Chương I :Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố hải phòng trong giai đoạn 2016 - 2020 học phần Xã hội học pháp luật
Chương I :Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố hải phòng trong giai đoạn 2016 - 2020 học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799 CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Để dự liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ
xảy ra như thế nào trong thời gian tới và qua đó có cơ sở đưa ra những biện pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm thì việc giải thích nguyên nhân của tội
phạm này là một nội dung nghiên cứu quan trọng. Muốn làm được việc đó, trước
hết cần làm rõ tình hình của tội phạm.
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn
vị thời gian nhất định.”. Trong đó, trạng thái được hiểu bao gồm cả đặc điểm về
lượng (mức độ) và và đặc điểm về chất (tính chất) còn xu thế vận động được hiểu
là diễn biến, bao gồm cả diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất. Theo đó,
hai nội dung cần làm rõ khi nghiên cứu tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hải Phòng là: Thực trạng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản và diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, thực trạng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính
chất, còn diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng bao gồm diễn biến về
mức độ và diễn biến về tính chất.
Để nghiên cứu tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn 2016 - 2020, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính
thức của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng. Bên
cạnh đó, tác giả còn sử dụng số liệu tự thống kê từ 108 bản án hình sự sơ thẩm
xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phạm vi nghiên cứu. 1.1.
Thực trạng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 lOMoARc PSD|27879799
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”. Theo
đó, thực trạng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét về mức độ được phản ánh
qua số lượng tội phạm và số lượng người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016 -2020, còn thực trạng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xảy ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai
đoạn này theo những tiêu chí nhất định.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
Để có thể đánh giá thực trạng về mức độ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần
phải đánh giá được tội phạm rõ và mức độ của tội phạm ẩn của tội phạm này.
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống kê tội phạm”.
Theo số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tối cao, trong giai đoạn
2016 - 2020, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã xét
xử sơ thẩm 125 vụ với 177 người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trung bình
mỗi năm có 25 vụ với khoảng 35 người phạm tội. Cụ thể, số vụ và số người phạm
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
2016 -2020 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Số vụ và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 Năm 2016
2017 2018 2019 2020 Tổng TB Số vụ phạm tội 27 25 22 21 30 125 25 Số người phạm 38 35 33 32 39 177 35 , 4 tội
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao lOMoARc PSD|27879799
Để làm rõ hơn thực trạng về mức độ của tội phạm này trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn 2016 -2020, tác giả thực hiện một số phép so sánh sau:
Thứ nhất, so sánh số tội phạm và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
với số tội phạm và số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020.
Bảng 2: So sánh số vụ, số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số
vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
Tội lừa đảo chiếm
Các tội phạm nói Tỷ lệ
đoạt tài sản chung Trong giai Số Số đoạn Số vụ Số vụ Số vụ số người người người 2016-2020 phạm tội phạm phạm (1) (3) (1)/(3) (2)/(4) tội (2) tội (4) Tổng số 125 177 5344 9422 2 ,33% 1 ,89% TB 25 35 , 4 1068,8 1884,4
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Biểu đồ 1: So sánh số vụ, số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
với số vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng lOMoARc PSD|27879799
trong giai đoạn 2016-2020 Object 3
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, số vụ và
số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ thấp so với số vụ và số
người phạm tội nói chung. Trung bình mỗi năm có khoảng 25 vụ với 35 người
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi số tội phạm nói chung là 1068 vụ
với 1884 người phạm tội. Như vậy, hàng năm số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản chỉ chiếm khoảng 2,33% và số người phạm tội này chỉ chiếm tỷ lệ 1,89%
so với tổng số vụ cũng như tổng số người phạm tội nói chung.
Thứ hai, so sánh số vụ và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số
vụ và số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong giai đoạn 2016 – 2020.
Bảng 3: So sánh số vụ, số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với
số vụ, số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn 2016-2020
Tội lừa đảo chiếm đoạt
Các tội xâm phạm sở Tỷ lệ tài sản hữu lOMoARc PSD|27879799 Số vụ
Số người Số vụ Số người Số vụ
Số người phạm tội
phạm tội phạm tội (1) (2) (3) (4) (1)/(3) (2)/(4) 125 177 1558 2339 8 ,0% 7 ,5%
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Biểu đồ 2: So sánh số vụ, số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với
số vụ, số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên điạ bàn thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 Object 5
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, trong 05 năm, trên địa bàn thành phố
Hải Phòng có 1558 vụ xâm phạm sở hữu với 2339 người phạm tội. Trong đó có
125 vụ với 177 người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm 8% về số vụ và
7,5% về số người phạm tội. Như vậy, trong giai đoạn này, tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản chiếm tỷ lệ tương đối cao trong nhóm tội xâm phạm sở hữu kể cả về số vụ
và số người phạm tội.
