-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp bài tập ví dụ về tính giai cấp của pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Tổng hợp bài tập ví dụ về tính giai cấp của pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Tài liệu gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tổng hợp bài tập ví dụ về tính giai cấp của pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Tổng hợp bài tập ví dụ về tính giai cấp của pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Tài liệu gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
1. Trình bày sự ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ
nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà
nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm
duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu
“Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan).
Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:
- Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi
những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà
nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng.
2. Khái niệm và đặc điểm của nhà nước.
3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác
4. Phân tích bản chất của nhà nước.
5. Tại sao nhà nước có tính giai cấp? Tính giai cấp của nó được biểu hiện như thế nào?
Nhà nước có tính giai cấp vì: nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, tức là
xã hội đã phát triển đến một trình độ và một giai đoạn nhất định-giai đoạn có sự
phân chia con người thành các giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội khác nhau về
nhu cầu, lợi ích. Chính sự khác nhau về nhu cầu và lợi ích đó đã dẫn đến nguy
cơ tiềm ẩn xung đột, mâu thuẫn giữa các giai cấp. Một khi mâu thuẫn ngày càng
gay gắt thì ắt sẽ có đấu tranh giai cấp. Khi đó nhà nước ra đời là sản phẩm của
một giai cấp nhất định - giai cấp đã sinh ra nó. Cũng chính vì thế mà xét về bản
chất, nhà nước được lập ra và duy trì nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp-giai 1
cấp thống trị về mọi mặt. Nhà nước trở thành công cụ để giai cấp thống trị thực
hiện chuyên chính với tất cả các giai cấp khác trong xã hội. Ví dụ như nhà nước
tư sản thì phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản, có vai trò áp đặt sự thống trị của
giai cấp tư sản lên các giai cấp khác và có những công cụ bạo lực như cảnh sát,
tòa án, quân đội,… để đàn áp mọi sự đấu tranh.
6. Tại sao nhà nước có tính xã hội? Tính xã hội của nhà nước được biểu hiện như thế nào?
Nhà nước có tính xã hội vì: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội
có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản
lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những
hoạt động chung nảy sinh từ yêu cầu của xã hội
7. Phân tích các đặc điểm của cơ quan nhà nước. Hãy phân loại các cơ quan
trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
● Phân tích các đặc điểm của cơ quan nhà nước:
* Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước, Bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;
- Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà
nước hoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc;
- Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự;
- Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: Bộ máy nhà nước có
thể được chia thành hai loại cơ quan sau đây: 2
- Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân
dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
* Căn cứ vào chế độ làm việc: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loại cơ quan sau đây:
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể như Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, Toà án nhân dân;
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng như Chủ tịch nước,
Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ
trưởng như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
● Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay: Nhà nước
Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước hay còn gọi là các cơ quan đại diện,
bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (do nhân dân trực tiếp bầu ra)
thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
- Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân.
- Hệ thống cơ quan xét xử:Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa phương.
8. Khái niệm hình thức chính thể nhà nước. Chứng minh tính đa dạng của hình
thức chính thể nhà nước. 3
9. Nêu đặc trưng và ví dụ cụ thể về từng dạng hình thức cấu nhà nước
10. Hãy xác định hình thức của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
11. Cho biết các con đường hình thành của pháp luật.
12. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của pháp luật.
13. Phân tích bản chất của pháp luật.
14. Tại sao pháp luật có tính giai cấp và tính xã hội? Hãy phân tích những tính
chất đó của pháp luật.
15. So sánh pháp luật với đạo đức và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
16. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
17. Cho biết các hình thức cơ bản của pháp luật. Tại sao văn bản quy phạm
pháp luật được coi là hình thức cơ bản và chủ yếu của pháp luật Việt Nam hiện nay?
18. Phân tích và lấy ví dụ minh họa để làm sáng tỏ các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật.
19. Cho biết các loại văn bản quy phạm của nhà nước Việt Nam hiện nay
20. Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy pháp luật ở Việt Nam hiệnnay.
21. Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
22. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm trong điều khoản dưới đây và giải
thích vì sao lại xác định như vậy: “người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để
bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có
quyết đinh thu hồi”(khoản2,điều 42 luật Đất đai năm2003)
23. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật.
24. Chủ thể của quan hệ pháp luật.
25. Trình bày nội dung của quan hệ pháp luật.
26. Trình bày khái niệm và phân loại sự kiện pháp lý.
27. Cho biết các hình thức thực hiện pháp luật. Lấy ví dụ minh họa cho từng hình thức đó.
28. Phân tích và lấy ví dụ để làm sáng tỏ các đặc điểm của áp dụng pháp luật.
29. Tại sao nói áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước?
30. Cho biết các trường hợp cần áp dụng pháp luật. Cho ví dụ minh họa cho từng trường hợp đó.
31. So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật.
32. Phân tích và lấy ví dụ minh họa để làm sáng tỏ các dấu hiệu của vi phạm 4 pháp luật.
33. Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật thông qua một ví dụ cụ thể.
34. Cho ví dụ về từng loại lỗi trong vi phạm pháp luật và giải thích tại sao lại xác định như vậy?
35. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
36. Các hình thức giải thích pháp luật. 5