-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Câu 1. Thuật ngữ “Tư tưởng HCM” được dùng theo nghĩa nào?a. Là tư tưởng của một cá nhânb. Là tư tưởng của một giai cấp, dân tộcc. Là tư tưởng của lãnh tụd. Là tất cả những vấn đề trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM012) 23 tài liệu
Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Câu 1. Thuật ngữ “Tư tưởng HCM” được dùng theo nghĩa nào?a. Là tư tưởng của một cá nhânb. Là tư tưởng của một giai cấp, dân tộcc. Là tư tưởng của lãnh tụd. Là tất cả những vấn đề trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM012) 23 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Preview text:
ĐỀ THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MỞ ĐẦU : ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1. Thuật ngữ “Tư tưởng HCM” được dùng theo nghĩa nào?
a. Là tư tưởng của một cá nhân
b. Là tư tưởng của một giai cấp, dân tộc
c. Là tư tưởng của lãnh tụ
d. Là tất cả những vấn đề trên
Câu 2. Tìm đáp án sai: Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đại hội IX nêu lên bao gồm:
a. Bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh
b. Nguồn gốc tư tưởng và lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh
c. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh
d. Kết cấu Tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 3. Đối tượng của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Quá trình sản sinh Tư tưởng Hồ Chí Minh
b. Quá trình hiện thực hóa Tư tưởng Hồ Chí Minh
c. Quá trình sản sinh và hiện thực hóa Tư tưởng Hồ Chí Minh
d. Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 4. Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có mấyhiệm vụ khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh? a. 4 nhiệm vụ b. 5 nhiệm vụ c. 6 nhiệm vụ d. 7 nhiệm vụ
Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam?
a. Là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Đảng
b. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng
c. Là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng
d. Là một bộ phận nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
Câu 6. Có mấy nguyên tắc phương pháp luận khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh? a. 4 nguyên tắc b. 5 nguyên tắc c. 6 nguyên tắc d. 7 nguyên tắc
Câu 7. Vấn đề mà giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa nêu khi nói về ý nghĩa của việc
học tập và nghiên cứu môn học này của sinh viên?
a. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
b. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.
c. Nâng cao lòng tự hòa dân tộc, tự hòa về bác Hồ kính yêu.
d. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường
Câu 8. Mối quan hệ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác- Lênin là như thế nào?
a. Không có mối quan hệ nào cả
b. Có mối quan hệ biện chứng, chặc chẽ
c. Có mối quan hệ xa rời, không gắn bó.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 9. Nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu làm rõ?
a. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh (khách quan và chủ quan)
b. Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
c. Vai trò nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
d. Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng cách mạng thế giới
Câu 10. Cơ sở phương pháp luận quan trọng đầu tiên trong nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Đảm bảo sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học
b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn
c. Quan điểm lịch sử- cụ thể
d. Quan điểm toàn diện và hệ thống
Câu 11. “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động”.Câu nói trên được Đảng ta khẳng định tại Đại hội
lần thứ mấy của Đảng? a. Lần thứ VI b. Lần thứ VIII c. Lần thứ VII d. Lần thứ IX
Câu 12. Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận định hướng thì thành thực
tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ quan, duy ý chí; lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn là…”. Điền cụn từ còn thiếu? a. Lý luận mù quáng b. Lý luận suông c. Lý thuyết suông d. Tất cả đều sai.
Câu 13. Khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, ta nên sử dụng phương pháp nào?
a. Phương pháp lịch sử và logic
b. Phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, lý luận chính trị
c. Phương pháp phân tích; so sánh; tổng hợp, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử.
d. Tất cả các phương pháp trên.
Câu 14. “Một người xứng đáng là nhà tư tưởng khi nào biết giải quyết trước người khác tất
cả những vấn đề chính trị- sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của
phong trào không phải một cách tự phát”. Là câu nói của ai? a. Mác b. Lênin d. Ăng-ghen d. Hồ Chí Minh
Câu 15. “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và của dân tộc ta”. Là câu nói được
nêu trong Văn kiện lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam?
a. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
b. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
c. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
d. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Chương I.
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 16. Thân phụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc. ông sinh năm nào? a. 1860 b. 1862 c.1863 d.1883
Câu 17. Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đến Huế lần thứ nhất vào năm nào ? a.1895 b.1896 c.1898 d.1901
Câu 18. Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được nghe khẩu hiệu TỰ DO-BÌNH ĐẲNG-
BÁC ÁI của Pháp vào năm nào? a. 9/1903 b.9/1904 c. 9/1905 d. 10/1925
Câu 19. Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở Phan Thiết vào năm nào? a.9/1908 b. 9/1909 c. 9/1910 d. 9/1911
Câu 20. Nguyễn Tất Thành lúc ra đi tìm đường cứu nước bao nhiêu tuổi? a.19 tuổi b. 20 tuổi c. 21 tuổi d. 22 tuổi
Câu 21. Nguyễn Tất Thành –Nguyễn Ai Quốc nhắc lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên
tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái … và từ thuở ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những
từ ấy” vào năm nào? a.1920 b.1921 c. 1923 d.1924
Câu 22. Từ 6/1911 đến cuối 1913, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp thuỷ thủ trên các tàu biển
đi từ Đông Nam Á sang Châu âu tới nước nào?
a. Pháp – Italia b. TBN – BĐN c. Các nước châu Phi d. Tất cả
Câu 23. Từ năm 1914 đến cuối 1917, Nguyễn Tất Thành ở nước Anh, Người đã làm những công việc gì?
a.Lao động chân tay b. Phụ bếp c. Quét tuyết. D. Tất cả các nghề trên
Câu 24. Trong những nguồn hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh thì nguồn gốc nào là quan trọng nhất? a. Quê hương
b. Gia đình c. CN Mác – Lênin d. Nhân tố chủ quan
Câu 25. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh chia làm mấy giai đoạn? a. 3 b. 4 c.5 d. 6
Câu 26. Hồ Chí Minh đọc Bản Luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
V.Lê nin vào thời gian nào? a. 10/1920 b. 7/1920 c.11/1920 d.3/1918
Câu 27. Bác Hồ chỉ ra hạn chế trong con đường yêu nước của vị tiền bối nào theo kiểu: “
Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Là nói ai? a.Phan Đình Phùng b. Phan Bội Châu c. Hoàng Hoa Thám d. Phan Châu Trinh
Câu 28. Hồ Chí Minh nói: “ Bấy giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là…”
a. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên b. CN Mác – Lê nin c. Chủ nghĩa xã hội d. Chủ Nghĩa Tư Bản
Câu 29. Nguyễn Tất Thành đã tâm sự: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các
nước khác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Câu nói đó vào thời gian nào? a. 6/1909 b. 7/1910 c. 6/1911 d. 7/1911
Câu 30. Thân mẫu Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan đến năm 1895, bà đã sinh được mấy người con? a. 2 b. 3 c.4 d.1
Câu 31. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết và xuất bản lần đầu tiên vào năm nào? a. 1925 b.1926 b.1927 c.1924.
Câu 32. Hồ Chí Minh từng ví “chủ nghĩa đế quốc” giống như con đĩa 2 vòi: một vòi bám
vào chính quốc, một vòi bám vào đâu? a. Tư bản b. Thuộc địa c. Đế quốc d. Nhà nước phong kiến
Câu 33. Hình thức bạo lực cách mạng theo TT HCM bao gồm?
a. Đấu tranh quân sự, chính trị b. Đấu tranh ngoại giao
c. Đấu tranh kinh tế, VH TT
d. Tất cả các hình thức trên
Câu 34. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng “nhập thế, hành đạo, giúp đời, ước vọng về một xã
hội bình trị, hòa mục, hòa đồng…” đó là nội dung của tư tưởng? a. Phật giáo b. Nho giáo c.Lão giáo d. Thiên chúa giáo
Câu 35. Những tiền đề tư tưởng – lý luận nào góp phần hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Giá trị truyền thống dân tộc
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
c. Chủ nghĩa Mác – Lê nin
d. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 36. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh. Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:
a. Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời
hiện đại. Nó quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. c. Câu a và b đúng
d. Tất cả các ý kiến trên đều sai
Câu 37. Người tiếp thu và chịu ảnh hưởng tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân…là tư tưởng của tôn giáo nào? a. Phật giáo b. Nho giáo c. Lão giáo d. Thiên chúa giáo.
