Chứng minh nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện kết hôn học phần Xã hội học pháp luật
Chứng minh nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện kết hôn học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
Chứng minh nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện kết hôn. MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hôi. Gia đình có yên ấm, hanh phúc thì xã hộ i mới có thể ̣
ổn định và phát triển. Luât Hôn nhân và gia đình ra đời cũng với mục đích là nhằṃ
đảm bảo sự hạnh phúc của gia đình. Chính vì vây, Luậ t đã đặ t ra những
nguyên tắc ̣ nhất định để trên cơ sở đó, các cá nhân và gia đình cùng tuân theo.
Trong đó, nguyên tắc hôn nhân tự nguyên, tiến bộ được coi là mộ t trong
những nguyên tắc cợ bản, quan trọng nhất của chế đô hôn nhân và gia đình. Để phục vụ cho việ
c hoàn ̣ thiên yêu cầu của môn học cũng như mục đích tìm hiểu
nghiên cứu của bản thân vệ̀ vấn đề này, đề tài mà em hoàn thiên là đề sô ̣ 1:
“Chứng minh nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện kết hôn.” NỘI DUNG I.
Khái quát về nguyên tắc hôn nhân tự nguyên, tiến bộ:̣ 1. Khái niệm: 1.1. Hôn nhân:
Hôn nhân trước hết là hiên tượng xã hộ
i- là sự liên kết giữa đàn ông và đàn
bà. Sự ̣ liên kết đó được biểu hiên ở mộ t quan hệ
xã hộ i gắn liền với nhân
thân đó là quan ̣ hê vợ chồng. Quan hệ này là quan hệ
giới tính, thực chất và ý
nghĩa của nó thể hiệ
ṇ trong viêc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng
lần nhau trong nhu cầu ̣ tinh thần và vât chất hằng ngày. Theo khoản 1 Điều 3
LHN&GĐ năm 2014 thì hôn ̣ nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
1.2. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ:
Tự nguyện được hiểu là xuất phát từ ý muôn của bản thân, không bị thúc ép, bắt
buộc. Hôn nhân tự nguyện cũng là một yếu tô không thể không nhắc đến khi bàn
về Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay. lOMoARc PSD|27879799
Nói đến hôn nhân tự nguyện là nói đến việc đôi nam nữ tự bản thân mình quyết
định việc hôn nhân mà không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào. Đồng thời
cũng được pháp luật bảo vệ thông qua việc nghiêm cấm mọi hành vi ép buộc hay
cản trở hôn nhân vợ chồng. Đây là sự bảo đảm pháp lý nhằm xóa bỏ chế độ hôn
nhân theo tư tưởng phong kiến lạc hậu. Xóa bỏ hiện tượng cha mẹ là người quyết
định hôn nhân mặc dù có trái với ý muôn của con cái. Hôn nhân tự nguyện là sự tự
quyết về mặt ý chí của vợ và chồng trước, trong và sau khi kết hôn, cụ thể là việc
một trong hai người vợ hoặc người chồng không bị chi phôi bởi bất kỳ điều gì,
không ai được ép buộc họ trong các quyết định kết hôn, ly hôn và các quan hệ khác của vợ chồng.
Nguyên tắc Hôn nhân tiến bộ là điểm cơ bản, được nhắc đến đầu tiên khi nói đến
Chế độ hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Tiến bộ được hiểu là tôt hơn, phù
hợp hơn cái đã có. Theo nghĩa này, nguyên tắc hôn nhân tiến bộ có thể hiểu là
những quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân có sự đổi mới so với
những quy định trước đây. Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế
cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ.
