Chế tài trong hợp đồng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo pháp luật Hoa Kỳ, một biện pháp khắc phục quan trọng trong vi phạm hợp đồng làbồi thường thiệt hại kỳ vọng (expectancy damages). Theo đó, bồi thường thiệt hại kỳvọng được đặt ra nhằm đảm bảo cho bên bị vi phạm vẫn đạt được những lợi ích tốt nhất,tương đương với những lợi ích mà lẽ ra họ sẽ nhận được do hợp đồng mang lại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 1. CHẾ TÀI TRONG HỢP ĐỒNG 1.1
LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (“REMEDIES”) -
Trong quan hệ dân sự, có nhiều loại chế tài do vi phạm hợp đồng được đưa ra với mục
đích bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm. -
Theo pháp luật Hoa Kỳ, một biện pháp khắc phục quan trọng trong vi phạm hợp đồng là
bồi thường thiệt hại kỳ vọng (expectancy damages). Theo đó, bồi thường thiệt hại kỳ
vọng được đặt ra nhằm đảm bảo cho bên bị vi phạm vẫn đạt được những lợi ích tốt nhất,
tương đương với những lợi ích mà lẽ ra họ sẽ nhận được do hợp đồng mang lại (Hillman, 2013, pp. 155).
Bên bị vi phạm sẽ được nhận khoản tiền tương đương với những gì mà họ đã kỳ vọng từ
hợp đồng. Điều này có nghĩa là bên bị vi phạm không nhận được khoản tiền ít hơn cũng
không thể nhiều hơn sự kỳ vọng của họ trong hợp đồng đã giao kết, mặc dù trên thực tế
bên bị vi phạm hiếm khi nhận được khoản tiền đủ và tương đương với những gì họ đã
mong đợi khi giao kết hợp đồng (Hillman, 2013, pp.156).
Ví dụ: Theo hợp đồng hợp pháp được giao kết giữa bên mua đàn piano là Alice và bên
bán là bạn, các bên thỏa thuận giá bán là 1200 đô la. Ở thời điểm đó, giá thị trường là
1400 đô la. Trong trường hợp bạn không giao hàng như đã thỏa thuận, điều này làm phát
sinh hậu quả pháp lý là bạn phải BTTH kỳ vọng cho Alice là 200 đô la (200 đô la là sự
chênh lệch giá giữa giá bán của bạn và giá thị trường). Như vậy, Alice có thể dùng số tiền
1200 đô la (khoản tiền Alice sẽ thanh toán cho bạn như đã thỏa thuận) và dùng thêm 200
đô la tiền BTTH để mua một chiếc đàn piano khác có giá 1400 đô la trên thị trường. Điều
này cho thấy thực tế Alice đã nhận được những lợi ích mà Alice kỳ vọng sẽ nhận được do
hợp đồng mang lại (Hillman, 2013, pp. 156).
Bên cạnh đó, một vấn đề khác có thể được đặt ra là liệu rằng luật hợp đồng có BTTH bao
gồm giá trị thời gian và những sự cố gắng của Alice trong việc tìm mua một chiếc piano
khác hay không. Hơn nữa, trong trường hợp Alice là giáo viên dạy piano và bị mất thu
nhập trong suốt thời gian Alice không có piano do bạn vi phạm hợp đồng thì theo luật
hợp đồng, Alice có được BTTH cho những tổn thất đó không? Pháp luật Hòa kỳ cho rằng
luật hợp đồng phải quy định việc BTTH bao gồm tất cả các thiệt hại mà Alice phải gánh
chịu để đảm bảo Alice vẫn được hưởng những lợi ích như thể bạn không vi phạm hợp
đồng (Hillman, 2013, pp. 156 – 157).
Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng lý do cho việc các chủ thể bị vi phạm nên được
nhận tiền BTTH kỳ vọng là bởi vì sự kỳ vọng của các bên trong hợp đồng được xem như
là biện pháp tốt nhất để khuyến khích các bên thực hiện hợp đồng, và điều này mang lại
lợi ích cho chính họ và xã hội. Trên cơ sở hợp đồng, các bên có thể sẽ nhận được lợi ích
từ việc thực hiện hợp đồng hoặc giá trị tương đương trong BTTH nếu hợp đồng không
được thực hiện (Hillman, 2013, pp. 156 – 157).
