Câu hỏi và bài tập Phong cách học tiếng việt | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhận diện khái niệm “phong cách” và “phong cách học”. Phân tích khái niệm  “phong cách”. Phân biệt chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách. Phân biệt đặc điểm  của phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Sự khác nhau giữa  dạng nói và dạng viết về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
22 trang 5 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi và bài tập Phong cách học tiếng việt | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhận diện khái niệm “phong cách” và “phong cách học”. Phân tích khái niệm  “phong cách”. Phân biệt chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách. Phân biệt đặc điểm  của phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Sự khác nhau giữa  dạng nói và dạng viết về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

13 7 lượt tải Tải xuống
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG 1
A. Câu hỏi
1. Nhận diện khái niệm “phong cách” và “phong cách học”.
2. Phân tích khái niệm “phong cách”
3. Phân biệt chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách.
4. Phân biệt đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết.
5. Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ.
6. Phong cách ngôn ngữ được phân loại như thế nào?
7. Phân tích tiêu chí phân loại các phong cách chức năng.
8. Trình bày cơ sở phân chia phong cách chức năng.
9. Kể ra các lớp từ vựng được phân chia theo màu sắc phong cách.
10. Phân biệt các khái niệm màu sắc phong cách và màu sắc tu từ.
11. Phân biệt khái niệm phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.
12. Thế nào màu sắc tu từ và màu sắc phong cách (giá trị phong cách)? Lấy
dụ.
B. Bài tập thực hành
1. Những dấu hiệu nào chứng tỏ những người nói quanh ta đều phong cách
riêng không ai giống ai làm thành một diện mạo thứ hai của con người.,
2. Tìm những dấu hiệu chứng tỏ những trường hợp sau đây màu sắc phong
cách (tu từ):
- Một nhà có sáu cái mồm đi họp mà câm như thóc là thế nào?
- Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
(Thành ngữ)
- Hỡi cô tát nước bên đàng.
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
(Ca dao)
3. Nêu và phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp chi phối tới việc lựa chọn
ngôn ngữ?
4. Chuyển bài thơ sau đây thành bài văn xuôi tả thể hiện cảm nghĩ về mùa
xuân.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
( - Thanh Hải)Mùa xuân nho nhỏ
5. Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố ngôn ngữ được tỉnh lược, bỏ lửng trong
đoạn trích dưới đây:
Cụ Bá quát - bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của người.
- Anh này lại say khướt rồi!
Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, dơ cái tay lên nửa chừng:
- Bẩm không ạ, bẩm thật không say. Con đến xin cụ cho đi tù, nếu
không được thì... thì... Thưa cụ...
(Chí Phèo - Nam Cao)
6. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong từng trường hợp sau đây:
- Các nam ca sĩ ngày càng... đẹp gái. ( , 17/6/2001);Thể thao & Văn hoá
- Về thành phố mua ... cỏ. ( , 24/5/2002);Lao động
- Lời hứa cũng ... ô nhiễm. ( , 21/5/2001);Lao động
- Nhưng đến một nơi như Kalona, làng truyền thống Iowa, một thành phố
miền Trung nước Mỹ còn dùng hàng Trung Quốc thì... ( ,Tiền phong
15/4/2002);
- Tôi rời làng, đứng trên đồi cao nhìn xuống thấy Cam Nghĩa Cam Chính
có thân hình còng ngoặt như một dấu hỏi lớn. Dấu hỏi gieo vào giữa trời, đất, vào
biết bao nhiêu thân phận làng và khóc nghẹn không câu trả lời... ( ,Lao động
29/3/2001)
7. Hãy chỉ ra nội dung chính tên loại phong cách của các đoạn văn bản dưới
đây. Dựa vào những yếu tố nào để nhận diện phong cách của các văn bản ấy?
a) Người mua: Cô ơi, cái áo này bao nhiêu tiền ạ?
Người bán: Cái áo đó 250 nghìn.
2
Người mua: Cô ơi, bớt cho cháu đi ạ.
Người bán: Không được cháu, cô nói đúng giá đó.
Người mua: Vâng, cháu mua một cái vậy.
b) Sáng 20/8, tại khuôn viên Trụ sở Báo Nhân Dân, dưới bóng đa Hàng Trống,
Triển lãm ảnh “Tổng thư Nguyễn Phú Trọng” được khai mạc đón khách
tham quan. Triển lãm trưng bày 44 bức ảnh được chọn lọc từ rất nhiều hình ảnh
về cuộc đời, sự nghiệp, hoạt động của đồng chí Tổng thư Nguyễn Phú Trọng
qua các thời kỳ và trên nhiều lĩnh vực công tác phong phú, đa dạng.
(Báo Nhân dân)
c) Tôi gửi tình yêu cho mùa hè, nhưng mùa không giữ nổi. Mùa chỉ biết ra
hoa, phượng đỏ sân trường tiếng ve nỉ non trong lá. Mùa ngây ngô, giống
như tôi vậy. Nó chẳng làm được những điều tôi kí thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt
rụi. Trái tim tôi cháy thành tro, rơi vãi trên đường về.
( Nguyễn Nhật Ánh)Mắt biếc,
d) Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào
môi trường tự nhiên chính nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc
gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn
nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó sự thay đổi trong chính
nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo
trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình
trạng này.
e) NGHỊ ĐỊNH
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương sở áp dụng đối với người hưởng
lương, phụ cấp chế độ tiền thưởng áp dụng đối với người hưởng lương làm
việc trong các quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà
nước hỗ trợ kinh phí hoạt động (sau đây gọi chung quan, đơn vị) trung
ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp
huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
lực lượng vũ trang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương sở quy định tại Điều 1
Nghị định này, bao gồm:
g) Việt Nam lần đầu tiên triển khai hộ chiếu vườn quốc gia nhằm tạo động lực
cho du khách trải nghiệm và khám phá các giá trị của hệ sinh thái rừng.
3
Sáng 11/7, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển
khai sáng kiến hộ chiếu vườn quốc gia. Trong giai đoạn đầu, hộ chiếu được áp
dụng tại 34 vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng hoạt động du lịch.
Du khách trongngoài nước có thể sở hữu hộ chiếu này khi tới du lịch tại đây.
(VnExpress, 11/7/2024,15:06)
h) KHU ĐÔ THỊ HAI CÔNG VIÊN ĐỘC ĐÁO TẠI TRUNG TÂM GIA LÂM
Khu đô thị Eurowindow Twin Parks tọa lạc tại trung tâm phía Đông
Nội. Dự án được kiến tạo như một công viên tươi xanh nằm đối diện công viên
trung tâm Gia Lâm được quy hoạch rộng gần 31ha. Đây chính là đặc quyền riêng
biệt giá dành tặng các chủ nhân của Eurowindow Twin Parks khi sống trong
môi trường tràn ngập thiên nhiên hưởng trọn cuộc sống an lành thịnh
vượng.
8. Dưới đây là đoạn văn ghi lại cuộc phỏng vấn của phóng viên báo vớiVăn nghệ
nhà văn Ngô Thảo. Hãy so sánh chỉ ra sự khác nhau giữa được thểdạng viết-
hiện bằng văn bản (chữ viết) trực tiếp diễn ra thực tế hoặc được ghidạng nói
âm, ghi hình của cuộc phỏng vấn (Gợi ý: có thể nhận xét về các nhân tố như: ngữ
âm, ngữ điệu, hình thức tỉnh lược, biện pháp tu từ; điều kiện của giao tiếp trực
tiếp, sự tri giác và phản ứng khi được phóng viên hỏi,…)
Phóng viên (PV): Trong bạn bè văn nghệ, anh vẫn được gọi là “trưởng ban
lễ tân”. Nhân dịp đầu năm, ăn cơm mới ôn chuyện cũ, xin anh nhắc tới những
người bạn của chúng ta đã ra đi trong năm qua.
Nhà văn (NV): Nói cho chính xác hơn, tôi thường chỉ mặt trong các “lễ
tận”, “lễ tử” thôi. Hai mươi năm mặc áo lính, trở về đời thường tôi biết
được một nghề hữu ích để sử dụng trong các dịp như thế. Chả hồi vào chiến
trường, tôi là lính pháo binh. Mấy mươi trận đánh, đạn tầm xa, kẻ địch chết, mình
không thể thấy. Chỉ thấy bên mình… Sợ lắm chứ! Nhưng không thể thoái thác,
lâu dần học được cách liệm gói chôn cất liệt sỹ sao cho chu đáo. Mãi rồi quen….
Trước đây, tôi đã lượm những mảnh liệu để viết về tiểu sử Trần Đăng, Thâm
Tâm, Thôi Hữu, Tân Sắc,…
PV: Còn công việc của người phê bình văn học, dường như anh đã “rửa tay
gác kiếm”? Theo anh, tình hình phê bình văn học năm qua có gì đáng chú ý?
NV: Với riêng tôi thì nhận xét kia là đúng.
Thực ra, tôi thuộc loại phê bình “ăn theo, nói leo” chứ chẳng co báo nhiêu
kiến thức, chữ nghĩa. Mấy năm gần đâ đã xuất hiện những người xuất sắc hơn
bọn tôi rồi, chúng tôi không theo kịp. Riêng năm qua, tình hình tranh luận dịu
lắng. Báo ta có mấy cuộc thảo luận về vài tác phẩm. Báo cáo đã chọn đúng những
tác phẩm khá để thảo luận. Phần còn lại, phê bình ít, điểm sách nhiều, xin nói
thật, thường là viết cho nhau. Phê bình lúc này lúng túng là điều dễ hiểu.
PV: Có lẽ không thể nói trước rằng năm tới dự định phê bình cái gì. Nhưng
một người làm phê bình thì thể đưa ra một vài dự đoán tình hình sáng tác
chứ?
NV: Anh Vương Trí Nhàn khi nhìn nhận tình hình văn học hiện nay đã
nhận xét: văn học ta đang hồi trông chờ những quả ngọt những giống cây mọc
4
dại… Thế qua rồi những nhà phê bình thể hạ bút những câu “Lại một mùa
gặt mới trong văn học…” Cũng như mọi mặt trong đời sống xã hội, văn học đang
biến động dữ dội. điều lương thực, thực phẩm vật chất cho hội bao giờ
cũng phải cần số lượng lớn. Còn lương thực tinh thần, thì số lượng không giữ vị
trí tuyệt đối. Riêng tôi, tôi tin đời sống hiện nay thật văn học. Đời sống đang
rất cần văn học. cũng như bao giờ, những tác phẩm văn học đích thực sẽ ra
đời đúng lúc; không cần biết nó do nhà văn lớp nào tạo ra. Tôi tin ở sự có mặt bất
ngờ của những tác phẩm văn học đích thực.
(Đỗ Bạch Mai thực hiện; dẫn theo Đinh Trọng Lạc)
CHƯƠNG 2
A. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày định nghĩa, đặc trưng phong cách, ngôn ngữ thể hiện của phong cách
sinh hoạt.
2. Vì sao trong lời nói hằng ngày của một số người lại có nhiều từ tục?
3. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, việc sử dụng ngôn ngữ của phong
cách hành chính.
4. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, việc sử dụng ngôn ngữ của phong
cách báo chí.
5. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, sử dụng ngôn ngữ của phong cách
chính luận.
6. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, sử dụng ngôn ngữ của phong cách
khoa học.
7. Vì sao nói, ngôn ngữ khoa học góp phần nâng cao trình độ tư duy trừu tượng?
8. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, sử dụng ngôn ngữ của phong cách
nghệ thuật.
9. Phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật.
B. Bài tập thực hành
1. Hãy viết một bản tin vắn về một sự việc, sự kiện mà anh/chị được chứng kiến.
2. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn sau bằng cách tìm các thuật
ngữ khoa học và phân tích tính lý trí, logic của phong cách đó.