Hôn nhân tiến bộ là cuộc hôn nhân phù hợp với đạo đức, lôi sông, văn hóa và pháp
luật. Hôn nhân tiến bộ còn là hôn nhân xuất phát từ tình yêu nam nữ chân chính, tự
nguyện, một vợ, một chồng, cùng có trách nhiệm chăm lo cuộc sông gia đình và
được chuẩn bị tôt về tâm lý, kiến thức và những điều kiện cơ bản của cuộc sông gia đình. 2. Nôi dung ̣
Hôn nhân là theo Luât Hôn nhân và gia đình Việ t Nam là sự liên kếṭ giữa
môt ̣ người đàn ông và môt người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bìnḥ đẳng
và tự nguyên theo quy định của pháp luậ
t nhằm chung sông với nhaụ suôt
đời và xây dựng hạnh phúc gia đình. Dưới chế đô xã hộ i chủ nghĩa, Nha ̣ nước
bảo vê sự tự ̣ nguyên và tiến bộ của hôn nhân thể hiệ n trong Khoản 1 Điều 36 lOMoARc PSD|27879799
Hiến pháp quy ̣ định: "Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên
tắc tự nguyên, ̣ tiến bô, mộ t vợ mộ
t chồng, vợ chồng ̣ bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau". Đồng thời Luât Hôn nhan và gia đình hiệ ṇ hành để đảm bảo tính
tự nguyên trong hôn nhân ̣ cũng có quy định tại các điểm b, đ, g về các hành vi bị
cấm bao gồm: cưỡng ép kết hôn, lừa dôi kết hôn, cản trở kết hôn; yêu sách của cải
trong kết hôn; cưỡng ép ly hôn, lừa dôi ly hôn, cản trở ly hôn.
Hôn nhân sẽ đảm bảo được sự tự nguyên và tiến bộ nếu dựa trên cơ sơ ̣ là tình yêu
chân chính. Hôn nhân tự nguyên, tiến bộ
có nghĩa là mỗi bên đềụ có quyền
lựa chọn người mà mình kết hôn cùng. Sự tự nguyên xuất phát tự̀ bản thân
mỗi người và không ai có quyền ép buôc họ là trái y chí của mình.̣ Bất kể
người ép buôc họ la ̣ bên kia hay bất cứ ai khác khiến họ kết hôn với người mà
mình không muôn đều sẽ vi phạm nguyên tắc tự nguyên và không ̣ được pháp luât công nhậ
n.̣ Sự tự nguyên ̣ của các bên còn được thể hiên qua thủ tục
đăng ky kếṭ hôn. Cả hai bên nam nữ đều phải có măt và nộ p hồ sơ trực tiếp
tại Bộ phậ ṇ tiếp nhân và trả kết quả hồ sơ hành ̣ chính. Đồng thời, hai bên không
được phép ủy quyền cho người khác nôp hồ sơ.̣ – Theo LHN&GĐ 2014 quy định
tại Khoản 5 Điều 3 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với
nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”. –
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là nguyên lí, tư
tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thông các quy phạm pháp LHN&GĐ. –
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc đầu tiên trong sô 5 nguyên tắc cơ
bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Khoản 1 Điều 2 LHN&GĐ 2014).
Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mình quyết
định việc kết hôn. Mọi hành vi cưỡng ép két hôn, lừa dôi để kết hôn, cản trở việc
kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật. Cơ sở tự nguyện trong lOMoARc PSD|27879799
hôn nhân là tình yêu chân chính giữa nam và nữ, không bị tính toán về kinh tế chi
phôi, không bị cưỡng ép hoặc bị cản trở.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc đầu tiên trong sô 5 nguyên tắc cơ bản
của chế độ hôn nhân và gia đình (Khoản 1 Điều 2 LHN&GĐ 2014).
2. Cơ sở của nguyên tắc
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai
khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn. Xuất phát từ chỗ tình yêu
được coi là cơ sở của hôn nhân cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và
đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên nam nữ. Mặt khác, khi tình yêu
giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn lại
thực sự cần thiết vì như vậy là giải phóng cho họ. Dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác, LHN&GĐ của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ Việt Nam,
trên cơ sở này nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng
như ly hôn theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bao gồm?
– Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự nguyện trong hôn nhân;– Hôn
nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
– Tự do kết hôn và tự do ly hôn.
Ý nghĩa của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ?
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng,
đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện bản chất của chế độ hôn nhân cũng như góp
phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về các vấn đề hôn nhân và gia
đình, là căn cứ pháp lí để tòa án xử lí những trường hợp vi phạm trên thực tế cũng
như giải quyết các vụ việc ly hôn. lOMoARc PSD|27879799
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp
với nguyện vọng của người dân.
Xét cho cùng, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của Nhà
nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuôi cùng của hôn nhân là xây dựng một gia
đình hạnh phúc, bền vững.
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện
để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng
của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và
gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia
đình, phát huy truyền thông, phong tục, tập quán tôt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. II.
