Chương 5 Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán - Xác suất thống kê | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên Giá Tài Sản Cố Định
Nguyên giá = Giá mua (hoặc giá xác định) + Các chi phí trước khi sử dụng
Với:
- Giá mua là giá chưa thuế GTGT (pp khấu trừ)
- Các chi phí trước khi sử dụng gồm: chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…
- Giá xác định cần được xác lập trong các trường hợp: TSCĐ xây dựng mới, được cấp, nhận góp vốn liên doanh, nhận góp cổ phần. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguyên Giá Tài Sản Cố Định
Nguyên giá = Giá mua (hoặc giá xác định) + Các chi phí trước khi sử dụng
Với:
- Giá mua là giá chưa thuế GTGT (pp khấu trừ)
- Các chi phí trước khi sử dụng gồm: chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…
- Giá xác định cần được xác lập trong các trường hợp: TSCĐ xây dựng mới, được cấp, nhận góp vốn liên doanh, nhận góp cổ phần.
(Hiện nay, TSCĐ phải có nguyên giá từ 30,000,000 đồng trở lên) Ví dụ: Tính nguyên giá các TSCĐ:
Công ty A có các TSCĐ mới như sau: Giả định công ty A khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Mua mới 1 thiết bị sản xuất, giá mua đã có thuế GTGT 10% là 550 triệu đồng, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử là 4 triệu đồng.
Nguyên giá = Giá mua (hoặc giá xác định) + Các chi phí trước khi sử dụng
Giámua chưathuế GTGT = Giámua đã cóthuế GTGT
1+thuế suất
Giá mua chưa thuế GTGT = 550,000,000 =500,000,000
1+10 %
Nguyên giá = 500,000,000 + 4,000,000 = 504,000,000đ
- Nhận góp vốn liên doanh một văn phòng, theo giá ghi trên biên bản của hội đồng liên doanh là 1,9 tỉ đồng. Chi phí sơn sửa tân trang làm 30 triệu đồng
Nguyên giá = 1,900tr.đ + 30tr.đ = 1,930tr.đ
Tính Khấu Hao TSCĐ Theo Đường Thẳng
Khấuhao (tháng / năm)= Nguyên giá
Thời gian sử dụng
Trong đó:
- Thời gian sử dụng là số tháng sử dụng hoặc số năm sử dụng
- Khung thời sử dụng dựa vào thông tư 45 của BTC Ngoài ra khấu hao cũng có thể được tính theo công thức:
Khấu hao = Nguyên giá x Tỉ lệ khấu hao
Ví dụ: Tính khấu hao hằng năm và hằng tháng của các TSCĐ: Lấy lại các ví dụ trên cho biết thêm:
- Thời gian sử dụng ước tính của thiết bị sản xuất là 4 năm
- Tỉ lệ khấu hao của văn phòng là 10%/năm
- Thiết bị sản xuất
- Nguyên giá: 504,000,000đ
- Thời gian sử dụng 4 năm
Khấu hao năm = 504,000,000 =126,000,000 đ / năm
4
Khấu hao tháng = 126,000,000 =10,500,000 đ / tháng
12
- Văn phòng công ty
- Nguyên giá: 1,930,000đ
- Tỉ lệ khấu hao: 10%/năm
Khấu hao năm = 1,930,000,000 x 10% = 193,000,000đ/năm
Khấu hao tháng = 193,000,000 =16,083,333 đ / tháng
12
Tính Giá Trị Còn Lại Của TSCĐ
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế
Trong đó:
- Khấu hao lũy kế: là tổng số khấu hao từ khi bắt đầu sử dụng cho đến khi tính giá trị còn lại.
Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên, tính:
- Giá trị còn lại của thiết bị sản xuất sau 18 tháng sử dụng
- Giá trị còn lại của văn phòng sau 4 năm sử dụng Giải:
1.