“Ngôn ngữ yếu tố thứ nhất của văn học, chất liệu của văn chương,
văn học nghệ thuật ngôn ngữ. Những điều đó đã được thừa nhận một cách
hiển nhiên, dường như không phải bàn cãi. Từ đó, nghiên cứu văn học
nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn học, không chỉ bởi mọi
yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều chỉ thể được biểu đạt qua ngôn
ngữ, còn sáng tạo ngôn ngữ một trong những mục đích quan trọng,
cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng
biệt của văn chương. Lịch sử văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch
sử của ngôn ngữ văn học.
Ngôn ngữ văn học vừa điều kiện, lại vừa kết quả của quá trình vận
động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn. Sự thay đổi hệ hình văn
5
học cũng đi liền với sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ văn học, qua đó phản
ánh sự biến đổi của đời sống hội, của duy, của môi trường văn hóa tinh
thần và các giá trị của quan niệm thẩm mỹ”.
3. Nhận xét xử các tình huống sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp sau
đây:
a) Trong một giấy mời họp, có chỗ (nội dung) được viết như sau:
Cuộc họp bắt đầu hơi sớm. Mong đồng chí cố gắng đến đúng giờ.
b) Trong một đơn xin nghỉ học có chỗ viết như sau:
Thưa cô giáo chủ nhiệm kính mến!
Em bị đau bụng quá chừng, không đi học được. Mong thông cảm, cho
em nghỉ một vài bữa. Em hứa sẽ chép bài đầy đủ.
4. Phân tích các đặc trưng bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể
hiện qua bài thơ sau:
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa
Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn cành cong
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên ánh nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng
(Quả sấu non trên cao, Xuân Diệu)
5. Đọc 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
a. “Cây xấu hổ… Cây nhỏ mọc hoang, thân có gai, lá kép lông chim khép lại khi
đụng đến, hoa màu đỏ tía”.
b. Cây xấu hổ
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá kép lim dim.
Chiến sĩ đi qua đây, ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào.
6
Người đi qua rồi bóng dáng cứ theo sau
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím
Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo.
Phút lạ lùng trời đất trong veo
Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thoảng qua trong trí nhớ
Rất thân quen mà chẳng gọi lên lời.
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Ướp vào trong trang sổ của mình
Và chuyện này chỉ có cây biết với anh.
(Anh Ngọc)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1) Hãy so sánh 2 văn bản (a) và (b) nêu trên về các phương diện sau:
- Nội dung thông tin: Văn bản nàonhiều nội dung, tri thức cụ thể về cây xấu
hổ?
- Nội dung biểu cảm: Văn bản nào biểu cảm những cảm xúc, tình cảm về cây
xấu hổ và cả cảm xúc của cây xấu hổ?
- Về hình tượng: hình tượng cây xấu hổ văn bản nào được thể hiện sinh động
hơn, mang cá tính rõ nét, có ý nghĩa sâu sắc hơn?
2) Xác định phong cách ngôn ngữ của 2 văn bản nêu trên.
6. Phân tích biện pháp tổ chức kết cấu nội dung và giá trị phong cách của văn bản
sau:
“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời
Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà
tự tiện chuyển dời? Chỉ muốn đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn,
tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy
thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế
hai nhà Đinh, lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo
dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không
được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích
nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời
đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện
hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng bằng, đất đai cao thoáng. Dân
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Xem khắp đất Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ
thế nào?”
(Nguyễn Đức Vân dịch)
7
7. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong các đoạn văn bản thuộc phong cách
ngôn ngữ báo chí dưới đây:
Theo cái mode của những người nổi tiếng, lập ra một kế hoạch để trở
thành một superstar. Tiếng hát của từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp
tỏa đi chằng chịt các nẻo, hấp dụ mạnh mẽ tầng lớp thanh niên cấp tiến biết thế
nào là tự do sau những cụm từ “How are you?” và “overnight”.
8. Hãy so sánh các cách diễn đạt sau (theo từng cặp), cho biết cách diễn đạt nào
đạt được hiệu quả tốt hơn.
a) - Buổi biểu diễn ca nhạc miễn phí với người xem.
và: - Buổi biểu diễn ca nhạc, khán giả được vào tự do.
b) - Vị ngon hơn, tác dụng nhanh hơn, mùi thơm lâu hơn.
và: - Vị ngon hơn, tác dụng nhanh hơn, sản phẩm có mùi thơm kéo dài.
9. Văn bản dưới đây thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào? Hãy nhận xét về đặc
điểm ngôn ngữ của văn bản này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN
Kính gửi : - Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Phòng Quản lý Đào tạo
- Giảng viên cố vấn học tập
Em tên là :...............................................; Mã số sinh viên ....................
Lớp/ khóa chuyên ngành : ......................................................................
Học kỳ . . . . năm 20. . . - 20. . . , em đã đănghọc tổng số . . . . TC.
Nay em viết đơn này kính đề nghị thầy (cô) CVHT, Nhà trường xem xét cho
phép em được đăng ký học phần sau:
STT
Tên lớp học phần Mã môn học Số
TC
Ghi chú
1
2
3
Em xin hứa thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về việc học tập
hoàn thành đầy đủ học phí. Kính mong được sự chấp thuận của thầy (cô)
CVHT và Nhà trường.
Em chân thành cảm ơn !
Ý kiến của Hà Nội, ngày tháng năm
của Cố vấn học tập SINH VIÊN LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
8
10. Văn bản hành chính loại mẫu cố định, loại không mẫu cố định,
được xây dựng khá linh hoạt, song vẫn đòi hỏi tuân thủ những yêu cầu nhất định.
Hãy soạn thảo một số văn bản thuộc loại không có mẫu cố định sau:
- Giấy biên nhận bán một xe máy đã dùng.
- Giấy báo gia đình có thân nhân tạm trú.
- Giấy thỏa thuận làm công nhật (sửa nhà, dọn nhà, làm vườn)
11. Nhận xét về tính chiến đấu của báo chí thông qua việc sử dụng ngôn ngữ
trong các trường hợp sau:
a) Ngang nhiên "phân lô" mua bán đất nghĩa trang trái phép tại Hà Nội.
(Báo Điện tử Nhà báo và Công luận).
b) Đường đi của gỗ lậu qua xe chuyển phát nhanh. (Báo Điện tử Dân Việt)
c) Báo Lao động Điện tử)Trục lợi từ các dự án đắp chiếu tại Hà Nội (
12. Hãy nhận xét về ngôn ngữ của quảng cáo trong các trường hợp dưới đây:
a) Tình đậm đà như Choco.pie Dranh.
b) Tết làm điều hay, vận may nhân khắp. (Quảng cáo sản phẩm “Omo”)
c) Sữa tắm gội toàn thân Baby “top to toe” với công thức không cay mắt, tắm
sạch nhẹ dịu những nước bỏ sót. Sản phẩm Johnson Baby được hàng triệu
bà mẹ tin dùng. (Quảng cáo sữa tắm Johnson Baby)
d) Với lông chải siêu mềm mảnh, còn được phủ một lớp tra-côn độc đáo giúp
nhẹ nhàng chải sạch sâu mỗi kẽ răng. ấy thật nổi bật chải răng thật hiệu
quả. Colgate Slim soft Charcoal, chải sạch sâu, êm dịu với nướu.
e) Không ước nào viển vông. Không dự định nào quá xa tầm tay
với. Mobifone mang tới các dịch vụ viễn thông hiệu quả, giúp bạn kết nối
hoạch định tương lai. Mobifone, kết nối tương lai (Quảng cáo Mobifone)
g) Nữ: Tide giặt không trắng.
Nam: Không phải Tide, mà là Tide Plus.
Đoạn lời dẫn: Tide Plus mới và tốt hơn, với thêm 80% hoạt chất giặt trắng.
Dễ dàng loại bỏ vết bẩn khiến nước giặt đục hơn, và áo trắng hơn hẳn”
Nam: Tide Plus, mới và trắng hơn, trắng hơn bao giờ hết.
h) Tng 300 K cho bạn mới. (Quảng o của mộtng dụng đặt xe)
i) BAE TẮM, ANH IU !
k) Đây sản phẩm tt nhất.
13. Hãy nhận xét về đầu đề (tít) của các bài báo dưới đây về các phương diện
như: từ vựng, ngữ nghĩa, cấu trúc pháp, từ học, phong cách ngôn ngữ, thể
loại. Chỉ ra ý nghĩa, giá trị của cách sử dụng ngôn ngữ, phương tiện tu từ (nếu có)
a)
- Quỹ Vì tương lai xanh đồng hành cùng chiến dịch Mùa hè xanh 2024.
( 11/07/2024 - 10:15)VietNamnet.vn,
- BSR tài trợ 5 tỷ đồng xây trường tiểu học ở Quảng Nam.
( 11/07/2024 - 10:15)VietNamnet.vn.
- Học sinh TP. Hồ Chí Minh mong chờ xét tuyển bổ sung lớp 10.
(Báo , 11/7/2024)Pháp luật
- Ông Trump mời Tổng thống Biden cùng đi kiểm tra nhận thức.
( 13/7/2024)Vietnamnet,
9
b)
- Hà Nội: Đang ngập nhiều khu vực thuộc nội thành do mưa lớn.
(Vietnam+, 05/07/2022 19:49
- TP. Hồ Chí Minh: Miễn lệ phí cấp sổ đỏ, giấy phép xây dựng khi làm online đến
hết 2025 ( , 12/7/2024)Báomới
- Tây Nguyên: vùng đất đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo.
(Vietnamnet, 16/7/2024)
c)
- Năm 2024, ngành Giáo dục tiếp tục đổi mới, cải cách căn bản toàn diện.
( , 10/02/2024)Nhà báo và Công luận
- Năm 2024, cổ phiếu ngành Xây dựng sẽ có nhiều điểm sáng.
(Báo điện tử 10/3/2024)Xây dựng
- Năm 2024: Nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 3,2-4%.
(Vietnam+, 18/01/2024)
- Năm 2024, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo tiến sĩ ngành
Luật quốc tế. ( 13/7/2024)Nhân dân điện tử,
d)
- 60 năm một chặng đường, Học viện Ngân hàng kế thừa truyền thống- vươn tới
tương lai. ( 19/11/2021)Dân trí,
- 25 m phát triển Internet Việt Nam. ( , 19/11/2022)VnExpress
- 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. ( 03-03-2023)TTO,
- 35 năm Nở hoa giữa thềm lục địa. ( 11/7/2024)Nhân dân điện tử,
e)
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống: Khi người đứng đầu nhận việc khó.
(Xây dựng Đảng, 29/4/2023 16:33'(GMT+7)
- Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm
2023. (Trang web Bộ Công thương VN, 6/4/2023)
- Cam kết của Việt Nam tại COP26 là một bước ngoặt lịch sử.
(Trang web, Bộ Công thương Việt Nam, 25/11/2021)
- Điều tra cảnh sát bị tông xe tại chốt đo nồng độ cồn.
(Tạp chí , 13/07/2024)Người đưa tin
g)
- Báo chí và mạng xã hô ˜i, sống chung hay đối đầu? (Vietnamnet,21/6/2021)
- Vì sao phương Tây đang tìm người thay thế ông Zelensky?
( , 11/7/2024)Giáo dục và Thời đại
- CSGT khuyến cáo sau tai nạn trên cao tốc Nội-Hải Phòng, 2 người tử
vong? (Báo An toàn Giao thông, 12/7/2024)
- Bao nhiêu đảng viên Dân chủ muốn ông Biden dừng cuộc đua tổng thống?
