-
Thông tin
-
Quiz
Chính sách tài chính phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam | Tiểu luận chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế và xã hội. Với hơn 70% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ngành nông nghiệp không chỉ cung cấp nguồn thu nhập mà còn là nền tảng quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Chính sách tài chính phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam | Tiểu luận chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế và xã hội. Với hơn 70% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ngành nông nghiệp không chỉ cung cấp nguồn thu nhập mà còn là nền tảng quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO C
HÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC TIỂU LUẬN
MÔN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Đề tài: Chính sách tài chính phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Giảng viên hƣớng dẫn: Vƣơng Đoàn Đức Họ v
à tên: Nguyễn Thị Hiền Anh
Lớp: Chính sách công K40 Msv: 2055360005
HÀ NỘI – 2023 1 MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................ 4
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ...................................................................... 4
1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững: ....................................................................... 4
1.2. Vai trò của chính sách tài chính đối với sự phát triển của nông nghiệp bền
vững: .......................................................................................................................... 5
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM ................................................................... 7
2.1. Những kết quả đạt đƣợc: ..................................................................................... 7
2.2. Một số khó khăn và hạn chế: ............................................................................13
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ....................................................................16
KẾT LUẬN :.............................................................................................................20 2 MỞ ĐẦU
Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế và xã hội.
Với hơn 70% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ngành
nông nghiệp không chỉ cung cấp nguồn thu nhập mà còn là nền tảng quan trọng
của nền kinh tế quốc gia.
Chính sách tài chính thông minh có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững
trong ngành nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận
vốn, công nghệ và thị trƣờng. Điều này không chỉ giúp tăng cƣờng năng suất và
chất lƣợng sản phẩm mà còn giúp giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trƣờng.
Bên cạnh đó, chính sách này còn góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên tự
nhiên và môi trƣờng sống thông qua việc khuyến khích sử dụng phƣơng pháp canh
tác bền vững và các nguồn năng lƣợng tái tạo. Qua đó, ngành nông nghiệp không
chỉ phát triển mạnh mẽ mà còn góp phần vào việc giảm biến đổi khí hậu và tăng
cƣờng an ninh lƣơng thực cho đất nƣớc.
Ngoài ra, chính sách này còn tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển của
các doanh nghiệp nông nghiệp, khuyến khích họ tham gia vào các ngành công
nghiệp nông nghiệp sạch và hữu cơ. Điều này không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh
mới mà còn tăng cƣờng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.
Vì vậy, em xin chọn đề tài “Chính sách tài chính phát triển nông nghiệp bền
vững tại Việt Nam” làm đề tài cuối kỳ. Để phân tích và cũng nhƣ làm rõ hơn các
vấn đề về về phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 3 NỘI DUNG
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững:
Khái niệm về phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 1980 trong bản
“Chiến lƣợc bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên (IUCN) đƣa ra. Năm 1987, trong Báo cáo Brundland, Ủy ban
Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc đƣa ra định nghĩa:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn thƣơng đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai đáp ứng các nhu cầu của
họ”. Đây cũng là định nghĩa về phát triển bền vững đƣợc sử dụng phổ biến. Tại
Hội nghị về môi trƣờng toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về phát triển bền
vững đƣợc các nhà khoa học bổ sung nhƣ sau: “Phát triển bền vững đƣợc hình
thành trong sự hòa nhập, đan xen và thỏa hiệp của 3 hệ thống tƣơng tác là hệ kinh
tế, hệ xã hội và hệ môi trƣờng”. Theo quan điểm này, phát triển bền vững là sự
tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên.
Nhƣ vậy, phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ
tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, giải quyết
các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng (BVMT). Phát triển bền vững bao gồm 4
nội dung chính: Tăng trƣởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội; BVMT và tôn
trọng các quyền con ngƣời. Khái niệm phát triển bền vững đƣợc xây dựng trên một
nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài ngƣời - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ. 4
Một cấu phần của phát triển bền vững là phát triển nông nghiệp bền vững -
đang là mối quan tâm toàn cầu khi thế giới đối mặt với thách thức về an ninh lƣơng
thực trong bối cảnh dân số đƣợc dự báo vƣợt 9,8 tỷ ngƣời vào năm 20501, trong
khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ rệt. Theo xu hƣớng chung trên
thế giới, các chủ trƣơng và biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cần
hƣớng đến ba mục tiêu chính:
- Phát triển bền vững về kinh tế
- Phát triển bền vững về xã hội
- Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trƣờng.
Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) cho rằng, để tạo điều kiện
cho phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững (SARD), chính sách nông
nghiệp, chính sách môi trƣờng và chính sách kinh tế vĩ mô cần có sự điều chỉnh
căn bản ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
1.2. Vai trò của chính sách tài chính đối với sự phát triển của nông nghiệp bền vững:
Trong các biện pháp điều tiết vĩ mô nền kinh tế nói chung và khuyến khích
sự phát triển của nông nghiệp sạch nói riêng thì chính sách tài chính (chính sách
thuế, phí; chính sách chi ngân sách; chính sách tín dụng…) là một trong những
công cụ rất hữu hiệu, có vai trò định hƣớng và điều tiết sự phát triển của lĩnh vực
nông nghiệp phù hợp với yêu cầu và định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc trong từng giai đoạn.
Chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc huy động số thu cho
ngân sách nhà nƣớc (NSNN) và điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Đối với phát triển nông 5
nghiệp bền vững, thuế tác động đến mối quan hệ cung - cầu các mặt hàng nông
nghiệp sạch; góp phần thúc đẩy tích tụ đất, phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện
đại; khuyến khích việc ứng dụng khoa học và công nghệ, thu hút vốn đầu tƣ vào
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; thu hút nguồn nhân lực
chất lƣợng cao hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chính sách chi ngân sách góp phần phát triển cơ sở hạ tầng cho nông
nghiệp; đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững; hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục
vụ phát triển nông nghiệp và khắc phục khó khăn cho nông nghiệp.
Chính sách tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho
phát triển nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy cơ sở sản xuất nông nghiệp bền vững sử
dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả. 6
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Những kết quả đạt đƣợc:
Mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nông nghiệp Việt
Nam vẫn đạt đƣợc những kết quả nổi bật, tiếp tục phát triển khá toàn diện trên cả
ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Hệ thống thể chế, chính sách về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục đƣợc đổi mới, phù hợp và hiệu quả hơn, kịp
thời bổ sung nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực then chốt của ngành nông
nghiệp. Chính sách tín dụng, thuế hƣớng tới đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công
nghệ cao với nhiều ƣu đãi cho nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển thủy sản;
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói
giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp, đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp… Đây chính là đòn
bẩy quan trọng tạo ra những chuyển biến cho toàn ngành nông nghiệp nói chung và
là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong thời gian tới.
Hiện nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút hơn 32% số lao
động trong cả nƣớc, tạo ra hơn 14,8% GDP và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 41 tỷ
USD2. Đặc biệt, tính bền vững của nông nghiệp Việt Nam đƣợc thể hiện rõ qua kết
quả về môi trƣờng nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc đƣợc cải thiện. Việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt có xu hƣớng giảm những
tác động xấu tới môi trƣờng. Tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật sinh học đƣợc sử dụng có
xu hƣớng tăng, từ khoảng 10% năm 2012 lên 20% năm 2020. Tỷ lệ phân bón hữu
cơ đƣợc sử dụng cũng có xu hƣớng tăng, năm 2020 đạt khoảng 26,3%. Trong chăn
nuôi, chất lƣợng thức ăn chăn nuôi và thủy sản đƣợc kiểm soát khá tốt. Việc sử
dụng chất cấm đƣợc xử lý nghiêm. Các cơ sở chăn nuôi ngày càng quan tâm tới
hoạt động xử lý môi trƣờng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, hằng năm cả nƣớc trồng 7
mới trên 200 ngàn hécta rừng và khoảng 50 triệu cây phân tán, diện tích rừng tự
nhiên đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt; tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 40,7% (năm 2012) lên
41,85% (năm 2019) và 42% (năm 2020), đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm đề ra (42%).
