có một giá trị. •
c. Thuộc tính không nhập giá trị. d. Thuộc tính đặt tên.
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
Câu hỏi 28: (1 đáp án)
Câu 28: Cho thực thể PHIEUTHU(so_phieu, tên_khách, dia_chi_khach, ngay_ lap, ma_hang,
ten_hang, so_luong,don_gia). Thuộc tính nào là định danh? • *a. so_phieu. b. ngay_lap. c. ma_hang. Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
d. Không có đáp án đúng.
Câu hỏi 29: (1 đáp án)
Câu 29: Thuộc tính khóa là thuộc tính mà các giá trị của nó nhận dạng một thực thể một cách
duy nhất trong một kiểu thực thể. Vậy thuộc tính này gồm: •
a. Một thuộc tính duy nhất. •
b. Một tập tối thiểu các thuộc tính. •
*c. Ít nhất là một thuộc tính. •
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu hỏi 30: (1 đáp án)
Câu 30: Phương thức được hiểu là: •
*a. Những tác động của lớp và đối tượng vào hệ thống. •
b. Hình thức mà lớp đó đối xử với hệ thống. •
c. Là những chơng trình con của hệ thống. d. Là các đoạn ‘’code’’ của chương trình.
Câu hỏi 31: (1 đáp án)
Câu 31: Giả sử ta có kiểu thực thể SV(MSV, hoten, ngaysinh,gioitinh) và ta có thông tin :
msv=’01’, ngaysinh={1/5/1980}, gioitinh=nam. Thông tin chi tiết bên được hiểu là gì?. •
*a. Một cá thể của kiểu thực thể SV. •
b. Một tập thực thể của kiểu thực thể SV. •
c. Một bản ghi trong bảng SV.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu hỏi 32: (1 đáp án)
Câu 32: Trong lược đồ ER, hình e-líp cạnh đôi ký hiệu cho loại thuộc tính nào: • *a. Thuộc tính đa trị. •
b. Thuộc tính phức hợp. •
c. Thuộc tính dẫn xuất. •
d. Không biểu diễn thuộc tính.
Câu hỏi 33: (1 đáp án)
Câu 33: Tính đóng gói được hiểu là: •
*a. Code và dữ liệu được gói với nhau trong cùng một lớp. •
b. Các đối tượng đợc gói với nhau trong cùng một lớp. •
c. Toàn bộ chương trình tạo thành một gói thống nhất. •
d. Code và dữ liệu tạo thành một khối thống nhất. Nếu dùng dữ liệu thì phải sử dụng code và ngược lại.
Câu hỏi 34: (1 đáp án) Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
Câu 34: Tính kế thừa được hiểu là: •
a. Code và dữ liệu kế thừa nhau từ lớp cũ sang lớp mới. •
*b. Có thể kế thừa code và dữ liệu từ lớp cũ sang lớp mới. •
c. Có thể kế thừa phương thức từ lớp cũ sang lớp mới.
d. Có thể kế thừa dữ liệu từ lớp cũ sang lớp mới.
Câu hỏi 35: (1 đáp án)
Câu 35: Với phiếu giao hàng trên. Lớp Hàng gồm những thuộc tính nào?. •
*a. HANG(mã_hàng, tên_hàng, đơn_vị, đơn_giá, số_lượng). •
b. HANG(mã_hàng, tên_hàng, đơn_vị). •
c. HANG(mã_hàng, tên_hàng, đơn_vị, đơn_giá, số_lượng, thành_tiền). d. Không có đáp án đúng.
Câu hỏi 36: (1 đáp án)
Câu 36: Với phiếu giao hàng trên. Lớp Phiếu_giao_hàng gồm các thuộc tính: •
*a. Không có đáp án đúng. •
b. Số_phiếu, tên_khách, tên_hàng, Số_lượng, đơn_giá. •
c. Số_phiếu, tên_khách, tên_hàng, Số_lượng, đơn_giá, thành_tiền. •
d. Số_phiếu, tên_khách, tên_hàng, Số_lượng, đơn_giá, địa_chỉ_khách, thành_tiền.