( , 12/7/2024)Pháp luật
- Dành 680.000 tỷ đồng tăng lương, ai được hưởng cao nhất?
( , 09/7/2024)TPO
h)
10
- Để vào sân xem chung kết EURO 2024, người hâm mộ Anh có thể mất tối đa...
3 năm tiền lương. ( , 13/7/2024)TPO
- Đường sắt nhiều tàu mới nhưng vẫn lo... cò vé.
(TTO, 25/01/2018)
- Sài Gòn... nhậu sớm ( , 27/9/2010)Người Lao động
- Con một thời nay: sướng hay khổ? - Kỳ 4: Áp lực bủa vây, chờ hết nợ mới...
sinh con. (TTO, 14/7/2024)
i)
- Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành (Tin tức, 21/03/2024)
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan đồng phạm chuyển hơn 4,5 tỉ USD ra
nước ngoài. ( , 02/7/2024 17:21)Người Lao động
- Từ vụ ca sĩ Đức Tuấn: 'Nghệ sĩ làm văn hoá không thể ngồi lên di sản'
(Vietnamnet, 13/7/2024)
k)
- “Nhà sư” Nguyễn Minh Triết bị truy tố vì lừa đảo.
( 12/7/2024) Báo Công lý và Xã hội,
- Đề xuất hơn 1.750 tỷ đồng 'lên đời' sân bay Đồng Hới.
(Tiền phong Online, 13/7/2024)
- "Khai tử" đường dây mại dâm giá 3,5 triệu đồng/lượt.
(Báo , 24/02/2024) Công lý và Xã hội
- Cô giáo "xóa mù bơi" cho hàng nghìn học sinh miền sông nước.
(Báo , 12/7/2024)Kinh tế và đôi thị
14. Hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong các quảng cáo sau đây:
- Thế giới trên mười ngón tay bạn (MICROSOFT)
- Một thế giới khác biệt. (đồng hồ RADO)
- Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. (Bảo hiểm Prudential)
- Giải pháp cho một hành tinh nhỏ. (máy tính IBM)
- Công nghệ mang tính nhân bản. (Quảng cáo điện thoại NOKIA)
- Nghe là thấy (Điện thoại S-FONE)
- Bật là sáng. (Đèn leb DACO)
- Một phần tất yếu của cuộc sống (Quảng cáo nước uống LA VIE)
- HABUBANK - Giá trị tích lũy niềm tin (Ngân hàng HABUBANK)
- Vàng tươi hương vị Việt (bia VIỆT HÀ)
- Công nghệ châu Âu, mở đầu thịnh vượng. (DANKO City)
- Một hương vị rất cà phê, đậm đà hương vị. (cà phê Trung Nguyên)
- Làm lạnh nhanh, lạnh sâu. (Quảng cáo điều hòa SAMSUNG)
- Nhà hỏng ống chưa hỏng. (Quảng cáo ống nhựa DACO)
- OMO - chuyên gia giặt tẩy vết bẩn. (Quảng cáo xà phòng giặt)
- Đau lưng, mỏi gối, tê tay
Đau nhức xương khớp mua ngay Tâm Bình.
(Quảng cáo thuốc)
15. Hãy nhận xét về ngôn ngữ của các quảng cáo sau:
- Nam thận bảo, bổ thận nam
Một người khỏe, hai người vui.
11
(Quảng cáo thuốc Nam thận bảo)
- Trị dứt điểm nám da 100%. (Quảng cáo thuốc, điều trị nám)
- Hết sạch nám 100%.
- Diệt sạch 99% vi khuẩn.
16. Hãy sưu tầm một số quảng cáo dùng tiếng Việt, nhận xét việc sử dụng
ngôn ngữ của các quảng cáo đó.
17. Hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung, ngôn ngữ và phong cách
giữa hai đoạn văn bản sau:
a) Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcmột
trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan
trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.
( )Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV
b) Năm tháng sẽ trôi qua, những thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong
những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và
có tính chất thời đại sâu sắc.
(Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV)
18. Hãy nhận xét giá trị của từ trong đoạn văn bản sau: “thế mà”
“Tất cả mọi người đều sinh ra quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những
quyền không ai thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, quyền được
sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản
Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy ý nghĩa là:
tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản của Cách mạng Pháp nămTuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền
1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi; phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
(Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
19. Hãy viết (hoặc sưu tầm) một đoạn văn bản chính luận nội dung về bảo vệ
nền tảng tưởng của Đảng ta, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù
địch. Chỉ ra những đặc điểm về phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn đó.
20. Xác định loại phong cách chức năng của các đoạn văn sau. Nêu sở (căn
cứ) của việc xác định đó.
a. Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc đông nam,
hầu như song song với sông Hồng. Đoạn chảy địa phận nước ta dài trên 500
km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao
nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh đi qua những hẻm hùng vĩ.
12
Đến Hòa Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng
Trung Hà.
(Dẫn theo Bùi Binh Toán)
b. Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi
qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thi xin nhập quốc tịch Việt Nam,
trưởng thành mãi lên đến ngã ba Trung thì chan hòa vào sông Hồng. Từ
biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung 500 cây số lượn rồng rắn tính
toàn sông Đà thì chiều dài là 888 nghìn thước mét.
(Nguyễn Tuân)
21. Xác định loại phong cách chức năng của các đoạn văn sau. Nêu sở (căn
cứ) của việc xác định đó.
22. Nhận xét về các cách đặt đầu đề (tít) báo sau:
(1) Các danh nhân cũng mắc nợ như ai.
(2) Đến danh nhân cũng phải dính vào chuyện nợ nần.
(3) Nợ nần chẳng e ngại danh nhân.
(4) Chuyện nợ nần đâu chỉ của riêng ai!
(5) Danh nhân cũng chẳng thoát nợ nần.
(6) Chuyện nợ nần của các danh nhân.
(7) Những danh nhân có họ hàng cùng Chúa Chổm.
23. Hãy nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ sau: top mười, show ca nhạc, giọng
ca solo, các best- seller được sản xuất trên dây chuyền, deadline nộp báo cáo,…
24. Hãy so sánh hai đoạn văn bản dưới đây (văn bản a là văn bản gốc- chưa biên
tập, văn bản b văn bản đã biên tập) chỉ ra giá trị biểu đạt của văn bản đã
được gia công biên tập cũng như ý nghĩa, vai trò của công tác biên tập văn bản.
a. Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật, ngay những
độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm luc vướng mắc khó chịu. Nhưng để lại
Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên của mình là cái duyên “tài tử”, trẻ, vui,
hóm hỉnh, khá mặn mà. Đọc anh lắm lúc phải bật cười những cách ăn nói của
anh, cách suy nghĩ của anh rất trẻ, rất vui, vừa độc đáo bất ngờ, vừa hóm hỉnh
nghịch ngợm.
b. Nhìn chung, Nguyễn Tuân một người lắm tài cũng nhiều tật. Ngay
những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu. Nhưng để
bù lại, Nguyễn Tuân muốn dựa vào cái duyên, khá mặncủa mình chăng? Cái
duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc
đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười thể tất cho
những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh.
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mỹ, Nguyễn Đăng Mạnh)
25. Phân biệt cái “tôi” trong văn bản thuộc phong cách hành chính cái “tôi”
trong văn bản thuộc phong cách khoa học.
26. Việc xưng trong giao tiếp không mang tính nghi thức hội giao tiếp
mang tính nghi thức xã hội có gì khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.
27. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
13
Đêm đã khuya, trong khi hai vợ chồng già rất khó ngủ thì anh thanh niên
hàng xóm lại mở nhạc rất to, rất ồn. Họ không sao ngủ được. Cụ ông đứng dạy đi
ra cửa. Cụ bà hỏi cụ ông đi đâu vậy.
- Cụ ông: Tôi định bảo hắn hãy chấm dứt ngay cái trò mở nhạc nhảy, gào
thét ầm ĩ đó đi.
- Cụ bà: lẽ, ông chỉ nên hỏi anh ta xem trời đã khuya rồi, liệu anh ta
định đi nghỉ sớm không, mà ai thì cũng cần phải đi ngủ.
(Theo Nguyễn Đức Dân)
Quy tắc chung cho con người trong giao tiếp văn hóa biết tôn trọng
thể diện giữa lịch sự. Từ câu chuyện trên, bạn nhận xét về cách nói của
cụ ông, cụ bà?
28. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Các dấu chấm câu
Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ những phức tạp, cố tìm những câu
đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, anh ta đánh mất dấu chấm than bắt đầu nói khe khẽ, không
ngữ điệu. Chẳng còn làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh ta thời ơ với
mọi chuyện. Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏichẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự
kiện bất kỳ xảy ra đâu, dù trongtrụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà anh
ta, cũng không làm anh ta quan tâm.
Một vài năm sau, anh ta quên mất dấu hai chấm không còn giải thích
hành vi của mình nữa. Cuối đời, anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta
không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn
lời người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn.
Cứ như vậy, anh ta đi cho đến dấu chấm hết.
Xin hãy giữ những dấu chấm của mình.
(Trang Huyền, Báo Hà Nội mới, 15/3/1992)
Trả lời câu hỏi sau:
Hệ thống dấu câu trong tiếng Việt, ngoài việc đảm nhiệm vai trò trong ngữ
pháp, diễn đạt nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ, hệ thống dấu câu còn vai trò
trong việc thể hiện phong cách ngôn ngữ của văn bản?
29. Đọc câu chuyện lời bàn dưới đây, từ đó rút ra ý nghĩa, bài học cho bản
thân về việc sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống và tác nghiệp.
Giả Đảo một nhà giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, cưỡi lừa
thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn. Cảnh vắng, trăng
thanh, chim đậu trên cành cây bên bến nước, bóng người chiếu xuống mặt nước
đầm, sư thấy lòng thơ lai láng, tức cảnh ngâm:
Điểu túc trì biên thọ,
Tăng thôi (xao) nguyệt hạ môn.
Độc hành đàm để ảnh,
Sác tức thụ biên thân.
Tạm dịch:
Chim đỗ cây bến nước,
Sư đẩy (gõ) cửa dưới trăng.
14
Mình đi bóng chiếu xuống,
Tựa cây mà thở than.
Giả Đảo ngâm đi ngâm lại, nhận thấy chữ “thôi” trong câu “Tăng thôi
nguyệt hạ môn” không được ổn, nên đổi lại “xao”. Nhưng cũng không vừa ý.
Ông đọc “thôi” rồi lại “xao”, lại đọc “xao” rồi đọc “thôi”. Rốt cuộc ông phân vân
không biết dùng chữ nào cho thích hợp.
Ông tức quá, bước xuống lừa, đứng giữa đường đi, đưa tay đẩy (thôi) rồi
gõ (xao), gõ rồi đẩy giả như đứng trước nhà bạn vậy. Ông cứ làm như thế mãi mà
không biết phải dùng từ nào cho hợp hơn.
Hàn Dũ vì can vua nên bị giáng chức tại triều ra làm thứ sử Triều Châu.
Buồn cho thân thế, thấy trăng thanh gió mát nên cũng thong thả dạo chơi. Xa xa
thấy một nhà đứng bên con lừa, tay lúc đưa tới đưa lui, lúc đưa qua đưa lại
như người điên thì rất lấy làm lạ. Hàn Dũ lần bước đến gần lên tiếng, nhà sư mới
giật mình ngừng lại Hàn Dũ hỏi thì Giả Đảo thuật lại sự tình. Hàn Dũ bật cười
bàn: “Nên dùng chữ “xao” (gõ) là đúng hơn”.
Giả Đảo suy nghĩ đồng ý, nên câu “Tăng thôi nguyệt hạ môn” đổi ra
thành “Tăng xao nguyệt hạ môn”.
