Chuyên đề Hóa học 9: Kim hoại tác dụng với HNO3
Một Kim loại + HNO3 -> Sản phẩm khử | Hóa 9 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
MỘT KIM LOẠI + HNO3 MỘT SẢN PHẨM KHỬ
Câu1: Cho 19,5g một kim loại M hóa trị n tan hết trong dd HNO3 thu được 4,48 lít NO ở đktc. Tìm M. (Zn)
Câu2: Hòa tan hoàn toàn 12,8g một kim loại A có hóa trị II vào dung dịch HNO3 60% (d=1,365 g/ml) thì thu được
8960ml khí màu nâu đỏ (đktc). Xác định A và tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng. (Cu và VHNO3= 615,4ml).
Câu3: Hòa tan hoàn toàn 6,4g một kim loại vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 4480ml khí X (đktc). Chất khí X
chứa 68,57% về O. xác định kim loại đó.( Cu)
Câu4: Hòa tan hoàn toàn 1,2g một kim loại vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 134,4ml khí N2( đktc). Xác định kim loại đó. ( Ca).
Câu5: Hòa tan hoàn toàn một kim loại M vào dung dịch HNO3 vừa đủ thì thu được một dung dịch A và không thấy
khí thoát ra. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thấy khí thoát ra 2240ml(đktc) và 23,2g kết tủa. xác định M. (Mg)
Câu6: Cho 1,3g Zn tác dụng với 100g dung dịch HNO3 vừa đủ thì thu được một dung dịch B (không có khí thoát ra),
xác định C% của các chất có trong dung dịch B. ( C% Zn(NO3)2 = 3,73%. C% NH4NO3 = 0,395%).
Câu7: Cho 7,2 g một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 12,6% thấy thoát ra 4,48 lít khí không
màu hóa nâu trong không khí. Xác định tên kim loại đó và tính C% của dung dịch sau phản ứng. (Mg và C% = 10,90%)
Câu8: Cho m gam Fe tan trong 250ml dung dịch HNO3 2M, để trung hòa lượng axit dư cần phải dùng 100ml NaOH 1M. Tìm giá trị m.
Câu9: Cho 11,2g một kim loại R tan trong một lượng dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A và
4,48 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Xác định R và giá trị m. ( Fe và m = 48,4gam.)
Câu10: Hòa tan hết 1,92 gam một kim loại R trong 1,5 lít HNO3 0,15M thu được 0,448 lít NO ở đktc và dd A. Biết thể
tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. xác định R và nồng độ Cm các chất sau phản ứng.
( Cu, CmCu(NO3)2 = 0,02M. HNO3 = 0,097).
Câu11: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 , sau phản ứng thu được dung dịch A và khí N2O duy
nhất. dung dịch sau phản ứng tăng 3,9gam. Tìm giá trị m.
Câu12: Để hòa tan vừa hết 9,6g Cu cần phải dùng Vml dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được V1 lít NO ở đktc.
Biết phản ứng không tạo muối NH4NO3. Vậy giá trị của V và V1 sẽ là bao nhiêu?
Câu13: Cho 0,28mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04g muối. số mol khí NO thu được là : A. 0,2. B. 0,28. C. 0,1. D. 0,14.
Câu14: (ĐH_A_2009) Cho 6,72 gam Fe vào 400ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị m là: A. 3,2. B. 0,64. C. 3,84. D. 1,92.
Câu15: Hòa tan hoàn toàn kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A ( không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào
dung dịch A thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2g kết tủa. xác định M. A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Ca.
Câu16: Hòa tan 9,6g Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí NxOy. Xác định công thức khí đó. A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2O4.
Câu17: Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO2
và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M.