Câu hỏi 37: (1 đáp án)
Câu 37: Nếu lớp Cây_ăn_quả và lớp Cây_bóng_mát gộp thành một lớp mới lấy tên là Cây. Lớp
Cây có đầy đủ các tính chất cũng như thuộc tính của 2 lớp trên. Lớp Cây đã sử dụng tính chất: • *a. Tổng quát hoá. • b. Chuyên biệt hóa. •
c. Kế thừa và tổng quát hoá. d. Kế thừa và chuyên biệt hóa e. Không có đáp án đúng. Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
Câu hỏi 38: (1 đáp án)
Câu 38: Nếu lớp Cây được tạo thành từ các phương thức của lớp cây_ăn_quả và lớp
Cây_bóng_mát thì Lớp Cây đã sử dụng tính chất của hướng đối tượng là: • *a. Kế thừa. • b. Tổng quát hoá. • c. Nâng cấp. d. Đa hình.
Câu hỏi 39: (1 đáp án)
Câu 39: Tính đóng gói được hiểu là: •
*a. Thuộc tính và phương thức luôn đi kèm với nhau. •
b. Đi với thuộc tính nào thì phải có phương thức đấy. •
c. Phương thức có thể không phụ thuộc vào thuộc tính. •
d. Thuộc tính phải nêu rõ thuộc tính đó thuộc kiểu giữ liệu gì.
Câu hỏi 40: (1 đáp án)
Câu 40: Trong lược đồ ER, phát biểu không đúng về thực thể mạnh là: •
a. Tồn tại độc lập với các kiểu thực thể khác. •
b. Có một định danh duy nhất. •
c. Là chủ sở hữu nếu có một kiểu thực thể yếu khác dựa vào nó. *d. Thể hiện trên sơ
đồ bằng hình chữ nhật cạnh đôi.
Câu hỏi 41: (1 đáp án)
Câu 41: Trong lược đồ ER, phát biểu không đúng về thực thể yếu: •
a. Tồn tại độc lập với các kiểu thực thể khác. •
b. Có một định danh duy nhất. •
c. Là chủ sở hữu nếu có một kiểu thực thể khác dựa vào nó. •
d. Thể hiện trên sơ đồ bằng hình chữ nhật cạnh đơn. • *e. Tất cả các ý trên
Câu hỏi 42: (1 đáp án)
Câu 42: Trong lược đồ ER, phát biểu nào đúng về thực thể yếu: •
a. Không thể tồn tại độc lập (1). •
b. Không có định danh cho bản thân (2). •
c. Thể hiện trên sơ đồ bằng hình chữ nhật cạnh đơn (3). • *d. (1) và (2). e. (2) và (3).
Câu hỏi 43: (1 đáp án)
Câu 43: Mô hình dữ liệu là: •
*a. Là cách thức trong đó dữ liệu được lưu trữ tổ chức như một cấu trúc định sẵn với mục
đích truy cập nhanh và hiệu quả trong quản lý.
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 •
b. Là cách thức trong đó dữ liệu được mô tả dưới dạng bảng với các cấu trúc bảng, bộ,
khóa. trường nhằm mục đích quản lý dữ liệu phục vụ truy cập nhanh. •
c. Là cách thức trong đó dữ liệu được mô tả dưới dạng các lớp dữ liệu với các khái niệm
thuộc tính, phương thức, nhằm mục đích quản lý dữ liệu dưới dạng đối tuợng. d. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 44: (1 đáp án)
Câu 44: Trong tuyên ngôn thứ nhất về hệ quản trị CSDL hướng đối tượng, tác giả đưa ra số
lượng đặc trưng của hệ quản trị CSDL hướng đối tượng buộc phải có: • *a. 13. • b. 14. c. 15. • d. 16.
Câu hỏi 45: (1 đáp án)
Câu 45: Trong tiêu chuẩn ODMG hỗ trợ bộ sưu tập các đối tượng, gồm: • a. 3 loại. • b. 4 loại. • *c. 5 loại. d. 6 loại.
