-
Thông tin
-
Quiz
Câu nào trong số những câu dưới đây diễn tả chính xác nhất một doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp hướng vào sản phẩm? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Câu nào trong số những câu dưới đây diễn tả chính xác nhất một doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp hướng vào sản phẩm? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Luận văn Thạc sĩ (MBA) 13 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Câu nào trong số những câu dưới đây diễn tả chính xác nhất một doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp hướng vào sản phẩm? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Câu nào trong số những câu dưới đây diễn tả chính xác nhất một doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp hướng vào sản phẩm? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luận văn Thạc sĩ (MBA) 13 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN MARKETING CĂN BẢN ( 9 CHƯƠNG)
Chương 1: Tổng quan về Marketing
Câu 1: Câu nào trong số những câu dưới đây diễn tả chính xác nhất một doanh
nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp hướng vào sản phẩm?
a.Một sản phẩm tốt sẽ tự tìm được khách hàng.
b.Nếu khách hàng bị thuyết phục mua một sản phẩm, họ sẽ thích sản phẩm đó.
(+)c.Xác định khách hàng muốn gì, rồi bán cho họ cái họ muốn.
d.Sản phẩm tạo ra phải đảm bảo thu được lợi nhuận cho công ty.
Câu 2: Trong các câu dưới đây câu nào diễn tả đúng chiến lược hướng về khách hàng?
a.Chi phí nhiều vào quảng cáo và bán hàng để khách hàng mua sản phẩm của mình.
(+)b.Tìm sự mong muốn của khách hàng và thỏa mãn mong muốn đó.
c.Xây dựng chiến lược bán hàng lâu dài mà không quan tâm nhiều đến việc xác định ai sẽ
mua và tại sao họ lại mua.
d.Tập trung vào các sản phẩm sẵn có và tăng hiệu quả sản xuất.
Câu 3: Nhu cầu là gì?
(+)a.là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
b.là một nhu cầu đặc thù tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể.
c.Là mong muốn có được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán.
d.Là một yếu tố tâm lý không thường xuyên xảy ra và có khả năng thanh toán.
Câu 4: Nhiệm vụ của phòng marketing là :
(+)a.Thực hiện chiến lược
b.Hướng dẫn toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp c.Kiểm tra nội bộ
d.Thúc đẩy sản xuất đại trà
Câu 5:Theo khái niệm marketing, yếu tố làm cho các doanh nghiệp đạt được lợi
nhuận và các mục tiêu khác là : a.Chọn giá cao
(+)b.Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 2 c.Không cạnh tranh
d.Sản xuất sản phẩm mang lại hiệu quả
Câu 6: Mong muốn của con người sẽ trở thành yêu cầu khi có: a.Nhu cầu b.Sản phẩm
(+)c.Năng lực mua sắm d.Ước muốn
Câu 7: Những yếu tố cơ bản nào trong hệ thống marketing - mix được nêu ra dưới đây:
a.Kế hoạch, sản phẩm, phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu
b. Sản phẩm , giá, phân phối, quảng cáo
c. Sản phẩm , giá, chiêu thị, phân phối
(+)d. Sản phẩm, giá , phân phối ,chiêu thị
Câu 8: Sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm phụ thuộc vào:
a.Giá của sản phẩm đó cao hay thấp
b.kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm đó
(+)c.So sánh giữa giá trị tiêu dùng và kì vọng về sản phẩm
d.So sánh giá trị tiêu dùng và sự hoàn thiện của sản phẩm
Câu 9: Theo quan điểm Marketing thị trường của doanh nghiệp là:
a.Tập hợp của cả người mua và người bán 1 sản phẩm nhất định
b.Tập hợp người đã mua hàng của doanh nghiệp
(+)c.Tập hợp của những người mua thực tế và tiềm ẩn
d.Tập hợp của những người sẽ mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai.
Câu 10: Quá trình marketing bao gồm những công việc: (1)Phân tích các cơ hội thị
trường, (2)Thiết lập chiến lược Marketing, (3)Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị
trường mục tiêu, (4) Hoạch định chương trình marketing, (5) Tổ chức thực hiện và
kiểm tra các hoạt động marketing.
Trình tự đúng trong quá trình này là: a.(1) (2) (3) (4) (5) b.(1) (3) (4) (2) (5) c.(3) (1) (2) (4) (5) 3
(+)d.(1) (3) (2) (4) (5)
Chương 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING
Câu 1: Những yếu tố nào không thuộc
vào môi trường vi mô của công ty? a.Các trung gian marketing b.Khách hàng c.Đối thủ cạnh tranh
(+)d.Môi trường kinh tế
Câu 2: Việc nghiên cứu thống kê về dân cư là một phần của môi trường…… a.Văn hóa b.Xã hội c.Kinh tế (+)d.Nhân khẩu học
Câu 3: Những biến động trong môi trường marketing vĩ mô:
(+)a.Không thể báo trước
b.Hoàn toàn thuận lợi cho doanh nghiệp c.Diễn ra nhanh chóng
d.Doanh nghiệp kiểm soát được
Câu 4: Tín ngưỡng là các giá trị …. rất bền vững và ít thay đổi nhất. a.Nhân khẩu b.Sơ cấp c.Nhánh văn hóa (+)d.Nền văn hóa
Câu 5: Khi phân tích môi trường bên trong, doanh nghiệp sẽ biết được:
a.Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp
(+)b.Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
c.Cơ hội ,điểm yếu của doanh nghiệp
d.Điểm mạnh, nguy cơ của doanh nghiệp
Câu 6: Khi marketing sản phẩm trên thị trường, yếu tố địa lý và yếu tố khí hậu ảnh
hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:
a.Thu nhập của dân cư không đều 4
(+)b.Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm
c.Nhu cầu của dân cư khác nhau
d.Không tác động nhiều đến hoạt động Marketing
Câu 7: Đối thủ của dầu gội đầu Clear là tất cả các sản phẩm dầu gội đầu khác trên
thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp độ:
a.Cạnh tranh không mong muốn
b.Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm
(+)c.Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm
d.Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu
Câu 8: Những nhóm người được xem là công chúng tích cực của 1 doanh nghiệp
thường có đặc trưng:
a.Doanh nghiệp đang tìm sự quan tâm ở họ
b.Doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của họ
(+)c.Họ quan tâm đến doanh nghiệp với thái độ thiện chí
d.Họ quan tâm đến doanh nghiệp vì họ có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Câu 9: Văn hóa là một yếu tố quan trọng trong marketing hiện đại vì:
a.Không sản phẩm nào không chứa đựng những yếu tố văn hóa.
b.Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau.
(+)c.Nhiệm vụ của người làm Marketing là điều chỉnh hoạt động marketing đúng
với yêu cầu của văn hóa.
d.Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa thì văn hóa giữa các nước ngày càng có
nhiều điểm tương đồng.
Câu 10: Theo quy luật của Engel khi thu nhập khả dụng và thu nhập ròng tăng thì:
a.Các khoản chi tiêu của khách hàng giảm
(+)b. Các khoản chi tiêu tăng và sự sẵn sàng mua của khách hàng tăng lên.
c. Nhu cầu mua sắm của khách hàng giảm
d. Tiết kiệm của khách hàng tăng.
Chương 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
Câu 1: Câu nào trong các câu sau đây đúng nhất khi nói về nghiên cứu Marketing: 5
a.Nghiên cứu marketing luôn tốn kém vì chi phí tiến hành phỏng vấn rất cao.
b.Các doanh nghiệp cần có một bộ phận nghiên cứu Marketing cho riêng mình.
(+)c.Nghiên cứu Marketing có phạm vi rộng lớn hơn so với nghiên cứu khách hàng.
d. Doanh nghiệp xem nghiên cứu Marketing là định hướng cho mọi quyết định.