Câu 38. “ Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” là tư tưởng của học thuyết nào? a.Ki-tô giáo b. Ấn Độ giáo c. Chủ nghĩa tam dân d. Nho giáo
Câu 39. Tác phẩm nào mà sau khi đọc xong Người đã “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng…vui mừng đến phát khóc...”?
a. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
b. Luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
c. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
d. Cả 3 tác phẩm trên đều sai.
Câu 40. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi Bản
yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây vào năm nào? a. Năm 1917 b. Năm 1918 c. Năm 1919 d. Năm 1920
Câu 41. Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào không phải là của Nguyễn Ái Quốc?
a.Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
b. Đường cách mệnh (1927) c. Con rồng tre (1922)
d. Đông Dương chính trị luận (1925)
Câu 42. Trong khoảng thời gian từ 1928 – 1929, Bác Hồ hoạt động cách mạng ở đâu? a. Pháp b. Nga c. Trung Quốc d. Thái Lan
Câu 43. Sau gần 30 năm bôn ba ở hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc vào thời gian nào? a. 28.1.1941 b. 22.4.1941 b. 28. 2.1941 d. 13.5.1941
Câu 44. Hồ Chí Minh đã tham gia và sáng lập?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam b. Đảng Cộng sản Pháp
c.Đảng Nhân dân cách mạng Lào d. Câu a và b đúng
Câu 45. Đối với sự phát triển của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị?
a. Phản ánh khát vọng thời đại
b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
d. Tất cả các giá trị ở trên.
Câu 46. Năm 1946, trước khi qua Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã căn dặn tư tưởng: “Dĩ bất
biến, ứng vạn biến” với ai? a. Võ Nguyên Giáp b. Huỳnh Thúc Kháng c. Phan Bội Châu d. Lê Hồng Phong
Câu 47. Trong khoảng thời gian từ 1924 – 1927, Bác Hồ hoạt động cách mạng ở đâu? a. Pháp b. Liên Xô c. Trung Quốc d. Thái Lan
Câu 48. Trong khoảng thời gian từ 1923 – 1924, Bác Hồ hoạt động cách mạng ở đâu? a. Pháp b. Liên Xô c. Trung Quốc d. Thái Lan
Câu 49. Trong khoảng thời gian từ 1921 – 1923, Bác Hồ hoạt động cách mạng ở đâu? a. Pháp b. Liên Xô c. Trung Quốc d. Thái Lan
Câu 50. Hồ Chí Minh phê phán con đường yêu nước của Phan Châu Trinh như thế nào?
a. Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau
b. Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương
c. Vẫn nặng về cốt cách phong kiến
d. Cả ba nhận xét trên đều sai.