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 1
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3 A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn
Câu18: Hòa tan 13g một kim loại có hóa trị không đổi vào HNO3. Sau phản ứng them vào NaOH dư thấy bay ra 1,12
lít khí có mùi khai. Xác định kim loại đã dùng? (Zn)
Câu19: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư sinh ra 2,24 lít khí X ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
Xác định sản phẩm khử. (NO)
Câu20: Hòa tan 0,2 mol Fe và 0,3 mol Mg và HNO3 dư thu được 0,4 mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất. xác
định sản phẩm khử. (NO)
Câu21: Cho 11,2g Fe vào 1 lít dung dịch HNO3 0,6M thu được dung dịch X và NO là sản phẩm khử duy nhất. sau
phản ứng cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan. (39,1g)
Câu22: Cho 25,6g Cu vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp X và 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho
tiếp 100ml dung dịch HCl 0,8M vào X thì có thu được khí nữa không. Nếu có thì bao nhiêu lít (đktc). (V=1,49l)
Câu23: Cho 2,16 g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO
(đktc) và dung dịch X. tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X. (13,92)
Câu24: Để hòa tan hết 0,06 mol Fe thì cần số mol HNO3 tối thiểu là bao nhiêu. Biết sản phẩm khử duy nhất là khí NO. (0,16)
Câu25: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,1 mol NO (sản phẩm
khử duy nhất) và 2 gam kim loại. tính m. (10,4gam)
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 2
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
NHIỀU KIM LOẠI + HNO3 1 SẢN PHẲM KHỬ
Câu1: Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ưngd thu được 8,96 lít khí
NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp sẽ là: A. 19,2 g và 19,5 g B. 12,8 g và 25,9 g C. 9,6 g và 29,1 g D. 22,4 g và 16,3 g
Câu2: Cho 68,7 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nguội, sau phản ứng thu được
26,88 lít khí NO2 (ở đktc) và m gam rắn B không tan. Vậy m có giá trị là: A. 33,0 gam B. 3,3 gam C. 30,3 gam D. 15,15 gam
Câu3: Cho 1,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 560 ml khí N2O (ở
đktc) thoát ra và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được lượng muối khan bằng: A. 41,26 gam B. 14,26 gam C. 24,16 gam D. 21,46 gam
Câu4: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (ở đktc) và
dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 67,7 gam hỗn hợp muối khan. Vậy khối lượng mỗi kim loại trong m gam
hỗn hợp ban đầu bằng: A. 5,6 g và 5,4 g; B. 2,8 g và 2,7 g C. 8,4 g và 8,1 g D. 5,6 g và 2,7 g
Câu5: Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc).
- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 líut H2 (ở đktc).
Vậy khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 10,8 g và 11,2 g B. 8,1 g và 13,9 g C. 5,4 g và 16,6 g D. 16,4 g và 5,6 g
Câu6: Hòa tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp gồm Al và Zn cần 25 lít dung dịch HNO3 0,001M thì vừa đủ. Sau phản
ứng thu được 1 dung dịch gồm 3 muối. Vậy nồng độ mol/l của NH4NO3 trong dd sau là: A. 0,01 mol/l B. 0,001 mol/l C. 0,0001 mol/l D. 0,1 mol/l
Câu7: Hòa tan 15,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 500 ml dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 2,24 lít khí
NO (O0C và 2 atm). Vậy khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp A bằng:
A. 11,6 gam và 3,6 gam B. 2,8 gam và 13,4 gam
C. 5,6 gam và 9,6 gam D. Kết quả khác.
Câu8: Cho hỗn hợp gồm 3 gam Fe và 2 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO (ở đktc). Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy khối lượng muối nguyên chất có trong dung dịch sau phản ứng là: A. 1,0 gam B. 6,0 gam C. 5,4 gam D. 5,0 gam
Câu9: Hòa tan 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào 500 ml dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 2,24 lít khí NO
(00C và 2 atm). Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng cần phải dùng 80 gam dung dịch NaOH
20%. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu đem dùng là: A. 3,6 M B. 1,8 M C. 2,4 M D. Kết quả khác
Câu10: Hòa tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội dư thì thu được 0,336 lít NO2 (ở
00C,2at). Cũng a gam hỗn hợp X trên khi hòa tan trong HNO3 loãng dư thì thu được 0,168 lít NO (ở 00C và 4at). Khối
lượng 2 kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X là bao nhiêu?
Câu11: Hòa tan hoàn toàn 3,68g hỗn hợp gồm Zn và Al vào 250ml dung dịch HNO3 1M loãng vừa đủ. Sau phản ứng kết thúc thì
thu được ba muối. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
- Đáp án : %mZn =70,7%; %mAl=29,3%.