Câu hỏi 46: (1 đáp án)
Câu 46: Trong tuyên ngôn thế hệ thứ 3 của OODB ra đời vào năm: • a. 1989 • b. 1990 • c. 1993 • *d. 1995
Câu hỏi 47: (1 đáp án)
Câu 47: Thành phần chính trong ODMG 3.0 là: . • a. Mô hình đối tượng. •
b. Ngôn ngữ định nghĩa đối tượng. •
c. Ngôn ngữ truy vấn đối tượng. • d. Liên kết ngôn ngữ. •
*e. Tất cả phương án đều đúng.
Câu hỏi 48: (1 đáp án)
Câu 48: So sánh sự tương ứng mô hình dữ liệu quan hệ với mô hình hướng đối tượng Class tương đương với: • *a. Relation. • b. Tuple. Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 • c. Column. • d. Store Procedure.
Câu hỏi 49: (1 đáp án)
Câu 49: So sánh sự tương ứng mô hình dữ liệu quan hệ với mô hình hướng đối tượng
ObjectInstance tương đương với: • a. Relation. • *b. Tuple. • c. Column. • d. Store Procedure.
Câu hỏi 50: (1 đáp án)
Câu 50: So sánh sự tương ứng mô hình dữ liệu quan hệ với mô hình hướng đối tượng Attributes tương đương với: • a. Relation. • b. Tuple. • *c. Column. • d. Store Procedure.
Câu hỏi 51: (1 đáp án)
Câu 51: Có hai hướng phát triển thành CSDL hướng đối tượng đó là: . •
*a. Mở rộng ngôn ngữ lập trình sang CSDL hướng đối tượng và mở rộng mô hình quan
hệ sang CSDL hướng đối tượng. •
b. Mở rộng ngôn ngữ lập trình sang CSDL hướng đối tượng và mở rộng mô hình mạng
sang CSDL hướng đối tượng. •
c. Mở rộng ngôn ngữ lập trình sang CSDL hớng đối tượng và mở rộng mô hình kiến trúc
dữ liệu sang CSDL hướng đối tượng.
d. Không có phương án đúng.
Câu hỏi 52: (1 đáp án)
Câu 52: Gemtone là một OODB được mở rộng theo hướng phát triển: . • *a. Ngôn ngữ lập trình. • b. Mô hình quan hệ. • c. Mô hình mạng. •
d. Mô hình kiến trúc mạng.
Câu hỏi 53: (1 đáp án)
Câu 53: INGRES là một OODB được mở rộng theo hướng phát triển từ:
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 • a. Ngôn ngữ lập trình. • *b. Mô hình quan hệ. • c. Mô hình mạng. •
d. Mô hình kiến trúc mạng.
Câu hỏi 54: (1 đáp án)
Câu 54: ODL là ngôn ngữ đặc tả đối tượng phổ biến, có đặc điểm: . •
a. Hỗ trợ tính khả chuyển của lược đồ CSDL (1). •
b. Hỗ trợ mọi cấu trúc ngữ nghĩa của mô hình đối tượng không cần theo chuẩn ODMG (2). •
c. Dùng để định nghĩa lược đồ lớp, các hoạt động và các trạng thái của tập các đối tượng trong CSDL(3). •
d. Dùng để xây dựng mô hình lớp, hành vi của đối tượng và duy trì tính toàn vẹn của CSDL (4). • e. (1) và (2). • *f. (1) và (3). • g. (1) và (4)
Câu hỏi 55: (1 đáp án)
Câu 55: Trong ngôn ngữ định nghĩa đối tượng (ODL), từ khóa mô tả tên chung của các cá thể
trong lớp đối tượng là: • *a. extent + Tên. • b. extends + Tên. •
c. exception + Tên. d. explicit + Tên.
Câu hỏi 56: (1 đáp án)
Câu 56: OQL là ngôn ngữ truy vấn CSDL hướng đối tượng đã được đề xuất trong: • *a. ODMG-93. • b. ODMG-95. c. ODMG-92. • d. ODMG-99.
Câu hỏi 57: (1 đáp án)
Câu 57: OQL là ngôn ngữ truy vấn CSDL hướng đối tượng dựa trên: . •
*a. Mô hình đối tượng ODMG và SQL-92. •
b. Mô hình đối tượng OM và chuẩn ODMG-93. •
c. Mô hình lớp và ngôn ngữ truy vấn SQL. •
d. Mô hình ORM và ngôn ngữ truy vấn hướng đối tượng.