Chương 2:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘCVÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Câu 51. Nguyễn Ái Quốc vào Đảng xã hội Pháp khi nào? a. Năm 1918 b. Năm 1919 c. Năm 1920 d. Năm 1921
Câu 52. Từ năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, Người tham gia viết các báo cáo tố
cáo chế độ thực dân đăng trên các tờ báo nào? a. Nhân đạo
b. Đời sống thợ thuyền c. Dân chúng Pari d. Tất cả
Câu 53. Nguyễn Ai Quốc dự Đại hội lần thứ V quốc tế Cộng sản vào năm nào? a. năm 1922 b.Năm 1923 c. Năm 1924 d. Năm 1925
Câu 54. Bản chất của chủ nghĩa tư bản “là một con đỉa có 1 cái vòi bám vào giai cấp vô
sản ở chính quốc và 1 cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa”. Câu nói
đó ở trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc? a. Đường cách mệnh
b. Bản án chế độ thức dân Pháp c. Con rồng tre d. Chánh cương vắn tắt
Câu 55. Nguyễn Ái Quốc đã thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào thời gian nào? a. 6/1924 b. 6/1925 c. 6/1926 d. 6/1927
Câu 56. Nguyễn Ái Quốc viết “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta” câu nói này ở đâu? a. Nga b. Pháp c. Anh d. Đức
Câu 57. Nguyễn Ái Quốc tổ chức “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức” vào năm nào? a. 1924 b.1925 c.1926 d.1923
Câu 58. Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt
Nam trong những năm nào? a. 1922-1923 b.1924-1926 c.1925-1927 d.1924-1927
Câu 59. Nguyễn Ai Quốc viết “trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi
nơi.” Câu nói đó được viết trong tác phẩm nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp b. Đường Cách mệnh c. Chánh cương vắn tắt d. Con rồng tre
Câu 60. Theo Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ như thế nào với nhau? a. Tách rời b. Chặc chẽ c. Phụ thuộc d. Gắn bó
Câu 61. Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết, độc lập dân
tộc gắn liền với? a. Chủ nghĩa tư bản b. Chủ nghĩ hội xã c. Tự do nhân dân d. Cả 3 phương án
Câu 62. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường ? a. Cách mạng vô sản b. Cách mạng tư sản c. Cách mạng Phong kiến
d. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 63. Hồ Chí Minh khẳng định: Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm ? a. Giai cấp công nhân b. Giai cấp nông dân c. Tầng lớp trí thức d. Toàn dân tộc
Câu 64. “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập
dân tộc”. Câu nói đó của Bác Hồ vào thời gian nào? a. Tháng 8/1945 b. Tháng 9/1945 c. Tháng 12/1946 d. Tháng 5/1945
Câu 65. Người khẳng định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là gì? a. Tiến công b. Giải phóng dân tộc d. Phòng thủ
d. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 66. Hồ Chí Minh đánh giá con đường cứu nước của ai là “Vẫn nặng về cốt cách phong kiến” ? a. Phan Châu Trinh b. Phan Đình Phùng c. Hoàng Hoa Thám d.TônThất Thuyết
Câu 67. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên
truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gì?
a.Bản án chế độ thực dân Pháp b. Lê-nin và Phương Đông c. Đường cách mệnh d. Nông dân Trung Quốc
Câu 68. Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị tại số nhà bao nhiêu phố Văn Minh (Quảng Châu)? a. Số 13/1 b. Số 20/1 c. Số 22/1 d. Số 12/1
Câu 69. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản về thời gian nào? a. Năm 1920 b. Năm 1925 c. Năm 1930 d. Năm 1945
Câu 70. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc chuẩn bị cho Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng
sản Việt Nam vào thới gian nào? a. 12/1927 b. 12/1928 c. 12/1929 d. .12/1930
Câu 71. Theo Hồ Chí Minh, ai là “người đầu tiên đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự
cách mạng trong các nước thuộc địa”? a. C. Mác b. Hê-ghen c. Lênin d. Ăng-ghen
Câu 72. Câu “ Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, cái xấu đổi ra cái tốt”. Trích từ tác
phẩm nào của Hồ Chí Minh?
a. Bản án chế độ thức dân Pháp
b. Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc c. Con rồng tre d. Đường cách mệnh
Câu 73. Câu “ Chủ trương làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản” được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
a. Chính cương vắn tắt của Đảng
b. Sách lược vắn tắt của Đảng c. Đường cách mệnh
d. Chương trình tóm tắt của Đảng.
Câu 74. Ai là người có công lớn trong việc cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù thực dân Anh tại Hồng Kông? a. Luật sư Nô oen Prit b. Luật sư Lôgiơbai c. Tô mát Xâu Tôn d. Cả ba đều sai.