Thứ ba, so sánh số liệu về tội lừa đảo chiếm đọat tài sản trên địa bàn thành
phố Hải Phòng với số liệu về tội phạm này trên phạm vi toàn quốc cũng như trên
địa bàn hai tỉnh cùng nằm trong vùng Duyên hải Bắc Bộ và có tốc độ tăng trưởng
kinh tế tương đồng là Thái Bình, Nam Định trong cùng giai đoạn nghiên cứu.
Bảng 4: Số vụ và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
Hải Phòng, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình và Toàn quốc trong giai đoạn lOMoARc PSD|27879799 2016-2020
Trong Hải Phòng Nam Định Thái Bình Toàn quốc giai đoạn Số Số Số Số Số Số Số vụ Số người 2016- vụ người vụ người vụ người phạm tội 2020 phạm tội phạm tội phạm tội Tổng số 125 177 107 141 118 138 1020 13625 5 TB 25 35 , 4 21 , 28 , 2 , 23 6 27 , 6 2041 2725 4
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Biểu đồ 3: So sánh số vụ và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình Object 7
Biểu đồ 4: So sánh số vụ và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trên Toàn quốc trong giai đoạn lOMoARc PSD|27879799 2016-2020 Object 9
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, so với cả nước, số vụ và số người phạm
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
2016-2020 chiếm tỷ lệ không cao, chỉ khoảng 1,22% về số vụ và 1,3% số người
phạm tội. Tuy nhiên, khi so sánh với hai tỉnh giáp ranh, cùng nằm trong vùng
duyên hải Bắc bộ là Thái Bình và Nam Định thì số vụ và số người phạm tội này
trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều cao hơn. Trong giai đoạn 2016 2020, trung
bình mỗi năm, có khoảng 25 vụ với 35 người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Nam Định,
trung bình mỗi năm có khoảng 21 vụ với 28 người phạm tội này, ít hơn Hải Phòng
04 vụ và 07 người phạm tội. Tương tự như vậy, trung bình mỗi năm trên địa bàn
tỉnh Thái Bình có khoảng 23 vụ với 27 người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
ít hơn Hải Phòng khoảng 02 vụ và 08 người phạm tội.
Thứ tư, so sánh chỉ số tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Phòng với chỉ số tội phạm này trên địa bàn các tỉnh Thái Bình, Nam Định và
toàn quốc trong giai đoạn 2016-2020.
Để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản xét về mức độ thì cần đặt số liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mối liên
hệ với số dân cư. Hay nói cách khác là cần phải xác định chỉ số tội phạm và chỉ
số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020. lOMoARc PSD|27879799
Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phản ánh
mức độ phổ biến của tội phạm này trong dân cư. Chỉ số tội phạm và chỉ số người
phạm tội (tính trên 100.000 dân) được tính như sau: Số vụ, số người phạm tội của
từng năm nhân với 100.000 chia cho số dân trên đại bàn thành phố Hải Phòng
trong cùng một năm tương ứng. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 (tính trên 100.000 dân)
Nguồn: Tổng cục thống kê và Tòa án nhân dân tối cao
Bảng số liệu trên cho thấy, trung bình hằng năm trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn 2016-2020, cứ 100.000 người thì có 1,23 vụ với 1,76 người
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để thấy rõ hơn mức độ phổ biến của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong dân cư tác giả so
sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 với chỉ số tội phạm và chỉ
số người phạm tội này trên địa bàn tỉnh Nam Định, Thái Bình và toàn quốc. lOMoARc PSD|27879799
Bảng 6: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn tỉnh Nam Đinh, Thái Bình và toàn quốc trong giai đoạn
2016-2020 (tính trên 100.000 dân) Năm Hải Phòng Nam Định Thái Bình Toàn quốc Chỉ Chỉ Chỉ Chỉ số Chỉ số số Chỉ số số số Chỉ Chỉ số người người tội người tội tội số tội người phạm phạm
phạ phạm tội phạ phạ
phạm phạm tội tội tội m m m TB 1 , 23 1 , 76 1 , 22 1 , 61 1 , 28 1 , 50 2 , 13 2 , 85
Nguồn: Tổng cục thống kê và Tòa án nhân dân tối cao
Biểu đồ 5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng so với tỉnh Nam Định,
Thái Bình và Toàn quốc trong giai đoạn 2016-2020 Object 11
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng tuy thấp hơn so
với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trên toàn quốc nhưng lại cao hơn
nhiều so với hai tỉnh lân cận cùng nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Đặc biệt,
chỉ số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố lOMoARc PSD|27879799
Hải Phòng cao gấp 1,1 lần chỉ số người phạm tội này trên địa bàn tỉnh Nam Định
và 1,2 lần so với tỉnh Thái Bình.