*Chính sách thuế, phí:
Trong thời gian qua, pháp luật về thuế đã đƣợc sửa đổi, bổ sung để phù hợp
với điều kiện thực tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ phát triển sản xuất, trong
đó chú trọng thu hút đầu tƣ vào một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tƣ, địa bàn
khuyến khích đầu tƣ (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao). Đặc
biệt, pháp luật về thuế đã quy định ƣu đãi ở mức cao nhất đối với lĩnh vực nông
nghiệp nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh
nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của ngƣời nông dân. Trong chuỗi sản
xuất nông nghiệp, chính sách thuế có vai trò quan trọng, tác động đến hầu hết các
khâu, từ quá trình sản xuất các nguyên liệu, giống cây trồng và yếu tố đầu vào, đến
sản xuất và tổ chức khâu phân phối sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng trong và ngoài
nƣớc, cũng nhƣ đào tạo nguồn nhân lực. Các chính sách thuế giá trị gia tăng
(GTGT), thuế sử dụng đất, thuế xuất - nhập khẩu, thuế BVMT, thuế tài nguyên,
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã và đang
tác động đến việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Đặc biệt, Luật BVMT hiện hành quy định việc đánh thuế vào một số sản
phẩm mà quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lƣu trữ và tiêu dùng có những
tác hại nhất định đến môi trƣờng sinh thái. Trong đó, có một số sản phẩm liên quan
đến sản xuất nông nghiệp nhƣ thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ
mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử 8
dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Việc đánh thuế BVMT vào
một số sản phẩm này đã thể hiện mục tiêu nhằm BVMT sinh thái, góp phần thay
đổi nhận thức của con ngƣời trong việc sử dụng các loại hóa chất vào sản xuất
nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang phát triển nông
nghiệp sạch trong phát triển kinh tế bền vững theo xu hƣớng của thế giới.
Bảng 1. Các hình thức ƣu đãi thuế, phí hiện hành của Việt Nam đối với nông nghiệp Loại hình Hình thức ƣu đãi
Thuế GTGT Sản phẩm nông nghiệp chƣa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế của tổ
chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; một
số hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào thuộc diện không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm nông nghiệp chƣa qua chế biến ở khâu kinh doanh thƣơng
mại trừ gỗ và măng; một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào hƣởng
mức thuế suất ƣu đãi 5%.
Thuế TNDN Miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản của tổ chức đƣợc thành lập theo Luật Hợp tác xã...
Áp dụng mức thuế suất ƣu đãi 10%; 10% trong thời gian 15 năm;
15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nông nghiệp.
Áp dụng mức thuế suất ƣu đãi 10% trong thời gian 15 năm, miễn
thuế tối đa không quá 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa
không quá 09 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng 9 dụng công nghệ cao.
Thuế TNCN Miễn thuế đối với các thu nhập sau: (i) Thu nhập của hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản chƣa qua chế biến thành các sản phẩm khác
hoặc chỉ qua sơ chế thông thƣờng; (ii) Thu nhập từ chuyển đổi đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao để sản
xuất; (iii) Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công của thuyền viên là ngƣời
Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nƣớc ngoài hoặc các hãng tàu
Việt Nam vận tải quốc tế; thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có
quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp
hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Thuế
nhậpCác lĩnh vực đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: (i) khẩu
Các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng
và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề
cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ
sinh học. (ii) Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, cần thiết nhập khẩu theo quy
định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền. Thuế
sửMiễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025 đối với dụng
đấtcác đối tƣợng cụ thể theo quy định. nông nghiệp Thuế
tàiÁp dụng hình thức ƣu đãi miễn thuế đối với 03 lĩnh vực nông nghiệp nguyên
sau: (i) Hải sản tự nhiên; (ii) Cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai
giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân đƣợc phép khai thác phục vụ sinh
hoạt; (iii) Nƣớc thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ 10 sinh hoạt.
