Chứng minh nền kinh tế dưới triều minh rất phát triển có mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chứng minh nền kinh tế dưới triều minh rất phát triển có mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩavới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40367505
Chứng minh nền kinh tế dưới triều minh rất phát triển có mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nhà Minh ( 1368- 1644) đóng đô trước ở Nam Kinh (1368- 1421) sau chuyển đến
Bắc Kinh ( 1421- 1644) trải qua 4 đời vua 1. Kinh tế Nông nghiệp:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp: kêu
gọi nhân dân khẩn hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi
dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày; nông cụ, thóc
giống, lương thực để giúp họ vượt qua khó khăn ban đầu. Nhà nước còn chú ý vấn đề
thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho nhân dân ở những nơi mất mùa
Nông nghiệp có nhiều tiến bộ mới về kĩ thuật gieo mạ. diện tích trồng trọt cũng vượt xa
thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. đặc biệt ngoài việc trồng cây bông được phổ
biến khắp cả nước và được đặt ngang hàng với dâu và đay là những nông sản cổ truyền
của Trung Quốc, sang thế kỉ XVI, cây thuốc lá cũng được đa từ Philippines vào trồng ở Trung Quốc Thủ công nghiệp:
- Về kinh tế, thế kỉ XVI, những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
đã xuất hiện trong công trường thủ công mà người Trung Quốc gọi là cơ phòng.
Nghề dệt tơ vốn là nghề thủ công truyền thống của Trung Quốc đến thời Minh thì dệt
được các loại lụa hoa
Đến thời Minh đồ sứ càng tiến bộ mà tiêu biểu là đồ sứ trắng vẽ hoa xanh, nơi sản xuất sứ nổi tiếng là Giang Tây
Nghề đóng thuyền cũng phát triển: có những loại thuyền lớn dùng trong nghề hàng hải đã
ra đời: thuyền loại lớn cao 3, 4 tầng, dài 44 trượng, rộng 18 trượng, chở được hàng trăm
người, tầng trên cùng khi cần thiết có thể dùng để làm nơi chiến đấu lOMoAR cPSD| 40367505
Đến thế kỉ XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, các hình thức công
xưởng thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa cũng đã xuất hiện mà chủ yếu là ở trong
các nghề dệt, làm giấy, làm đồ sứ, luyện sắt…Ví dụ, trong nghề dệt có những chủ xưởng
có hàng vạn bạc vốn, hàng chục khung cửi và thuê hàng chục thợ. Những người thợ này
đều là dân tự do, khi làm thuê, họ “ tính ngày lấy tiền công” và quan hệ giữa họ với chủ
xưởng là “ chủ xuất vốn, thợ xuất sức” Thương nghiệp:
Thế kỉ XVI, người phương Tây cũng đến buôn bán với Trung Quốc:
1517, sứ giả BĐN được phép vào Quảng Châu, thông thương với Trung Quốc
Năm 1520 sứ giả BĐN được vua Minh cho phép đến Bắc Kinh
Năm 1557: người BĐN bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháo đài, thành quách ở Áo Môn
Người TBN đến buôn bán ở Chương Châu ( Phúc Kiến)
1601: thuyền buôn người Hà Lan đến Quảng Đông, Phúc Kiến
1637: thuyền buôn người Anh đến Áo Môn nhưng bị người BĐN cản trở nên chưa đặt
được quan hệ thông thương chính thức với triều Minh
® Vì vậy thành thị xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phồn thịnh: Bắc Kinh, Nam
Kinh- những thành phố này vừa là những trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế
Nam Kinh thời Minh có 1 triệu người, Bắc Kinh có 600.000 người. Ở 2 thành phố này
công thương nghiệp rất phát triển. Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề
thủ công như Nam Kinh có phường Gấm, phường Đồng, phường Sắt… 2. Chính trị Đối nội:
Nhằm tập trung cao đô quyền lực trong tay, Hoàng đế nhà Minh đã bãi bỏ các chức quan
lại cấp cao cấp như Thừa tướng, Thái sư…Hoàng đế trực tiếp năm quân đội, giúp việc
cho HĐ là 6 Thượng thư đứng đầu 6 bộ: Bộ binh ( quân sự), Bộ hộ ( nhân khẩu, tài
chính), Bộ hình ( pháp luật), Bộ lại ( quan lại, tổ chức), Bộ lễ ( tế tự, ngoại giao), Bộ công
( xây dựng). Các cơ quan này trực tiếp giúp việc cho vua thông qua trung gian
Xây dựng bộ máy quản lý các địa phương ( các tỉnh) theo kiểu phân quyền, mỗi trnh có 3
cơ quan- Tam Ty. Tam ty gồm: Ty thừa tuyên bố chính sử (dân chính, hành chính); Ty Đề
hinh án sát sử (pháp luật, xử án); Ty Đô chỉ huy sứ (quân sự). Tam ty có quan hệ qua lại,
kiểm soát lẫn nhau và chịu sự chỉ đạo của cấp Bộ ở triều đình lOMoAR cPSD| 40367505
Bỏ đi những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân…
đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong việc xét xử. Nghiêm trị bọn quan lại tham ô Đối ngoại:
Minh Thành Tổ ( Vĩnh Lạc, 1403-1424) thi hành chính sách “ Viễn giao cận đông”, “dĩ Di trị Di”
Phía Bắc: 5 lần tự mình đem quân đánh người Tác ta và người Oirat ( 2 chi nhánh của tộc
người Mông Cổ), mua chuộc, xúi giục họ đánh lẫn nhau. Lôi kéo, chiêu dụ tộc Nữ Chân thuần phục nhà Minh
Phía Nam: nhiều lần cử sứ giả đến các nước Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á lôi kéo các
nước này thuần phục Trung Quốc
Cử Trịnh Hòa “ hạ Tây Dương”. Trịnh Hòa đã mang theo 1 hạm đội lớn đi xuống các
nước Nam Á, Đông Nam Á. Mục đích: phô trương sự giàu có của Trung Quốc với bên
ngoài. Trên cơ sở đó, lôi kéo các nước ở vùng biển phía Nam đặt quan hê và thuần phục Trung Quốc
® Kết quả: sau hơn 20 năm, với 7 lần đi sứ, Trịnh Hòa đã tới 30 nước ở vùng biển phía Nam,
lôi kéo và đặt nhiều quan hệ với các nước đó. Thông qua hoạt động này, Trịnh Hòa đã mở
đường cho làn sóng di cư của người Hoa xuống các nước ĐNA làm ăn, sinh sống 3. Xã hội
Trả lại tự do cho những người bị biến thành nô tỳ trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm
cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì 4. Văn hóa
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh -Thanh những
tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc
Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
Đến cuối thế kỉ XVI, kĩ thuật in truyền sang Triều Tiên
Nhà y dược nổi tiếng đời Minh là Lý Thời Trân với tác phẩm Bản thảo cương mục
Đạo thiên chúa bắt đầu truyền vào Trung Quốc