Trên đây là số liệu về số vụ và số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đã được xét xử và đưa vào thống kê chính thức. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần
tội phạm rõ. Để có sự đánh giá đầy đủ thực trạng về mức độ của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020 cần phải làm
rõ cả phần tội phạm ẩn của tội phạm này.
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện
trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lí hoặc không
được đưa vào thống kê tội phạm”.
Thực tế, tội phạm ẩn do không được đưa vào thống kê tội phạm hay còn
được gọi là tội phạm ẩn do sai số thống kê rất ít và có thể coi là không đáng kể
nên thông thường chỉ có 02 nhóm tội phạm ẩn chính là tội phạm chưa được phát
hiện hoặc đã được phát hiện nhưng chưa được xét xử. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà các cơ quan chức năng không phát hiện hoặc không xử lý nhiều vụ lừa
đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó có cả nguyên
nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan của các cơ quan có trách nhiệm.
Nghiên cứu tội phạm ẩn của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một vấn đề khó. Kết
quả nghiên cứu qua các phương pháp khác nhau đều chỉ mang tính tương đối.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đưa ra một số nhận định khái quát về tội
phạm ẩn của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở so sánh số liệu khởi tố của Cơ quan Cảnh
sát điều tra thuộc Công an thành phố Hải Phòng với số liệu xét xử sơ thẩm của
Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng về tội phạm này.
Bảng 7: Số vụ bị khởi tố và số vụ bị xét xử sơ thẩm về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 Năm 2016-2020 Số vụ khởi tố Số vụ xét xử Tỷ lệ lOMoARc PSD|27879799 Tổng 139 125 89,92%
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao, Công an thành phố Hải Phòng
Qua bảng số liệu có thể thấy, trong giai đoạn 2016-2020 có tổng số 139 vụ lừa
đảo chiếm đoạt tài sản bị khởi tố nhưng chỉ có 125 vụ đã được đưa ra xét xử. Theo
đó, số vụ bị khởi tố được xét xử chiếm tỷ lệ 89,92% và vẫn còn 10,08% số vụ
không được xét xử. Tuy nhiên, không phải toàn bộ số vụ không được xét xử đều
thuộc tội phạm ẩn. Theo khảo sát, trong số 14 vụ không được xét xử này có 02 vụ
được Cơ quan điều tra thay đổi quyết định khởi tố từ tội danh lừa đảo chiếm đoạt
tài sản sang tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do có căn cứ xác định
tội phạm đã bị khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra. Các vụ còn lại
không được xét xử là do phải tạm đình chỉ vụ án vì đã hết thời hạn điều tra mà
chưa xác định được bị can hoặc bị can bỏ trốn… Như vậy, có 12 vụ đã được phát
hiện nhưng không được xét xử (khoảng gần 10%) thuộc tội phạm ẩn.
Ngoài ra, số tội phạm ẩn ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do chưa được phát
hiện vì người bị hại không trình báo chắc chắn cũng chiếm tỷ lệ nhất định. Thực
tế cho thấy, nhiều vụ chỉ đến khi cơ quan điều tra phát hiện, bắt giữ và lấy lời khai
của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới phát hiện họ còn thực hiện
các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác trước đó mà người bị hại không trình
báo. Đây là nguyên nhân từ phía người bị hại. Bên cạnh đó cũng còn có những
vụ việc tuy đã được người bị hại khai báo nhưng đã bị bỏ qua do lỗi từ phía người
có trách nhiêm trong các cơ quan liên quan.
Qua số liệu và phân tích trên có thể khẳng định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 có độ ẩn không nhỏ.
Thực trạng về mức độ của tội phạm này phải được đánh giá trên cơ sở tội phạm
rõ đặt trong mối liên hệ với độ ẩn của nó.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
“… Thực trạng về tính chất của tội phạm là … các đặc điểm định tính thuộc
nội dung bên trong của tình hình tội phạm. Để đánh giá được đặc điểm này cần lOMoARc PSD|27879799
dựa vào các cơ cấu khác nhau của tội phạm”. Trong đó,“Cơ cấu của tội phạm
là tỷ trọng mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tội phạm trong
khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định”.
Do thống kê chính thức của Tòa án dân dân tối cao và Tòa án nhân dân thành
phố Hải Phòng không có một số thông tin cần thiết để xác định những thông số
về cơ cấu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên tác giả phân tích thực trạng về
tính chất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cơ sở số liệu tự thống kê từ 108
bản án hình sự sơ thẩm của thành phố Hải Phòng từ năm 2016 đến năm 2020.
Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được đánh giá theo các cơ cấu sau:
* Cơ cấu theo loại tội phạm
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo loại tội phạm:
Bảng 8: Cơ cấu theo loại tội phạm ST Loại tội phạm Số lượng Tỷ lệ T 1
Tội phạm ít nghiêm trọng51 33,8% 2
Tội phạm nghiêm trọng 46 30,5% 3
Tội phạm rất nghiêm trọng 39 25,8% 4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 15 9,9% Tổng 151 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 6: Cơ cấu theo loại tội phạm Object 14
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, khoảng 2/3 (66,2%) là thuộc các tội
phạm từ tội phạm nghiêm trọng trở lên và tội phạm ít nghiêm trọng chiếm khoảng
1/3 (33,8%). Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tuy ít nhất nhưng cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể (9,9%); tội phạm rất nghiêm trọng ở vị trí thứ ba về số lượng nhưng
chiếm tỷ lệ tương đối cao (25,8%).
* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo loại và mức hình phạt:
Bảng 9: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt được áp dụng Tù có thời hạn Cải tạo
Từ trên Từ trên Tù không Từ 03 Từ trên 15 Tiêu chí
03 năm 07 năm chung Tổng giam năm trở năm đến 20 đến 07 đến 15 thân giữ xuống năm năm năm Số lượng 4 57 36 46 6 2 151 Tỷ lệ % 2 , 7 37 , 7 23 , 8 30 , 5 4.0 1 , 3 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 7: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt được áp dụng lOMoARc PSD|27879799 Object 17
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, loại hình phạt được áp dụng chủ yếu là
hình phạt tù có thời hạn (chiếm tỷ lệ 96%). Trong đó, hình phạt tù dưới 03 năm
được áp dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 37,7%. Đứng thứ hai là hình phạt tù từ 07
năm đến dưới 15 năm, chiếm tỷ lệ 30,5%. Hình phạt cải tạo không giam giữ và
hình phạt tù chung thân có tỷ lệ thấp nhất và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,7%/1,3%).
Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng việc hình phạt tử hình được áp dụng cũng
phản ánh phần nào tính chất nghiêm trọng của tình hình tội phạm. * Cơ cấu theo
hình thức thực hiện tội phạm
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu theo hình thức
thực hiện tội phạm sau:
Bảng 10: Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm
Hình thức thực hiện tội phạm Số vụ Tỷ lệ (%) Đồng phạm 25 23 , 1 Phạm tội riêng lẻ 83 76 , 9 Tổng 108 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 8: Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm lOMoARc PSD|27879799 Object 19
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, phần lớn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
được thực hiện riêng lẻ (76,9%); số vụ được thực hiện dưới hình thức đồng phạm
tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều nhưng vẫn là tỷ lệ không nhỏ (23,1%).
* Cơ cấu theo thủ đoạn phạm tội
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo thủ đoạn phạm tội:
Bảng 11: Cơ cấu theo thủ đoạn phạm tội Số Nhó Tỷ lệ Thủ đoạn phạm tội lượn m ( % ) g
Làm giả giấy tờ để bán, cầm cố, thế chấp nhà đất, ô tô, N1 19 17,6 xe máy N2
Lừa dối có khả năng chạy án 12 11,1 N3
Lừa dối xuất khẩu lao động/xin việc/xin học 25 23,1 N4
Lừa dối vay tài sản với lãi suất cao/chơi họ 23 21,3 N5
Lừa dối trong thuê, mượn ô tô, xe máy 11 10,2 N6 Thủ đoạn khác 18 16,7
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 9: Cơ cấu theo thủ đoạn phạm tội Object 21
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, thủ đoạn lừa dối xuất khẩu lao động/
xin việc/xin học và thủ đoạn lừa dối vay tiền với lãi suất cao/chơi họ là hai nhóm
thủ đoạn phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất (23,1% và 21,3%). Tiếp đó là thủ đoạn
làm giấy tờ giả để bán, cầm cố, thế chấp nhà đất, ô tô, xe máy (17,6%). Trong các
nhóm thủ đoạn phạm tội còn lại, đáng chú ý là thủ đoạn lừa dối có khả năng chạy
án (11,1%) và thủ đoạn lừa dối trong thuê, mượn ô tô, xe máy (10,2%).
* Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo hậu quả của tội phạm:
Bảng 12: Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm ST
Giá trị tài sản chiếm đoạt Số vụ Tỷ lệ% T 1 Dưới 50.000.000 đồng 28 25,9 2
Từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng 36 33,4 3
Từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng35 32,4 4
Từ 500.000.000 đồng trở lên 9 8,3 Tổng 108 100%
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 10: Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm Object 24
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số vụ có tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ
50.000.000 đồng trở lên chiếm đa số (khoảng74%). Trong đó, số vụ có tài sản bị
chiếm đoạt trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên chiếm tỷ lệ đáng kể 8,3%. Điều
này phản ánh phần nào thực trạng về tính chất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
* Cơ cấu theo loại tài sản bị chiếm đoạt
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo loại tài sản bị chiếm đoạt:
Bảng 13: Cơ cấu theo loại tài sản bị chiếm đoạt Loại tài sản Số lượng Tỷ lệ (%) Tiền 65 60 , 2 Phương tiện giao thông 9 8 , 3 Tài sản khác 34 31 , 5 Tổng vụ 108 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 11: Cơ cấu theo loại tài sản bị chiếm đoạt Object 27
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, tài sản bị chiếm đoạt là tiền chiếm đa
số (60,2%); là phương tiện giao thông chiếm tỷ lệ đáng kể (8,3%).
* Cơ cấu theo mục đích sử dụng tài sản
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo hậu quả của tội phạm:
Bảng 14: Cơ cấu theo mục đích sử dụng tài sản chiếm đoạt Mục đích Số lượng Tỷ lệ (%) Nguồn sống 62 57 Tiêu xài cá nhân ,4% Ăn chơi 20 18 ,5% Chơi game online 6 5 ,6% Mua ma túy 8 7 ,4% Đánh bạc 4 3 ,7% Khác 8 7, 4% Tổng số vụ 108 100 %
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 12: Cơ cấu theo mục đích sử dụng tài sản chiếm đoạt lOMoARc PSD|27879799 Object 30
Bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, trong giai đoạn 2016-2020, người phạm tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu sử dụng tài
sản chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân, chiếm 75,9%. Trong đó, sử dụng để làm nguồn
sống chiếm 57,4%, sử dụng vào mục đích ăn chơi đua đòi là 18,5%. Bên cạnh đó,
mục đích sử dụng tài sản chiếm đoạt của tội phạm để tham gia vào các tệ nạn xã
hội (như chơi game online, đánh bạc, mua ma túy) chiếm tỷ lệ đáng kể 16,7%.
* Cơ cấu theo một số đặc điểm về nhân thân của người phạm tội
- Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
Từ kết quả tự thống kê từ 108 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng số liệu
và biểu đồ sau về cơ cấu theo giới tính của người phạm tội:
Bảng 15: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
Số người phạm tội Tỷ lệ % Nữ 4 2 , 7 Nam 147 97 , 3 Tổng 151 100 Giới tính
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 13: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội lOMoARc PSD|27879799 Object 33
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, người phạm tội là nam chiếm tỷ lệ gần
như tuyệt đối (97,3%) và người phạm tội là nữ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,7%).
- Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Bảng 16: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội STT Độ tuổi
Số người phạm tội Tỷ lệ % 1 Dưới 16 tuổi 2 1,3 2
Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi 4 2,6 3
Từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi 15 10 4
Từ đủ 30 tuổi đến dưới 70 tuổi 130 86,1 5 Từ 70 tuổi trở lên 0 0 Tổng 151 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 14: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội lOMoARc PSD|27879799 Object 36
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người phạm tội trong độ tuổi từ 30
đến dưới 70 tuổi chiếm đa số (86,1%). Bên cạnh đó, số người phạm tội ở độ tuổi
còn khá trẻ (từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi) chiếm tỷ lệ đáng kể 10%, cá biệt có
6,6% người phạm tội chưa thành niên.
- Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội
Từ kết quả tự thống kê từ 108 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 17: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội STT Nghề nghiệp
Số người phạm tội Tỷ lệ (%) 1 Không nghề nghiệp 56 37,1 2 Lao động tự do 72 47,7 3 Kinh doanh, buôn bán 15 10 4 Học sinh, sinh viên 3 1,9 5 Các nghề khác 5 3,3 Tổng 151 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 15: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội lOMoARc PSD|27879799 Object 39
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, nghề nghiệp của người phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản rất đa dạng, có thể là người kinh doanh buôn bán (chiếm
10%), có thể là học sinh, sinh viên (chiếm 1,9%), cũng có thể là người làm những
ngành nghề khác như kế toán, nhân viên ngân hàng, công chức, viên chức …
(chiếm 3,3%). Tuy nhiên hơn 2/3 số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
không có nghề nghiệp và là lao động tự do.