BTTH kỳ vọng bao gồm BTTH thông thường (general damages) và BTTH đặc biệt
(consequential damages/ special damages). o
Trách nhiệm BTTH thông thường phát sinh một cách bình thường từ một vi phạm,
điều này có nghĩa là trong những hoàn cảnh nói chung, bên bị vi phạm sẽ nhận
được tiền bồi thường thiệt hại (Hillman, 2013, pp. 164). Ví dụ: Căn cứ hợp đồng
được giao kết giữa bạn và Alice, bạn đồng ý bán đàn piano (giá trị thực là 800 đô
la) cho Alice với giá 1000 đô la, như vậy, bạn sẽ nhận 200 đô la là tiền BTTH nếu
Alice không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bởi vì lẽ ra bạn sẽ nhận được khoản lời
là 200 đô la từ hợp đồng nếu như Alice thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. 200 đô la
tiền BTTH bạn nhận được được xem là tiền BTTH thông thường (Hillman, 2013, pp. 164). o
Trách nhiệm BTTH đặc biệt phát sinh do hoàn cảnh đặc biệt của bên bị vi phạm.
Giả sử, bạn không giao piano cho Alice, vì thế, Alice yêu cầu bạn bồi thường thiệt
hại là 300 đô la trên cơ sở rằng Alice đã giao kết hợp đồng bán lại chiếc đàn đó
cho một người khác với giá 1300 đô la. Căn cứ quy định của luật hợp đồng, Alice
sẽ được bồi thường 300 đô la trong trường hợp này. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý
rằng, không phải tất cả những người mua đàn piano đều gánh chịu những tổn thất
tương tự Alice (ví dụ, một số khác mua piano để luyện tập chứ không phải để bản
lại). Do đó, 300 đô la này được xem là tiền BTTH đặc biệt (Hillman, 2013, pp. 165). -
Một biện pháp khắc phục khác được pháp luật đặt ra trong vi phạm hợp đồng là chế tài
bồi thường thiệt hại niềm tin (reliance damages). Chế tài này dẫn đến việc chủ thể bị vi
phạm vẫn được đảm bảo những lợi ích mà họ đã có vào thời điểm trước khi giao kết hợp
đồng. Chế tài này khác với chế tài BTTH kỳ vọng do chủ thể bị vi phạm không khắc
phục được giá trị của lời hứa đã bị phá vỡ. Trong một số trường hợp, Tòa án có thể quyết
định bên bị vi phạm nhận BTTH niềm tin thay vì nhận BTTH kỳ vọng (Hillman, 2013, pp. 190 – 191).