- Nguyên giá = 504,000,000
- Khấu hao tháng = 10,500,000đ/tháng
- Tổng thời gian đã khấu hao = 18 tháng
Giá trị còn lại = 504,000,000 – (10,500,000 x 18) = 315,000,000
2.
- Nguyên giá = 1,930,000,000
- Khấu hao năm = 193,000,000đ/năm
- Tổng thời gian đã khấu hao = 4 năm
Giá trị còn lại = 1,930,000,000 – (193,000,000 x 4) = 1,158,000,000
Tính Giá Nhập Kho Nguyên Vật Liệu
Giá nhập kho = Giá mua + Các chi phí trước khi nhập kho – Giảm giá (nếu có) Trong đó:
- Giá mua là giá chưa thuế GTGT (pp khấu trừ)
- Các chi chí trước khi nhập kho gồm: chi phí vận chuyển, bốc vác, lưu kho bãi,… Trường hợp nhập kho nhiều loại NVL thì phân bổ chi phí cho chúng dựa vào trọng lượng.
- Giảm giá là số tiền chiết khấu thương mại được hưởng hoặc số tiền được giảm vì mua hàng số lượng lớn
Ví dụ: Tính giá nhập kho và đơn giá nhập kho thực tế của từng loại Công ty ABC nhập kho 3 loại nguyên vật liệu gồm:
- Bột mì 500kg, giá mua 15,000đ/kg
- Đường cát 400kg, giá mua 10,000đ/kg
- Sữa bột 300kg, giá mua 20,000đ/kg
Chi phí vận chuyển tất cả 3 loại trên về kho là 1,800,000đ, chi phí thuê bốc vác là 900,000đ Giải:
Trước hết, phân bổ chi phí trước khi nhập kho theo trọng lượng: tổng chi phí = 2,700,000; tổng số kg = 1,200kg
Chi phí cho 1kg = 2,700,000 =2,250 đ / kg
1,200
- Tính giá nhập kho của bột mì:
Giá nhập kho = (500 x 15,000) + (500 x 2,250) = 8,625,000
Đơn giá = 8,625,000 =17,250 đ / kg
500
- Tính giá nhập kho của đường cát:
Giá nhập kho = (400 x 10,000) + (400 x 2,250) = 4,900,000
Đơn giá = 4,900,000 =12,250 đ / kg
4 00
1. Tính giá nhập kho của sữa bột:
Giá nhập kho = (300 x 20,000) + (300 x 2,250) = 6,675,000
Đơn giá = 6,675,000 =22,250 đ / kg
3 00
Tính Giá Xuất Kho Nguyên Vật Liệu
Ví dụ: Tính giá trị vật liệu đã xuất kho
Tại công ty ABC có vật liệu tồn kho đầu tháng là 200kg, đơn giá nhập kho đầu kỳ là 20,000đ/kg. Tình hình nhập, xuất trong tháng gồm:
- Ngày 1, nhập 500kg, giá nhập kho 21,000đ/kg
- Ngày 5, xuất sử dụng 340kg
- Ngày 10, nhập kho 300kg, giá nhập kho 20,500đ/kg
- Ngày 15, xuất
Tồn đầu 200kg (20.000/kg) Ngày 1 500kg (21.000/kg) Ngày 5 340kg Ngày 10 300kg (20.500/kg) Ngày 15 500kg
Phương pháp Giá thực tế đích danh
Trình tự nhập xuất: Tồn đầu 200kg (20.000/kg) Ngày 1 500kg (21.000/kg)
Ngày 5 340kg Ngày 10 300kg (20.500/kg) Ngày 15 500kg
Vật liệu xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập đó để làm giá xuất kho. Chẳng hạn, số vật liệu xuất ngày 5 gồm 140kg của tồn đầu là 200kg của vật liệu nhập ngày 1
Vậy, giá trị 340kg vật liệu xuất kho ngày 5 là: (140 x 20,000) + (200 x 21,000) = 7,000,000đ
Phương pháp Nhập trước xuất trước (FIFO)
Trình tự nhập xuất: Tồn đầu 200kg (20.000/kg) Ngày 1 500kg (21.000/kg)