- Cơ cấu theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm và không phải tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, có bảng số liệu và biểu đồ
sau về cơ cấu theo phạm tái phạm, tái phạm nguy hiểm và không phải tái phạm, tái phạm nguy hiểm:
Bảng 17: Cơ cấu theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm và không tái phạm, tái phạm nguy hiểm Tiêu chí
Số người phạm tội Tỷ lệ (%)
Không tái phạm, tái phạm nguy 155 87 , 6 hiểm Tái phạm 17 9 , 6 Tái phạm nguy hiểm 5 2 , 8 Tổng 177 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 16: Cơ cấu theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm và không tái phạm, lOMoARc PSD|27879799
tái phạm nguy hiểm Object 41
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, người phạm tội thuộc trường hợp không
tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm đại đa số (87,6%); trường hợp tái phạm và
tái phạm nguy hiểm tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều nhưng vẫn là tỷ lệ đáng kể (12,4%).
- Cơ cấu theo trình độ học vấn
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo trình độ
học vấn của người phạm tội:
Bảng 18: Cơ cấu theo trình độ học vấn STT
Trình độ học vấn
Số người phạm tội Tỷ lệ 1 Tiểu học 4 2,7
2 Trung học cơ sở 18 11,9 3 Trung học phổ thông 118 78,1 4 Cao đẳng và đại học 11 7,3 Tổng 151 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 17: Cơ cấu theo trình độ học vấn Object 44
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, đa số người phạm tội có trình độ trung
học phổ thông trở xuống, chiếm tỷ lệ 92,7%. Trong đó, người phạm tội ở trình độ
trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,1%. Trái lại, người phạm tội có
trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (7,3%), tuy không phải là thấp nhất.
* Cơ cấu theo một số đặc điểm về nhân thân của nạn nhân
- Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo giới tính của nạn nhân:
Bảng 19: Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân
Giới tính của nạn nhân Số nạn nhân Tỷ lệ (%) Nữ 32 , 27 1 Nam 86 72 , 9 Tổng 118 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 18: Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân lOMoARc PSD|27879799 Object 47
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, đa số nạn nhân của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản là nam, chiếm tỷ lệ 72,9%.
- Cơ cấu theo độ tuổi của nạn nhân
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấutheođộ tuổi của nạn nhân:
Bảng 20: Cơ cấu theo độ tuổi của nạn nhân
Độ tuổi của nạn nhân
Số nạn nhân Tỷ lệ (%) Dưới 16 tuổi 2 1,7
Từ 16 đến dưới 18 tuổi 9 7,6
Từ 18 đến dưới 30 tuổi 16 13,6
Từ 30 đến dưới 45 tuổi 46 39 Từ 45 tuổi trở lên 45 38 , 1 Tổng 118 100
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 19: Cơ cấu theo độ tuổi của nạn nhân lOMoARc PSD|27879799 Object 49
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, đa số nạn nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở
lên, chiếm tỷ lệ 90,7%. Đáng chú ý là nạn nhân dưới 18 tuổi, đặc biệt là nạn nhân
dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
- Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
Từ kết quả tự thống kê có bảng số liệu và biểu đồ sau về cơ cấu theo mối quan
hệ giữa nạn nhân và người phạm tội:
Bảng 21: Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội Số vụ Tỷ lệ Quen biết 20 18 ,5% Không quen biết 88 81 ,5%
Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 20: Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội lOMoARc PSD|27879799 Object 52
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, trường hợp giữa nạn nhân và người
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có quan hệ quen biết từ trước chiếm tỷ lệ rất cao (81,5%).
Từ nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm nói trên, tác giả rút ra một số nhận xét
về tính chất của tội phạm như sau:
- Đa phần tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
thuộc loại tội phạm nghiêm trọng trở lên và hình phạt chủ yếu được áp dụng là
hình phạt tù có thời hạn.
- Phần lớn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tuy được thực hiện dưới hình tội
phạm riêng lẻ nhưng hình thức đồng phạm cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn.
- Thủ đoạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phần lớn là thủ đoạn lừa dối
xuất khẩu lao động/xin việc/xin học và thủ đoạn lừa dối vay tiền với lãi suất cao/chơi họ.
- Tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đa phần là tiền và giá trị tài sản thường
từ 50.000.000 đồng trở lên.
- Tài sản bị chiếm đoạt được sử dụng phần lớn cho nguồn sống nhưng
đượcsử dụng cho mục đích hưởng thụ, mục đích tham gia các tệ nạn xã hội cũng
chiếm tỷ lệ đáng kể.
- Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chủ yếu là không có nghề nghiệp
hoặc là lao động tự do, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống; số
người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm chiếm tỷ lệ đáng kể.
- Nạn nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phần lớn có mối quan hệ quen
biết với người phạm tội.