(Thôi xao, Giả Đảo)
Gợi dẫn: Hai tiếng “thôi xao”, trong văn chương ngày nay để chỉ sự lựa
chọn chữ, từ ngữ để làm văn thơ. Đây cũng là một gương sáng cho những người
làm thơ, viết văn và những người làm nghề liên quan đến chữ nghĩa, cần phải
chọn từ ngữ cho xác đáng, thích hợp, không được dùng từ ngữ ‘ẩu’. Dân gian có
thành ngữ: “Nghĩ ra một chữ rụng mấy sợi râu”, cũng có ý nghĩa như trên.
CHƯƠNG 3
A. Câu hỏi ôn tập
1. Giá trị phong cách của từ Hán Việt so sánh với từ thuần Việt.
2. Tại sao người Việt lại thường dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa danh?
3. Đặc điểm và vai trò của từ địa phương.
4. Giá trị phong cách của các từ xưng hô trong tiếng Việt.
5. Nêu những giá trị phong cách của từ láy tiếng Việt.
6. Giá trị của Uyển ngữ - nói tránh
7. Giới thiệu thú chơi chữ trong tiếng Việt.
8. Thế nào là so sánh logic và so sánh tu từ ?
9. Nêu giá trị của phép so sánh tu từ.
10. Ân dụ: quan niệm, đặc điểm và giá trị phong cách.
11. Phép tu từ cú pháp trong tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản nào?
12. Phong cách chức năng nào thường hay sử dụng phép hoán dụ khoa
trương? Vì sao?
13. Nêu một số đặc điểm chính của phép tu từ cú pháp trong tiếng Việt.
14. Vai trò của biện pháp tách câu, phép đảo trong văn học?
15. Giá trị của phép điệp trong tiếng Việt.
15
B. Bài tập thực hành
1. Hãy chỉ ra sự vận dụng thành ngữ trong bài thơ sau:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thương vợ - Trần Tế Xương)
2. Tìm 5 ví dụ về chơ chữ bằng nói lái, 5 ví dụ chơi chữ bằng chiết tự.
3. Tìm 10 dụ liên quan đến thủ pháp khoa trương trong thơ ca Việt Nam
hiện đại.
4. Chọn một văn bản nghệ thuật rồi phân tích cái hay (giá trị) của phép ẩn dụ ngụ
ngôn.
5. Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:
a) Gió thổi là chổi trời,
Nước mưa là cưa trời
(Tục ngữ)
b) Quê hương là chùm khế ngọt
(Đỗ Trung Quân)
c) Xắn tay mở khoá động đào
Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai.
( - Nguyễn Du)Truyện Kiều
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( - Viễn Phương)Viếng lăng Bác
6. Chỉ ra các phương tiện ẩn dụ và hoán dụ trong các biểu đạt sau:
a) Bóng cây Knia (trong bài “Bóng cây Knia” của nhà thơ Ngọc Anh)
b) Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên)
c) Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai.
(Chế Lan Viên)
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời
Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi
Ha! Nó nói cái gì vui vui nghe thật ngộ !
( – Tố Hữu) Thư tháng Tám
7. Hãy chỉ ra, phân tích phương tiện ẩn dụ được sử dụng trong các câu dưới đây:
a) Các tân binh với nỗi lo muôn thuở: trụ hạng.
( số 11/1998)Nhà báo và Công luận,
b) Bóng đá Đức tăng quân trong cuộc chiến vùng vịnh.
(Hà Nội mới chủ nhật, 22/2/1998).
16
c) Những sáng kiến này có thể giúp Việt Nam loại bỏ những ổ gà trên con đường
trở thành "điểm đến của thiên niên kỷ mới"
(Gia đình và Xã hội, số 37/2002);
d) Chợ tình trước công viên hiện đại nhất thủ đô.
(VnExpress, 14/6/2011)
e) Vàng trắng lên ngôi. ( 19/2/2002 )Lao động,
8. Hãy biến đổi các ẩn dụ sau đây thành những biểu đạt so sánh. Chỉ ra sự khác
nhau giữa hai cách biểu đạt đó.
a) Trái tim thắp tình yêu
Hát lời ca ánh sáng
Trái đất biết yêu thương
Nên mùa xuân chiến thắng.
(Viễn Phương)
b) Như hoa xuân nở bừng trong lửa thép
Những cô Kiều của Việt Nam rất đẹp
Bắc hay Nam dù ở nơi nào
Mỗi cô Kiều là một ngôi sao.
(Lê Anh Xuân)
c) Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa rồi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
(Tế Hanh)
9. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai đoạn thơ sau:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
( - Chế Lan Viên)Tiếng hát con tàu
Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa
Làn nước qua ánh mắt ai đưa
Cơn gió đến bàn tay em vẫy
Chúng mình đã yêu nhau từ độ ấy
( - Tế Hanh)Bài thơ tình ở Hàng Châu
10. Tìm giá trị đích thực của lối so sánh sau đây:
Trúc xinh trúc đứng sân đình.
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
(Ca dao)
Qua đình ngả nón trông đình.
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
11. Tìm chuẩn mực tiếng địa phương của anh/chị (nếu có).
12. Trong của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết:Di chúc
17
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn
thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Từ có âm gốc là và gần nghĩa với từ muôn vàn muôn vạn thiên vàn, vô vàn,
muôn vạn. Trên cơ sở kiến thức về ngôn ngữ, hãy giải thích lý do Bác lại dùng từ
muôn vàn mà không dùng các từ khác còn lại.
13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! ,
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh
Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng đau ốm, ông không được phép hành hạ! tôi
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
( Ngô Tất Tố)Tắt đèn,
(1) Xác định các đại từ (kể cả các danh từ xưng hô, được dùng như đại từ
trong đoạn trích trên.
(2) Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai
lệ) trong đoạn trích.
(3) Xác định và giải thích về sự thay đổi trong cách xưng hô - thay đổi vai
giao tiếp của chị Dậu trong đoạn trích trên.
14. Hãy nhận xét về việc dùng đại từ xưng ( ) trong đoạnchúng ta, chúng tôi
văn bản giới thiệu quảng cáo của Công ty sữa TH True Milk
Thiên nhiên luôn ban tặng chúng ta những ngọt ngào tinh túy nhất
nếu chúng ta biết nâng niu, gìn giữ. vậy, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để
sự tinh túy ấy được vẹn nguyên, làm nên những giọt sữa sạch, tươi ngon, bổ
dưỡng. Sữa sạch TH True Milk, thật sự thiên nhiên.
(Sữa TH True Mill)
15. Hãy chỉ ra tác dụng của cách sử dụng kết hợp giữa từ xưng (chỉ nhân,
hoặc tập thể) đại từ chỉ định của các đoạn trích trong tiểu này, kia, ấy, đó,...
phẩm của Hữu Thọ dưới đây:Quét cầu thang
a) Ông ta với cách người lãnh đạo quan đang say sưa nói về đạo đức...
Ông ấy ngộ nhận, tưởng rằng mình trong sáng.
b) Vì sao kẻ trộm biết nhiều tài sản, không chỉ có đất đai, nhà cửa, màông ta
các cơ quan chức năng của cả hệ thống chính trị không biết, chẳng lẽ kẻ trộm lại
giỏi hơn các hay sao?cơ quan đầy quyền lực, giỏi nghiệp vụ này .
16. Hãy nhận xét về giá trị cụ thể của việc sử dụng các từ ngữ xưng hô, định danh
chỉ đối tượng người chung chung (những từ được in đậm)
a) Những từ ngữ xưng hô, định danh chỉ nhân dân, con người, xã hội (nói chung)
như: dân, nhân dân, người dân, con, anh em, đồng bào,.. người, con người,;
loài người, mọi người, thiên hạ, xã hội,...
18
- Nói cho công bằng thì đó cũng là một lời hứa, còn hơn là không nhắc gì,
lờ tịt những bức xúc của ! Xiêc- dân ( Hữu Thọ)
- Bệ hạ biết gió bão lụt lội phá hoại mùa màng, cuốn trôi nhà cửa,
nhân dân đói rét khốn đốn không? Cơm và phở! (Tiểu phẩm , Xuân Sách)
- Ôi, cái lợi cũng dễ dẫn con người đi tới quáng, hại đồng loại, đồng
bào như bỡn. Người hay cãi( - Hữu Thọ)
b) Những từ ngữ chỉ nhà nước, quan, đơn vị, tổ chức, ... với nghĩa chỉ tập thể
người, số đông chung chung, như: tổ chức, chính phủ, nhà nước, nước, quan,
tổ chức, bộ, ban, ngành, bộ máy công quyền, cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm
quyền,...
- Trong khi đó thì các đều nhận định: Không quan thẩm quyền
hoặc rất ít vụ tham nhũng được phát hiện đấu tranh từ sở. Thế các ông
ấy tổng hợp từ những báo cáo của các làm việc kém hiệu quả hèn gì màcơ quan ,
có khoảng cách khá xa với thực tế, với dư luận xã hội!
(Xiếc- Hữu Thọ)
17. Hoài Thanh có nhận xét: “ canh cánh một tấm nhớ nước…”Nhật kí trong tù
Nếu thay từ bằng một trong các từ sau đây: canh cánh thể hiện, biểu hiện,
bộc lộ, biểu lộ, diễn tả, thì sự khác biệt như thế nào về ý nghĩa sắc thái
tình cảm? Hãy phân tích để thấy rõ sự giá trị của từ .canh cánh
18. Hãy chỉ ra ngữ cảnh sử dụng của các từ sau đây: ông, bà, đồng chí, ngài,
trưởng phòng, giám đốc, chủ tịch,...
19. Phân biệt nghĩa của các từ sau đây: hội kiến, hội đàm, tọa đàm, hội thảo, hội
nghị, hội thao, hội giảng,...
20. Hãy nhận xét về từ ngữ được sử dụng trong các đoạn văn bản
a. Mì ngon phải có bí quyết. Lúa mì Úc thượng hạng. Chế biến công phu, cho sợi
dai mướt tự nhiên. Thêm súp thịt rau củ. Hương thơm, vị thật đậm đà.
Ngon ơi ngon! Chính mì Gấu Đỏ. Ngon ơi ngon! Mì Gấu Đỏ mới, lúa
thượng hạng, vang tiếng vị ngon.
(Quảng cáo Mì ăn liền Gấu Đỏ)
b. Muốn lấy con gái ta phải tìm ra một thứ: tuyệt ngon các vị quả, ngọt mềm
mát thơm, lan truyền bốn phương, nhà nhà t. Tiết lộ chút ít: ăn vào da đẹp,
dáng xinh. Đúng là thạch Natty, ai ai cũng thích!
(Quảng cáo Thạch sữa chua Natty)
21. Phân tích cách diễn đạt trong bài ca dao sau đây:
Cụ Hồ với dân
Như chân với tay
Như chày với cối
Như cội với cành
Toàn dân dốc một lòng thành
Để xứng với lòng Cụ Hồ thương dân.
(Ca dao kháng chiến)
22. Cách so sánh trong đoạn thơ sau giống khác với cách so sánh trong
bài ca dao ở bài tập 3:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
19
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào dậu ngăn sân
Lòng ta vẫn vững là dân Cụ Hồ !
(Tố Hữu)
23. Đọc các đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Vì sao phải kháng chiến? Vì không kháng chiến thì Pháp sẽ cướp nước ta một
lần nữa. Chúng sẽ bắt dân ta đi phu, đi lính, nộp thuế, nộp sưu. Chúng sẽ giật hết
quyền tự do, dân chủ của ta. Chúng sẽ cướp hết ruộng đất, của cải của ta. Chúng
sẽ khủng bố, chém giết anh em bà con ra, chúng sẽ đốt phá nhà cửa, đền chùa ta.
(Hồ Chí Minh)
b) Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ nay, đã đánh
tan xiềng xích thực dân gần một trăm năm, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc.
(Hồ Chí Minh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1) Nhận xét giá trị của phép lặp (từ ở đoạn văn (a) và ở đoạn vănsẽ đã (b))
2) Nhận xét về các hành động của thực dân Pháp thực hiện thông qua hệ
thống động từ được sử dụng trong đoạn văn (a)
3) Rút ra đặc điểm trong phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ
Chí Minh?
24. Phân tích để tìm ra sự khác biệt về giá trị tu từ trong hai bài thơ của Thu điếu
Nguyễn Khuyến và của Bà huyện Thanh Quan:Cảnh chiều hôm
Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
Cảnh chiều hôm
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc đưa xa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu, sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?
(Cảnh chiều hôm- Bà huyện Thanh Quan)
25. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
20
| 1/22

Preview text:

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHƯƠNG 1 A. Câu hỏi
1. Nhận diện khái niệm “phong cách” và “phong cách học”.
2. Phân tích khái niệm “phong cách”
3. Phân biệt chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách.
4. Phân biệt đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết.
5. Sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ.
6. Phong cách ngôn ngữ được phân loại như thế nào?
7. Phân tích tiêu chí phân loại các phong cách chức năng.
8. Trình bày cơ sở phân chia phong cách chức năng.
9. Kể ra các lớp từ vựng được phân chia theo màu sắc phong cách.
10. Phân biệt các khái niệm màu sắc phong cách và màu sắc tu từ.
11. Phân biệt khái niệm phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.
12. Thế nào là màu sắc tu từ và màu sắc phong cách (giá trị phong cách)? Lấy ví dụ. B. Bài tập thực hành
1. Những dấu hiệu nào chứng tỏ những người nói quanh ta đều có phong cách
riêng không ai giống ai làm thành một diện mạo thứ hai , của con người.
2. Tìm những dấu hiệu chứng tỏ những trường hợp sau đây có màu sắc phong cách (tu từ):
- Một nhà có sáu cái mồm đi họp mà câm như thóc là thế nào?
- Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
(Thành ngữ)
- Hỡi cô tát nước bên đàng.
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
(Ca dao)
3. Nêu và phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp chi phối tới việc lựa chọn ngôn ngữ?
4. Chuyển bài thơ sau đây thành bài văn xuôi tả và thể hiện cảm nghĩ về mùa xuân.
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...
Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
5. Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố ngôn ngữ được tỉnh lược, bỏ lửng trong đoạn trích dưới đây:
Cụ Bá quát - bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của người.
- Anh này lại say khướt rồi!
Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, dơ cái tay lên nửa chừng:
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho đi ở tù, mà nếu
không được thì... thì... Thưa cụ... (Chí Phèo - Nam Cao)
6. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong từng trường hợp sau đây:
- Các nam ca sĩ ngày càng... đẹp gái. (Thể thao & Văn hoá, 17/6/2001);
- Về thành phố mua ... cỏ. (Lao động, 24/5/2002);
- Lời hứa cũng ... ô nhiễm. (Lao động, 21/5/2001);
- Nhưng đến một nơi như Kalona, làng truyền thống ở Iowa, một thành phố
miền Trung nước Mỹ mà còn dùng hàng Trung Quốc thì... (Tiền , phong 15/4/2002);
- Tôi rời làng, đứng trên đồi cao nhìn xuống thấy Cam Nghĩa và Cam Chính
có thân hình còng ngoặt như một dấu hỏi lớn. Dấu hỏi gieo vào giữa trời, đất, vào
biết bao nhiêu thân phận ở làng và khóc nghẹn không có câu trả lời... (Lao động, 29/3/2001)
7. Hãy chỉ ra nội dung chính và tên loại phong cách của các đoạn văn bản dưới
đây. Dựa vào những yếu tố nào để nhận diện phong cách của các văn bản ấy?
a) Người mua: Cô ơi, cái áo này bao nhiêu tiền ạ?
Người bán: Cái áo đó 250 nghìn. 2
Người mua: Cô ơi, bớt cho cháu đi ạ.
Người bán: Không được cháu, cô nói đúng giá đó.
Người mua: Vâng, cháu mua một cái vậy.
b) Sáng 20/8, tại khuôn viên Trụ sở Báo Nhân Dân, dưới bóng đa Hàng Trống,
Triển lãm ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” được khai mạc và đón khách
tham quan. Triển lãm trưng bày 44 bức ảnh được chọn lọc từ rất nhiều hình ảnh
về cuộc đời, sự nghiệp, hoạt động của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
qua các thời kỳ và trên nhiều lĩnh vực công tác phong phú, đa dạng. (Báo Nhân dân)
c) Tôi gửi tình yêu cho mùa hè, nhưng mùa hè không giữ nổi. Mùa hè chỉ biết ra
hoa, phượng đỏ sân trường và tiếng ve nỉ non trong lá. Mùa hè ngây ngô, giống
như tôi vậy. Nó chẳng làm được những điều tôi kí thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt
rụi. Trái tim tôi cháy thành tro, rơi vãi trên đường về. ( Nguyễn Nhật Ánh) Mắt biếc,
d) Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào
môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc
gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn
nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính
nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo
trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này. e) NGHỊ ĐỊNH
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với người hưởng
lương, phụ cấp và chế độ tiền thưởng áp dụng đối với người hưởng lương làm
việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà
nước hỗ trợ kinh phí hoạt động (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp
huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 1
Nghị định này, bao gồm:
g) Việt Nam lần đầu tiên triển khai hộ chiếu vườn quốc gia nhằm tạo động lực
cho du khách trải nghiệm và khám phá các giá trị của hệ sinh thái rừng. 3
Sáng 11/7, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển
khai sáng kiến hộ chiếu vườn quốc gia. Trong giai đoạn đầu, hộ chiếu được áp
dụng tại 34 vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có hoạt động du lịch.
Du khách trong và ngoài nước có thể sở hữu hộ chiếu này khi tới du lịch tại đây. (VnExpress, 11/7/2024,15:06)
h) KHU ĐÔ THỊ HAI CÔNG VIÊN ĐỘC ĐÁO TẠI TRUNG TÂM GIA LÂM
Khu đô thị Eurowindow Twin Parks tọa lạc tại trung tâm phía Đông Hà
Nội. Dự án được kiến tạo như một công viên tươi xanh nằm đối diện công viên
trung tâm Gia Lâm được quy hoạch rộng gần 31ha. Đây chính là đặc quyền riêng
biệt vô giá dành tặng các chủ nhân của Eurowindow Twin Parks khi sống trong
môi trường tràn ngập thiên nhiên và hưởng trọn cuộc sống an lành và thịnh vượng.
8. Dưới đây là đoạn văn ghi lại cuộc phỏng vấn của phóng viên báo Văn nghệ với
nhà văn Ngô Thảo. Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa dạng viết- được thể
hiện bằng văn bản (chữ viết) và dạng nói trực tiếp diễn ra thực tế hoặc được ghi
âm, ghi hình của cuộc phỏng vấn (Gợi ý: có thể nhận xét về các nhân tố như: ngữ
âm, ngữ điệu, hình thức tỉnh lược, biện pháp tu từ; điều kiện của giao tiếp trực
tiếp, sự tri giác và phản ứng khi được phóng viên hỏi,…)
Phóng viên (PV): Trong bạn bè văn nghệ, anh vẫn được gọi là “trưởng ban
lễ tân”. Nhân dịp đầu năm, ăn cơm mới ôn chuyện cũ, xin anh nhắc tới những
người bạn của chúng ta đã ra đi trong năm qua.
Nhà văn (NV): Nói cho chính xác hơn, tôi thường chỉ có mặt trong các “lễ
tận”, “lễ tử” mà thôi. Hai mươi năm mặc áo lính, trở về đời thường tôi có biết
được một nghề hữu ích để sử dụng trong các dịp như thế. Chả là hồi vào chiến
trường, tôi là lính pháo binh. Mấy mươi trận đánh, đạn tầm xa, kẻ địch chết, mình
không thể thấy. Chỉ thấy bên mình… Sợ lắm chứ! Nhưng không thể thoái thác,
lâu dần học được cách liệm gói chôn cất liệt sỹ sao cho chu đáo. Mãi rồi quen….
Trước đây, tôi đã lượm những mảnh tư liệu để viết về tiểu sử Trần Đăng, Thâm
Tâm, Thôi Hữu, Tân Sắc,…
PV: Còn công việc của người phê bình văn học, dường như anh đã “rửa tay
gác kiếm”? Theo anh, tình hình phê bình văn học năm qua có gì đáng chú ý?
NV: Với riêng tôi thì nhận xét kia là đúng.
Thực ra, tôi thuộc loại phê bình “ăn theo, nói leo” chứ chẳng co báo nhiêu
kiến thức, chữ nghĩa. Mấy năm gần đâ đã xuất hiện những người xuất sắc hơn
bọn tôi rồi, chúng tôi không theo kịp. Riêng năm qua, tình hình tranh luận có dịu
lắng. Báo ta có mấy cuộc thảo luận về vài tác phẩm. Báo cáo đã chọn đúng những
tác phẩm khá để thảo luận. Phần còn lại, phê bình ít, điểm sách nhiều, xin nói
thật, thường là viết cho nhau. Phê bình lúc này lúng túng là điều dễ hiểu.
PV: Có lẽ không thể nói trước rằng năm tới dự định phê bình cái gì. Nhưng
một người làm phê bình thì có thể đưa ra một vài dự đoán và tình hình sáng tác chứ?
NV: Anh Vương Trí Nhàn khi nhìn nhận tình hình văn học hiện nay đã có
nhận xét: văn học ta đang hồi trông chờ những quả ngọt ở những giống cây mọc 4
dại… Thế là qua rồi những nhà phê bình có thể hạ bút những câu “Lại một mùa
gặt mới trong văn học…” Cũng như mọi mặt trong đời sống xã hội, văn học đang
biến động dữ dội. Có điều lương thực, thực phẩm vật chất cho xã hội bao giờ
cũng phải cần số lượng lớn. Còn lương thực tinh thần, thì số lượng không giữ vị
trí tuyệt đối. Riêng tôi, tôi tin đời sống hiện nay thật là văn học. Đời sống đang
rất cần văn học. Và cũng như bao giờ, những tác phẩm văn học đích thực sẽ ra
đời đúng lúc; không cần biết nó do nhà văn lớp nào tạo ra. Tôi tin ở sự có mặt bất
ngờ của những tác phẩm văn học đích thực.
(Đỗ Bạch Mai thực hiện; dẫn theo Đinh Trọng Lạc) CHƯƠNG 2 A. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày định nghĩa, đặc trưng phong cách, ngôn ngữ thể hiện của phong cách sinh hoạt.
2. Vì sao trong lời nói hằng ngày của một số người lại có nhiều từ tục?
3. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, việc sử dụng ngôn ngữ của phong
cách hành chính.
4. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, việc sử dụng ngôn ngữ của phong cách báo chí.
5. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, sử dụng ngôn ngữ của phong cách chính luận.
6. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, sử dụng ngôn ngữ của phong cách khoa học.
7. Vì sao nói, ngôn ngữ khoa học góp phần nâng cao trình độ tư duy trừu tượng?
8. Trình bày khái niệm, đặc trưng phong cách, sử dụng ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật.
9. Phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật. B. Bài tập thực hành
1. Hãy viết một bản tin vắn về một sự việc, sự kiện mà anh/chị được chứng kiến.
2. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn sau bằng cách tìm các thuật
ngữ khoa học và phân tích tính lý trí, logic của phong cách đó.