Câu12: Hòa tan hoàn toàn 11,9g một hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch HNO3 đặc nguội thì thu được 3584ml khí màu nâu đỏ thoát
ra ( đktc ) và dung dịch X.
a/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính khối lượng kết tủa khi cho 96ml dung dịch NaOH 2,5 M vào dung dịch X.
- Đáp án : a. %mFe = 56,47%; %mZn = 43,52%; b. m = 3,96g.
Câu13 Hòa tan hoàn toàn 1,86g hỗn hợp gồm Mg và Al vào 75,6g dung dịch HNO3 25%. Sau phản ứng kết thúc thì thu được
560ml khí N2O và dung dịch X.
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 3
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) cho vào dung dịch X thì thu được: lượng kết tủa lớn nhất, lượng kết tủa nhỏ nhất.
- Đáp án : a. %mMg =12,9%; %mAl=87,1%; b. VNaOH = 31,25ml; VNaOH = 38,75ml
Câu14: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HNO3 đặc nguội thì thu được 3584ml khí màu nâu đỏ thoát ra
( đktc ). Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4032ml khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X.
a/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính khối lượng kết tủa khi cho 168ml dung dịch NaOH 2,5 M vào dung dịch X.
- Đáp án : a. %mAl = 38,76%; %mCu = 61,24%; b. m = 4,68g.
Câu15: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu
trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu
được 2688ml khí thoát ra ( đktc ).
a/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính khối lượng kết tủa khi cho 650ml dung dịch NaOH 1,25 M vào dung dịch X.
- Đáp án : a. %mAl = 21,95%; %mCu = 78,05%; b. mktủa = 14,88g.
Câu20: Hòa tan hoàn toàn 2,5g một hỗn hợp gồm đồng, Fe và Au vào dung dịch HNO3 25% thì thu được 672ml khí không màu
hóa nâu trong không khí (đktc) và 0,02g bã rắn không tan.
a./ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng. m = 3 , 0 2 g 4 . ddHN 3 O
- Đáp án : a. %mCu = 76,8%; %mFe = 22,4%; %mAu = 0,8%; b.
Câu21: Hòa tan hoàn toàn 7,6g hỗn hợp gồm đồng và Fe vào dung dịch HNO3 1M loãng dư thì thu được 2240ml khí thoát ra và
khí này hóa nâu trong không khí( đktc).
a/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng, biết rằng đã dùng dư 10% so với lượng phản ứng. V = 44 m 0 l. HNO3
- Đáp án : a. %mCu = 36,8%; %mFe = 63,2%; b.
Câu22: Hòa tan hoàn toàn 14,89g một hỗn hợp gồm Mg, Al và vàng vào 137,97gdung dịch HNO3 thì thu được 3584ml khí không
màu hóa nâu trong không khí (đktc) và 9,89g chất rắn.
a/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 đã dùng. % C = 36 % 5 , . ddHN 3 O
- Đáp án : a. %mMg = 19,34%; %mAl = 14,51%; %mAu = 66,15%; b.
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 4
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
MỘT KIM LOẠI + HNO3 HỖN HỢP SẢN PHẨM KHỬ
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 16,2g một kim loại hóa trị chưa biết hóa trị bằng dung dịch HNO3 thu được 5,6 lít (đktc)
hỗn hợp khí A nặng 7,2 g gồm NO và N2. Kim loại đã cho là: A. Cr. B. Fe. C. Al. D. Mg.
Câu 2: Hòa tan 1,68 gam kim loại M trong HNO3 loãng dư thì thu được 0,02 mol NO, 0,01 mol N2O. Kim loại M là: A. Al, B. Fe. C. Mg. D. Zn.
Câu 3: Hòa tan 16,2 g một kim loại chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc)
hỗn hợp khí X gồm N2O và N2. Biết tỉ khối của X so với H2 là 18, dung dịch sau phản ứng không có muối NH4NO3. Kim loại đó là: A. Ca. B. Mg. C. Al. D. Fe.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 62,1gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu được 16,3 lít khí X gồm
2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí (đktc). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. xác định M. A. Cr. B. Fe. C. Al. D. Mg.
Câu 5: Chia hỗn hợp hỗn hợp gồm 2 kim loại X,Y có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
1. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp HCl và H2SO4 thu được 3,36 lít H2 (đktc).
2. Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong HNO3 thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 2,7g một kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc). X gồm
2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 19,2. tìm kim loại M. A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Zn.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 19,2 g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO2
và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M. A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.
Câu 8 Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so
với H2 là 19. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A(đktc) là: A. cùng 5,72 lít. B. cùng 6,72 lít. C. 3,36 lít và 6,72 lít. D. 7 lít và 4 lít.
Câu 9: (TSĐH A_2009) Cho 3,024g kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 940,8ml khí NxOy ( sản
phẩm khử duy nhất) có tỉ khối hơi so với H2 là 22. khí NxOy và kim loại M là: A. N2O và Al. B. NO và Mg. C. NO2 và Al. D. N2O và Fe.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 24,3g Al và dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O
có tỉ khối so với H2 là 20,25. giá trị của V là: A. 6,72 lit. B. 2,24 lít. C. 8,96 lít. D. 11,2 lít.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 45,9 g kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và
0,9 mol NO. R là kim loại nào: A. Na. B. Zn. C. Mg. D. Al.
Câu 12: Cho m gam oxit sắt từ vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,02 mol NO và 0,01
mol N2O. giá trị của a là: A. 27,45g. B. 32,48g. C. 35,7g. D. 36,3g.
Câu 13: Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng 15,2g. giá trị của m là: A. 25,6 g. B. 16g. C. 19,2g. D. 12,8g.
Câu 14: Cho m gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ
khối so với H2 là 16,6. giá trị của m là: A. 8,32 g. B. 3,9g. C. 4,16 g. D. 6,4g.
Câu 15: Hòa tan 8,32g Cu vào 3 lít dung dịch HNO3 vừa đủ được 4,928 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc). Tính khối lượng
1 lít hỗn hợp NO, NO2 (ở đktc) và Cm của dung dịch HNO3 ban đầu.
A. 1,99 g và 0,16M. B. 1,74g và 0,18M. C. 2,14g và 0,15M. D. 2,12g và 0,14M.
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 5
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
Câu 16: (TSĐH A_09) Hòa tan 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,344 lít hỗn
hợp khí Y gồm 2 khí N2O và N2 (đktc). Tỉ khối của Y so với H2 là 18. cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 38,34 g. B. 34,08 g. C. 106,38 g. D. 97,98.
Câu 17: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO3 aM thu được 5,6 lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm N2O
và khí Y. biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 22,5. Xác định khí Y , m và a. (12,375 và 0,42M)
Câu 18: Hòa tan 8,32 gam một kim loại M bằng V ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 4,928 lít khí (ở đktc) hỗn
hợp khí X gồm 2 khí trong đó có 1 khí không màu hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của X so với H2 là 22,225. tìm M và V. (Cu và V = )
Câu 19: Hòa tan 16,2 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị bằng HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn
hợp khí X gồm N2 và NO2 (đktc). Tỉ khối của X so với H2 là 18. xác định kim loại M biết sau phản ứng không có muối amoni. ( Al)
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 1,35g một kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được 2,24 lít khí NO và N2O
(đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 21. tìm kim loại M. (Al)
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 6
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
HỖN HỢP KIM LOẠI + HNO3 - HỖN HỢP SẢN PHẨM KHỬ
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1 mol
NO và 0,2 mol NO2. khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) sau phản ứng là: A. 39gam. B. 23,5gam. C. 32,8 gam. D. không xác định.
Câu 2: Cho 21gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Cu, Al tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 thu được
5,376 lít hỗn hợp 2 khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. A. 38,2gam. B. 28,2 gam. C. 58,2 gam. D. 32,8 gam.
Câu 3: Hòa tan 1 hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B trong axit HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y
có 0,1 mol NO; 0,05 mol N2O và 0,15 mol NO2. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. số mol HNO3 đã phản ứng: A. 0,75 mol. B. 0,9mol. C. 1,2 mol. D. 1,05 mol.
Câu 4: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và HNO3 thu được 0,1
mol mỗi khí SO2, NO, N2O. Khối lượng Al có trong hỗn hợp là: A. 8,1gam. B. 5,4 gam. C. 4,05 gam. D. 6,75 gam.
Câu 5: Khi cho 1,92g hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra hỗn hợp khí gồm
NO và NO2 có thể tích 1,736 lít (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 đã phản ứng. A. 8,074gam và 0,018 mol. B. 8,4gam và 0,8mol. C. 8,7gam và 0,1 mol. D. 8,74gam và 0,1875mol.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 3,416 gam hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch HNO3 thu được muối nitrat và 0,7168 lít hỗn
hợp NO và NO2 (đktc). Tỉ khối hơi của B đối với H2 bằng 19. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp: A. 1,449 g Ag và 1,967 g Cu. B. 1,944g Ag và 1,472g Cu. C. 1,08 g Ag và 2,336g Cu. D. 2,16 g Ag và 1,256g Cu.
Câu 7: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí gồm
NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 21,4. khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là: A. 5,69 gam. B. 5,45gam. C. 4,54 gam. D. 5,05 gam.
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO và Fe3O4 có số mol ba chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu
được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. số mol mỗi chất là: A. 0,12 mol. B. 0,24 mol. C. 0,21 mol. D. 0,36 mol.
Câu 9: (TSĐH A_07) Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe. và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3 thu được V lít (đktc)
hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y ( chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 là 19. giá trị của V là: A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 5,6 lít. D. 4,48 lít.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 30gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3 sau phản ứng hoàn toàn thu
được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và 0,1 mol N2O. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam
hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là: A. 0,45 mol. B. 0,40 mol. C. 0,30 mol. D. 0,35 mol.
Câu 11: Cho 5,75 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X
(đktc) gồm NO và N2O. tỉ khối của X so với H2 là 20,6. khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là: A. 27,45gam. B. 13,13gam. C. 55,7gam. D. 16,3gam.
Câu 12: Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn trong 4lit dung dịch HNO3 x M vừa đủ thu được dung dịch A và
1,792 lít hỗn hợp khí gồm N2, N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m và x là: A. 55,35g và 2,2M.
B. 55,35g và 0,22M. C. 53,55g và 2,2M. D. 53,55g và 0,22M
Câu 13: Hòa tan 5,04 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z trong 100ml dung dịch HNO3 x M vừa đủ thu được m gam
muối ; 0,02 mol NO2 và 0,005 mol N2O. giá trị của x và m là: A. 0,9M và 8,76g. B. 0,9M và 7,76g. C. 0,9 M và 8,67g. D. 0,8M và 8,76g.
Câu 14: Cho 13,4 gam hỗn hợp Fe, Al, Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M (lấy dư 10%) thu được
4,48 lít hỗn hợp NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Thể tích dung dịch
HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là:
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 7
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3 A. 7,7 lít và 80g. B. 0,77 lít và 81,6g. C. 7,5 lít và 8,1g. D. 7,2 lít và 80g.
Câu 15: Hòa tan hết 2,,88 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,9865 lít hỗn hợp
khí X gồm NO và N2 (ở 27,30C, 1 atm). Có tỉ khối hơi của B đối với H2 là 14,75. Tính thể tích mỗi khí trong X và %
khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (nMg = 0,05 và nFe= 0,03)
Câu 16: Cho 1,86 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được 560ml N2O (đktc) là
sản phẩm khử duy nhất. Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. ( nMg = 0,01 và nAl = 0,06)
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp gồm Fe và Al trong dung dịch HNO3 dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí X ở
đktc gồm NO và NO2 có khối lượng 19,8gam. Biết phản ứng không tạo muối NH4NO3. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn
hợp X và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
( nFe = 0,1 và nAl = 0,2)
Câu 18: Hòa tan hết 4,431 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568
lít hỗn hợp khí X đều không màu có khối lượng 2,59 gam. Trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tính % khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (nAl = 0,21 và nMg= 0,161)
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 8
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
HỖN HỢP CÁC CHẤT + HNO3 -- 1 SẢN PHẨM KHỬ
Câu 1: Cho m gam Al trộn với 37,6 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO rồi nung ở nhiệt độ cao được hỗn hợp chất rắn A.
Cho A vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí NO (đktc) và dung dịch B. Khối lượng m là: A. 8,1 g. B. 5,4 g. C. 2,7 g. D. 10,8 g.
Câu 2: Đốt cháy m gam Fe trong Oxi. Sau 1 thời gian thấy có 6,72 lít khí Oxi phản ứng (đktc) và thu được 4 chất rắn.