Câu 75. Khi trả lời câu hỏi:” dạy chủ nghĩa Mác – Lênin như thế nào là đúng?” Hồ Chí
Minh đã nêu ý kiến như sau. Hãy tìm ý kiến nhấn mạnh yếu tố nhân văn trong việc giảng
dạy chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh?
a/ Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì đều phải làm tròn nhiệm vụ
b/ Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ
Lênin nói thế kia, nhưng quét nhà lại để cho nhà đầy rác
c/ Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa
d/ Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là “ hiểu chủ
nghĩa Mác – Lênin được”
Chương 3:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Câu 76. Hồ Chí Minh tiếp cận về chủ nghĩa xã hội từ mấy phương diện? a. 2 b. 3 c.4 d.5
Câu 77. Theo Bác, nhiệm vụ cơ bản của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH là gì?
a. Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH
b.Xây dựng nền kinh tế mới XHCN
c. Kết hợp cải tạo với xây dựng mà xây dựng lá chủ yếu d. Cả 3 phương án
Câu 78. Đặc trưng Hồ Chí Minh khi người tiếp cận chủ nghĩa xã hội?
a. Khát vọng giải phóng dân tộc
b. Từ phương diện đạo đức c. Từ văn hóa
d. Cà ba vấn đề trên
Câu 79. “Chủ nghĩa xã hội” là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng..làm của chung. Ai làm nhiều
ăn nhiều, ai làm ít ăn ít, không ai làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già
cả, đau yếu và trẻ con”. Định nghĩa này nhấn mạnh lĩnh vực nào? a.Chính trị b. Xã hộ c. Kinh tế d. Văn hóa
Câu 80. Quan niệm khái quát của Chủ tịch Hồ chí Minh về chủ nghĩa xã hội là gì?
a. Là chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ
b. Là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển gắn liền với sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật.
c. Là chế độ không còn áp bức bóc lột, văn hóa, đạo đức phát triển cao d. Cả 3 vấn đề trên
Câu 81. Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội có mấy mục tiêu cơ bản? a. Hai mục tiêu b. Ba mục tiêu c. Bốn mục tiêu d. Năm mục tiêu
Câu 82. Động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội là gì? a. Tiền vốn c. Tài nguyên thiên nhiên
b. Khoa học kỹ thuật d. Con người lao động
Câu 83. Trong quan niệm của Bác Hồ, chủ nghĩa xa hội là chế độ chính trị mà trong đó:
a. Giai cấp công nhân là người làm chủ
b. Giai cấp nông dân là người làm chủ
c. Tri thức là người làm chủ
d. Nhân dân lao động là người làm chủ
Câu 84. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế được
tạo lập trên cơ sở đặc trưng nhất, đó là:
a. Nền công nghiệp hiện đại
b. Nền nông nghiệp hiện đại
c. Nền công- nông nghiệp hiện đại
d. Trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Câu 85. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ thành phần kinh tế được
ưu tiên phát triển nhất là: a. Kinh tế hợp tác xã
b. Kinh tế tư bản tư nhân
c. Kinh tế cá thể, tiểu chủ d. Kinh tế Quốc doanh
Câu 86. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách làm Chủ nghĩa xã hội?
a. Đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân
b. Quan lý nhà nước tập trung, bao cấp
c. Phải dựa vào các nước xã hội chủ nghĩa
d. Phải dựa vào các nước tiên tiến
Câu 87. Theo Hồ Chí Minh đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong thời kỳ quá độ ở nước ta?
a. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
b. Mâu thuẫn giữa cách mạng và phản cách mạng
c. Mẫu thuẫn giữa yêu cầu phát triển cao của đất nước với thực trạng nghèo nàn, lạc hậu d. Cả 3 vấn đề trên
Câu 88. Theo Hồ Chí Minh nguyên tắc phân phối chủ yếu nhất chủ nghĩa xã hội là gì?
a. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu
b. Làm theo năng lực hưởng theo lao động c. Phân phối bình quân
d. Phân phối theo vốn và tài sản đóng góp
Câu 89. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng nổi bật nhất về chính trị trong chủ nghĩa xã hội là gì?
a. Nhà nước xây dựng và hoạt động theo phát luật
b. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
c. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
d. Đảng công sản lãnh đạo
Câu 90. Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hồ chí Minh chủ trương đối xử với giai cấp tư sản
Dân tộc như thế nào? a. Xử bắn, xử tù họ
b. Tịch thu tài sản của họ
c. Coi họ là đối tượng nguy hiểm
d. Cải tạo họ thành đối tượng lao động mới
Câu 91. Luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải
tự giúp lấy mình đã” được trích từ tác phẩm nào?
a. Bản án chế đọ thực dân Pháp
b. Chính cương vắn tắt của Đảng c. Tuyên ngôn độc lập d. Đường cách mệnh
Câu 92. Truyền thống quý báu nhất của dân tộc ta được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là gì? a. Lòng nhân ái b. Tinh thần hiếu học c. Cần cù lao động d. Chủ nghĩa yêu nước
Câu 93. Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản? a. Con bạch tuột b. Con đĩa hai vòi c. Con chim đại bàng d. Con yêu quái
Câu94. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản thích ứng ở đâu dễ hơn? a. Các nước châu Âu
b. Các nước châu Á, phương Đông c. Các nước châu Phi
d. Các nước tư bản phát triển nhất
Câu 95. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội là gì?
a. Sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất
b. Công – nông nghiệp hiện đại c. Sở hữu tư hữu
d. Khoa học – kỹ thuật phát triển
Câu 96. Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là gì?
a. Nước được độc lập b. Dân tự do
c. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặt, được học hành.
d. Tất cả các đáp án trên kiến trên.
Câu 97. Trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh chủ trương đối xử với giai cấp tư sản như thế nào?
a. Xóa bỏ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ
b. Không xóa bỏ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ
c. Đánh đổ họ với tư cách là giai cấp bóc lột.
d. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 98. Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là gì?
a. Mọi người đều vui vẻ
b. Nước được độc lập, Dân tự do
c. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặt, được học hành.
d. Đáp án B và C là đúng
Câu 99. Theo Hồ Chí Minh, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội trong nông nghiệp bao những bước nào? a. Cải cách ruộng đất
b. Xây dựng hợp tác xã cấp thấp
c. Xây dựng hợp tác xã cấp thấp và cao d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 100. Trong Di Chúc, Hồ Chí Minh mong muốn đều cuối cùng của mình là gì?
a. Làm cho mọi người dân hạnh phúc
b. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh
c. Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
d. Tất cả các nội dung trên. CHƯƠNG 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 101. Đảng cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Ai
nói về quy luật ra đời của Đảng cộng sản như trên? a. C. Mác c. Stalin b. Lê-nin d. Hồ Chí Minh
Câu 102. Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu trên trích từ tác phẩm
nào của chủ tịch Hồ Chí Minh? a. Đường cách mệnh
b. Thường thức chính trị
c. Diễn văn chính trị đọc tại đại hội III
d. Ba mươi năm hoạt động của Đảng
Câu 103. Ai soạn thảo “ Chánh cương vắng tắt”, Sách lược vắng tắt”, “Chương trình
điều lệ tóm tắt của Đảng”. a. Trần Đình Cửu b. Lê Hồng Phong c. Trần Phú d. Nguyễn Ái Quốc
Câu 104. Ai chủ trì hội hợp nhất 3 tổ chức của Đảng cộng sản nước ta? a. Trần Đình cửu c. Nguyễn Ái Quốc b. Phan Bội Châu d. Lê Hồng Phong
Câu 105. “ Trong những luận điểm dưới đây của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng
sản, luận điểm nào được hồ Chí Minh viết lần đầu trong tác phẩm Đường kách mệnh?
a/ Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông dương vào đầu năm 1930
b/ Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị
c/ Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt
d/ Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân
Câu 106. Đảng cộng sản Việt Nam, do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, hoạt động vì lợi ích của ai?
a. Vì lợi ích của bản thân Đảng
b. Vì lợi ích của giai cấp công nhân
c. Vì lợi ích của công nhân, nông dân, tri thức
d. Vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.