Sự thể hiên của nguyên tắc hôn nhân tự nguyệ n tiến bộ trong Luậ
t ̣ hôn nhân và gia đình 2014
1.1. Sự thể hiện nguyên tắc qua các thời kì của LHN&GĐ
Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân đã được nhà nước ta thừa nhận là
một nguyên tắc ngay từ những ngày đầu tiên thành lập nước. Thực tế tự nguyện
trong hôn nhân được thể hiện ở những quyền sau:
Thứ nhất, quyền tự do, tự nguyện trong kết hôn, tức là nam và nữ đủ điều kiện kết
hôn theo quy định được kết hôn và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện mà
không bị ép buộc, cản trở.
Thứ hai, khi đã kết hôn thì vợ chồng có quyền tự do, bình đẳng đến tất cả các vấn
đề nảy sinh trong đời sông gia đình, ví dụ như việc lựa chọn nơi cư trú, tổ chức
cuộc sông, giáo dục con cái, quản lý tài sản…
Thứ ba, tự nguyện trong hôn nhân là sự tự nguyện, tự do và bình đẳng trong việc
giải quyết chấm dứt việc kết hôn: tức là không được có bất cứ sự phân biệt đôi xử lOMoARc PSD|27879799
ép buộc đôi với bất kỳ bên trong các vấn đề như cơ sở và các thủ tục ly hôn, việc
trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái…
1.2. Sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn theo LHN&GĐ 2014
Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam đó
là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tính tự nguyện, tiến bộ của hôn nhân
thể hiện ở việc nam, nữ kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu và nhằm mục đích xây
dựng gia đình. Việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ nhằm
trục lợi từ hôn nhân là trái với bản chất của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, đi ngược
lại chính sách của Nhà nước, gây mất công bằng xã hội. Do đó, việc kết hôn giả tạo
cần bị cấm và nếu cá nhân vi phạm thì phải bị xử lí. Theo quy định của LHN&GĐ
và Luật hộ tịch, nếu có căn cứ xác định việc kết hôn là giả tạo thì cơ quan đăng kí
kết hôn phải từ chôi đăng kí kết hôn; nếu việc kết hôn đã xảy ra thì đây là việc kết
hôn trái pháp luật và cần xem xét hủy việc kết hôn đó. Theo quy định tại khoản 4
Điều 28 Nghị định sô 110/2013/NĐ - CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì người
thực hiện việc kết hôn giả tạo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng nếu có hành vi lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh,
nhập cảnh; nhập quôc tịch Việt Nam, quôc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi
của Nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
Dưới chế độ phong kiến, cha mẹ quyết định việc kết hôn của con cái, cưỡng ép hôn
nhân cho nên tình yêu không thể là cơ sở của hôn nhân được. Giai cấp tư sản cũng
tuyên bô tự do hôn nhân. Tuy vậy, hôn nhân chỉ tự do khi nó được xây dựng dựa
trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ, nghĩa là không bị những tính toán
vật chất, địa vị xã hội chi phôi. Về nguyên lí, dưới chủ nghĩa xã hội, khi đã xóa bỏ lOMoARc PSD|27879799
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa thì mới
có điều kiện đảm bảo hôn nhân tự do thực sự, nghĩa là hôn nhân dựa trên cơ sở tình
yêu chân chính giữa nam và nữ. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ bảo hộ hôn nhân tự
nguyện, nghĩa là trong quan hệ hôn nhân, khi kết hôn cũng như khi li hôn, hai bên
hoàn toàn tự nguyện; còn việc kết hôn đó có phải là kết quả của tình yêu hay không
thì dù đó là mục tiêu hướng tới, nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật Hiến pháp Việt Nam quy định: “1. Nam nữ có quyền kết hôn, li hôn. Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau. (Điều 36 Hiến pháp năm 2013).
Điều 8 LHN&GĐ 2014, điều kiện kết hôn bao gồm: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ
từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị
mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp
cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Cụ thể là các trường hợp: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết
hôn, lừa dôi kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sông như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sông như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc
chung sông như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha;
Để hướng tới xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, hôn nhân tự nguyện tiến bộ,
pháp luật quy định nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Phải đủ tuổi kết hôn
LHN&GĐ quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới có
quyền kết hôn. Việc pháp luật quy định độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển
tâm sinh lý của con người, bảo đảm sự phát triển giông nòi, bảo đảm cho các bên lOMoARc PSD|27879799
nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng chăm lo cuộc sông gia đình.