Một ví dụ thực tiễn về việc áp dụng biện pháp khắc phục này là vụ kiện giữa Sullivan và
O’Connor (Sullivan v. O’Connor). Bị đơn là bác sĩ, người hứa sẽ làm cho chiếc mũi của
bệnh nhân hoàn thiện hơn qua hai cuộc phẫu thuật. Sau đó, trên thực tế, bác sĩ đã thực
hiện ba cuộc phẫu thuật và mũi của bệnh nhân đã trở nên tệ hơn. Tòa án xét xử vụ kiện
trên đã xem xét liệu rằng bệnh nhân sẽ nhận BTTH niềm tin hay BTTH kỳ vọng do vi
phạm của bác sĩ. Cụ thể, BTTH niềm tin sẽ hoàn trả lại cho bệnh nhân những lợi ích mà
họ đã có trước khi cuộc phẫu thuật được thực hiện. Theo đó, bệnh nhân sẽ có thể nhận
được tiền BTTH bù đắp cho những nỗi đau và sự chịu đựng mà bệnh nhân đã trải qua
trong ba cuộc phẫu thuật và bù đắp cho chiếc mũi sửa bị thất bại. Bệnh nhân cũng có thể
nhận lại chi phí đã trả cho bác sĩ. Tất cả những tổn thất được bù đắp này là những tổn thất
mà bệnh nhân đã phải gánh chịu bởi vì đã tin tưởng vào lời hứa của bác sĩ về một chiếc
mũi đẹp hơn. Trong khi đó, BTTH kỳ vọng sẽ có thể bù đắp cho bệnh nhân những lợi ích
mà lẽ ra họ sẽ có được nếu bác sĩ thực hiện đúng như những gì đã hứa hẹn. Trong tình
huống trên, nếu bác sĩ thực hiện đúng lời hứa hẹn, bệnh nhận sẽ có được giá trị của một
chiếc mũi đẹp hơn. Như vậy, theo học thuyết BTTH kỳ vọng, bệnh nhân sẽ nhận được sự
khác biệt về giá trị giữa lợi ích mà bệnh nhân mong đợi và thiệt hại do sự vi phạm của
bác sĩ. Nhìn chung, có thể thấy, bệnh nhân có thể nhận được nhiều hơn từ học thuyết
BTTH kỳ vọng so với học thuyết BTTH niềm tin bởi vì bệnh nhân sẽ nhận được giá trị
của chiếc mũi đẹp hơn như đã hứa hẹn chứ không chỉ BTTH để đưa bệnh nhân trở về
nguyên trạng ban đầu như trước khi phẫu thuật (Hillman, 2013, pp. 194 - 195). -
Theo luật hợp đồng của Hoa Kỳ, các biện pháp khắc phục có bao gồm bồi thường thiệt
hại ước tính (liquidated damages). Điều khoản này do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
nhằm đưa ra số tiền bồi thường thiệt hại thỏa đáng do một bên vi phạm hợp đồng. BTTH
ước tính có thể tạo ra sự khích lệ cho các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng và đảm
bảo rằng bên bị vi phạm có thể được BTTH trong trường hợp khó chứng minh được thiệt
hại. Do đó, trong trường hợp hợp đồng không thể được thực hiện, các bên có thể tránh
được chi phí cho việc tính toán và chứng minh thiệt hại (Hillman, 2013, pp. 196).
Phạt vi phạm và BTTH ước tính tuy gần giống nhau nhưng khác biệt về mục đích. BTTH
ước tính là khoản tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm trong trường hợp
không thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, phạt vi phạm được đặt ra với mục đích đảm bảo
việc thực hiện hợp đồng (Mason v. Fakhimi) (Hillman, 2013, pp. 198).
Tuy nhiên, các điều khoản về bồi thường thiệt hại ước tính không phải lúc nào cũng có
thể thực thi. Nhìn chung, một điều khoản về BTTH ước tính không hợp lý sẽ dẫn đến bị
vô hiệu, nếu không có mối quan hệ thỏa đáng với phạm vi của thiệt hại thực tế (thiệt hại
thực tế này có thể đã được các bên dự kiến). Khi khoản tiền BTTH được xác định là
không tương xứng với thiệt hại thực tế đã dự kiến thì nó được xem như phạt vi phạm
(Atel Fin. Corp. v. Quaker Coal Co.) (Hillman, 2013, pp. 197).
Phần lớn các Tòa án áp dụng cả hai bài kiểm tra, bao gồm “sự dự đoán hợp lý về thiệt
hại” và “tính khó (hoặc không thể) xác định của thiệt hại đó”, để xem xét hiệu lực của
điều khoản BTTH ước tính trong hợp đồng (Hillman, 2013, pp. 196).