“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của văn chương,
văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Những điều đó đã được thừa nhận một cách
hiển nhiên, dường như không có gì phải bàn cãi. Từ đó, nghiên cứu văn học
nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn học, không chỉ bởi vì mọi
yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn
ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng,
cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng
biệt của văn chương. Lịch sử văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch
sử của ngôn ngữ văn học.
Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận
động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn. Sự thay đổi hệ hình văn
5
học cũng đi liền với sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ văn học, và qua đó phản
ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa tinh
thần và các giá trị của quan niệm thẩm mỹ”.

3. Nhận xét và xử lý các tình huống sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp sau đây:
a) Trong một giấy mời họp, có chỗ (nội dung) được viết như sau:
Cuộc họp bắt đầu hơi sớm. Mong đồng chí cố gắng đến đúng giờ.
b) Trong một đơn xin nghỉ học có chỗ viết như sau:
Thưa cô giáo chủ nhiệm kính mến!
Em bị đau bụng quá chừng, không đi học được. Mong cô thông cảm, cho
em nghỉ một vài bữa. Em hứa sẽ chép bài đầy đủ.

4. Phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện qua bài thơ sau: Chót trên cành cao vót Mấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Trên áo trời xanh non
Trời rộng lớn muôn trùng Đóng khung vào cửa sổ Làm mấy quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa Trái con chưa đủ nặng Để đeo oằn cành cong Nhánh hãy giơ lên thẳng Trông ngây thơ lạ lùng. Cứ như thế trên trời Giữa vô biên ánh nắng Mấy chú quả sấu non Giỡn cả cùng mây trắng
(Quả sấu non trên cao
, Xuân Diệu)
5. Đọc 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
a. “Cây xấu hổ… Cây nhỏ mọc hoang, thân có gai, lá kép lông chim khép lại khi
đụng đến, hoa màu đỏ tía”.
b. Cây xấu hổ
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá kép lim dim.
Chiến sĩ đi qua đây, ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào.
6
Người đi qua rồi bóng dáng cứ theo sau
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím
Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo.
Phút lạ lùng trời đất trong veo
Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thoảng qua trong trí nhớ
Rất thân quen mà chẳng gọi lên lời.
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Ướp vào trong trang sổ của mình
Và chuyện này chỉ có cây biết với anh.
(Anh Ngọc)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1) Hãy so sánh 2 văn bản (a) và (b) nêu trên về các phương diện sau:
- Nội dung thông tin: Văn bản nào có nhiều nội dung, tri thức cụ thể về cây xấu hổ?
- Nội dung biểu cảm: Văn bản nào biểu cảm những cảm xúc, tình cảm về cây
xấu hổ và cả cảm xúc của cây xấu hổ?
- Về hình tượng: hình tượng cây xấu hổ ở văn bản nào được thể hiện sinh động
hơn, mang cá tính rõ nét, có ý nghĩa sâu sắc hơn?
2) Xác định phong cách ngôn ngữ của 2 văn bản nêu trên.
6. Phân tích biện pháp tổ chức kết cấu nội dung và giá trị phong cách của văn bản sau:
“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời
Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà
tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn,
tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy
thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà
hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo
dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không
được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích
nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời
đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện
hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Xem khắp đất Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” (Nguyễn Đức Vân dịch) 7
7. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong các đoạn văn bản thuộc phong cách
ngôn ngữ báo chí dưới đây:
Theo cái mode của những người nổi tiếng, cô lập ra một kế hoạch để trở
thành một superstar. Tiếng hát của cô từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp
tỏa đi chằng chịt các nẻo, hấp dụ mạnh mẽ tầng lớp thanh niên cấp tiến biết thế
nào là tự do sau những cụm từ “How are you?” và “overnight”.
8. Hãy so sánh các cách diễn đạt sau (theo từng cặp), cho biết cách diễn đạt nào
đạt được hiệu quả tốt hơn.
a) - Buổi biểu diễn ca nhạc miễn phí với người xem.
và: - Buổi biểu diễn ca nhạc, khán giả được vào tự do.
b) - Vị ngon hơn, tác dụng nhanh hơn, mùi thơm lâu hơn.

và: - Vị ngon hơn, tác dụng nhanh hơn, sản phẩm có mùi thơm kéo dài.
9. Văn bản dưới đây thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào? Hãy nhận xét về đặc
điểm ngôn ngữ của văn bản này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUỐC DÂN
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN
Kính gửi : - Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Phòng Quản lý Đào tạo
- Giảng viên cố vấn học tập
Em tên là :...............................................; Mã số sinh viên ....................
Lớp/ khóa chuyên ngành : ......................................................................
Học kỳ . . . . năm 20. . . - 20. . . , em đã đăng ký học tổng số . . . . TC.
Nay em viết đơn này kính đề nghị thầy (cô) CVHT, Nhà trường xem xét cho
phép em được đăng ký học phần sau: Tên lớp học phần Mã môn học Số Ghi chú STT TC 1 2 3
Em xin hứa thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về việc học tập
và hoàn thành đầy đủ học phí. Kính mong được sự chấp thuận của thầy (cô) CVHT và Nhà trường. Em chân thành cảm ơn !
Ý kiến của Hà Nội, ngày tháng năm
của Cố vấn học tập SINH VIÊN LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên) 8
10. Văn bản hành chính có loại có mẫu cố định, có loại không có mẫu cố định,
được xây dựng khá linh hoạt, song vẫn đòi hỏi tuân thủ những yêu cầu nhất định.
Hãy soạn thảo một số văn bản thuộc loại không có mẫu cố định sau:
- Giấy biên nhận bán một xe máy đã dùng.
- Giấy báo gia đình có thân nhân tạm trú.
- Giấy thỏa thuận làm công nhật (sửa nhà, dọn nhà, làm vườn)
11. Nhận xét về tính chiến đấu của báo chí thông qua việc sử dụng ngôn ngữ
trong các trường hợp sau:
a) Ngang nhiên "phân lô" mua bán đất nghĩa trang trái phép tại Hà Nội.
(Báo Điện tử Nhà báo và Công luận).
b) Đường đi của gỗ lậu qua xe chuyển phát nhanh. (Báo Điện tử Dân Việt) c) Báo Lao động Điện t
Trục lợi từ các dự án đắp chiếu tại Hà Nội ( ử)
12. Hãy nhận xét về ngôn ngữ của quảng cáo trong các trường hợp dưới đây:
a) Tình đậm đà như Choco.pie Dranh.
b) Tết làm điều hay, vận may nhân khắp. (Quảng cáo sản phẩm “Omo”)
c) Sữa tắm gội toàn thân Baby “top to toe” với công thức không cay mắt, tắm
sạch nhẹ dịu những gì nước bỏ sót. Sản phẩm Johnson Baby được hàng triệu
bà mẹ tin dùng. (Quảng cáo sữa tắm Johnson Baby)
d) Với lông chải siêu mềm mảnh, và còn được phủ một lớp tra-côn độc đáo giúp
nhẹ nhàng chải sạch sâu mỗi kẽ răng. Cô ấy thật nổi bật và chải răng thật hiệu
quả. Colgate Slim soft Charcoal, chải sạch sâu, êm dịu với nướu.
e) Không có ước mơ nào là viển vông. Không có dự định nào là quá xa tầm tay
với. Mobifone mang tới các dịch vụ viễn thông hiệu quả, giúp bạn kết nối và
hoạch định tương lai. Mobifone, kết nối tương lai (Quảng cáo Mobifone) g)
Nữ: Tide giặt không trắng.
Nam: Không phải Tide, mà là Tide Plus.
Đoạn lời dẫn: Tide Plus mới và tốt hơn, với thêm 80% hoạt chất giặt trắng.
Dễ dàng loại bỏ vết bẩn khiến nước giặt đục hơn, và áo trắng hơn hẳn”
Nam: Tide Plus, mới và trắng hơn, trắng hơn bao giờ hết.
h) Tặng 300 K cho bạn mới. (Quảng cáo của một ứng dụng đặt xe) i) BAE TẮM, ANH IU !
k) Đây là sản phẩm tốt nhất.
13. Hãy nhận xét về đầu đề (tít) của các bài báo dưới đây về các phương diện
như: từ vựng, ngữ nghĩa, cấu trúc cú pháp, tư từ học, phong cách ngôn ngữ, thể
loại. Chỉ ra ý nghĩa, giá trị của cách sử dụng ngôn ngữ, phương tiện tu từ (nếu có) a)
- Quỹ Vì tương lai xanh đồng hành cùng chiến dịch Mùa hè xanh 2024.
(VietNamnet.vn, 11/07/2024 - 10:15)
- BSR tài trợ 5 tỷ đồng xây trường tiểu học ở Quảng Nam.
(VietNamnet.vn.11/07/2024 - 10:15)
- Học sinh TP. Hồ Chí Minh mong chờ xét tuyển bổ sung lớp 10.
(Báo Pháp luật, 11/7/2024)
- Ông Trump mời Tổng thống Biden cùng đi kiểm tra nhận thức.
(Vietnamnet, 13/7/2024) 9 b)
- Hà Nội: Đang ngập nhiều khu vực thuộc nội thành do mưa lớn.
(Vietnam+, 05/07/2022 19:49
- TP. Hồ Chí Minh: Miễn lệ phí cấp sổ đỏ, giấy phép xây dựng khi làm online đến hết 2025 ( , 12/7/2024) Báomới
- Tây Nguyên: vùng đất đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo.
(Vietnamnet, 16/7/2024) c)
- Năm 2024, ngành Giáo dục tiếp tục đổi mới, cải cách căn bản toàn diện.
(Nhà báo và Công luận, 10/02/2024)
- Năm 2024, cổ phiếu ngành Xây dựng sẽ có nhiều điểm sáng. (Báo điện tử 10/3/2024) Xây dựng
- Năm 2024: Nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 3,2-4%. (Vietnam+, 18/01/2024)
- Năm 2024, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo tiến sĩ ngành
Luật quốc tế. (Nhân dân điện tử, 13/7/2024) d)
- 60 năm một chặng đường, Học viện Ngân hàng kế thừa truyền thống- vươn tới tương lai. ( 19/1 Dân trí, 1/2021)
- 25 năm phát triển Internet Việt Nam. (VnExpress, 19/11/2022)
- 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. (TTO, 03-03-2023)
- 35 năm Nở hoa giữa thềm lục địa. (Nhân dân điện tử, 11/7/2024) e)
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống: Khi người đứng đầu nhận việc khó.
(Xây dựng Đảng, 29/4/2023 16:33'(GMT+7)
- Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm
2023. (Trang web Bộ Công thương VN, 6/4/2023)
- Cam kết của Việt Nam tại COP26 là một bước ngoặt lịch sử.
(Trang web, Bộ Công thương Việt Nam, 25/11/2021)
- Điều tra cảnh sát bị tông xe tại chốt đo nồng độ cồn.
(Tạp chí Người đưa tin, 13/07/2024) g)
- Báo chí và mạng xã hô ˜i, sống chung hay đối đầu? (Vietnamnet,21/6/2021)
- Vì sao phương Tây đang tìm người thay thế ông Zelensky?
(Giáo dục và Thời đại, 11/7/2024)
- CSGT khuyến cáo gì sau tai nạn trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, 2 người tử vong?
(Báo An toàn Giao thông, 12/7/2024)
- Bao nhiêu đảng viên Dân chủ muốn ông Biden dừng cuộc đua tổng thống?
(Pháp luật, 12/7/2024)
- Dành 680.000 tỷ đồng tăng lương, ai được hưởng cao nhất? (TPO, 09/7/2024) h) 10
- Để vào sân xem chung kết EURO 2024, người hâm mộ Anh có thể mất tối đa...
