Chiếm đường họp chợ trái phép- tiềm ẩn nhiều nguy hiểm | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cấm cứ cấm, bán là việc mình! Dân biết, nhưng vẫn… tặc lưỡi cho qua. Cơ quan chức năng ở đâu? Luật xử lí ra sao? Khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Báo in 8 tài liệu

Thông tin:
6 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chiếm đường họp chợ trái phép- tiềm ẩn nhiều nguy hiểm | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cấm cứ cấm, bán là việc mình! Dân biết, nhưng vẫn… tặc lưỡi cho qua. Cơ quan chức năng ở đâu? Luật xử lí ra sao? Khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

44 22 lượt tải Tải xuống
Chiếm đường họp chợ trái phép- tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Ảnh: Quỳnh Trang
Dù đã nhiều lần ra quân, xử lý dẹp chợ dân sinh trái quy định tại phố
Nguyễn Trác thuộc địa bàn phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) nhưng chỉ được
một thời gian ngắn, người dân lại tụ tập trên vỉa hè, thậm chí tràn ra lòng đường
để buôn bán bất chấp việc gây ùn tắc và nguy cơ tai nạn giao thông.
Phố Nguyễn Trác, đoạn gần ngã tư giao giữa đường Tố Hữu và Lê Trọng
Tấn là nơi có lượng phương tiện giao thông đi lại đông đúc, nhất là giờ tan tầm.
Nắm bắt được nhu cầu mua đồ phục vụ cho bữa tối của nhiều người, cứ tầm 3 giờ
chiều, các tiểu thương và người dân xung quanh lại thi nhau bày biện ra khu vực
này đủ loại mặt hàng: rau, thịt, cá,… có khi là cả gấu bông, giày dép. Mặc dù biển
“Cấm họp chợ” đã được chính quyền in và dựng ngay ngắn thế nhưng gần như là
không có tác dụng. Người dựng cứ dựng, còn người bán và người mua vẫn cứ vô
tư trao đổi hàng hóa, thậm chí ngồi ngay dưới biển cấm, tràn cả ra lòng đường gây
mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Điều đáng nói, thực trạng này đã diễn ra
gần 5 năm nay khiến cho nhiều người đi đường bức xúc vì nhiều lần va phải các
vật cản và suýt bị ngã thế nhưng cứ mỗi lần quản lí trật tự đi dẹp thì chỉ ngay hôm
sau, đâu vẫn lại hoàn đó.
Thản nhiên “rung chân” họp chợ ngay dưới biển cấm
Cấm cứ cấm, bán là việc mình!
Vì biết mình lấn chiếm, vi phạm các quy định của pháp luật nên những
người bán hàng ở đây luôn cảnh giác. Mỗi khi lực lượng chức năng đi tuần tra, dẹp
đường thì từ xa, các tiểu thương đã toán loạn hô hoán báo cho nhau. “ Khi nào thấy
công an thì mình chạy lên trên kia, người ta đi qua mình lại bày ra thôi ”- một
người chuyên bán hoa quả tại khu vực này cho biết. Cứ thế, mỗi khi có tiếng loa
nhắc nhở, cảnh cáo, khung cảnh lại trở nên vô cùng hỗn loạn: người cố gắng đẩy
xe thật nhanh để tháo chạy, người thì giấu hàng vào trong bụi cây,.. khiến lực
lượng chức năng vô cùng khó khăn trong việc kiểm soát.
Dân biết, nhưng vẫn… tặc lưỡi cho qua
Dù hàng ngày phải trở về nhà qua đoạn đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, biết là
không tốt nhưng nhiều người dân khi được hỏi vẫn chọn mua hàng tại khu chợ trái
phép này thay vì trong siêu thị. Cô Phương (CT8A- Parkview, Dương Nội) cho
biết: “ Cô thường xuyên mua ở đây, rất là tiện … với căn bản là giá cả, ra đây
người ta bán rẻ hơn, siêu thị chắc chắn là đắt hơn rồi…”. Trái lại, anh Tuấn- một
người dân sống ngay gần đó thì tỏ rõ thái độ là không thích khi được hỏi, muốn
dẹp bỏ khu chợ trái phép nhưng ít nhiều vẫn ra đây mua trong trường hợp bất khả
kháng vì trong siêu thị không phải lúc nào cũng có đầy đủ, đa dạng các mặt hàng
mà mình cần.
Chiếm dụng gần 1/2 lòng đường để họp chợ trái phép vào giờ cao điểm
Cơ quan chức năng ở đâu?
Việc một khu chợ dân sinh hoạt động trái phép lộ thiên đã diễn ra từ rất lâu. Song
không hiểu vì lý do gì, tới thời điểm hiện tại những vi phạm trên vẫn chưa được xử
lý dứt điểm? Sau khi phóng viên ghi nhận và phản ánh thực trạng lên cơ quan chức
năng đã nhân được câu trả lời từ ông N.V Đông ( Cảnh sát khu vực): “ Chúng tôi
đã nhận được nhiều phản ánh từ người dân và cũng tăng cường mức độ tuần tra,
cảnh cáo. Đồng thời cũng đã xử phạt một vài chủ hàng. Tuy nhiên để thực trạng
này có thể chấm dứt hoàn toàn cũng phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của người
dân”
Luật xử lí ra sao?
Việc người dân ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ tiềm ẩn rất
nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông. Về mức độ xử phạt trong trường hợp này, luật
sư Phạm Thế ( văn phòng luật sư Hà Trọng Đại) cho biết:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, lòng đường và
hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Việc sử dụng lòng đường, lề
đường, hè phố trái phép được nhấn mạnh là hành vi bị cấm tại Điều 8 Luật này.
Mức phạt hành chính
Khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt hành
chính đối với các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau:
Đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh
doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết
bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc
thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể
phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000
đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, trong quá trình buôn bán nếu đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy
định thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng, tổ chức bị phạt từ 02 - 04
triệu đồng.
Nếu chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe thì bị phạt
tiền như sau:
Chiếm dụng từ 05 m2 đến dưới 10 m2: Phạt từ 04 - 06 triệu đồng đối với cá nhân,
08 - 12 triệu đồng với tổ chức.
Chiếm dụng từ 10 m2 đến dưới 20 m2: Phạt từ 06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân,
12 - 16 triệu đồng với tổ chức.
Chiếm dụng từ trên 20m2: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với cá nhân, 20 - 30 triệu
đồng với tổ chức.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào từng hành vi cụ thể.
Ví dụ như thu dọn rác, chất phế thải, vật tư, phương tiện, vật liệu, hàng hóa, máy
móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do việc vi phạm hành chính gây ra...
Thân Quỳnh Trang
| 1/6

Preview text:

Chiếm đường họp chợ trái phép- tiềm ẩn nhiều nguy hiểm Ảnh: Quỳnh Trang
Dù đã nhiều lần ra quân, xử lý dẹp chợ dân sinh trái quy định tại phố
Nguyễn Trác thuộc địa bàn phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) nhưng chỉ được
một thời gian ngắn, người dân lại tụ tập trên vỉa hè, thậm chí tràn ra lòng đường
để buôn bán bất chấp việc gây ùn tắc và nguy cơ tai nạn giao thông.
Phố Nguyễn Trác, đoạn gần ngã tư giao giữa đường Tố Hữu và Lê Trọng
Tấn là nơi có lượng phương tiện giao thông đi lại đông đúc, nhất là giờ tan tầm.
Nắm bắt được nhu cầu mua đồ phục vụ cho bữa tối của nhiều người, cứ tầm 3 giờ
chiều, các tiểu thương và người dân xung quanh lại thi nhau bày biện ra khu vực
này đủ loại mặt hàng: rau, thịt, cá,… có khi là cả gấu bông, giày dép. Mặc dù biển
“Cấm họp chợ” đã được chính quyền in và dựng ngay ngắn thế nhưng gần như là
không có tác dụng. Người dựng cứ dựng, còn người bán và người mua vẫn cứ vô
tư trao đổi hàng hóa, thậm chí ngồi ngay dưới biển cấm, tràn cả ra lòng đường gây
mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Điều đáng nói, thực trạng này đã diễn ra
gần 5 năm nay khiến cho nhiều người đi đường bức xúc vì nhiều lần va phải các
vật cản và suýt bị ngã thế nhưng cứ mỗi lần quản lí trật tự đi dẹp thì chỉ ngay hôm
sau, đâu vẫn lại hoàn đó.