Ví dụ: Bạn ký hợp đồng bán đàn piano cho Alice với giá 1000 đô la (giá thị trường là
1200 đô la). Giả sử trong trường hợp này, Alice không phải giáo viên dạy piano và cũng
không gánh chịu bất kỳ thiệt hại đặc biệt nếu như bạn không thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Các bên thỏa thuận trong hợp đồng rằng bạn sẽ trả cho Alice 5000 đô la trong
trường hợp bạn không giao piano cho Alice. Tuy nhiên, chế tài BTTH ước tính được đưa
ra trong hợp đồng này là không thể thực thi. Có thể thấy khoản bồi thường 200 đô la cho
Alice (giá chênh lệch giữa giá thị trường và giá bán trong hợp đồng) là rất dễ để chứng
minh và khoản bồi thường 5000 đô la đã thỏa thuận trong hợp đồng dường như là một
công cụ buộc bạn phải thực hiện hợp đồng chứ không phải sự đánh giá hợp lý về thiệt hại
mà Alice phải gánh chịu (Hillman, 2013, pp. 196 – 197). -
Bên cạnh ba loại chế tài do vi phạm hợp đồng nêu trên, các biện pháp khắc phục được áp
dụng đối với chủ thể vi vi phạm hợp đồng còn bao gồm BTTH về tinh thần và BTTH
mang tính trừng phạt. o
Luật hợp đồng quy định điều kiện cho BTTH về tinh thần là một bên gánh chịu
tổn thất về tinh thần do sự vi phạm hợp đồng/thỏa thuận mang tính cá nhân. Điều
này có nghĩa là BTTH về tinh thần không được áp dụng trong trường hợp vi phạm
thỏa thuận trong các hợp đồng thương mại. Ví dụ, BTTH về tinh thần phát sinh từ
vi phạm hợp đồng liên quan đến dịch vụ chăm sóc người thân tại nhà, dịch vụ
tang lễ, không phát sinh từ vi phạm liên quan đến mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ như xây nhà, lưu trữ hàng hóa. Sự vi phạm hợp đồng này gây ra sự tổn
thương tinh thần chứ không phải là sự vi phạm gây ra thiệt hại về tài sản (Hillman, 2013, pp. 205). o
Chế tài BTTH mang tính trừng phạt không được áp dụng cho các trường hợp vi
phạm hợp đồng, kể cả vi phạm cố ý. Tòa án chỉ yêu cầu bên vi phạm BTTH mang
tính trừng phạt khi mà sự vi phạm đó cũng cấu thành một trách nhiệm dân sự độc
lập ngoài hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có một vài ngoại lệ, theo đó, chế tài này vẫn
có thể được áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Theo “Restatement of
Contracts” (phần 355), chế tài BTTH mang tính trừng phạt không áp dụng cho
các vi phạm hợp đồng trừ khi hành vi vi phạm hợp đồng đó cũng làm phát sinh
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (trách nhiệm mà chế tài BTTH mang tính
trừng phạt có thể áp dụng) (Hillman, 2013, pp. 206 - 207)
Trong một số trường hợp, bên bị vi phạm có thể được bảo vệ lợi ích của mình thông qua
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (specific performance) thay vì chế tài BTTH kỳ
vọng. Buộc thực hiện đúng hợp đồng còn được gọi là biện pháp khắc phục đặc biệt trong
luật hợp đồng. Đây là biện pháp khắc phục ít phổ biển hơn là BTTH bằng tiền (Hillman, 2013, pp. 208).
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là biện pháp khắc phục trên cơ sở phán quyết của
Tòa án yêu cầu bên vi phạm thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận với bên bị vi phạm (Hillman, 2013, pp. 07).
Ví dụ: Alice ký kết hợp đồng mua đàn piano của bạn. Trong trường hợp bạn không thực
hiện nghĩa vụ giao hàng, Tòa án sẽ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm
yêu cầu bạn phải giao đàn piano cho Alice như đã thỏa thuận, nếu không, Tòa án có thể
phạt tiền hoặc giam giữ bạn (Hillman, 2013, pp. 7).