3 năm tiền lương. (TPO, 13/7/2024)
- Đường sắt nhiều tàu mới nhưng vẫn lo... cò vé.
(TTO, 25/01/2018)
- Sài Gòn... nhậu sớm (Người Lao động, 27/9/2010)
- Con một thời nay: sướng hay khổ? - Kỳ 4: Áp lực bủa vây, chờ hết nợ mới...
sinh con. (TTO, 14/7/2024) i)
- Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành (Tin tức, 21/03/2024)
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan và đồng phạm chuyển hơn 4,5 tỉ USD ra
nước ngoài. (Người Lao động, 02/7/2024 17:21)
- Từ vụ ca sĩ Đức Tuấn: 'Nghệ sĩ làm văn hoá không thể ngồi lên di sản'
(Vietnamnet, 13/7/2024) k)
- “Nhà sư” Nguyễn Minh Triết bị truy tố vì lừa đảo.
(Báo Công lý và Xã hội, 12/7/2024)
- Đề xuất hơn 1.750 tỷ đồng 'lên đời' sân bay Đồng Hới.
(Tiền phong Online, 13/7/2024)
- "Khai tử" đường dây mại dâm giá 3,5 triệu đồng/lượt.
(Báo Công lý và Xã hội, 24/02/2024)
- Cô giáo "xóa mù bơi" cho hàng nghìn học sinh miền sông nước.
(Báo Kinh tế và đôi thị, 12/7/2024)
14. Hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong các quảng cáo sau đây:
- Thế giới trên mười ngón tay bạn (MICROSOFT)
- Một thế giới khác biệt. (đồng hồ RADO)
- Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. (Bảo hiểm Prudential)
- Giải pháp cho một hành tinh nhỏ. (máy tính IBM)
- Công nghệ mang tính nhân bản. (Quảng cáo điện thoại NOKIA)
- Nghe là thấy (Điện thoại S-FONE)
- Bật là sáng. (Đèn leb DACO)
- Một phần tất yếu của cuộc sống (Quảng cáo nước uống LA VIE)
- HABUBANK - Giá trị tích lũy niềm tin (Ngân hàng HABUBANK)
- Vàng tươi hương vị Việt (bia VIỆT HÀ)
- Công nghệ châu Âu, mở đầu thịnh vượng. (DANKO City)
- Một hương vị rất cà phê, đậm đà hương vị. (cà phê Trung Nguyên)
- Làm lạnh nhanh, lạnh sâu. (Quảng cáo điều hòa SAMSUNG)
- Nhà hỏng ống chưa hỏng. (Quảng cáo ống nhựa DACO)
- OMO - chuyên gia giặt tẩy vết bẩn. (Quảng cáo xà phòng giặt)
- Đau lưng, mỏi gối, tê tay
Đau nhức xương khớp mua ngay Tâm Bình. (Quảng cáo thuốc)
15. Hãy nhận xét về ngôn ngữ của các quảng cáo sau:
- Nam thận bảo, bổ thận nam
Một người khỏe, hai người vui. 11
(Quảng cáo thuốc Nam thận bảo)
- Trị dứt điểm nám da 100%. (Quảng cáo thuốc, điều trị nám) - Hết sạch nám 100%.
- Diệt sạch 99% vi khuẩn.
16. Hãy sưu tầm một số quảng cáo có dùng tiếng Việt, nhận xét việc sử dụng
ngôn ngữ của các quảng cáo đó.
17. Hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung, ngôn ngữ và phong cách
giữa hai đoạn văn bản sau:
a) Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một
trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan
trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.
(Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV)
b) Năm tháng sẽ trôi qua, những thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong
những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và
có tính chất thời đại sâu sắc.
(Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV)
18. Hãy nhận xét giá trị của từ “thế mà” trong đoạn văn bản sau:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản
Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là:
tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
(Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
19. Hãy viết (hoặc sưu tầm) một đoạn văn bản chính luận có nội dung về bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù
địch. Chỉ ra những đặc điểm về phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn đó.
20. Xác định loại phong cách chức năng của các đoạn văn sau. Nêu cơ sở (căn
cứ) của việc xác định đó.
a. Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc đông nam,
hầu như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500
km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao
nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. 12
Đến Hòa Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà. (Dẫn theo Bùi Binh Toán)
b. Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi
qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thi xin nhập quốc tịch Việt Nam,
trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào sông Hồng. Từ
biên giới Trung – Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn và tính
toàn sông Đà thì chiều dài là 888 nghìn thước mét. (Nguyễn Tuân)
21. Xác định loại phong cách chức năng của các đoạn văn sau. Nêu cơ sở (căn
cứ) của việc xác định đó.
22. Nhận xét về các cách đặt đầu đề (tít) báo sau:
(1) Các danh nhân cũng mắc nợ như ai.
(2) Đến danh nhân cũng phải dính vào chuyện nợ nần.
(3) Nợ nần chẳng e ngại danh nhân.
(4) Chuyện nợ nần đâu chỉ của riêng ai!
(5) Danh nhân cũng chẳng thoát nợ nần.
(6) Chuyện nợ nần của các danh nhân.
(7) Những danh nhân có họ hàng cùng Chúa Chổm.
23. Hãy nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ sau: top mười, show ca nhạc, giọng
ca solo, các best- seller được sản xuất trên dây chuyền, deadline nộp báo cáo,…
24. Hãy so sánh hai đoạn văn bản dưới đây (văn bản a là văn bản gốc- chưa biên
tập, văn bản b là văn bản đã biên tập) và chỉ ra giá trị biểu đạt của văn bản đã
được gia công biên tập cũng như ý nghĩa, vai trò của công tác biên tập văn bản.
a. Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật, ngay những
độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm luc vướng mắc khó chịu. Nhưng để bù lại
Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên của mình là cái duyên “tài tử”, trẻ, vui,
hóm hỉnh, khá mặn mà. Đọc anh lắm lúc phải bật cười vì những cách ăn nói của
anh, cách suy nghĩ của anh rất trẻ, rất vui, vừa độc đáo bất ngờ, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm.
b. Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật. Ngay
những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu. Nhưng để
bù lại, Nguyễn Tuân muốn dựa vào cái duyên, khá mặn mà của mình chăng? Cái
duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc
đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho
những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh.
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mỹ, Nguyễn Đăng Mạnh)
25. Phân biệt cái “tôi” trong văn bản thuộc phong cách hành chính và cái “tôi”
trong văn bản thuộc phong cách khoa học.
26. Việc xưng hô trong giao tiếp không mang tính nghi thức xã hội và giao tiếp
mang tính nghi thức xã hội có gì khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.
27. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi 13
Đêm đã khuya, trong khi hai vợ chồng già rất khó ngủ thì anh thanh niên
hàng xóm lại mở nhạc rất to, rất ồn. Họ không sao ngủ được. Cụ ông đứng dạy đi
ra cửa. Cụ bà hỏi cụ ông đi đâu vậy.
- Cụ ông: Tôi định bảo hắn là hãy chấm dứt ngay cái trò mở nhạc nhảy, gào
thét ầm ĩ đó đi.
- Cụ bà: Có lẽ, ông chỉ nên hỏi anh ta xem trời đã khuya rồi, liệu anh ta có
định đi nghỉ sớm không, mà ai thì cũng cần phải đi ngủ. (Theo Nguyễn Đức Dân)
Quy tắc chung cho con người trong giao tiếp có văn hóa là biết tôn trọng
thể diện và giữa lịch sự. Từ câu chuyện trên, bạn có nhận xét gì về cách nói của cụ ông, cụ bà?
28. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi dưới đây: Các dấu chấm câu
Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ những phức tạp, cố tìm những câu
đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có
ngữ điệu. Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh ta thời ơ với
mọi chuyện. Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự
kiện bất kỳ xảy ra ở đâu, dù ở trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà anh
ta, cũng không làm anh ta quan tâm.

Một vài năm sau, anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích
hành vi của mình nữa. Cuối đời, anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta
không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn
lời người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn.

Cứ như vậy, anh ta đi cho đến dấu chấm hết.
Xin hãy giữ những dấu chấm của mình.
(Trang Huyền, Báo Hà Nội mới, 15/3/1992) Trả lời câu hỏi sau:
Hệ thống dấu câu trong tiếng Việt, ngoài việc đảm nhiệm vai trò trong ngữ
pháp, diễn đạt nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ, hệ thống dấu câu còn có vai trò gì
trong việc thể hiện phong cách ngôn ngữ của văn bản?
29. Đọc câu chuyện và lời bàn dưới đây, từ đó rút ra ý nghĩa, bài học cho bản
thân về việc sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống và tác nghiệp.
Giả Đảo là một nhà sư giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, sư cưỡi lừa
thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn. Cảnh vắng, trăng
thanh, chim đậu trên cành cây bên bến nước, bóng người chiếu xuống mặt nước
đầm, sư thấy lòng thơ lai láng, tức cảnh ngâm:
Điểu túc trì biên thọ,
Tăng thôi (xao) nguyệt hạ môn.
Độc hành đàm để ảnh,
Sác tức thụ biên thân.
Tạm dịch:
Chim đỗ cây bến nước,
Sư đẩy (gõ) cửa dưới trăng.
14
Mình đi bóng chiếu xuống, Tựa cây mà thở than.
Giả Đảo ngâm đi ngâm lại, nhận thấy chữ “thôi” trong câu “Tăng thôi
nguyệt hạ môn” không được ổn, nên đổi lại “xao”. Nhưng cũng không vừa ý.
Ông đọc “thôi” rồi lại “xao”, lại đọc “xao” rồi đọc “thôi”. Rốt cuộc ông phân vân
không biết dùng chữ nào cho thích hợp.
Ông tức quá, bước xuống lừa, đứng giữa đường đi, đưa tay đẩy (thôi) rồi
gõ (xao), gõ rồi đẩy giả như đứng trước nhà bạn vậy. Ông cứ làm như thế mãi mà
không biết phải dùng từ nào cho hợp hơn.
Hàn Dũ vì can vua nên bị giáng chức tại triều ra làm thứ sử ở Triều Châu.
Buồn cho thân thế, thấy trăng thanh gió mát nên cũng thong thả dạo chơi. Xa xa
thấy một nhà sư đứng bên con lừa, tay lúc đưa tới đưa lui, lúc đưa qua đưa lại
như người điên thì rất lấy làm lạ. Hàn Dũ lần bước đến gần lên tiếng, nhà sư mới
giật mình ngừng lại Hàn Dũ hỏi thì Giả Đảo thuật lại sự tình. Hàn Dũ bật cười và
bàn: “Nên dùng chữ “xao” (gõ) là đúng hơn”.
Giả Đảo suy nghĩ và đồng ý, nên câu “Tăng thôi nguyệt hạ môn” đổi ra
thành “Tăng xao nguyệt hạ môn”.
(Thôi xao, Giả Đảo)
Gợi dẫn: Hai tiếng “thôi xao”, trong văn chương ngày nay để chỉ sự lựa
chọn chữ, từ ngữ để làm văn thơ. Đây cũng là một gương sáng cho những người
làm thơ, viết văn và những người làm nghề liên quan đến chữ nghĩa, cần phải
chọn từ ngữ cho xác đáng, thích hợp, không được dùng từ ngữ ‘ẩu’. Dân gian có
thành ngữ: “Nghĩ ra một chữ rụng mấy sợi râu”, cũng có ý nghĩa như trên. CHƯƠNG 3 A. Câu hỏi ôn tập
1. Giá trị phong cách của từ Hán Việt so sánh với từ thuần Việt.
2. Tại sao người Việt lại thường dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa danh?
3. Đặc điểm và vai trò của từ địa phương.