Câu hỏi 58: (1 đáp án)
Câu 58: Mô hình EER là mô hình có khái niệm: •
a. Tất cả khái niệm của mô hình ER. Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 • b. Lớp con và lớp cha. •
c. Tổng quát hóa và chuyên biệt hóa. •
d. Của hướng đối tượng như: tính kế thừa. *e. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 59: (1 đáp án)
Câu 59: Mô hình ER là mô hình có khái niệm: •
a. Tất cả khái niệm của mô hình EER. •
b. Tổng quát hóa và chuyên biệt hóa. •
*c. Thuộc tính và thực thể. d. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 60: (1 đáp án)
Câu 60: Trong mô hình EER, khái niệm chuyên biệt hóa nghĩa là: . •
*a. Quá trình định nghĩa một hoặc nhiều kiểu thực thể con của một kiểu thực thể cha và
xác định các mối quan hệ cha con. •
b. Quá trình định nghĩa một kiểu thực thể chung từ một tập các kiểu thực thể chuyên biệt. •
c. Quá trình xác định một tập hợp lớp con của kiểu thực thể. •
d. Quá trình xác định một thể hiện của kiểu thực thể cha có thể đồng thời là thể hiện của
nhiều hơn một kiểu thực thể con hay không.
Câu hỏi 61: (1 đáp án)
Câu 61: Trong mô hình EER, khái niệm tổng quát hóa nghĩa là: . •
a. Quá trình định nghĩa một hoặc nhiều kiểu thực thể con của một kiểu thực thể cha và
xác định các mối quan hệ cha con. •
*b. Quá trình định nghĩa một kiểu thực thể chung từ một tập các kiểu thực thể chuyên biệt. •
c. Quá trình xác định một tập hợp lớp con của kiểu thực thể. •
d. Quá trình xác định một thể hiện của kiểu thực thể cha có thể đồng thời là thể hiện của
nhiều hơn một kiểu thực thể con hay không.
Câu hỏi 62: (1 đáp án)
Câu 62: Trong mô hình EER, quá trình tổng quát hóa dùng cách thiết kế: • a. TOP-DOWN. • *b. BOTTOM-UP. • c. INSIDE-OUT. • d. OUTSIDE-IN.
Câu hỏi 63: (1 đáp án)
Câu 63: Trong mô hình EER, quá trình chuyên biệt hóa dùng cách thiết kế: •
*a. TOP-DOWN. b. BOTTOM-UP. c. INSIDE-OUT. • d. OUTSIDE-IN.
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
Câu hỏi 64: (1 đáp án)
Câu 64: Trong mô hình thực thể liên kết (ER) để biểu diễn một thuộc tính dẫn xuất ta dùng ký hiệu: •
a. Hình e-líp cạnh nét đơn. •
b. Hình e-líp cạnh nét đôi. •
*c. Hình e-líp cạnh nét rời. •
d. Không có thuộc tính này.
Câu hỏi 65: (1 đáp án)
Câu 65: Trong mô hình thực thể liên kết (ER) để biểu diễn một thuộc tính đa trị ta sử dụng: . •
a. Hình e-líp cạnh nét đơn. •
*b. Hình e-líp cạnh nét đôi. •
c. Hình e-líp cạnh nét rời. •
d. Hình e-líp có đánh dấu.
Câu hỏi 66: (1 đáp án)
Câu 66: Chọn phương án ứng với thuộc tính đa trị : • a. Giới tính • *b. Bằng cấp • c. Trình độ • d. Họ và tên
Câu hỏi 67: (1 đáp án)
Câu 67: Chọn phương án ứng với thuộc tính phức hợp : • a. Giới tính • b. Bằng cấp • c. Trình độ • *d. Họ và tên
Câu hỏi 68: (1 đáp án)
Câu 68: Mỗi một thực thể chuyển thành một quan hệ. Là một bước trong việc chuyển đổi: •
a. Mô hình thực tế sang mô hình thực thể. •
b. Mô hình thực thể sang mô hình hướng đối tượng. •
c. Mô hình quan hệ sang mô hình hướng đối tượng.