1.2. Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức
độ và về tính chất theo thời gian trong đơn vị không gian xác định”. lOMoARc PSD|27879799
Phân tích diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 cho phép xác định được quy luật vận động
của tội phạm trong khoảng thời gian này và trên cơ sở nhận thức đúng quy luật
vận động của tội phạm này, cho phép dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trong những năm tiếp theo.
1.2.1. Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét trên địa bàn thành
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 về mức độ
Nghiên cứu diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn 2016-2020 về mức độ, tác giả lấy số vụ và số người phạm
tội năm 2016 làm năm gốc và coi là 100%. Sau đó, so sánh mức độ tăng, giảm số
vụ và số người phạm tội của những năm tiếp theo trong giai đoạn nghiên cứu. Kết
quả được thể hiện qua bảng thống kê số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 22: Mức độ tăng, giảm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng năm
trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
Tỷ lệ so với năm Số người
Tỷ lệ so với năm Năm Số vụ 2016 phạm tội 2016
2016 27 100% 38 100% 2017 25 92,6% (-7,4%) 35 92,1%(-7,9%) 2018 22 81,5% (-18,5%) 33 86,9% (-13,1%) 2019 21 77,8% (-22,2%) 32 84,2% (-15,8%) 2020 30 111,1% (+11,1%) 39 102,6% (+2,6%)
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao Biểu đồ 21: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn thành lOMoARc PSD|27879799
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 Object 54
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2019, tội phạm
có xu hướng giảm dần cả về số vụ và số người phạm tội. Tuy nhiên, đến năm
2020, tội phạm tăng một cách đáng kể so với năm liền kề trước cũng như năm
gốc 2016. Cụ thể, so với năm gốc 2016, số vụ tăng 11,1%, số người phạm tội tăng
2,6% và so với năm 2019, số vụ tăng 42,9%, số người phạm tội tăng 21,9%. Điều
này cho thấy sự gia tăng trở lại của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Để làm rõ hơn diễn biến của tội này về mức độ, tác giả tiến hành so sánh diễn
biến của về mức độ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các tội phạm nói chung
trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020.
Bảng 23: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
2016-2020 (về số vụ) Năm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các tội phạm nói chung
Tỷ lệ so với năm
Tỷ lệ so với năm Số vụ Số vụ 2016 2016 2016 27 100% 1145 100% lOMoARc PSD|27879799 2017 25 92,6% (-7,4%) 1128 98,5% (-1,5%) 2018
22 81,5% (-18,5%) 1036 90,5% (-9,5%) 2019
21 77,8% (-22,2%) 1008 91,2% (-8,8%) 2020
30 111,1% (+11,1%) 1027 91,7% (-89,7%)
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Biểu đồ 22: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội phạm nói
chung trên địa bàn Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 (về số vụ) Object 56
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, diễn biến về số vụ của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản tương đối giống với diễn biến về số vụ của các tội phạm nói chung
trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, từ năm 2016
đến năm 2019, số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và số vụ các tội phạm nói chung
giảm dần qua các năm, năm sau thấp hơn năm trước. Hằng năm, số vụ lừa đảo
chiếm đoạt tài sản giảm trung bình 16,03% so năm gốc 2016 còn số vụ các tội
phạm nói chung giảm khoảng 6,6% so với năm gốc 2016. Đến năm 2020, số vụ lOMoARc PSD|27879799
lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng mạnh trở lại (tăng 11,1% so với năm gốc 2016)
thì số vụ các tội phạm nói chung gần như giữ nguyên.
Bảng 24: Mức độ tăng, giảm hàng năm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
2016-2020 (về số người phạm tội)
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các tội phạm nói chung Năm
Số người Tỷ lệ so với năm Số người Tỷ lệ so với năm phạm
tội 2016 phạm tội 2016 2016 38 100% 1872 100% 2017 35 92,1% (-7,9%) 1932 103,2% (+3,2%) 2018 33
86,9% (-13,1%) 2034 108,7% (+8,7%) 2019 32
84,2% (-15,8%) 1751 93,5% (-6,5%) 2020 39
102,6% (+2,6%) 1833 97,9% (-2,1%)
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 23: Diễn biến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội phạm nói
chung trên địa bàn Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 (về số người phạm tội ) Object 59
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2018, diễn
biến về số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng đi ngược so
với diễn biến về số người phạm tội nói chung. Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2018,
trong khi số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng giảm dần thì
số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng lại có xu hướng
tăng dần. Nhưng từ năm 2018 đến năm 2020, diễn biến về số người phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản lại có xu hướng giống với diễn biến về số người phạm tội
nói chung. Theo đó, năm 2019, số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
số người phạm tội nói chung đều giảm hơn so với năm 2018 và tăng mạnh trở lại vào năm 2020. lOMoARc PSD|27879799
Bảng 25: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
2016-2020 (về số vụ và số người phạm tội)
Biểu đồ 24: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 (về số vụ) lOMoARc PSD|27879799 Object 62
Biểu đồ 25: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
(về số người phạm tội) Object 64
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, diễn biến về số vụ và số người phạm
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội xâm phạm sở hữu có xu hướng gần giống
nhau. Cụ thể: Số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và số vụ các tội xâm phạm sở hữu
đều có xu hướng giảm dần qua các năm, từ năm 2016 đến năm 2019 (tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản giảm trung bình 16,03%/năm so với năm gốc 2016, các tội xâm
phạm sở hữu giảm trung bình 4,2%/năm so với năm gốc 2016) và tăng mạnh trở lOMoARc PSD|27879799
lại vào năm 2020 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 11,1% so với năm gốc 2016,
các tội xâm phạm sở hữu tăng 2,6% so với năm gốc 2016). Số người phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản và số người phạm các tội xâm phạm sở hữu đều giảm nhẹ
vào năm 2017 và gia tăng vào năm 2018, 2020. Duy chỉ có năm 2019, số người
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giảm so với năm gốc (giảm 5,8%) nhưng số
người phạm các tội xâm phạm sở hữu lại có sự tăng nhẹ so với năm gốc (tăng 0,6%).
