-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chính sách chính trị của thực dân Pháp?
Chính sách chính trị của thực dân Pháp?
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (LSD012) 2 tài liệu
Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội 120 tài liệu
Chính sách chính trị của thực dân Pháp?
Chính sách chính trị của thực dân Pháp?
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (LSD012) 2 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội 120 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Preview text:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, bộ máy chính trị nhà Nguyễn đã mang nặng tính chất quan
liêu, độc đoán và sâu mọt. Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ
với một chế độ chính trị lạc hậu, mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua. Vua được coi là
“con trời”, “thay trời" trị dân; quyền hành nhà vua được coi là “thần khí” thiêng liêng, vô hạn.
Nhà vua trong thực tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền phung phí tài sản quốc gia
trên xương máu của nhân dân. Còn quan lại trong triều và ở các địa phương hầu hết là bọn hú bại;
chính trị thì bảo thủ; kinh tế thì tham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao, tự đại,
xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, đến quan khi súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng
tỉnh giấc. Có thể nói triều đình phong kiến lúc này đã thối nát. Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm
lược Việt Nam. Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patonot, từ đó Pháp thiết lập
sự thống trị ở toàn Việt Nam với các chính sách về chính trị:
Chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
Với mục đích dễ dàng hơn trong việc cai trị, thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành ba xứ với ba
chế độ cai trị khác nhau, mỗi xứ do một viên thống sứ người Pháp đứng đầu. Nam Kỳ là xứ trực
thuộc, là đất thuốc địa hoàn toàn do Pháp nắm; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại
chính quyền phong kiến về hình thức
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
Dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ chính là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh do người Pháp trực tiếp
cai quản. Và dưới bộ máy chính quyền cấp tỉnh là Bộ máy chính quyền cấp phủ – huyện – châu – làng – xã.
Nói chung, bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối để tăng
cường kìm kẹp, áp bức, bóc lột để tiến hành khai thác Việt Nam và làm giàu cho tư bản Pháp.
Tước bỏ quyền lực của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn: Thực dân Pháp đã tước
đoạt quyền lực bên trong và bên ngoài của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, biến nhà Nguyễn thành bù nhìn.
Thành lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp: Thực dân Pháp đã thành lập bộ máy cai trị
của mình ở Việt Nam, bao gồm: *
Chính quyền trung ương: Thống sứ, Hội đồng thống sứ, các bộ, Nha, Ty. *
Chính quyền địa phương: Tuần phủ, phủ doãn, tỉnh trưởng, quận trưởng, tổng đốc, phó
tổng đốc, huyện trưởng, lý trưởng.
Nắm độc quyền về quân đội: Thực dân Pháp nắm độc quyền về quân sự và thành lập quân
đội bản địa để phục vụ cho mục đích cai trị của mình.
Nâng cao vai trò của giáo dục Pháp: Thực dân Pháp thành lập các trường học theo chương
trình của Pháp nhằm đào tạo ra một bộ phận người Việt phục vụ cho chính quyền thuộc địa.
Ngoài những chính sách trên, thực dân Pháp sử dụng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ
tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối, thi hành trực tiếp ở Đông
Dương; thực hiện chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; triệt để lợi dụng bộ máy địa cường hào,
địa chủ ở nông thôn vào việc củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của Pháp.
Những chính sách cai trị về chính trị của thực dân Pháp đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
đối với đất nước ta, làm suy yếu thể chế chính trị phong kiến, khiến nhân dân ta bị áp bức,
bóc lột nặng nề, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp.