Chủ đề: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công trong đời sống kinh tế xã hội |Tiểu luận môn Quản lý tài sản công |Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tài sản công là Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiển nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý. Khái niệm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, phản ánh 3 mặt cơ bản của tài sản công. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lý tài sản công (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 32573545
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CHỦ ĐỀ 1:
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN CÔNG
TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI? LẤY VÍ DỤ TRONG
THỰC TIỄN ĐỂ CHỨNG MINH CHO CÁC VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN CÔNG
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Vũ Thu Trang
Sinh viên thực hiện
: Lê Thanh Nga Mã sinh viên : 2621150097 Lớp : QK 26.04 Hà Nội, 2024 1 lOMoAR cPSD| 32573545 MỤC LỤC MỞ
ĐẦU...............................................................................................................3 NỘI
DUNG...........................................................................................................4
1. Khái quát chung về tài sản công trong đời sống kinh tế, xã hội..................4
1.1 khái niệm tài sản công...........................................................................4
1.2 đặc điểm của tài sản
công.........................................................................4
1.3 Vai trò của tài sản
công............................................................................5
1.3.1. Tài sản quốc gia:...................................................................................5
1.3.2. Yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất....................................................5
1.3.3. Nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển:.........................................6
1.3.4. Ý nghĩa đặc biệt với đời sống xã hội:...................................................6
2. Ví dụ cụ thể về vai trò của tài sản công trong thực tế..................................6 KẾT
LUẬN...........................................................................................................8 TÀI LIỆU THAM
KHẢO.....................................................................................9 2 lOMoAR cPSD| 32573545 MỞ ĐẦU
Tài sản công bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng giao thông, viễn
thông, cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống y tế, giáo dục do nhà nước quản lý và
cung cấp, đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn lực sản xuất, tạo môi
trường kinh doanh bình đẳng, và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội như cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy, xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thông, quản lý
môi trường, đầu tư y tế, giáo dục, đặc điểm nổi bật của tài sản công là thuộc sở
hữu của toàn xã hội, do nhà nước quản lý và khai thác vì lợi ích chung, có tính
chất phi thương mại, không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích
công cộng, mang tính công cộng, được sử dụng rộng rãi bởi các chủ thể khác nhau
trong xã hội, có tính bất khả phân chia, không thể phân định ranh giới sở hữu riêng lẻ. 3 lOMoAR cPSD| 32573545 NỘI DUNG
1. Khái quát chung về tài sản công trong đời sống kinh tế, xã hội.
1.1 khái niệm tài sản công
Tài sản công là Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiển nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu
tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu thống nhất và quản lý.
Khái niệm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan, phản ánh 3 mặt cơ bản của tài sản công: -
Mọi chế độ xã hội đều tồn tại tài sản công là các tài sản thuộc sở hữu của mọi
thành viên của quốc gia mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. -
Khái niệm tài sản công đã bao hàm đầy đủ các loại tài sản mà ở tất cả các chế
độ khác nhau đều có như tài sản có được từ đầu tư xây dựng, mua sắm, tài sản tài nguyên thiên nhiên,... -
Tài sản công không bao hàm tài sản của một tổ chức, doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.
1.2 đặc điểm của tài sản công.
a. Phong phú về chủng loại: Tài sản công gồm nhiều loại khác nhau, từ cơ sở
vật chất, thiết bị, đến các tài sản vô hình như quyền sử dụng đất, bản quyền, sáng chế,...
b. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng không phải là người sở hữu:
Những người/đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công không có quyền sở
hữu tài sản đó, mà chỉ được uỷ quyền sử dụng vì lợi ích công cộng.
c. Được phân bổ rộng khắp, nhiều tổ chức/cá nhân có nhu cầu sử dụng: Tài sản
công được phân bổ ở các vùng miền trên cả nước, với nhiều đơn vị, tổ chức, cá
nhân có yêu cầu sử dụng.
d. Gồm tài sản kinh doanh và phi kinh doanh: Trong đó, tài sản kinh doanh được
giao cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; tài sản phi kinh doanh được giao cho
cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác.
Các đơn vị được giao sử dụng, quản lý tài sản công (Điều 1 Thông tư 65 /2021/TT-BTC ) 4 lOMoAR cPSD| 32573545 a.
Cơ quan nhà nước (không bao gồm cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). b.
Đơn vị sự nghiệp công lập. c.
Cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam. d.
Tổ chức chính trị - xã hôi, tổ chức chính trị xã hôinghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghềnghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật về hội. e.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công theo
quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan.