Câu 2:Các thông tin hoàn chỉnh, chính xác với chi phí cao nhất thường được thu
thập bằng phương pháp điều tra… a.Quan sát b.Bằng thư c.Qua điện thoại
(+)d.Phỏng vấn cá nhân
Câu 3: Phương thức nào dưới đây có được tỷ lệ phản hồi nhiều nhất từ phía người nhận? a.Thư trực tiếp
(+)b.Thư chào bán sản phẩm c.Catalogue d.Thư điện tử Câu 4: B
ước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu marketing là gì?
a.Chuẩn bị phương tiện máy móc để tiến hành xử lý dữ liệu
(+)b.Xác định vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu.
c.Lập kế hoạch nghiên cứu (hoặc thiết kế dự án nghiên cứu) d.Thu thập dữ liệu.
Câu 5: Chọn mẫu phi xác suất trong nghiên cứu Marketing là:
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên, phán đoán, tích lũy nhanh, hệ thống .
b. Chọn mẫu phán đoán, phân tầng, theo giai đoạn, hệ thống.
(+)c. Chọn mẫu thuận tiện, phán đoán, tích lũy nhanh, theo quota .
d. Chọn mẫu phân tầng, ngẫu nhiên, tích lũy nhanh, thuận tiện.
Câu 6: Câu hỏi đóng là câu hỏi:
a.Chỉ có một phương án trả lời duy nhất
b.Kết thúc bằng dấu chấm câu.
(+)c.Các phương án trả lời đã được liệt kê ra từ trước. 6
d.Không đưa ra hết các phương án trả lời. Câu 7: T
rong các câu sau đây, câu nào không phải
là ưu điểm của dữ liệu sơ cấp so
với dữ liệu thứ cấp: a.Tính cập nhập cao hơn
(+)b.Chi phí tìm kiếm thấp hơn c.Độ tin cậy cao hơn
d.Khi đã thu thập xong thì việc xử lý dữ liệu sẽ nhanh hơn.
Câu 8: Trong các cách điều tra phỏng vấn sau đây, cách nào cho độ tin cậy cao nhất
và thông tin thu được nhiều nhất?
a.Phỏng vấn qua điện thoại
(+)b.Phỏng vấn trực tiếp cá nhân c.Phỏng vấn nhóm
d.Phỏng vấn bằng thư tín
Câu 9: Hai loại thang đo nào sử dụng trong nghiên cứu định tính khi thiết kế bảng câu hỏi?
a.Thang đo biểu danh, thang đo tỷ lệ.
b. Thang đo Likert, thang đo quảng.
c. Thang đo đối nghĩa, thang đo thứ tự.
(+)d. Thang đo biểu danh, thang đo thứ tự.
Câu 10: Một nghiên cứu gần đây của doanh nghiệp X đã xác định được rằng nếu giá bán
của sản phẩm tăng15% thì doanh thu sẽ tăng 25%; cuộc nghiên cứu đó đã dùng phương
pháp nghiên cứu nào trong các phương pháp nghiên cứu sau đây: a.Quan sát (+)b.Thực nghiệm
c.Phỏng vấn trực tiếp cá nhân d.Thăm dò
Chương 4: HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ TỔ CHỨC
Câu 1: Đối với sản phẩm được mua bằng hành vi đáp ứng thông thường, doanh nghiệp nên: 7
(+)a. Khuyến mãi thường xuyên
b. Cải tiến chất lượng, cải tiến tính năng
c. Nâng cao sự trung thành nhãn hiệu
d.Quảng cáo sản phẩm cho khách hàng mới
Câu 2:Trong nhóm các doanh nghiệp dưới đây, nhóm nào là nhóm cuối cùng quan tâm đến marketing?
a.Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền.
b.Các công ty sản xuất thiết bị công nghiệp.