Luật về hợp đồng cho rằng đất đai là đối tượng đặc biệt, vì thế Tòa án cần đặt ra yêu cầu
buộc thực hiện hợp đồng khi người bán không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Điều
này xuất phát từ quan điểm cho rằng BTTH bằng tiền là không đủ bởi vì người mua
không thể sử dụng tiền BTTH đó để mua tài sản khác có giá trị tương đương. Nếu người
bán là bạn vi phạm hợp đồng do đã bán tài sản là đối tượng của hợp đồng cho một bên
thứ ba độc lập thì rõ ràng là chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không thể đáp ứng
quyền lợi của bên mua. Theo luật hợp đồng, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không
thể được áp dụng. Do đó, trong trường hợp này, người bị thiệt hại (chủ thể mua trong
hợp đồng) sẽ có thể nhận được khoản tiền BTTH (là khoản chênh lệch giữa giá bán trong
hợp đồng và giá đã bán cho bên thứ ba độc lập) (Hillman, 2013, pp.210).
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng mua bán bất động sản
và hàng hóa đặc biệt. Phần 2-716 UCC quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng trong
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng có
thể được áp dụng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đặc biệt hoặc
trong một số hoàn cảnh thích hợp khác. Rõ ràng là, BTTH bằng tiền không thể bù đắp
cho bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi mà đối tượng của hợp đồng là hàng hóa quý hiếm, độc nhất.
Trong phần 2-716 UCC sửa đổi, UCC đã mở rộng thêm quyền đối với chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, theo đó, trong các hợp đồng không liên quan đến người tiêu dùng,
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng có thể được áp dụng nếu như các bên đồng ý áp
dụng chế tài này. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ còn lại duy nhất của bên vi phạm hợp đồng là
thanh toán tiền thì chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không được áp dụng (Hillman, 2013, pp. 211). -
Cùng với đó, bồi thường thiệt hại mang tính hoàn lại (restitution) cũng được áp dụng
trong quan hệ dân sự để buộc bên vi phạm trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm, trong
đó, khoản tiền này được tính dựa trên những lợi ích mà bên bị vi phạm đã mang lại cho
bên vi phạm (Hillman, 2013, pp. 7). 1.2
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1.2.1 KHÁI NIỆM
Khi người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ
trong hợp đồng thì bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện
pháp cưỡng chế để thực hiện nghĩa vụ.
1.2.2 NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.2.2.1 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ GIAO VẬT -
Vật đặc định: Người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật
đó, nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. -
Vật cùng loại: Người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật
cùng loại khác, nếu không có thì phải thanh toán giá trị của vật. -
Ngoài ra còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại.
1.2.2.2 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO KHÔNG THỰC HIỆN HOẶC KHÔNG ĐƯỢC
THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC -
Yêu cầu tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện
công việc và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. -
Khi bên có NV không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện thì có quyền yêu
cầu chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại. -
Các trường hợp miễn trừ: •
Nghĩa vụ không thể thực hiện được • Chi phí bất hợp lý •
Các nghĩa vụ có thể thay thế được. •
Việc buộc thực hiện có ảnh hưởng đến quyền nhân thân. •
Buộc thực hiện nghĩa vụ phải được đưa ra trong thời hạn hợp lý.
1.2.2.3 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO CHẬM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN -
TH bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương
ứng với thời gian chậm trả. -
Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận không được vượt quá
mức lãi suất theo quy định; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định PL.
1.2.2.4 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO CHẬM TIẾP NHẬN VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ -
Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có
nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát
sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
1.2.2.5 THAY ĐỔI BIỆN PHÁP XỬ LÝ -
Nếu bên bị thiệt hại, sau khi yêu cầu thực hiện hợp đồng mà bên kia vẫn không thực hiện
sau một khoảng thời gian hợp lý, thì bên bị thiệt hại có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác.
1.2.3 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM -
Do sự kiện bất khả kháng -
Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền -
Do thỏa thuận của các bên về việc miễn, giảm, hoặc loại trừ trách nhiệm (Điều khoản miễn trừ trách nhiệm) 1.3
CÁC CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.3.1 BUỘC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 1.3.1.1 KHÁI NIỆM -
Chế tài buộc thực hiện hợp đồng nằm ở nhiều điều khoản khác nhau trong BLDS 2015.
- Chế tài buộc thực hiện hợp đồng buộc các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết
mà mình chịu ràng buộc với bên kia. -
Buộc thực hiện đúng hợp đồng (buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ) là biện pháp khắc phục được
ghi nhận tại Điều 352 BLDS 2015.
- Tương tự như điều khoản buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định trong LTM 2005 (Điều 297), B LDS
2015 quy định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm. 1.3.1.2 ĐẶC ĐIỂM
- Đây là biện pháp khắc phục nhằm giúp các bên đạt được mục đích đặt ra khi xác lập hợp đồng.
- LTM sử dung cụm từ “buộc thực hiện đúng hợp đồng” nhưng trong BLDS thường nói
đến “trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”. Căn cứ duy nhất để áp dụng biện pháp này
là có hành vi vi phạm hợp đồng.
- Trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam, buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là biện
pháp được ưu tiên áp dụng (điều này được thể hiện thông qua các điều 424 - 426 BLDS 2005).
- Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng không thực hiện yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện
hợp đồng của bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền sửa chữa hành vi sai trái của
bên vi phạm thông qua việc tự mua hàng hóa hoặc nhận cung ứng dịch vụ của người khác
theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng (Khoản 1 Điều 358 BLDS 2015).
Trong trường hợp này, bên vi phạm có trách nhiệm bù chênh lệch giá hoặc bên bị vi
phạm có thể tự sửa chữa khiếm khuyết của hàng hóa, dịch vụ và yêu cầu bên vi phạm
phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
- Đối với các hợp đồng liên quan đến vật đặc đinh như đồ cổ, tranh ảnh cũ không có vật
thay thế, hay những hợp đồng mua bán đất, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc
bên vi phạm thực hiện hợp đồng (Khoản 1 Điều 356 BLDS 2015). Với quy định này, khi
A có nghĩa vụ giao cho B một vật đặc định nhưng A không giao như đã thỏa thuận thì B
có quyền yêu cầu A tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng bằng các giao đúng vật đó. Đây là
trường hợp ngoại lệ khi mà việc dùng tiền để đền bù thiệt hại cho người bị vi phạm là
không hợp lý (Phạm Duy Nghĩa, 2000, Tìm hiểu Luật thương mại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, pp. 109).
- Đối với quy định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền có thể áp dụng
mà không cần chứng minh thiệt hại vì đây chỉ là một hệ quả của hiệu lực ràng buộc thực
hiện hợp đồng hợp pháp.
- Biện pháp buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ có thể được áp dụng kết hợp với biện pháp BTTH.
- Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ là hệ quả thông thường của nguyên tắc được nêu
tại Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015, trong đó, “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải
được chủ thể khác tôn trọng”.
- Khi áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng thì toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng được
coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Do vậy, các bên trong quan hệ hợp đồng
không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận
về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
1.3.2 PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1.3.2.1 KHÁI NIỆM
Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm (Điều 418 BLDS) 1.3.2.2 ĐẶC ĐIỂM -
Tiền phạt sẽ được trả cho bên bị vi phạm. Việc trả tiền phạt độc lập với việc đòi bồi thường thiệt hại. -
Nếu không có thỏa thuận việc bồi thường mà chỉ thỏa thuận phạt vi phạm thì bên vi
phạm chỉ bị buộc phải chịu phạt vi phạm. -
Nếu có thỏa thuận vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường, thì bên vi phạm phạt chịu cả 2 trách nhiệm.
1.3.2.3 MỨC PHẠT VI PHẠM
1.3.2.4 ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHẠT VI PHẠM
Có thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng
Có hành vi vi phạm hợp đồng 1.3.2.5 NỘI DUNG
Không căn cứ vào thiệt hại thực tế Do các bên thoả thuận
1.3.2.6 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Không thoả thuận việc bồi thường mà chỉ thoả thuận phạt vi phạm thì bên vi phạm
chỉ bị buộc phải chịu phạt vi phạm
Có thoả thuận vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thì bên vi phạm phải gánh chịu
đồng thời cả hai trách nhiệm: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (Điều 418 BLDS)
1.3.2.7 KHOẢN TIỀN BỒI THƯỜNG ĐƯỢC ẤN ĐỊNH TRƯỚC CHO VIỆC VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Các bên có thể thỏa thuận trước về khoản tiền phải trả khi không muốn hay không
thể thực hiện hợp đồng (bồi thường thiệt hại hoặc tiền phạt vi phạm)
Bồi thường thiệt hại ấn định khác so với phạt vi phạm. Ấn định thiệt hại là thỏa
thuận, theo đó nếu một bên không thực hiện sẽ phải thanh toán một khoản tiền cho
bên bị thiệt hại như là việc vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu đòi
chi trả số tiền đã được thỏa thuận, cho dù thiệt hại thực tế xảy ra như thế nào.