Ngoài ra, việc quy định độ tuổi kết hôn còn khẳng định chính sách pháp luật của
Nhà nước ta không phân biệt dân tộc kinh hay dân tộc thiểu sô, nhằm tránh việc
tảo hôn, loại bỏ tập quán lấy vợ, chồng sớm ở đồng bào các dân tộc thiểu sô, đảm
bảo sự trưởng thành về thể chất và trí tuệ cho nam, nữ để họ thực hiện tôt chức
năng của mình đôi với gia đình và xã hội. Cơ sở để xác định tuổi kết hôn là Giấy
khai sinh được cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp.
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ. Tự nguyện kết
hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau mà
không bị tác động của bên kia hay của bất kỳ người nào khác. Đây là điều kiện
quan trọng nhằm bảo đảm cho hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện,
cho phép nam, nữ đến độ tuổi kết hôn có quyền bày tỏ ý chí của mình trong việc
chọn người "bạn đời", làm cơ sở cho cuộc hôn nhân của họ được hạnh phúc, bền vững.
3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Theo quy định của Bộ luật dân sự, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Tòa án ra quyết định tuyên bô người này là mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở
kết luận giám định pháp y tâm thần. Người mất năng lực hành vi dân sự là người
mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì
vậy, họ không được kết hôn do không thể hiện được sự tự nguyện kết hôn, không
nhận thức được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sông
gia đình. Bên cạnh đó, theo quy định Bộ luật dân sự thì mọi giao dịch dân sự của
người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, lOMoARc PSD|27879799
thực hiện. Trong khi đó, quyền kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người
không thể do người đại diện thực hiện. Do đó, để được kết hôn, một điều kiện bắt
buộc là nam, nữ phải không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả
tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dôi kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có
vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sông như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sông như vợ chồng với người
đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sông như vợ chồng giữa những người
cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa
cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Người cùng giới tính là nam với nam hoặc nữ với nữ. Việc kết hôn giữa những
người cùng giới tính không bảo đảm chức năng của hôn nhân là duy trì nòi giông.
Do vậy, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Nhằm tránh có cách hiểu và can thiệp hành chính vào cuộc sông giữa những người
cùng giới tính, đồng thời thể hiện quan điểm hôn nhân phải là sự liên kết giữa hai
người khác giới tính, bên cạnh việc quy định các điều kiện kết hôn như trên, pháp
luật quy định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Đây là điều kiện được ghi nhận ở cả LHN&GĐ năm 2000 và LHVGĐ 2014. Điểm
b khoản 1 Điều 8 LHN&GĐ 2014 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định”. Khoản 2 Điều 9 LHN&GĐ 2000 quy định “Việc kết hôn do nam và
nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dôi bên nào; không ai
được cưỡng ép hoặc cản trở”. Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định: lOMoARc PSD|27879799
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật về hôn nhân và gia đình
có quyền tự do kết hôn”
Tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc
kết hôn và thể hiện ý chí là mong muôn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên
không chịu tác động của bên kia hay bất kì người nào khác khiến họ phải kết hôn
trái với nguyện vọng của họ. Sự thể hiện ý chí phải thông nhất với ý chí. Sự tự
nguyện kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muôn được gắn bó với nhau, cùng
nhau chung sông suôt đời nhằm thảo mãn nhu cầu tình cảm của 2 người, đảm bảo
cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn. Do đó, những người bị
mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật cấm họ kết hôn. Đôi với trường hợp nam
nữ bị chấn động về thần kinh hoặc đang trong tình trạng say rượu, bia thì họ cũng
tam thời không được đăng kí kết hôn cho đến khi hồi phục khả năng nhận biết và
hoàn toàn tỉnh táo. Để đảm bảo kết hôn được hoàn toàn tự nguyện, LHN&GĐ quy
định cấm việc cưỡng ép kết hôn, lừa dôi kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn. Điều 17
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Những người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS) là những người bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình mà Toà án đã ra quyết định tuyên bô mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở
kết luận của tổ chức giám định. Tuy nhiên, khi không còn căn cứ tuyên bô một
người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bô
mất năng lực hành vi dân sự.
Trước LHN&GĐ 2000 quy định đây là trường hợp cấm kết hôn, còn LHN&GĐ
năm 2014 quy định đây là điều kiện kết hôn. Về bản chất thì không có sự thay đổi
trong cách hiểu, tức là, theo LHN&GĐ năm 2000 thì những người không có năng lOMoARc PSD|27879799
lực hành vi dân sự thì bị cấm kết hôn, cò LHN&GĐ năm 2014 thì quy định “không
bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện để kết hôn. Như vậy,
pháp luật không công nhận việc kết hôn của người mất năng lực hành vi dân sự.
Việc quy định như vậy rất hợp lí bởi họ không thể hiện được ý chí một cách đúng
đắn, chính vì vậy khó có thể đánh giá được chính xác sự tự nguyện khi tham gia vào quan hệ hôn nhân.
Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muôn của họ.
Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện
kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn
nhân trái với ý muôn của họ.
Như vậy, những hành này bị cấm là để đảm bảo nguyên tắc kết hôn giữa nam và nữ
là hoàn toàn tự nguyện, họ tự do thể hiện ý chí, nguyện vọng của bản thân chứ
không phải là do có sự tác động, ép buộc từ phía người khác. Quy định như vậy
cũng góp phần xóa bỏ chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ của gia đinh phong
kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã tồn tại từ rất lâu và xây dựng chế độ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng hạnh phúc.
Theo đó, quyền tự nguyện trong việc kết hôn tức là nam và nữ có đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của pháp luật thì được lập gia đình một cách tự do mà không bị
ai ép buộc, ngăn cản. Khi đã kết hôn thì vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của công dân theo quy định của Hiến pháp và các luật khác có liên quan. Theo
Nghị Định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một sô điều và biện pháp thi hành
LHN&GĐ thì để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi kết hôn, thì cả 2 bên nam nữ lOMoARc PSD|27879799
khi đăng kí kết hôn ở Việt Nam hay kết hôn có yếu tô nước ngoài thì đều phải trải
qua việc phỏng vấn, xác minh sự tự nguyện khi kết hôn, trong trường hợp có xuất
hiện sự nghi ngờ về sự tự nguyện thì có thể phải phỏng vấn lại hoặc có sự điều tra
của Sở tư pháp để xác minh làm rõ, và cơ quan có thẩm quyền có thể từ chôi cấp
giấy chứng nhận đăng kí kết hôn nếu có căn cứ tin rằng họ đã vi phạm điều kiện
kết hôn tự nguyện hay kết hôn giả tạo không vì mục đích xây dựng gia đình và tình
yêu. Cụ thể được quy định trong LHN&GĐ tại Điều 23, Đ 24. Sở dĩ nói chế độ
hôn nhân ở nước ta tiến bộ là bởi nước ta đã xây dựng được một hệ thông các quy
định pháp luật, trong đó quy định được ban hành sau tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn,
phù hợp hơn so với quy định trước.
Các quy định này được xây dựng trên tinh thần kế thừa những nội dung đã có từ
những quy định trước, nhưng có chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn thiện hơn, chặt chẽ
hơn, phù hợp với tình hình thực tại. Bên cạnh đó, còn có một loạt các văn bản dưới
luật như nghị định, thông tư, nghị quyết hoặc các công văn hướng dẫn.
Về kết hôn, đến nay đã xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như tục tảo hôn hay cướp dâu,
bắt vợ… mà các bên nam nữ trước khi tiến tới hôn nhân có thời gian tìm hiểu
nhau, xác định kết hôn với nhau vì tình cảm và trên tinh thần tự nguyện mong
muôn được chung sông lâu dài với nhau. Hoặc pháp luật cũng quy định cụ thể về
độ tuổi kết hôn, các hành vi bị cấm khi kết hôn…
III. Một sô vấn đề thực tiễn 1. Tục cướp vợ
Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây –
Ðông Bắc. Cướp vợ” – một phong tục lâu đời của đồng bào dân tộc Mông thường
diễn ra vào mùa xuân. Chàng trai Mông đến chợ, nếu bắt gặp một cô gái và cảm
thấy “ưng cái bụng” liền quay về rủ thêm một sô thanh niên trong bản tìm bắt cô
gái theo mình. Nếu hai người đã có tình ý từ trước thì việc này diễn ra đơn giản.
Cô gái sau một hồi chông cự lấy lệ sẽ để chàng trai đưa về nhà… sông thử. Sau đó lOMoARc PSD|27879799
chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bô mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thông.