Hòa tan 4 chất rắn này trong HNO3 dư thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là: A. 22,4g. B. 11,2g. C.3,36g. D. 33,6g.
Câu 3: Để m gam phoi bào sắt A ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12 gam gồm
Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất
(đktc). Khối lượng tính theo gam của m là: A. 11,8g. B. 10,08g. C. 9,8g. D. 8,8g.
Câu 4: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp gồm Zn và ZnO tạo ra dung dịch chứa 8g NH4NO3 và 11,3 gam
Zn(NO3)2. Tính % khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: Cho 25,8g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 2M thu được 2,24 lít NO (đktc).
a. Xác định phần trăm khối lượng Al và % khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp đầu.
b. Tìm thể tích dung dịch HNO3 2M cần dùng.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp G gồm Mg và MgO vào lượng vừa đủ dung dịch HNO3 40% thì thu được 672ml khí N2 (đktc).
a. tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp G.
b. Khối lượng dung dịch HNO3
c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được.
Câu 7: Cho 60g hỗn hợp Cu và Fe2O3 tác dụng với 3 lít dung dịch HNO3 1M thu được 13,k44 lít khí NO (đktc).
a. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tìm Cm các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 8: Cho 34g hỗn hợp Zn và CuO tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO3 2M thu được 2,24 lít N2 duy nhất (đktc) và dung dịch A.
a. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu.
b. Thể tích dung dịch HNO3 cần dùng.
c. Tính Cm dung dịch muối thu được.
Câu 9: Nung m gam bột Fe trong Oxi thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. hòa tan rắn X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra
0,56 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. giá trị của m là bao nhiêu ?
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 dư thì thu được 4,48 lít khí
NO2(đktc). Cô cạn dung dịch thu được 145,2g muối khan. Tìm m = ?.
Câu 11: Cho 3,52g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được 448ml khí NO (đktc) và dung
dịch A. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 12: Hòa tan 21,3g hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng vừa đủ tạo dung dịch A và 13,44 lít khí NO (đktc).
a. Tính % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng.
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.com Page 9
Biên Soạn: TRẦN ĐĂNG HUÂN Chuyên đề: Kim loại tác dụng với HNO3
c. Cần cho vào dung dịch A bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M để thu được 31,2g kết tủa.
Câu 13: Hòa tan 1,52g hỗn hợp rắn A gồm sắt và magie oxit vào 200ml dung dịch HNO3 1M thì thu được 0,448 lít
một khí không màu hóa nâu ngoài không khí.
a. Tìm % theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp rắn.
b. Tìm Cm của dung dịch muối và dung dịch HNO3 sau phản ứng. coi thể tích dung dịch là không đổi sau khi phản ứng.
Câu 14: Khi hòa tan 30g hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch HNO3 1M thấy thoát ra 6,72 lít khí
monooxit(đktc). Xác định hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp ban đầu và Cm của Cu(NO3)2
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 2,72g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 vào trong 100ml dung dịch HNO3 đặc nóng 2M dư thì thu
được 1344ml khí màu nâu đở (đktc).
Câu 16: Cho 23,1g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào dung dịch HNO3 2M thì thu được 1120ml khí thoát ra và hóa nâu
trong không khí (ở 00C và 2 atm).
a. Xác định % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích của dung dịch HNO3 cần dùng khí có sự hao hụt là 20%.
Câu 17: Cho 18,5 gam hỗn hợp Fe3O4 và Fe tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 đun nóng và khuấy đều sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 2240ml khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc), dung dịch Z và còn lại 1,46g kim loại.
a. Tính Cm của dung dịch HNO3
b. Tính khối lượng của muối Z sau khi cô cạn.
Câu 18: Cho 0,02 mol FeS2 và x mol Cu2S tác dụng với HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A chỉ gồm các muối sunfat
và thu được khí NO. Cho dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thì thu được m gam kết tủa. Tìm giá trị của x và m.
Câu 19: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,56 lít khí không màu
hóa nâu trong không khí và dung dịch A chứa 21,51g muối khan. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch A đến dư
thì thấy thoát ra 67,2ml khí mùi khai (Các khí đo ở đktc). Tính m và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Phone: 01656100025 Email: danghuan_5191@yahoo.comPage 10