1.2.2. Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét trên địa bàn thành
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 xét về tính chất
- Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo loại tội phạm trên địa bàn
thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020:
Trên cơ sở khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng số liệu và
biểu đồ về diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo loại tội phạm như sau:
Bảng 26: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo loại tội phạm
2018 2019 2020 MĐGTBQ 10 11 9 9 12 +0 25 ,
Tội phạm ít nghiêm trọng
(100 (110) (90) (90) (120) (+2.5%) ) 10 9 6 10 11 -1 Tội phạm nghiêm trọng
(100 (90) (60) (100) (110) (-10%) ) 6 8 6 9 10 +2 25 ,
Tội phạm rất nghiêm trọng
(100 (133 (100) (150) (167) (+37.5%) ) )
Tội phạm đặc biệt nghiêm 2 3 2 4 4 +1 trọng
(100 (150 (100) (200) (200) (+62,5 % ) Loại tội phạm 2016 2017 ) )
Đơn vị: Người và %, Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 26: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo loại tội phạm lOMoARc PSD|27879799 Object 66
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, trong 04 loại tội phạm, duy nhất tội
phạm nghiêm trọng có xu hướng giảm còn tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều có xu hướng tăng. Cụ thể,
mức độ gia tăng bình quân của tội phạm ít nghiêm trọng là 2,5%, tội phạm rất
nghiêm trọng là 37,5%. Đáng chú ý hơn cả là mức tăng bình quân của tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là 62,5%. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tội phạm nghiêm
trọng có xu hướng giảm mạnh từ năm 2016 đến năm 2018 và tăng mạnh trở lại từ năm 2018 đến năm 2020.
* Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo mức hình phạt tù có thời
hạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020
Bảng 27: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo mức hình phạt tù
có thời hạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 2018 2019 2020 MĐGTB phạt Q Phạt tù 10 12 12 10 13 dưới 03 120 120 130 năm 100 100 +17,5 (+20) (+20) (+30) Hình 2016 2017 lOMoARc PSD|27879799
Biểu đồ 27: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo mức hình
phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 Object 69
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2016 – 2020, số người
phạm tội bị áp dụng hình phạt tù dưới 03 năm và hình phạt tù từ 07 năm đến dưới
15 năm đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Mức độ gia tăng bình quân của
số người bị áp dùng mức hình phạt tù dưới 03 năm là 17,5%, hình phạt tù từ lOMoARc PSD|27879799
07 năm đến dưới 15 năm là 39,3%. Ngược lại, số người bị áp dụng hình phạt tù
từ 03 năm đến dưới 07 năm và hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm lại có xu hướng
giảm. Tuy nhiên, trong năm cuối của giai đoạn nghiên cứu có tới 03/04 mức hình
phạt tù được áp dụng kể trên đều tăng so với năm liền kề trước đó.
* Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo thủ đoạn phạm tội trên
địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020:
Bảng 28: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo thủ đoạn phạm
trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 lOMoARc PSD|27879799
Đơn vị: vụ và %. Nguồn: Khảo sát 108 bản án hình sự sơ thẩm
Biểu đồ 28: Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo thủ đoạn
phạm tội trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 Object 72
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, chỉ có 3 thủ đoạn có xu hướng tăng.
Trong đó, đáng chú ý là thủ đoạn gian dối trong thuê, mượn tài sản và thủ đoạn
gian dối trong xuất khẩu lao động, tuyển dụng lao động.