-
Thông tin
-
Quiz
Chương 6: Dòng họ pháp luật (Common Law, Anglo-Saxon, Thông luật, Anh - Mỹ) | Trường đại học Luật, đại học Huế
Chương 6: Dòng họ pháp luật (Common Law, Anglo-Saxon, Thông luật, Anh - Mỹ) | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Chương 6: Dòng họ pháp luật (Common Law, Anglo-Saxon, Thông luật, Anh - Mỹ) | Trường đại học Luật, đại học Huế
Chương 6: Dòng họ pháp luật (Common Law, Anglo-Saxon, Thông luật, Anh - Mỹ) | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Chương 6: DÒNG HỌ PHÁP LUẬT (COMMON LAW, ĂNG LÔ - SĂẮC XÔNG, THÔNG LU T, Ậ ANH - MỸỸ)
1. Khái quát về dòng họ PL thông luật.
Đặc điểm của dồng họ PL thông luật -
Chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh, thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. -
Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các QPPL. -
Không có sự phân biệt giữa luật công – luật tư (trừ hệ thống PL Anh) -
Chế định PL tiêu biểu là chế định ủy thác -
Được lan rộng ra Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Á => hình thành nên dòng họ nhà Common Law. -
Sự bành trướng của Common Law Anh đã diễn ra trong suốt quá trình Anh thực hiện
chính sách thuộc địa hóa.
2.1. Hệ thống pháp luật thông luật Anh
600-1066 Thời kì Ăng lô-sắc xông) -
Thời kì này nước Anh bị người Giéc man xâm lược nên còn tư liệu về pháp luật. -
Nghiên cứu các tài liệu còn lại cho thấy ở thời kỳ này người anh đã có luật thành văn và
ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ Ăng lô- sắc xông. -
Giai đoạn này pháp luật còn manh mún, tản mạn chịu sự ảnh hưởng của tập quán địa
phương, không tồn tại nên Pháp Luật chung cho toàn nước Anh.
1066-1485 thời kỳ hình thành hệ thống pháp luật thông Luật -
Năm 1066 người Norman sống ở Pháp sang xâm lược nước Anh, William trở thành vua
nước Anh. Nhà vua đã tiến hành cuộc cải cách nhằm thâu tóm quyền lực vào tay chính
quyền Trung ương nước Anh chuyển từ phân quyền cát cứ sang phong kiến Trung ương
tập quyền, nhà vua củng cố chính quyền Trung ương bằng việc phong tước cho các thuộc
hạ từ thẩm phán của triều đình đến địa phương để xét xử.
Yếu tố quan trọng dẫn đến sự hình thành hệ thống thông luật. -
Sau William, nước Anh có nhiều nhà vua nhưng vị hoàng đế có công lớn nhất trong việc
thúc đẩy sự hình thành của Common Law là Henry Đệ Nhị. Henry Đệ Nhị đã cử các
thẩm phán của tòa án Hoàng gia tại Wesminster đi giải quyết các tranh chấp ở địa phương
trên toàn quốc. Ban đầu thẩm phán dựa vào các tập quán địa phương để xét xử. Cuối năm
khi trở lại Wesminter, họ thảo luận với nhau về những vụ án mà họ đã xử, những tập quán
mà họ đã áp dụng những tập quán mà họ đã áp dụng và cả những phán quyết mà họ đã
đưa ra. Các phán quyết đó đã được ghi chép lại, gọt giủa, sắp xếp một cách có hệ thống.
Theo thời gian, một nguyên tắc mới đã xuất hiện và phát triển, theo đó thẩm phán bị ràng
buộc bởi những phán quyết có liên quan của các thẩm phán khác trong quá khứ. Kết quả
là khi xét xử những vụ việc tương tự ở thời điểm hiện tại, thẩm phán có nghĩa vụ áp dụng
cùng các nguyên tắc đã được các thẩm phán tiền bối áp dụng.
Trên cơ sở áp dụng nguyên tắc tiền lệ pháp này, các phán của tòa án được duy trì và ngày
càng trở nên cứng nhắc, đồng thời các tập quán địa phương từ thời Norman đã từng bước
bị thay thế bởi án lệ, áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh.