Khác với phạt vi phạm, số tiền bồi thường thiệt hại thỏa thuận có thể giảm theo mức độ thiệt hại.
Các dạng của các điều khoản phạt vi phạm/ bồi thường ấn định khác với điều khoản
tịch thu và những điều khoản tương tự khác, theo đó cho phép một bên rút lui khỏi
hợp đồng bằng cách trả một khoản tiền hay chịu mất khoản tiền đặt cọc.
Mặt khác, một điều khoản quy định bên bị thiệt hại có thể giữ lại số tiền bên kia đã
trả như một phần của giá thanh toán./.
1.3.3 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1.3.3.1 KHÁI NIỆM
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành
vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại nên phải bồi thường thiệt hại đã gây ra
cho phía bên kia tương ứng với mức độ lỗi của mình.
1.3.3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG •
Giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có quan hệ hợp đồng hợp pháp. •
Nội dung của trách nhiệm phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. •
Lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ giới hạn trong phạm vi những thiệt hại thực tế •
Thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không đương nhiên làm
chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên.
1.3.3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG Có thiệt hại xảy ra
Hành vi vi phạm hợp đồng Mối quan hệ nhân quả
1.3.3.4 CÓ THIỆT HẠI XẢY RA
Thiệt hại là những tổn thất gây ra cho một bên, do việc vi phạm hợp đồng của bên kia.
Tổn thất này bao gồm: những tổn thất phải gánh chịu và những lợi ích đáng lẽ phải
có từ việc thực hiện hợp đồng, những chi phí tổn thất mà bên vi phạm tránh được. (lợi ích vật chất)
Thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi
phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế,
khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Thiệt hại tinh thần là những tổn thất về tinh thần mà bên có quyền phải gánh chịu
do bên có nghĩa vụ đã có hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của bên có quyền.
Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại bên bị thiệt hại đã phải gánh chịu.
Thiệt hại gián tiếp là những lợi nhuận mà họ bị mất do việc vi phạm thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Bồi thường thiệt hại toàn bộ; thiệt hại vật chất phải có tính chắc chắn; phạm vi thiệt hại;
tính thiệt hại sau khi bên bị thiệt hại đã làm những giao dịch thay thế; giá thị trường.
1.3.3.5 HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng Lưu ý:
Bên vi phạm không nhất thiêt phải là bên có lỗi (ý thức chủ quan của bên gây ra thiệt hại)
Đối với những loại nghĩa vụ không gắn với thành quả mà gắn với sự nỗ lực của bên
có nghĩa vụ thì thái độ của bên có nghĩa vụ, sự cẩn trọng và cần mẫn của các bên
đóng vai trò quan trọng (Hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền hay hợp đồng gia công).
1.3.3.6 QUAN HỆ NHÂN QUẢ
Quan hệ nhân-quả là mối quan hệ nội tại tất yếu giữa các sự kiện, hiện tượng nối
tiếp nhau trong một không gian và trong một khoảng thời gian xác định.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
Hành vi vi phạm HĐ phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra.
1.3.3.7 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Tiền bồi thường thiệt hại được trả một lần hay từng phần tùy theo thỏa thuận.
Có thể thanh toán một lần (trọn gói) hay thanh toán nhiều lần tùy thuộc vào bản
chất của thiệt hại đó, như trong trường hợp thiệt hại còn tiếp diễn (VD: Hợp đồng lao động)