Ngày 5 340kg Ngày 10 300kg (20.500/kg) Ngày 15 500kg
Vật liệu xuất ra lần lượt tính theo giá có đầu tiên trong kho với số lượng tương ứng, nếu chưa đủ thì lấy theo giá kế tiếp theo thứ tự từ trước đến sau
Vậy, giá trị 340kg vật liệu xuất kho ngày 5 là: (200 x 20,000) + (140 x 21,000) = 7,000,000 Giá trị 340kg vật liệu xuất kho ngày 15 là: (360 x 21,000) + (140 x 20,500) = 20,430,000 Phương pháp Đơn giá bình quân
Sử dụng các công thức sau:
ĐGBQ= ( ĐG. SL) tồnđầu+( ĐG. SL)các lần nhập
SLtồnđầu+ SL các lần nhập
Giátrị xuất kho=SL xuất . ĐGBQ
Tùy vào quyết định của từng doanh nghiệp mà đơn giá bình quân có thể tính vào cuối kỳ hoặc tính theo từng lần xuất
Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên
Trình tự nhập xuất: Tồn đầu 200kg (20.000/kg) Ngày 1 500kg (21.000/kg)
Ngày 5 340kg Ngày 10 300kg (20.500/kg) Ngày 15 500kg
Hãy tính giá trị nguyên vật liệu đã xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân:
- Cuối kỳ (Bình quân gia quyền)
- Từng lần xuất (Bình quân liên hoàn)
Phương pháp Bình quân gia quyền
ĐGBQcuối kỳ =(200.20,000)+(500.21,000)+(300.20,500)=20,650 đ / kg
200+500+300
Giá trị xuất kho = 840 x 20,650 = 17,346,000
Phương pháp Bình quân liên hoàn
ĐGBQ ngày 5= (200.20,000)+(500.21,000) =20,714 đ / kg
200+ 500
Giá trị xuất kho ngày 5 = 340 x 20,714 = 7,042,760 Khi đó, còn tồn 360kg với đơn giá 20,714đ/kg
ĐGBQ ngày 15= (360.20,714)+( 300.20,500) =20,617 đ / kg
360+300
Giá trị xuất kho ngày 15 = 500 x 20,617 = 10,308,500 Khi đó, còn tồn 160kg với đơn giá 20,617đ/kg
Giá Trị Nguyên Vật Liệu Tồn Kho Cuối Kỳ
- Giá tồn kho
Nếu kế toàn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì giá trị tồn cuối được tính như sau:
Tồn cuối kỳ = Tồn đầu + Nhập – Xuất
Nếu kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì giá trị tồn cuối được căn cứ vào số lượng kiểm kê từ đó tính ra số lượng xuất và giá trị đã xuất kho:
Xuất = Tồn đầu + Nhập – Tồn cuối kỳ
Ví dụ: Trình tự nhập xuất: Tồn đầu 200kg (20.000/kg) Ngày 1 500kg (21.000/kg) Ngày 5 340kg Ngày 10 300kg (20.500/kg) Ngày 15 500kg
- Cho biết doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất theo phương pháp FIFO. Tính giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
Giá trị NVL tồn kho = (1,000 – 840) x 20,500 = 3,280,000
- Cho biết doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Cuối tháng kiểm kê được số lượng VL tồn kho là 200kg, cho biết doanh nghiệp tính giá xuất theo phương pháp FIFO. Tính giá trị VL đã xuất kho trong kỳ
Tồn đầu 200kg (20.000/kg) Ngày 1 500kg (21.000/kg) Ngày 10 300kg (20.500/kg)
Ngày 31 Kiểm kê: 200kg
Giá trị VL xuất = (200.20) + (500.21) + (300.20,5) – (200.20,5) = 16,550