Cuối TK XIV - đầu TK XV, nền kinh tế nước Anh có sự thay đổi to lớn ( Sản xuất nông nghiệp
phân tán đã giành được thay thế bởi nền kinh tế hàng hóa + thương mại phát triển) => hệ thống
thông luật với thủ tục mang tính hình thức trở nên chật hẹp hơn so với nhu cầu điều chỉnh các
quan hệ xã hội mới phát sinh.
Những thần dân không bằng lòng với các quyết định của tòa án Hoàng Gia ( Hoặc do sự chặt
chẽ của thủ tục, họ không thể đưa vụ việc của mình ra xem xét trước tòa án Hoàng Gia) => họ
đã cầu cứu thẳng lên nhà vua, đề nghị nhà vua can thiệp.
=> cho phép Đại Pháp quan thành lập tòa án mới để giải quyết những vụ việc không có trong
án lệ => xuất hiện luật công bằng (Equity Law)
Một số nguyên nhân sự ra đời Equity Law -
Sự cứng nhắc của Common Law
Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp làm cho Common Law trở nên cứng nhắc. Khi tình
tiết vụ việc khác đi thì các thẩm phán không thể áp dụng tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ cũng
không có khả năng tạo ra tiền lệ pháp mới vì bị bó buộc trong khuôn khổ của tiền lệ pháp cũ. -
Sự phức tạp của thủ tục Tố tụng được sử dụng tại tòa Hoàng Gia
Common Law được xây dựng trên thủ tục khá phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ với Trát.
Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên Nguyên tiếp cận được với
công lý nhằm đưa vụ kiện của mình ra xét xử. mỗi loại khiếu kiện sẽ có một Trát tương ứng. Ưu điểm của Equity Law -
Đại pháp quan không áp dụng án lệ của tòa Hoàng Gia, mà áp dụng công lý, lẽ phải. -
Tòa đại pháp quan mở đầu quá trình tố tụng không phải bằng Trát mà bằng đơn thỉnh cầu. -
Đại pháp quan xét xử dựa vào nội dung vụ việc và quyền lợi của các bên tranh chấp, còn
tòa hoàng gia thì coi trọng chứng cứ.
=> trước nhu cầu giải quyết tranh chấp tại tòa án Hoàng Gia, Common Law tỏ ra bất lực, là
nguyên nhân dẫn đến Equity Nhằm để bổ sung, sửa đổi cho thiếu sót của Common Law, không
nhầm thay thế và đối trọng với Common Law.
Thời kỳ này hệ thống thông luật vẫn được khẳng định tại anh
kinh tế + chính trị + xu thế quốc tế = hệ thống PL thực định cũng dần khẳng định vị trí.
+ Cải tổ hệ thống pháp luật Anh vào cuối TK XIX chủ yếu nhằm vào việc cải tổ hệ thống tòa án
thông qua việc ban hành một số đạo luật. Song song với việc cải tổ hệ thống tòa án, đạo luật
năm 1873 cũng đơn giản hóa thủ tục Tố tụng bằng việc bãi bỏ hình thức khởi kiện.
+ Cùng với cải tổ luật Tố tụng, luật nội dung cũng được phát điện hóa, một số đạo luật điều
chỉnh lĩnh vực thương mại đã được ban hành cuối TK XIX và một số đạo luật thuộc lĩnh vực luật
tư khác đều là sản phẩm của hoạt động lập pháp của thế kỷ XX. 2.2 Luật án lệ của Anh -
Án lệ là những nguyên tắc pháp lý rút ra từ những phán quyết của tòa án do các thẩm
phán khác sáng tạo ra cung cấp tiền lệ, hay cơ sở pháp lý để các thẩm phán giải quyết các
vụ việc có tình tiết tương tự trong hiện tại và tương lai. -
Án lệ xét xử là nguồn cơ bản của pháp luật nước Anh. Hiện nay ở anh có khoảng 100
triệu án lệ và hàng năm, các tòa án bổ sung khoảng 30.000 án lệ mới. Tất cả các án lệ xét
xử tạo thành 300 tuyển tập theo pháp luật bên trong quốc gia và theo pháp luật châu Âu.