(+)c.Các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
d.Các công ty dịch vụ người tiêu dùng
Câu 3: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không phải là tác nhân môi trường có thể
ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng? a.Kinh tế b.Văn hóa c.Chính trị (+)d.Khuyến mãi
Câu 4: Một khách hàng muốn mua xe máy A nhưng nhận được thông tin từ 1 người bạn
của mình là dịch vụ bảo dưỡng của hãng này không được tốt lắm. Thông tin trên là:
a.Một loại nhiễu trong thông điệp.
(+)b.Một yếu tố cản trở quyết định mua hàng.
c.Một yếu tố cân nhắc trước khi sử dụng. d.Thông tin thứ cấp.
Câu 5: Khi một cá nhân cố gắng điều chỉnh các thông tin thu nhận được theo ý nghĩ
của anh ta thì quá trình nhận thức đó là: a.Bảo lưu có chọn lọc. b.Tri giác có chọn lọc.
(+)c.Bóp méo có chọn lọc.
d.Lĩnh hội có chọn lọc.
Câu 6: Một khách hàng có thể không hài lòng với sản phẩm mà họ mua và sử dụng;
trạng thái cao nhất của sự không hài lòng được thể hiện bằng thái độ nào sau đây:
a.Tìm kiếm sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm vừa mua trong lần mua kế tiếp. 8
b.Không mua lại tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp đó.
(+)c.Tẩy chay và truyền tin không tốt về sản phẩm đó.
d.Phàn nàn với ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
Câu 7: Theo thuyết của Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc nào:
a.Sinh lý, an toàn, được tôn trọng, cá nhân, tự hoàn thiện.
b.An toàn, sinh lý, tự hoàn thiện, được tôn trọng, cá nhân.
(+)c.Sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng, tự hoàn thiện.
d.An toàn, xã hội, được tôn trọng, cá nhân.
Câu 8: Một người mà các quyết định của anh ta tác động đến quyết định cuối cùng của
người khác được gọi là: a.Người quyết định.
(+)b.Người ảnh hưởng. c.Người khởi xướng. d.Người mua sắm.
Câu 9: Tập hợp các quan điểm theo niềm tin của một khách hàng về nhãn hiệu sản
phẩm nào đó được gọi là:
a.Các thuộc tính nổi bật b.Các chức năng hữu ích c.Các giá trị tiêu dùng
(+)d.Hình ảnh về nhãn hiệu.
Câu 10: Theo định nghĩa, …. của một con người được thể hiện qua sự quan tâm, hành
động, quan điểm về các nhân tố xung quanh. a.Nhân cách b.Tâm lý
c.Quan niệm của bản thân (+)d.Lối sống
Chương 5: CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU (CHIẾN LƯỢC S-T-P)
Câu 1: Khi chia thị trường lớn thành nhiều nhóm nhỏ, giống nhau được gọi là:
a.Sự tạo thành lợi ích cho doanh nghiệp. 9
(+)b.Phân khúc thị trường
c. Phân tích thị trường.
d.Chọn thị trường mới.
Câu 2: Doanh nghiệp phấn đấu tăng thêm doanh số bằng cách tăng cường khuyến mãi
đối với khách hàng hiện tại.Như vậy doanh nghiệp đang thực hiện: a.Đa dạng hóa sản phẩm
(+)b.Thâm nhập thị trường
c.Phát triển thị trường d.Phát triển sản phẩm
Câu 3: Mức độ có thể thâm nhập thị trường và phục vụ một phân khúc thị trường là khả năng:
a.Đo lường được phân khúc thị trường
b.Triển khai được phân khúc thị trường
c. Duy trì được phân khúc thị trường
(+) d. Tiếp cận được phân khúc thị trường
Câu 4: Phân chia thị trường thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên phong cách sống hay cá tính được gọi là: a. Phân khúc theo địa lý
b. Phân khúc theo nhân khẩu
(+)c. Phân khúc theo tâm lý d. Phân khúc theo hành vi
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không quan trọng khi chọn thị trường mục tiêu:
a. Nguồn lực của doanh nghiệp.
(+)b. Giai đoạn bảo hòa sản phẩm
c. Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường.
d. Tính hấp dẫn của khúc thị trường .
Câu 6: Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản
phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn:
a.Chiến lược Marketing phân biệt.
b.Chiến lược Marketing không phân biệt.
(+)c.Chiến lược Marketing tập trung. 10
d.Chiến lược phát triển sản phẩm.
Câu 7: Điều kiện nào sau đây không phải là tiêu chuẩn xác đánh để đánh giá mức độ
hấp dẫn của một khúc thị trường?
a.Mức tăng trưởng phù hợp.
b.Quy mô càng lớn càng tốt.
c.Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
(+)d.Mức độ cạnh tranh thấp.
Câu 8: Nếu trên thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh
nghiệp nên áp dụng chiến lược:
(+)a.Marketing không phân biệt b.Marketing phân biệt c.Marketing tập trung
d.Chiến lược phát triển sản phẩm
Câu 9: Đâu là những ưu điểm của chiến lược marketing phân biệt?
a.Chiến lược marketing phân biệt giúp tăng hiệu quả do qui mô sản xuất lớn.
(+)b.Chiến lược marketing phân biệt giúp gia tăng doanh số và mở rộng thị trường.
c. Chiến lược marketing phân biệt giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế mạnh trong phân
khúc thị trường hay trong thị trường hẹp mà nó hoạt động.
d.Chiến lược marketing phân biệt phù hợp với doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không chính xác về định vị sản phẩm:
a. Vị trí của sản phẩm là cách mà khách hàng xác định sản phẩm dựa trên các thuộc tính quan trọng .
b. Vị trí của sản phẩm phải được truyền thông, quảng bá rộng rãi
c. Định vị sản phẩm để khách hàng ra quyết định dễ dàng hơn
(+) d. Định vị là vị trí của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Chương 6: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Câu 1: Lợi ích mà khách hàng tìm kiếm từ sản phẩm ở cấp độ nào: a. Sản phẩm cụ thể
(+)b. Cốt lõi sản phẩm 11 c. Sản phẩm tăng thêm d. Sản phẩm hữu hình
Câu 2: Các sản phẩm mà khách hàng khi mua luôn so sánh về chất lượng, giá cả, kiểu dáng … được gọi là:
a.Mua theo nhu cầu đặc biệt.
(+)b.Mua có lựa chọn.
c.Mua theo nhu cầu thụ động. d.Sử dụng thường ngày.
Câu 3: Điều này sau đây cho thấy bao gói hàng hóa trong điều kiện kinh doanh hiện nay
là cần thiết ngoại trừ:
a.Các hệ thống cửa hàng tự phục vụ ra đời ngày càng nhiều.
b.Khách hàng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn khi mua hàng hóa, miễn là nó tiện lợi và sang trọng hơn.
(+)c.Bao gói làm tăng giá trị sử dụng của hàng hóa.
d.Bao gói góp phần tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp và của nhãn hiệu hàng hóa
Câu 4: Bộ phận nhãn hiệu sản phẩm có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được là:
(+)a.Dấu hiệu của nhãn hiệu b.Tên nhãn hiệu c.Bản quyền d.Tên doanh nghiệp
Câu 5: Việc một số hãng mỹ phẩm ở Hàn Quốc mang các sản phẩm đã ở giai đoạn cuối
chu kì sống tại thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam thì đã:
a.Làm giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
(+)b.Tạo cho những sản phẩm đó một chu kì sống mới.
c.Giảm chi phí Marketing cho sản phẩm mới.
d.Làm tăng doanh số bán sản phẩm.
Câu 6: Trong một chu kì sống của sản phẩm, giai đoạn mà sản phẩm được bán nhanh
trên thị trường và mức lợi nhuận tăng nhanh được gọi là: a.Bão hòa b.Triển khai 12 (+)c.Tăng trưởng d.Suy thoái
Câu 7: Công việc nào trong các công việc sau đây mà doanh nghiệp không nên tiến
hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng của nó:
a.Giữ nguyên hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.
b.Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.
c.Đưa sản phẩm vào thị trường mới.
(+)d.Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối.
Câu 8: Chức năng cơ bản, quan trọng nhất của thương hiệu là:
(+) a. Chức năng nhận biết và phân biệt
b. Chức năng thông tin và hướng dẫn
c. Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy d. Chức năng kinh tế
Câu 9: Chất lượng sản phẩm là một trong các công cụ để định vị thị trường, vì vậy chất
lượng sản phẩm có thể được đo lường bằng sự chấp nhận của: a.Nhà sản xuất b.Đối thủ cạnh tranh (+)c.Khách hàng d.Đại lý tiêu thụ
Câu 10: Ưu điểm của việc vận dụng chiến lược đặt tên nhãn hiệu cho từng loại sản phẩm là:
(+)a.Danh tiếng của doanh nghiệp không gắn liền với mức độ chấp nhận sản phẩm.
b.Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là thấp hơn.
c.Việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn
d. Sản phẩm mới dễ bán hơn.
Chương 7: CHIẾN LƯỢC GIÁ
Câu 1: Nếu nhu cầu co giản và công ty muốn tăng tổng doanh thu thì phải: a.Giữ nguyên mức giá
b.Giảm sản lượng sản phẩm. c.Nâng giá lên. 13 (+)d.Hạ giá xuống.
Câu 2: Điều kiện nào được nêu dưới đây
là điều kiện thuận lợi cho việc áp không phải
dụng chính sách định giá thâm nhập thị trường?
a.Thị trường nhạy cảm về giá và giá thấp sẽ dẫn đến mở rộng thị trường
(+)b.Chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng lên khi mức sản xuất tăng
c.Chi phí phân phối giảm vì lượng hàng bán ra tăng lên
d.Giá thấp làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh hiện có hoặc tiềm ẩn.
Câu 3: Khi gặp cạnh tranh bằng giá, doanh nghiệp nên chọn biện pháp đối phó dưới đây ngoại trừ:
(+)a. Cạnh tranh bằng giá đáp trả
b. Cải tiến chất lượng sản phẩm
c. Nâng cao hiệu quả chiêu thị
d. Tập trung xác lập ưu thế thương hiệu
Câu 4: Khi doanh nghiệp gặp khó khăn khi cạnh tranh gay gắt hoặc do nhu cầu thị
trường thay đổi quá đột ngột, không kịp ứng phó thì doanh nghiệp nên theo đuổi mục tiêu: a.Dẫn đầu thị phần.
b.Dẫn đầu về chất lượng.
c.Tối đa hóa lợi nhuận hiện thời.
(+)d.Đảm bảo sự sống còn.
Câu 5: Câu nào trong các câu sau đây không nói về thị trường độc quyền thuần túy?
a.Đường cầu của thị trường cũng là đường cầu của ngành.
(+)b.Giá được quyết định bởi người mua.
c.Là thị trường rất hấp dẫn nhưng khó gia nhập.
d.Giá bán là một trong những công cụ để duy trì và bảo vệ thế độc quyền.
Câu 6: Khi sản phẩm của doanh nghiệp có những khác biệt so với những sản phẩm cạnh
tranh và sự khác biệt này được khách hàng chấp nhận thì doanh nghiệp nên:
a.Định giá theo chi phí sản xuất.
(+)b.Định giá cao hơn sản phẩm cạnh tranh.
c.Định giá thấp hơn sản phẩm cạnh tranh.
d.Định giá theo thời vụ. 14
Câu 7: Điều kiện nào được đưa ra dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi cho việc
áp dụng chính sách giá: “Bám chắc thị trường”
a.Thị trường rất nhạy cảm về giá và giá thấp sẽ mở rộng thị trường.
(+)b.Chi phí sản xuất tăng lên khi sản lượng sản xuất gia tăng.
c.Chi phí phân phối giảm khi lượng hàng bán ra tăng lên.
d.Giá thấp làm nhục chí các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.
Câu 8: Trong trường hợp nào sau đây thì doanh nghiệp nên chủ động tăng giá?
a.Năng lực sản xuất dư thừa
(+)b.Cầu vượt mức cung
c.Thị phần đang có xu hướng giảm
d.Nền kinh tế đang suy thoái
Câu 9: Khi mới vào thị trường, doanh nghiệp bán giá thấp để thu hút khách hàng. Doanh
số lớn tạo ra chi phí thấp và cho phép doanh nghiệp tiếp tục giữ giá thấp, vậy doanh
nghiệp đã sử dụng chiến lược giá: (+)a. Thâm nhập b. Cạnh tranh c. Hớt váng d. Co giãn
Câu 10: Công ty xe buýt giảm giá vé cho học sinh – sinh viên khi đi xe buýt. Đó là việc áp dụng chiến lược: a.Giá trọn gói b.Giá hai phần (+)c.Giá phân biệt d.Giá theo hình ảnh
Chương 8: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
Câu 1: Lưu thông hàng hóa là một chức năng của kênh phân phối, thực hiện việc:
a.Tạo ra và phổ biến các thông tin có tính thuyết phục về chào hàng.
b.Tìm kiếm và giao tiếp với những người sẽ mua hàng.
c.Đảm nhận các rủi ro liên quan đến hoạt động của kênh.
(+)d.Vận chuyển và lưu kho bảo quản hàng hóa.
Câu 2: Chức năng nào không phải là chức năng kênh phân phối: 15
a. Cổ động kích thích tiêu thụ
(+)b. Nghiên cứu sản phẩm và đối thủ cạnh tranh
c. Thích ứng và hoàn thiện sản phẩm
d. Thương lượng và đàm phán
Câu 3: Một doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, sau
đó các cửa hàng này bán sản phẩm này cho người tiêu dùng.Vậy doanh nghiệp tổ chức
thực hiện kênh phân phối: a. Kênh Trực tiếp (+)b. Kênh Cấp 1 c. Kênh Cấp 2 d. Kênh Cấp 3
Câu 4: Định nghĩa nào sau đây đúng với một nhà bán buôn trong kênh phân phối:
a.Là trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp
b.Là trung gian có quyển hành động hợp pháp thay cho nhà sản xuất
(+)c.Là trung gian bán hàng hóa và dịch vụ cho các trung gian khác
d.Là trung gian bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Câu 5: Doanh nghiệp bán sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng bán lẻ trên khắp
miền Bắc và mục tiêu của doanh nghiệp này là có nhiều điểm bán lẻ càng tốt. Phương
phức phân phối này được gọi là:
a.Phân phối có chọn lọc b.Phân phối rộng rãi
(+)c.Phân phối đặc quyền cho các cửa hàng bán lẻ
d.Phân phối theo kênh hai cấp
Câu 6: Trong quá trình thiết kế kênh phân phối, bước đầu tiên cần thực hiện là:
a.Đánh giá, lựa chọn các phương án
b.Xác định mục tiêu kênh và các ràng buộc
(+)c.Phân tích nhu cầu và dịch vụ khách hàng.
d. Xác định các phương án kênh.
Câu 7: Doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc phát triển kênh phân phối khi chú trọng vào chiến lược: a. Chiến lược đẩy 16 b. Chiến lược kéo
(+)c. Tăng cường mức độ bao phủ thị trường
d. Khác biệt hóa sản phẩm
Câu 8: Việc các nhà sản xuất hỗ trợ cho các nhà bán lẻ trong việc trưng bày hàng hóa và
tư vấn cho khách hàng là thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau đây:
a.Thiết lập các mối quan hệ b.San sẻ rủi ro c.Tài trợ
(+)d.Xúc tiến bán hàng
Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào nói không đúng về ngành bán lẻ:
a.Bán lẻ là việc bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng
b.Bán lẻ là một ngành lớn
(+)c.Người sản xuất và người bán buôn không thể trực tiếp bán lẻ.
d.Bán lẻ có thể được thực hiện thông qua các nhân viên bán hàng, qua thư bán hàng, qua
điện thoại và bán hàng tại nhà.
Câu 10: Một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếu:
a.Có số lượng nhiều các trung gian Marketing
b.Có số lượng nhiều các trung gian ở mỗi cấp độ kênh phân phối
(+)c.Có nhiều cấp độ trung gian trong kênh
d.Có nhiều thành phần trong kênh
Chương 9: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
Câu 1: Nguyên tắc AIDA dùng cho quảng cáo cần đáp ứng 4 thứ tự sau:
(+)a. Attention, Interest, Desire, Action.
b. Attention, Interest, Desire, Advertising .
c. Attention, Information, Desire, Action.
d. Attention, Information, Desire, Action
Câu 2 : Doanh nghiệp áp dụng chiến lược giảm giá đồng loạt nhằm tăng lượng bán ra.
Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện……
(+)a.Khuyến mãi tiêu thụ. b.Quảng cáo. 17 c.Bán hàng trực tiếp. d.Tuyên truyền.
Câu 3: Công việc nào không phải là mục tiêu của quảng cáo?
a.Thông tin cho thị trường biết về một loại sản phẩm mới.
b.Tạo sự nhận thức về sản phẩm.
(+)c.Giải thích hoạt động vận hành của sản phẩm .
d.Tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu.
Câu 4: Phương thức quảng cáo mới có tốc độ phát triển nhanh nhất (chỉ đứng sau
Internet), có hiệu quả cao nhất, chi phí rất thấp và thực sự có giá trị tại mọi thành phố, thị
trấn tại quốc gia của bạn. Đó là: a.Quảng cáo trên taxi
(+)b.Quảng cáo trên phim ảnh
c.Quảng cáo tại các siêu thị
d.Quảng cáo trên truyền hình cáp
Câu 5: Làm thế nào để khách hàng nhận biết được thương hiệu:
(+)a.Quảng bá thương hiệu b. Định giá thấp
c. Chính sách hậu mãi tốt
d. Đa dạng hóa sản phẩm.
Câu 6: Hoạt động nào không được xem là hoạt động của public relation ( PR):
a. Quan hệ với giới truyền thông (+)b. Khuyến mãi c.Tổ chức sự kiện d. Vận động hành lang
Câu 7: Truyền thông Marketing khó thành công nhất khi:
(+)a.Mã hóa thông tin nhưng không giải được
b.Người truyền tin và người nhận tin không trực tiếp nói chuyện với nhau.
c.Có nhiều nhiễu trong quá trình truyền tin
d.Người truyền tin và người nhận tin không có cùng mặt bằng nhận thức
Câu 8: Việc giới thiệu những tính năng ưu việt của một sản phẩm qua bao gói của sản
xuất đó được xem như là: 18 a.Quan hệ công chúng b.Bán hàng cá nhân c.Bán hàng qua bao gói (+)d.Quảng cáo
Câu 9: Bản chất của các hoạt động chiêu thị là:
a.Chiến lược tập trung nổ lực vào việc bán hàng b. Xúc tiến thương mại
(+)c.Truyền bá thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm đối với khách hàng d.Xúc tiến bán hàng.
Câu 10: Một thông điệp đề cập đến lợi ích tiêu dùng mà khách hàng sẽ nhận được khi
tiêu dùng một sản phẩm. Đó chính là sự hấp dẫn về: a.Cảm xúc
(+)b.Lợi ích kinh tế c.Tình cảm d.Đạo đức