Lệ phí trƣớcMột số trƣờng hợp không phải nộp lệ phí trƣớc bạ, hoặc miễn lệ phí bạ
trƣớc bạ nhƣ đất nông nghiệp (theo quy định); tàu thuyền đánh bắt
thủy sản; phƣơng tiện thủy nội địa (theo quy định)
Lệ phí mônMột số lĩnh vực trong ngành nông nghiệp đƣợc miễn lệ phí môn bài bài
nhƣ: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ sản xuất muối; tổ chức, cá nhân,
nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch
vụ hậu cần nghề cá; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
*Chính sách chi ngân sách nhà nước:
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách
ƣu đãi đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ ƣu đãi thu hút đầu tƣ xã hội
vào khu vực nông nghiệp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ công
cho nông nghiệp, nông thôn đã đƣợc ban hành khá đầy đủ nhằm tăng cƣờng hiệu
lực, hiệu quả đầu tƣ công cho nông nghiệp, nông thôn, bao gồm các chính sách
khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp gồm:
- Ngân sách trung ƣơng dành khoản ngân sách tƣơng đƣơng tối thiểu 5%
vốn đầu tƣ phát triển hằng năm
- Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng dành tối thiểu 5% vốn
chi ngân sách địa phƣơng hằng năm 11
- Các bộ ngành và địa phƣơng đƣợc sử dụng nguồn vốn lồng ghép từ các
chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các quỹ hợp pháp để thực hiện hỗ
trợ doanh nghiệp. Về nguồn lực đầu tƣ, Chính phủ đã ƣu tiên bố trí vốn đầu tƣ từ
ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu chính phủ và tăng cƣờng huy động các nguồn vốn
xã hội đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
*Chính sách tín dụng:
Đảng và Chính phủ luôn xác định nông nghiệp là một trong những lĩnh vực
ƣu tiên đầu tƣ vốn, do đó đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hƣớng dòng
vốn tín dụng vào lĩnh vực này, nhƣ:
- Chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất nông nghiệp. Theo đó, Ngân
sách Nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất vốn vay thƣơng mại đối với các khoản vay dài hạn,
trung hạn, ngắn hạn bằng VND để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
- Chƣơng trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp. Đây là
chƣơng trình cho vay thí đ ể
i m đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp;
- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt,
để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, tạo sự hấp
dẫn về cơ chế, chính sách, thu hút nguồn lực xã hội, góp phần nâng cao năng suất,
chất lƣợng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chính
phủ đã yêu cầu ngân hàng nhà nƣớc chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại chủ lực là
các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn
huy động của các ngân hàng để thực hiện chƣơng trình cho vay đối với lĩnh vực
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp (thấp
hơn lãi suất thị trƣờng) 12
2.2. Một số khó khăn và hạn chế:
Mặc dù các chính sách tài chính hiện nay đã hƣớng tới việc tạo điều kiện
phát triển nông nghiệp bền vững, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế.
- Vốn đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc cho nông nghiệp còn hạn chế, phát huy hiệu quả chƣa cao:
Trong thời gian qua, nguồn lực đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn
chế, mới đáp ứng 55 - 60% nhu cầu. Bên cạnh đó, do thiếu vốn đầu tƣ nên cơ sở
vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. Để đạt đƣợc nền
nông nghiệp hiện đại, bền vững thì nông nghiệp phải đƣợc phát triển dựa trên cơ sở
thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa và sinh học hóa.
Sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công là
chính, tự động hóa về cơ bản chƣa đƣợc ứng dụng. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục
vụ sản xuất nông nghiệp lạc hậu dẫn đến năng suất lao động của khu vực này thấp.
Ngoài ra, do hạn chế của việc thiếu vốn đầu tƣ nên việc mở rộng các ngành,
các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra chậm.
- Tác động đối với việc phân bổ nguồn lực đầu tƣ phát triển nông nghiệp bền vững còn hạn chế
Xét trên bản đồ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Việt Nam thì dòng vốn
chảy vào lĩnh vực nông nghiệp còn khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ, vốn FDI chủ yếu tập trung vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận
cao nhƣ công nghiệp chế biến, chế tạo; bất động sản; sản xuất phân phối điện; bán
buôn, bán lẻ…; còn các lĩnh vực khác cần khuyến khích phát triển nhƣng có tỷ suất
lợi nhuận thấp, rủi ro cao nhƣ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản... thì
số lƣợng dự án đầu tƣ còn khá hạn chế. Số dự án đăng ký trong ngành nông, lâm, 13
thủy sản vẫn ít và chiếm tỷ trọng vốn rất thấp trong tổng vốn đăng ký theo các
năm. Tính đến hết năm 2020, vốn FDI vào nông nghiệp đạt khoảng 0,97% tổng
vốn FDI vào Việt Nam, trong khi mức trung bình toàn cầu là 3% của tổng vốn FDI
- Chƣa thu hút đƣợc nhân lực chất lƣợng cao làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
Để có thể chuyển đổi từ nền nông nghiệp dựa vào tài nguyên, lao động thủ
công, sản xuất nhỏ lẻ sang nền nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao,
nâng cao giá trị sản phẩm thì việc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nắm bắt
đƣợc công nghệ, kỹ thuật tiên tiến là rất cần thiết. Tuy nhiên, các chính sách thuế,
đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân chƣa có những ƣu đãi đặc biệt cho các nhân lực
làm trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch nói riêng.