*d. Mô hình thực thể sang mô hình quan hệ.
Câu hỏi 69: (1 đáp án)
Câu 69: Khi chuyển đổi mô hình ER sang mô hình quan hệ, ta thực hiện. Chọn đáp án đúng nhất: Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 •
*a. Với mỗi thực thể E trong lược đồ ER chuyển thành một quan hệ R chứa mọi thuộc tính của E. •
b. Với mỗi thực thể E trong lược đồ ER chuyển thành một quan hệ R chứa mọi thuộc tính
của E và các thuộc tính trong mối quan hệ liên quan đến thực thể E đó. •
c. Với mỗi thực thể E trong lược đồ ER chuyển thành một quan hệ R nhưng chỉ lấy thuộc
tính định danh và đa trị của thực thể E đó. •
d. Với mỗi thực thể E trong lợc đồ ER chuyển thành một quan hệ R chứa mọi thuộc tính
của E và thuộc tính định danh của quan hệ liên quan đến thực thể đó.
Câu hỏi 70: (1 đáp án)
Câu 70: Trong chuyển đổi mô hình ER sang mô hình quan hệ, ta thực hiện. Chọn đáp án đúng nhất: . •
a. Với mỗi kiểu thực thể E trong lược đồ ER tạo ra một quan hệ R chứa mọi thuộc tính
đơn của E. Với các thuộc tính phức hợp, chỉ lấy các thuộc tính thành phần đơn của nó.
Chọn một trong các thuộc tính khóa của E làm khóa chính cho R. •
*b. Thuộc tính định danh cuả các thực thể E trong ER được chuyển thành thuộc tính khoá trong quan hệ R. •
c. Thuộc tính phức hợp trong E không được đưa vào quan hệ R. •
d. Với mỗi kiểu liên kết hai ngôi R kiểu 1: N, hãy xác định quan hệ S biểu diễn kiểu thực
thể tham gia ở phía N của kiểu liên kết. Đưa khóa chính của quan hệ T biểu diễn kiểu
thực thể tham gia vào R ở phía 1 vào làm khóa ngoài trong S.
Câu hỏi 71: (1 đáp án)
Câu 71: Mô hình ER (hình trên) có mấy mối quan hệ sở hữu, phụ thuộc:
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 • a. 2. b. 3. • *c. 1. d. 4.
Câu hỏi 72: (1 đáp án)
Câu 72: Trong mô hình ER trên. Thuộc tính nào là phức hợp: Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538 • a. giám sát. • b. làm việc cho. •
c. địa điểm. *d. họ tên.
Câu hỏi 73: (1 đáp án)
Câu 73: Để chuyển đổi thuộc tính đa trị từ mô hình ER sang mô hình hướng đối tượng ta thực hiện: .
Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48704538
*a. Mỗi một thuộc tính đa trị thành một lớp mới.
b. Các thuộc tính đa trị trong ER thành một lớp mới.
c. Giữ nguyên không cần thay đổi gì.. d. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 74: (1 đáp án)
Câu 74: Để chuyển đổi thuộc tính phức hợp trong mô hình ER sang mô hình hướng đối tượng, ta thực hiện: . •
a. Chuyển thành một lớp mới. •
b. Chuyển đổi thuộc tính đa trị. •
c. Chuyển thành mối liên kết . *d. Tất cả đều sai.
Câu hỏi 75: (1 đáp án)
Câu 75: Chuyển đổi mỗi một thuộc tính đa trị của một thực thể thành một quan hệ mới . Là một
bước trong việc chuyển đổi: . •
a. Chuyển đổi mối quan hệ N: M. •
*b. Chuyển đổi thuộc tính đa trị. •
c. Với kiểu liên kết n ngôi R. d. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 76: (1 đáp án)
Câu 76: Chuyển đổi từ mô hình ER sang mô hình Quan hệ ta được các quan hệ: Downloaded by ANhh Trân (Anhhtrann14062003@gmail.com)