1.3 Vai trò của tài sản công
1.3.1 . Tài sản quốc gia :
- Thể hiện sức mạnh vật chất về kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, công nghệ của quốc gia
- Là nhân chứng cho quá trình phát triển của các quốc gia
- Là tài sản kế thừa của các giai đoạn, không thuộc về bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
1.3.2 . Yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Tài sản công được coi là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vì các lý do sau:
a. Tài sản công bao gồm các yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, như: -
Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khoáng sản, nguồn nước, rừng... Các yếu tố
này là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho sản xuất. -
Hạ tầng kinh tế - xã hội: hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông... Các
hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa. -
Tri thức, công nghệ: Đây là tài sản trí tuệ quan trọng, góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm.
b. Tài sản công có tính công cộng, hạn chế tính cạnh tranh, độc quyền. Do đó,
nó tạo ra những điều kiện chung, bình đẳng cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất. 5 lOMoAR cPSD| 32573545
c. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng
năng suất lao động, gia tăng lợi ích cho toàn xã hội.
1.3.3 . Nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển :
- Tài sản hiện vật (tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm )
- Tài sản trí tuệ (nguồn nhân lực )
1.3.4 . Ý nghĩa đặc biệt với đời sống xã hội :
- Duy trì, phát triển các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ cho đời sống
xã hội ngày càng phong phú và văn minh
- Cải thiện và nâng cao phúc lợi xã hội, cả về vật chất và tinh thần
- Góp phần làm cho môi trường xã hội, môi trường sống ngày càng tốt lên
Như vậy, tài sản công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của
quốc gia cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài
sản này là trách nhiệm của toàn xã hội.
2. Ví dụ cụ thể về vai trò của tài sản công trong thực tế a,
Vai trò cung cấp nguồn lực sản xuất:
- Về nguồn tài nguyên thiên nhiên: Các mỏ dầu, mỏ quặng sắt, đồng, nhôm ở
Việt Nam do nhà nước quản lý, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện kim, hóa chất.
- Về hạ tầng giao thông: Hệ thống đường cao tốc, đường sắt liên vùng do Chính
phủ đầu tư, giúp vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu trong nước và xuất nhập khẩu
nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. b, Vai trò tạo môi trường kinh doanh bình đẳng:
- Về hạ tầng viễn thông: 1-Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT);
2- Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL); 3- Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL); 4- Tổng công
ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL); 5- Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương
(INDOCHINA TELECOM). Mạng lưới cáp quang, trạm phát sóng di động do
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam xây dựng, các doanh nghiệp viễn thông
đều tiếp cận bình đẳng.
- Về cơ sở nghiên cứu khoa học: Các viện nghiên cứu công lập như Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ Môi trường cung cấp
dịch vụ, công nghệ cho các doanh nghiệp. 6 lOMoAR cPSD| 32573545
c. Vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội:
- Về đầu tư công vào y tế, giáo dục: Hệ thống bệnh viện công, trường học công
lập do Nhà nước đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Về quản lý, bảo vệ môi trường: Hệ thống xử lý nước thải, rác thải tập trung
do chính quyền địa phương quản lý, cải thiện chất lượng môi trường sống. 7 lOMoAR cPSD| 32573545 KẾT LUẬN
Tài sản công trong đời sống kinh tế, xã hội là rất quan trọng - tài sản công bao
gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng giao thông, viễn thông, cơ sở nghiên
cứu khoa học, hệ thống y tế, giáo dục do nhà nước quản lý và cung cấp, đóng vai
trò then chốt trong việc cung cấp nguồn lực sản xuất, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng, và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội như cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy, xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thông, quản lý môi trường, đầu tư y
tế, giáo dục, các ví dụ cụ thể trong thực tiễn tại Việt Nam đã minh chứng rõ ràng
các vai trò quan trọng này của tài sản công. 8 lOMoAR cPSD| 32573545
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. bài giảng của giáo viên bộ môn quản lý tài sản công
2. https://vpcp.chinhphu.vn/5-doanh-nghiep-cung-cap-dich-vu-vien-thong-
coha-tang-mang-do-nha-nuoc-nam-co-phan-chi-phoi-
1156117 .htm#:~:text=Danh%20m%E1%BB%A5c%20tr%C3%AAn%20g
%E1%BB%93m%3A%201,%C4%90%C3%B4ng%20D
%C6%B0%C6%A1ng%20(INDOCHINA%20TELECOM). 9