4. Giá trị phong cách của các từ xưng hô trong tiếng Việt.
5. Nêu những giá trị phong cách của từ láy tiếng Việt.
6. Giá trị của Uyển ngữ - nói tránh
7. Giới thiệu thú chơi chữ trong tiếng Việt.
8. Thế nào là so sánh logic và so sánh tu từ ?
9. Nêu giá trị của phép so sánh tu từ.
10. Ân dụ: quan niệm, đặc điểm và giá trị phong cách.
11. Phép tu từ cú pháp trong tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản nào?
12. Phong cách chức năng nào thường hay sử dụng phép hoán dụ và khoa trương? Vì sao?
13. Nêu một số đặc điểm chính của phép tu từ cú pháp trong tiếng Việt.
14. Vai trò của biện pháp tách câu, phép đảo trong văn học?
15. Giá trị của phép điệp trong tiếng Việt. 15 B. Bài tập thực hành
1. Hãy chỉ ra sự vận dụng thành ngữ trong bài thơ sau:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thương vợ - Trần Tế Xương)
2. Tìm 5 ví dụ về chơ chữ bằng nói lái, 5 ví dụ chơi chữ bằng chiết tự.
3. Tìm 10 ví dụ có liên quan đến thủ pháp khoa trương trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
4. Chọn một văn bản nghệ thuật rồi phân tích cái hay (giá trị) của phép ẩn dụ ngụ ngôn.
5. Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:
a) Gió thổi là chổi trời,
Nước mưa là cưa trời
(Tục ngữ)
b) Quê hương là chùm khế ngọt (Đỗ Trung Quân)
c) Xắn tay mở khoá động đào
Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai.
( - Nguyễn Du) Truyện Kiều
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” ( - Viễn Phương) Viếng lăng Bác
6. Chỉ ra các phương tiện ẩn dụ và hoán dụ trong các biểu đạt sau:
a) Bóng cây Knia (trong bài “Bóng cây Knia” của nhà thơ Ngọc Anh)
b) Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên)
c) Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai. (Chế Lan Viên)
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời
Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi
Ha! Nó nói cái gì vui vui nghe thật ngộ !
( – Tố Hữu) Thư tháng Tám
7. Hãy chỉ ra, phân tích phương tiện ẩn dụ được sử dụng trong các câu dưới đây:
a) Các tân binh với nỗi lo muôn thuở: trụ hạng.
(Nhà báo và Công luận, số 11/1998)
b) Bóng đá Đức tăng quân trong cuộc chiến vùng vịnh.
(Hà Nội mới chủ nhật, 22/2/1998). 16
c) Những sáng kiến này có thể giúp Việt Nam loại bỏ những ổ gà trên con đường
trở thành "điểm đến của thiên niên kỷ mới"
(Gia đình và Xã hội, số 37/2002);
d) Chợ tình trước công viên hiện đại nhất thủ đô. (VnExpress, 14/6/2011)
e) Vàng trắng lên ngôi. (Lao động, 19/2/2002 )
8. Hãy biến đổi các ẩn dụ sau đây thành những biểu đạt so sánh. Chỉ ra sự khác
nhau giữa hai cách biểu đạt đó. a) Trái tim thắp tình yêu Hát lời ca ánh sáng
Trái đất biết yêu thương
Nên mùa xuân chiến thắng. (Viễn Phương) b)
Như hoa xuân nở bừng trong lửa thép
Những cô Kiều của Việt Nam rất đẹp
Bắc hay Nam dù ở nơi nào
Mỗi cô Kiều là một ngôi sao. (Lê Anh Xuân) c) Cơn bão tạnh lâu rồi Hàng cây xanh thắm lại Nhưng em đã xa rồi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi. (Tế Hanh)
9. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai đoạn thơ sau:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
( - Chế Lan Viên) Tiếng hát con tàu
Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa
Làn nước qua ánh mắt ai đưa
Cơn gió đến bàn tay em vẫy
Chúng mình đã yêu nhau từ độ ấy

(Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh)
10. Tìm giá trị đích thực của lối so sánh sau đây:
Trúc xinh trúc đứng sân đình.
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
(Ca dao)
Qua đình ngả nón trông đình.
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
11. Tìm chuẩn mực tiếng địa phương của anh/chị (nếu có).
12. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: 17
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn
thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Từ muôn vàn có âm gốc là muôn vạn và gần nghĩa với từ thiên vàn, vô vàn,
muôn vạn. Trên cơ sở kiến thức về ngôn ngữ, hãy giải thích lý do Bác lại dùng từ
muôn vàn mà không dùng các từ khác còn lại.
13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! , - Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng
bà đi, bà cho mày xem!
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
(1) Xác định các đại từ (kể cả các danh từ xưng hô, được dùng như đại từ trong đoạn trích trên.
(2) Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích.
(3) Xác định và giải thích về sự thay đổi trong cách xưng hô - thay đổi vai
giao tiếp của chị Dậu trong đoạn trích trên.
14. Hãy nhận xét về việc dùng đại từ xưng hô (chúng ta, chúng tôi) trong đoạn
văn bản giới thiệu quảng cáo của Công ty sữa TH True Milk
Thiên nhiên luôn ban tặng chúng ta những gì ngọt ngào và tinh túy nhất
nếu chúng ta biết nâng niu, gìn giữ. Vì vậy, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để
sự tinh túy ấy được vẹn nguyên, làm nên những giọt sữa sạch, tươi ngon, bổ
dưỡng. Sữa sạch TH True Milk, thật sự thiên nhiên. (Sữa TH True Mill)
15. Hãy chỉ ra tác dụng của cách sử dụng kết hợp giữa từ xưng hô (chỉ cá nhân,
hoặc tập thể) và đại từ chỉ định này, kia, ấy, đó,... của
các đoạn trích trong tiểu
phẩm Quét cầu thang của Hữu Thọ dưới đây:
a) Ông ta với tư cách là người lãnh đạo cơ quan đang say sưa nói về đạo đức...
Ông ấy ngộ nhận, tưởng rằng mình trong sáng.
b) Vì sao kẻ trộm biết ông ta có nhiều tài sản, không chỉ có đất đai, nhà cửa, mà
các cơ quan chức năng của cả hệ thống chính trị không biết, chẳng lẽ kẻ trộm lại
giỏi hơn các cơ quan đầy quyền lực, giỏi nghiệp vụ này hay sao?
.
16. Hãy nhận xét về giá trị cụ thể của việc sử dụng các từ ngữ xưng hô, định danh
chỉ đối tượng người chung chung (những từ được in đậm)
a) Những từ ngữ xưng hô, định danh chỉ nhân dân, con người, xã hội (nói chung)
như: dân, nhân dân, người dân, bà con, anh em, đồng bào,..; người, con người,
loài người, mọi người, thiên hạ, xã hội,... 18
- Nói cho công bằng thì đó cũng là một lời hứa, còn hơn là không nhắc gì,
lờ tịt những bức xúc của dân! (Xiêc- Hữu Thọ)
- Bệ hạ có biết gió bão lụt lội phá hoại mùa màng, cuốn trôi nhà cửa,
nhân dân đói rét khốn đốn không? ! (Tiểu phẩm Cơm và phở, Xuân Sách)
- Ôi, cái lợi cũng dễ dẫn con người đi tới mù quáng, hại đồng loại, đồng
bào như bỡn. (Người hay cãi- Hữu Thọ)
b) Những từ ngữ chỉ nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức, ... với nghĩa chỉ tập thể
người, số đông chung chung, như: tổ chức, chính phủ, nhà nước, nước, cơ quan,
tổ chức, bộ, ban, ngành, bộ máy công quyền, cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền,...

- Trong khi đó thì các cơ quan có thẩm quyền đều nhận định: Không có
hoặc rất ít vụ tham nhũng được phát hiện và đấu tranh từ cơ sở. Thế là các ông
ấy tổng hợp từ những báo cáo của các cơ quan làm việc kém hiệu quả hèn
, gì mà
có khoảng cách khá xa với thực tế, với dư luận xã hội! (Xiếc- Hữu Thọ)
17. Hoài Thanh có nhận xét: “Nhật kí trong tù canh cánh một tấm nhớ nước…”
Nếu thay từ canh cánh bằng một trong các từ sau đây: thể hiện, biểu hiện,
bộc lộ, biểu lộ, diễn tả, … thì có sự khác biệt như thế nào về ý nghĩa và sắc thái
tình cảm? Hãy phân tích để thấy rõ sự giá trị của từ canh cánh.
18. Hãy chỉ ra ngữ cảnh sử dụng của các từ sau đây: ông, bà, đồng chí, ngài,
trưởng phòng, giám đốc, chủ tịch,...
19. Phân biệt nghĩa của các từ sau đây: hội kiến, hội đàm, tọa đàm, hội thảo, hội
nghị, hội thao, hội giảng,...
20. Hãy nhận xét về từ ngữ được sử dụng trong các đoạn văn bản
a. Mì ngon phải có bí quyết. Lúa mì Úc thượng hạng. Chế biến công phu, cho sợi
mì dai mướt tự nhiên. Thêm súp thịt và rau củ. Hương thơm, vị thật đậm đà.
Ngon ơi là ngon! Chính là mì Gấu Đỏ. Ngon ơi là ngon! Mì Gấu Đỏ mới, lúa mì
thượng hạng, vang tiếng vị ngon.
(Quảng cáo Mì ăn liền Gấu Đỏ)
b. Muốn lấy con gái ta phải tìm ra một thứ: tuyệt ngon các vị quả, ngọt mềm và
mát thơm, lan truyền bốn phương, nhà nhà mê tít. Tiết lộ chút ít: ăn vào da đẹp,
dáng xinh. Đúng là thạch Natty, ai ai cũng thích!
(Quảng cáo Thạch sữa chua Natty)
21. Phân tích cách diễn đạt trong bài ca dao sau đây: Cụ Hồ với dân Như chân với tay Như chày với cối Như cội với cành
Toàn dân dốc một lòng thành
Để xứng với lòng Cụ Hồ thương dân.
(Ca dao kháng chiến)
22. Cách so sánh trong đoạn thơ sau có gì giống và khác với cách so sánh trong bài ca dao ở bài tập 3:
Dù ai nói ngả nói nghiêng 19
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Dù ai rào dậu ngăn sân
Lòng ta vẫn vững là dân Cụ Hồ !
(Tố Hữu)
23. Đọc các đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Vì sao phải kháng chiến? Vì không kháng chiến thì Pháp sẽ cướp nước ta một
lần nữa. Chúng sẽ bắt dân ta đi phu, đi lính, nộp thuế, nộp sưu. Chúng sẽ giật hết
quyền tự do, dân chủ của ta. Chúng sẽ cướp hết ruộng đất, của cải của ta. Chúng
sẽ khủng bố, chém giết anh em bà con ra, chúng sẽ đốt phá nhà cửa, đền chùa ta. (Hồ Chí Minh)
b) Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ nay, đã đánh
tan xiềng xích thực dân gần một trăm năm, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. (Hồ Chí Minh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1) Nhận xét giá trị của phép lặp (từ sẽ ở đoạn văn (a) và ở đoạn văn đã (b))
2) Nhận xét về các hành động của thực dân Pháp thực hiện thông qua hệ
thống động từ được sử dụng trong đoạn văn (a)
3) Rút ra đặc điểm gì trong phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
24. Phân tích để tìm ra sự khác biệt về giá trị tu từ trong hai bài thơ Thu điếu của
Nguyễn Khuyến và Cảnh chiều hôm của Bà huyện Thanh Quan: Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
Cảnh chiều hôm
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc đưa xa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu, sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?
(Cảnh chiều hôm
- Bà huyện Thanh Quan)
25. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau: 20