Câu 107. Đảng lãnh đạo là nhân tố có ý nghĩa như thế nào đối với thắng lợi cách mạng nước ta? a. Có ý nghĩa quan trọng
b. Có ý nghĩa rất quan trọng
c. Có ý nghĩa quan trọng đặc biệt
d. Có ý nghĩa quyết định hàng đầu thắng lợi của cách mạng nước ta
Câu 108. Hồ Chí Minh diễn đạt như thế nào về vấn đề “Đảng của ai”?
a. Đảng lao đông Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam.
b. Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
nên nó phải là đảng của giai cấp cần lao và đại biểu lợi ích của cả dân tộc.
c. Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân d. Tất cả 3 câu trên.
Câu 109. Vì sao số đông nhân dân Việt Nam coi Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của mình?
a. Vì đảng tự nhận như thế
b. Vì đảng đảng là lực lượng lãnh đạo đất nước
c. Vì sách báo nói nhiều nên trở thành thói
d. Vì đảng hoạt động vì lợi ích của họ
Câu 110. Trong các thuật ngữ chỉ vai trò Đảng lãnh đạo xã hội mà chủ tịch Hồ Chí Minh
thường dùng sau đây thì thuật ngữ nào phản ánh rõ nhất, chính xát nhất vai trò
lãnh đạo của đảng ? a. Đảng nắm quyền
b. Đảng lãnh đạo chính quyền c. Đảng cầm quyền
d. Các thuật ngữ trên điều phản ánh rõ vai trò của đảng
Câu 111. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Là người lãnh đạo, Đảng phải có những phẩm chất gì?
a. Tư cách, đạo đức, năng lực cần thiết
b. Phải có khả năng làm cho dân tin, dân mến, dân phục, dân theo
c. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, nghe ý kiến của dân, học nhân dân, chịu
sự kiểm soát của nhân dân
d. Tất cả những phẩm chất trên
Câu 112. Chọn đáp án sai trong những đáp án được rút ra từ những mệnh đề sau: “Đảng
ta vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
a. Là tôi tớ, là tôi đòi, theo đuôi quần chúng
b. Là tận tâm, tận lực phụng sự quần chúng
c. Là việc gi có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gi có hại cho thì phải hết sức tránh
d. Là khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
Câu113 Theo Hồ Chí Minh , nền tảng tư tưởng của đảng cộng sản việt Nam là:
a. Tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
c. Là tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
d. Là chủ nghĩa Mác-Lênin
Câu 114. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm: “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố
hàng đầu đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi”, là để:
a. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng.
b. Xác định mục đích của Đảng.
c. Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng.
d. Xác định nhiệm vụ của Đảng.
Câu 115. Luận điểm “ Đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và của cả dân tộc”, là nhằm:
a. Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
b. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
c. Xác định bản chất của Đảng
d. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Đảng
Câu 116. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện ở chỗ?
a. Số lượng đảng viên của Đảng
b. Năng lực lãnh đạo của đảng viên
c. Nền tảng tư tương, đường lối lãnh đạo, nguyên tắc tố chức của Đảng
d. Số lượng Đảng viên là công nhân chiếm đa số trong Đảng
Câu 117. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có mấy nội dung xây dựng Đảng? a. 2 nội dung c. 4 nội dung b. 3 nội dung d. 5 nội dung
Câu 118. “Đảng muốn vững, phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có
trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh nói ở đây là chủ nghĩa gì?
a. Chủ nghĩa Quốc gia- dân tộc b. Chủ nghĩa quốc tế c. Chủ nghĩa tam dân d. Chủ nghĩa Mac- lênin