- Việc tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và hộ dân còn khó khăn
Đối tƣợng đƣợc vay vốn ƣu đãi nông nghiệp còn hạn chế. Cụ thể, các đối
tƣợng muốn tiếp cận vốn ƣu đãi đối với nông nghiệp công nghệ cao phải thỏa mãn
các tiêu chí của Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017, trong khi
Quyết định này chỉ đƣa ra tiêu chí đối với các đối tƣợng trực tiếp sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao. Trong khi đó, để phát triển đƣợc nông nghiệp công nghệ
cao thì thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm (sản xuất và cung ứng theo chuỗi) cũng có ý
nghĩa quyết định. Do đó, việc chỉ đƣa ra các ƣu đãi về vốn vay đối với ngƣời trực
tiếp sản xuất mà bỏ qua các khâu còn lại trong trong chuỗi cung ứng cũng gây khó
khăn cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các mô hình
liên kết số lƣợng còn ít, chƣa hiệu quả nên cũng khó tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi. 14
Bên cạnh đó, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp liên kết
chƣa có phƣơng án sản xuất - kinh doanh khả thi, chƣa có thị trƣờng tiêu thụ ổn
định để ngân hàng thẩm định và cho vay. Nông nghiệp là một trong các lĩnh vực
tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro nhƣ bảo hiểm trong
nông nghiệp chƣa đƣợc triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp
còn manh mún, nhỏ lẻ; sản xuất theo chuỗi giá trị chƣa đƣợc tổ chức và phát triển
hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp… Do đó, mặc dù
nguồn vốn của ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đầu tƣ cơ cấu lại lĩnh vực
nông nghiệp, nhƣng các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn này. 15 CHƢƠNG III: M T
Ộ SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
3.1. Hoàn thiện các chính sách thuế hƣớng đến mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ
sự phát triển nông nghiệp bền vững:
Đối với chính sách thuế GTGT, chuyển một số mặt hàng đang là đối tƣợng
không chịu thuế GTGT nhƣ phân bón, tàu đánh bắt xa bờ và một số loại máy móc,
thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (bao gồm máy cày, máy
bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu
hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu) sang đối tƣợng
chịu thuế GTGT với thuế suất 5%; chuyển các loại máy móc, thiết bị khác sang đối
tƣợng chịu thuế GTGT với mức thuế suất thông thƣờng 10%. Việc chuyển đổi này
giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón, đóng tàu và những máy móc, thiết bị
chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đƣợc kê khai khấu trừ thuế GTGT
đầu vào, làm giảm chi phí, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản
xuất phân bón, sản xuất - kinh doanh máy móc thiết bị chuyên dùng cho nông
nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ.
Bổ sung ƣu đãi miễn, giảm thuế TNCN đối với một số đối tƣợng nhằm thu
hút nguồn lực tri thức và tài chính của cá nhân tham gia vào quá trình phát triển
nông nghiệp. Theo đó, giảm 50% thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền
công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, chế biến nông sản thuộc dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản
phẩm công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát
triển. Việc bổ sung quy định này sẽ đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật,
đồng thời góp phần thu hút nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp và chế biến nông sản. 16
Để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch tiếp cận thuận lợi
các yếu tố đầu vào, trong đó đất đai là yếu tố quan trọng, có thể thực hiện các ƣu
đãi nhƣ kéo dài thời gian cho thuê đất đối với khu vực kinh tế tƣ nhân; ƣu đãi trong
chuyển nhƣợng, thế chấp quyền về sử dụng đất; giá thuê đất ở mức thấp nhất và
miễn tiền thuê đất cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, đặc biệt là cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch.
Sử dụng công cụ chính sách thuế để hạn chế việc sử dụng hóa chất trong sản
xuất nông nghiệp, hƣớng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững. Cụ thể, cần đánh
thuế nhập khẩu với mức thuế suất cao, đánh thuế GTGT với mức thuế suất phổ
thông, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế BVMT, đồng thời không áp dụng các
trƣờng hợp ƣu đãi, miễn giảm về thuế TNDN, thuế TNCN đối với các tổ chức, cá
nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm hóa chất gây tác động không
tốt đối với con ngƣời và môi trƣờng (theo một danh mục đƣợc quy định).
3.2.Ngân sách nhà nƣớc tiếp tục ƣu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn, thu
hút các nguồn lực trong nền kinh tế đầu tƣ cho nông nghiệp:
Chính sách đầu tƣ công cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian qua
còn một số vấn đề đặt ra. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tƣ công cho
nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục đƣợc điều chỉnh, hoàn thiện trong thời gian
tới, nhƣ tăng chi đầu tƣ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân bổ
ngân sách nhà nƣớc bảo đảm hài hòa lợi ích của các địa phƣơng có điều kiện phát
triển công nghiệp với các địa phƣơng thuần nông. Ngoài ra, để thu hút đầu tƣ tƣ
nhân vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là thông qua hình thức PPP, cần có giải
pháp đột phá nhằm tận dụng lợi thế về vốn, trình độ, năng lực quản trị và cả thế
mạnh về chuỗi cung ứng của các tập đoàn hàng đầu thế giới, cũng nhƣ của Việt
Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. 17
3.3.Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tháo gỡ các khó khăn, vuớng mắc trong các
thủ tục tiếp cận vốn vay nông nghiệp:
Nhà nƣớc cần có cơ chế định giá đất nông nghiệp đối với một số địa phƣơng
theo giá thị trƣờng để tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở thế chấp cho khoản
vay, bảo đảm đầu tƣ đủ vốn cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Các tổ chức tín dụng cần đơn giản hóa, nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt điều
kiện cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp; cải thiện điều kiện tiếp
cận vốn, bao gồm cả điều kiện về tài sản thế chấp nhƣ: mở rộng cho vay đối với hộ
nông dân không phải thế chấp tài sản; bổ sung đối tƣợng khách hàng hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp; xem xét nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm
và kéo dài thời hạn cho vay.
Trong thời gian qua, chính sách tín dụng đối với nông nghiệp ở Việt Nam
hầu hết ƣu ái cho khu vực chính thức và hƣớng vào các ngân hàng thƣơng mại lớn.
Nhà nƣớc chƣa hình thành hệ thống tín dụng quy mô nhỏ chuyên nghiệp cung ứng
cho lĩnh vực nông nghiệp. Các sản phẩm tín dụng cung ứng của các tổ chức tín
dụng còn đơn điệu, chủ yếu cho vay theo nhóm, cho vay hạn mức... Bên cạnh các
chính sách, ƣu đãi tạo điều kiện cho khu vực tín dụng chính thức phát triển, Nhà
nƣớc cần có các chính sách ƣu đãi khuyến khích cho khu vực tín dụng phi chính thức.
Phát triển nông nghiệp bền vững là một hợp phần quan trọng không thể thiếu
của phát triển bền vững nền kinh tế, phù hợp với chiến lƣợc và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của cả nƣớc, đồng thời là xu hƣớng tất yếu của thời đại. Do đó, các
chính sách tài chính cần đƣợc nghiên cứu, rà soát và sửa đổi để phù hợp với bối 18
cảnh mới của nền kinh tế - xã hội, đồng thời có thể góp phần khuyến khích lĩnh
vực nông nghiệp phát triển theo các mục tiêu đã đề ra. 19 KẾT LUẬN:
Chính sách tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi
trƣờng kinh doanh tích cực và cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc nâng cao năng
suất và chất lƣợng sản phẩm mà còn trong việc bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên tự
nhiên. Đồng thời, chính sách này cũng tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển
của các doanh nghiệp nông nghiệp, tạo ra cơ hội mới cho ngành nông nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh thị trƣờng quốc tế ngày càng cạnh tranh.
Tuy nhiên, cần phải nhận biết và đối mặt với những thách thức, cũng nhƣ
tìm kiếm các cơ hội mới để thúc đẩy phát triển bền vững của ngành nông nghiệp,
và việc hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp là chìa khóa để đạt đƣợc mục tiêu này. 20