Thản nhiên “rung chân” họp chợ ngay dưới biển cấm
Cấm cứ cấm, bán là việc mình!
Vì biết mình lấn chiếm, vi phạm các quy định của pháp luật nên những
người bán hàng ở đây luôn cảnh giác. Mỗi khi lực lượng chức năng đi tuần tra, dẹp
đường thì từ xa, các tiểu thương đã toán loạn hô hoán báo cho nhau. “ Khi nào thấy
công an thì mình chạy lên trên kia, người ta đi qua mình lại bày ra thôi ”- một
người chuyên bán hoa quả tại khu vực này cho biết. Cứ thế, mỗi khi có tiếng loa
nhắc nhở, cảnh cáo, khung cảnh lại trở nên vô cùng hỗn loạn: người cố gắng đẩy
xe thật nhanh để tháo chạy, người thì giấu hàng vào trong bụi cây,.. khiến lực
lượng chức năng vô cùng khó khăn trong việc kiểm soát.
Dân biết, nhưng vẫn… tặc lưỡi cho qua
Dù hàng ngày phải trở về nhà qua đoạn đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, biết là
không tốt nhưng nhiều người dân khi được hỏi vẫn chọn mua hàng tại khu chợ trái
phép này thay vì trong siêu thị. Cô Phương (CT8A- Parkview, Dương Nội) cho
biết: “ Cô thường xuyên mua ở đây, rất là tiện … với căn bản là giá cả, ra đây
người ta bán rẻ hơn, siêu thị chắc chắn là đắt hơn rồi…”. Trái lại, anh Tuấn- một
người dân sống ngay gần đó thì tỏ rõ thái độ là không thích khi được hỏi, muốn
dẹp bỏ khu chợ trái phép nhưng ít nhiều vẫn ra đây mua trong trường hợp bất khả
kháng vì trong siêu thị không phải lúc nào cũng có đầy đủ, đa dạng các mặt hàng mà mình cần.
Chiếm dụng gần 1/2 lòng đường để họp chợ trái phép vào giờ cao điểm
Cơ quan chức năng ở đâu?
Việc một khu chợ dân sinh hoạt động trái phép lộ thiên đã diễn ra từ rất lâu. Song
không hiểu vì lý do gì, tới thời điểm hiện tại những vi phạm trên vẫn chưa được xử
lý dứt điểm? Sau khi phóng viên ghi nhận và phản ánh thực trạng lên cơ quan chức
năng đã nhân được câu trả lời từ ông N.V Đông ( Cảnh sát khu vực): “ Chúng tôi
đã nhận được nhiều phản ánh từ người dân và cũng tăng cường mức độ tuần tra,
cảnh cáo. Đồng thời cũng đã xử phạt một vài chủ hàng. Tuy nhiên để thực trạng
này có thể chấm dứt hoàn toàn cũng phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của người dân”
Luật xử lí ra sao?
Việc người dân ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ tiềm ẩn rất
nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông. Về mức độ xử phạt trong trường hợp này, luật
sư Phạm Thế ( văn phòng luật sư Hà Trọng Đại) cho biết:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, lòng đường và
hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Việc sử dụng lòng đường, lề
đường, hè phố trái phép được nhấn mạnh là hành vi bị cấm tại Điều 8 Luật này.
Mức phạt hành chính
Khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt hành
chính đối với các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau:
Đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh
doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết
bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc
thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể
phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000
đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, trong quá trình buôn bán nếu đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy
định thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng, tổ chức bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng.
Nếu chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe thì bị phạt tiền như sau:
Chiếm dụng từ 05 m2 đến dưới 10 m2: Phạt từ 04 - 06 triệu đồng đối với cá nhân,
08 - 12 triệu đồng với tổ chức.
Chiếm dụng từ 10 m2 đến dưới 20 m2: Phạt từ 06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân,
12 - 16 triệu đồng với tổ chức.
Chiếm dụng từ trên 20m2: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với cá nhân, 20 - 30 triệu đồng với tổ chức.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào từng hành vi cụ thể.
Ví dụ như thu dọn rác, chất phế thải, vật tư, phương tiện, vật liệu, hàng hóa, máy
móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do việc vi phạm hành chính gây ra... Thân Quỳnh Trang