Nhưng từ lâu phong tục này đã bị biến dạng. Chỉ vì muôn có thêm người làm, bất
chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình người Mông đã tổ chức “cướp” con gái
nhà người khác làm vợ cho con mình một cách đầy vũ lực chứ không còn mang
tính chất thủ tục để hợp thức cái: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Một khi cô
gái đã bị bắt đi, khó lòng quay lại được nữa vì theo tục lệ của người Mông, đã ở
nhà trai một đêm thì không được phép trở về nhà cha mẹ đẻ nữa. Sau 3 ngày, nhà
trai mới cử người sang nhà gái báo chính thức về chuyện “bắt vợ”. Theo nghị định
126/2014/NĐ – CP Quy định chi tiết một sô điều và biện pháp thi hành LHN&GĐ
thì việc áp dụng phong tục tập quán phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định quy định tại Đ 2.
Danh mục các tập quan lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc
cấm áp dụng (Ban hành kèm theo Nghị định sô 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Chính phủ) có liệt kê tục cướp vợ là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng
Đôi với tục cướp vợ – một nét đẹp văn hóa của người Mông nói riêng và các dân
tộc vùng cao nói chung thì việc xử lí đôi với các trường hợp cướp vợ rất khó giải
quyết. Bởi bản chất của việc cướp vợ là khi trai gái đã “ưng cái bụng”, họ sẽ về
báo cáo với gia đình hai bên. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, nhà trai sẽ mời ông môi
sang nhà gái thưa chuyện rồi làm lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuôi cùng là lễ
cưới (đón dâu). Nhưng thực tế trong cuộc sông có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau
mà không lấy được nhau, chủ yếu là cha mẹ cô gái không đồng ý. Vậy nên tục kéo
vợ là giải pháp hữu hiệu cho họ. Như vậy, nếu như trong trường hợp này thì việc
xác lập quan hệ vợ chồng vẫn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên sẽ
có nhiều chàng trai lợi dụng luật tục này mà “cướp vợ” thực sự khi phía bên cô gái lOMoARc PSD|27879799
hoàn toàn không có sự tự nguyện và bị không chế, miễn cưỡng bởi sức mạnh của
phái nhà trai. Trong trường hợp này thì tùy từng trường hợp cụ thể mà tòa án sẽ
xem xét có hủy việc kết hôn hay không khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
2. Kết hôn, ly hôn giả tạo
Hiện nay, có một sô trường hợp nam, nữ tự nguyện kết hôn/không có sự cưỡng ép
cũng như lừa dôi, nhưng lại không nhằm mục đích xây dựng gia đình và chung
sông trong quan hệ vợ chồng mà là để đạt được lợi ích nào đó cho các bên, đó là
trường hợp kết hôn giả tạo. Đôi với trường hợp này có coi là vi phạm điều kiện kết hôn tự nguyện?
Ví dụ: 1 cô gái có quôc tịch Việt Nam và 1 người đàn ông có quôc tịch Mĩ thảo
thuận kết hôn với nhau để cô gái có thể di cư sang Mĩ nhận quôc tịch Mĩ với người
Mĩ kia. Sau khi cô gái nhận được quôc tịch Mĩ thì họ ly hôn.
Như vậy, sụ tự nguyện kết hôn trong trường hợp này là giả tạo, thực chất họ không
muôn xác lâp quan hệ vợ chồng thực sự, do đó có thể coi là đã vi phạm về sự tự
nguyện kết hôn. Hơn nữa, sự tự nguyện kết hôn phải xuất phát trên cơ sở tình yêu
2 bên và mong muôn xây dựng gia đình. giải pháp:
Thứ nhất, cần nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân đôi với chính sách này,
đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện của người dân còn
hạn hẹp, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền
hoặc các cuộc thi tìm hiểu về chính sách của Nhà nước, khuyến khích người dân
tham gia hoặc thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin công cộng;
Thứ hai, các quy định của pháp luật cần được cụ thể hóa, gần gũi với thực tiễn,
dễ hiểu, dễ áp dụng; lOMoARc PSD|27879799
Thứ ba, có quy đinh rõ ràng về các chế tài xử lý đôi với các hành vi vi phạm.
Cần theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời những vi phạm đó để răn đe những trường hợp tương tự. KẾT LUẬN
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc vô cùng
quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện bản chất của chế độ hôn nhân
cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về các vấn đề hôn
nhân và gia đình, là căn cứ pháp lí để tòa án xử lí những trường hợp vi phạm trên
thực tế cũng như giải quyết các vụ việc ly hôn. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót
mong thầy cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn.