Chuyên đề Hồn Trương Ba da hàng thịt | Ngữ Văn 12
Chuyên đề Hồn Trương Ba da hàng thịt | Ngữ Văn 12 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT Đề 1:
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét
ngắn gọn về triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích.
Xác hàng thịt: (Bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia, ông không tách
ra khỏi được tôi đâu dù tôi chỉ là thân xác..
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ
là xác thịt âm u đui mù…
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác hàng thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói
ấy sai khiến. Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng không có cảm xúc!
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng thèm được: Thèm
ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi…Khi ông đứng bên cạnh
vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại.. Đêm hôm đó suýt nữa thì…
Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày hơi thở của mày…
Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ? Tôi chỉ trách là sao đêm hôm
ấy, ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của… Này nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng nhẽ ông không
xao xuyến chút gì à? Hà hà, cái món tiết canh cổ hủ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông
lâng lâng cảm xúc được sao? Để thoả mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào hãy thành thật trả lời đi!
Hồn Trương Ba: Ta...ta... đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi mà còn nhận là
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
Hồn Trương Ba: (bịt tai lại)Ta không muốn nghe mày nữa! 1 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông
phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi
không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi! Ha ha..
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi.. (buồn rầu) Sao
ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn.
Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân…Nhờ có đôi mắt của tôi,
ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người. Người ta xâm
phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ts
sống với hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm rôi đòi ăn tám, chín bát cơm,
tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ?” I. MỞ BÀI: - D
ẫn dắt : R. Gamzatop từng nói rằng: Cái tài nhờ cái tâm để cháy lên, cái tâm nhờ có cái tài mà tỏa
sáng.Trong vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã tỏa sáng cái tâm cao đẹp và cái tài của
người nghệ sĩ chân chính.
-Tác giả: Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài. Ông được xem là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch
trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học
nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Kịch của ông kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, hiện thực và trữ tình, giữa
chất thơ và màu sắc triết lí, giữa tính thời sự và những vấn đề của muôn thuở, gửi gắm khát vọng cổ vũ cho cái
đẹp cái thiện, góp sức vào sự hoàn thiện nhân cách con người . - Tác
phẩm : Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là đỉnh cao trong kịch Lưu Quang Vũ và có lẽ cũng là đỉnh
cao của kịch nói nước nhà cho đến nay (Đặng Hiển). - V
ấn đề nghị luận : Khi tái hiện cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, chúng ta hiểu thấu hơn về
triết lí nhân sinh sâu sắc của nhà soạn kịch tài hoa… - Tr ích dẫn: II. THÂN BÀI: 1.Khái quát chung:
- HCST: Tác phẩm được viết năm 1981, ra mắt công chúng lần đầu năm 1984. Từ một cốt truyện dân gian
nhưng bằng tài năng xuất chúng của mình Lưu Quang Vũ đã có những thay đổi hư cấu, đầy sáng tạo, tạo nên
một vở kịch mẫu mực mang tính thời sự, bao quát những vấn đề thuộc đời sống và nhân sinh, đậm tinh thần
nhân văn và giàu tính triết lý. 2 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
- Nhân vật : Trương Ba là nhân vật chính của vở kịch. Ông là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương vợ con,
sống nhân hâụvà giỏi chơi cờ. Vì sự tắc trách của quan thiên đình mà Trương Ba phải chết oan. Đế Thích đã sửa
sai bằng cách cho Hồn Trương Ba nhập xác anh hàng thịt. Từ đó Trương Ba bị đẩy vào nghịch cảnh trớ trêu:
sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.
- Ví trí đoạn trích: Đoạn trích tả lại cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, thuộc cảnh 7 của vở kịch.
2. Phân tích đoạn trích:
* Luận điểm 1: Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác:
- Lưu Quang Vũ đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” và tự giãi bày
tâm sự, nỗi lòng của mình “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không
phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức
khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.
+ Tư thế ngồi “ôm đầu” đã cho người đọc thấy hình ảnh của một con người đầy đau khổ, lại có sự kết
hợp của ba từ phủ định liên tiếp “không…không…không”, lời thoại của hồn là các câu cảm thán, ngắn, lời văn
dồn dập, hối thúc thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bối, đau khổ, dằn vặt, bế tắc đến cùng cực, không thể chịu
đựng dày vò hơn được nữa nên vụt đứng dậy…
+ HTB ước muốn có hình hài riêng và muốn được tách ra khỏi xác hàng thịt dù chỉ giây lát. Nắm bắt
được nguyện vọng của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo ra tình huống hồn và xác phân thân để đối đáp với
nhau. Màn đối thoại căng thẳng, quyết liệt với thể xác.
* Luận điểm 2: Cuộc đối thoại: a. Hồn Trương Ba
- Thái độ ban đầu của Hồn Trương Ba:
+ Tỏ ra coi thường và mạnh mẽ phủ nhận sự tồn tại của xác thịt:“Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý
nghĩa gì hết hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”.
+ Thậm chí hồn còn lên án những nhu cầu thấp hèn của xác: “Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém,
mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…”.
Bằng cách phê phán, kết tội, hồn TB muốn bảo vệ sự trong sáng của bản thân, muốn tìm cách thoát
ra khỏi xác thịt đui mù. -
Trước những lí lẽ ti tiện, những lời sỉ nhục của xác, Hồn chống chế một cách yếu ớt:
+ Khẳng định sự độc lập của mình với thể xác: “ta vẫn có 1 đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn”. Lời khẳng định tuy được nói bằng giọng điệu mạnh mẽ nhưng thiếu sức mạnh của lý lẽ và chứng cứ thực tế. 3 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Hồn TB thì ngày càng thất thế trong cuộc đối thoại, bị đẩy vào thế bế tắc, bất lực, chỉ có thể buông
những lời thoại ngắn, nhát gừng, những tiếng than, tiếng kêu nguỵ biện một cách yếu . b. Xác hàng thịt
- Bằng giọng điệu mỉa mai đầy ngạo nghễ:
+ Xác đánh đòn phủ đầu, dập tắt hi vọng của Trương Ba “ Ông không thể nào tách ra khỏi tôi được đâu”.
Lời của xác là lời khẳng định chắc chắn mối liên hệ không thể tách rời giữa hồn và xác.
+ Xác còn khẳng định mình có tiếng nói và tiếng nói ấy có sức mạnh ghê gớm: “Có đấy! Xác thịt có
tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u,
đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy.
Xác thịt tuy âm u, đui mù nhưng có thể lấn át, sai khiến, thậm chí đồng hóa linh hồn cao khiết. Đó là
một sự thật không thể phủ nhận. -
Xác tiếp tục tấn công bằng việc phanh phui một sự thật rất đau lòng, không thể chối cãi rằng Hồn
Trương Ba đã bị xác điều khiển và sai khiến:
+ Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa
thì.... . HTB trở nên phàm tục với thú vui xác thịt ham muốn.
+ Lâng lâng cảm xúc trước món tiết canh cổ hũ, khấu đuôi… HTB sống trong thể xác phàm tục của
người hàng thịt giờ đã có cảm xúc lâng lâng trước các món ăn mà trước đây ông cho là dung tục
+ Tát thằng con té máu mồm, máu mũi. Khi giận dữ, hồn Trương Ba đã sử dụng vũ lực một cách tàn bạo với con trai
Như vậy, xác liên tục đưa ra các bằng chứng hết sức đanh thép, đầy thực tế để chứng minh một sự thật
đau lòng: linh hồn cao khiết của Trương Ba đã bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi dục vọng tầm thường, bởi
nhu cầu bản năng phàm tục. Điều đó có nghĩa là linh hồn cao khiết của Trương Ba đã bị vấy bẩn,
hoen ố bởi xác thịt. -
Hồn đã bị xác mỉa mai “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi
mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.
+ Xác phản biện và còn bày tỏ những bất công mà mình phải gánh chịu khi sống với linh hồn Trương
Ba: “Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ!”.
+ Xác chuyển sang giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ cho rằng mình đáng được quý trọng và Hồn phải
quy phục mình: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”.
+ Chuyển giọng điệu buồn rầu, tha thiết, đáng thương, Xác đã chỉ cho Hồn thấy: “Tôi là cái bình để
chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân… 4 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi”. Không có xác thịt thì hồn
sao có chỗ nương nhờ mà tồn tại, chỉ tan biến vào hư vô mà thôi. Và với lập luận chặt chẽ, ma mãnh.
+ Xác đã phê phán những người coi trọng phần hồn mà bỏ bê phần xác: “Những vị lắm chữ nhiều
sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống với hồn, để rồi bỏ bê cho
thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm rôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có
gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ?”.
Xác hàng thịt cho rằng khi sống chung với hồn Trương Ba nó bị xúc phạm, bị bỏ bê nhếch nhác, khổ sở…vì
những lý do không chính đáng. Thay đổi giọng liên tục, đưa ra những bằng chứng xác thực và lập luận chặt chẽ,
Xác đã lật ngược tình thế, biến mình từ kẻ bị kết tội thành kẻ đi hỏi tội người khác. Xác là kẻ thắng thế, hả
hê, phanh phui một sự thật không thể chối cãi: Xác với sức mạnh của riêng mình đã điều khiển, sai khiến làm thay đổi hồn. 3. Đánh giá
- ND: Cuộc đối thoại đã thể hiện tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ của Trương Ba khi phải trú ngụ trong thân xác
anh hàng thịt. Đó là nỗi đau không được là mình, không còn là mình, hồn xác bất nhất, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. - NT:
+ Xây dựng hai nhân vật đặc biệt này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp đối lập và ngôn
ngữ đối thoại mang cá tính riêng để tô đậm sự khác nhau giữa hồn người này và xác người kia.
+ Xây dựng đối thoại sắc nét, linh hoạt. Lời Hồn Trương Ba rất ít, ngắn. Lúc đầu TB chọn cách xưng hô “ta-
mi” sau thay đổi là “tôi- anh” thể hiện sự thất thế. Giọng điệu yếu ớt, ngập ngừng. Còn lời xác rất dài, hùng
hồn. Xác xưng hô “ông- tôi”, ngang hàng, bình đẳng, thể hiện sự tự tin thắng thế. Giọng điệu xác lúc mạnh mẽ,
dứt khoát, lúc cười cợt, mỉa mai, lúc chỉ trích, dạy đời.
+ Hài hòa giữa tính hiện đại và giá trị truyền thống, giữa chất trữ tình và sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt; giữa
chất thơ và màu sắc triết lí
+ Xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và giải quyết xung đột kịch một cách logic, thỏa đáng.
+ Xây dựng ẩn dụ sâu sắc, ý nghĩa (hồn- xác)
4. Nhận xét nâng cao
Cuộc đối thoại cũng thể hiện những triết lý nhân sinh sâu sắc:
+ Được sống là là đáng quý nhưng sống ntn mới là điều quan trọng. Con người sống chỉ thực sự hạnh phúc khi
có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất, giữa nhu cầu bản năng và
khát vọng thanh cao. Đó mới là sự sống trọn vẹn nhất. Nếu chỉ chạy theo những ham muốn tầm thường và vật
chất, sống bản năng hưởng thụ và thực dụng, thì đó chỉ là lối sống tầm thường, là tồn tại chứ không phải sống. 5 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Nếu chỉ xem tâm hồn là đáng quý, đời sống tinh thần mới đáng trọng mà không chăm lo đến đời sống vật chất
thì đấy lại là biểu hiện của lối sống lười biếng.
+ Tác giả Lưu Quang Vũ muốn cảnh báo một thực trạng trong cuộc sống lúc bấy giờ: những nhu cầu bản năng,
dung tục đang lấn át, thậm chí chế ngự lối sống cao đẹp, thuần khiết của con người.
+ Cuộc đối thoại cũng phản ánh được cuộc đấu tranh quyết liệt trong mỗi con người: giữa hồn –xác, giữa khát
vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa phần người và phần con trong mỗi con người. Để hồn đấu tranh
được sống “là tôi toàn vẹn”, LQV gửi gắm niềm tin: con người không chấp nhận lối sống giả dối, vênh lệch mà
quyết liệt trong hành trình đi tìm chính mình, đi tìm chân, thiện, mĩ. III. KẾT BÀI:
Đại thi hào Nga Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh
sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”.
Dù Lưu Quang Vũ đã ra đi đúng vào lúc tài năng nghệ thuật ở độ chin, khi khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba
ấy để lại trong nền sân khấu Việt Nam là không thế lấp đầy nhưng với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi
Lưu Quang Vũ và gần 50 vở kịch khác của ông với những triết lí về cuộc đời về con người, về xã hội đặt ra
trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi thời và vẫn sẽ còn đọng mãi trong tâm trí bạn đọc. Đề 2:
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đối thoại với Đế Thích. Từ đó, hãy nhận xét
triết lí nhân sinh mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật.
Hồn Trương Ba: (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi
cách để lấn át ta... (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng
còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống
do mày mang lại! Không cần!
(Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)
Đế Thích: Ông Trương Ba! (thấy vẻ nhợt nhạt của Hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị
canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi
liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế?
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có
được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép 6 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam
Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng
phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Bài làm II. THÂN BÀI 1. Khái quát chung
- Nhân vật : Trương Ba là nhân vật chính của vở kịch. Ông là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương vợ con, sống
nhân hâụvà giỏi chơi cờ. Vì sự tắc trách của quan thiên đình mà Trương Ba phải chết oan. Đế Thích đã sửa sai bằng
cách cho Hồn Trương Ba nhập xác anh hàng thịt. Từ đó Trương Ba bị đẩy vào nghịch cảnh trớ trêu: sống bên trong
một đằng bên ngoài một nẻo. Hồn không những bị nhiễm nhiều thói xấu của xác hàng thịt mà còn bị người thân từ
chối. Để chấm dứt những đau khổ đó, Trương Ba quyết định gặp Đế Thích để tìm giải pháp giải thoát bi kịch. –
Vị trí: Đoạn trích thuộc cảnh 7 của vở kịch
2. Phân tích đoạn trích:
a. Luận điểm 1: Hồn Trương Ba tỉnh ngộ và quyết sửa sai:
-Ngay mở đầu màn đối thoại, Hồn Trương Ba đã đề xuất nguyện vọng, mong muốn của mình một cách rõ ràng với Đế Thích:
+ “Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa”. Lý do mà Trương Ba đưa ra được Lưu
Quang Vũ cô đúc trong một lời thoại có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể coi là chìa khóa cho toàn bộ nội dung tư
tưởng của vở kịch: “Không thế bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Lời thoại cho thấy một bước trưởng thành, một bước ngoặt quan trọng trong nhận thức của
Trương Ba. Như vậy, từ chỗ đánh giá phiến diện về thân xác người, Trương Ba đã có cái nhìn đúng
đắn, đó là cuộc sống tốt đẹp của người chỉ có thể được tạo nên từ sự hài hòa giữa thể xác và tâm
hồn. Đó cũng chính là thông điệp quan trọng nhất mà nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc qua vở kịch.
- Khao khát mãnh liệt, cháy bỏng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
+ Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể
thống nhất, hồn và xác phải hài hoà.
+ Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu
cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
- “Được là tôi toàn vẹn” của Trương Ba còn cho thấy nhân cách cao đẹp của Trương Ba. 7 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
+ Nhân vật đã không còn chấp nhận chung đụng với cái thô lỗ tầm thường, dung tục và để nó sai khiến, mà muốn
được trở về sống trọn vẹn với cái lương thiện, trong sáng, tốt đẹp vốn có. Khao khát đó đã làm sáng lên nhân cách tốt
đẹp, cao cả của Trương Ba.
+ Tuy nhiên, để được sống là mình lại là một điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi Trương Ba phải chấp nhận từ bỏ trò
chơi tâm hồn, nghĩa là không thể làm điều xấu để thỏa mãn những dục vọng thấp hèn, rồi sau đó lại đổ lỗi cho xác
hàng thịt. Điều đó cho thấy, để được sống là mình còn đồng nghĩa với việc phải tự chịu trách nhiệm với hành động, suy nghĩ của bản thân.
=> Bởi vậy, dám tự chịu trách nhiệm để được sống là mình đòi hỏi Hồn Trương Ba không chỉ có nhận thức, khao
khát mà còn có bản lĩnh và lòng dũng cảm.
- Trương Ba đã có quan điểm lẽ sống đúng đắn: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không
nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống
như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.
+ Lời thoại đã đưa ra hai vấn đề quan trọng, một là lòng tự trọng cần phải có trong quá trình sống của mỗi người,
điều đó sẽ quyết định việc người không sống nhờ vào tiền bạc, của cải cũng như danh vị, nhân phẩm của người khác.
Có như vậy mỗi người mới không đi sau cái bóng của người khác để được sống là mình.
+ Vấn đề thứ hai mà lời thoại đề cập đến chính là ý nghĩa của sự sống. Trương Ba chê trách sự hời hợt của Đế Thích
vì được sống thôi chưa đủ bởi cuộc sống kéo dài nhưng chỉ là cuộc sống nhợt nhạt, buồn tẻ thì cuộc sống đó cũng không có mấy giá trị.
Ý nghĩa của sự sống không do sự dài ngắn quyết định mà quan trọng là sống như thế nào và sống để làm gì.
b. Luận điểm 2: Lí lẽ của Đế Thích:
- Đế Thích bác bỏ đề nghị, yêu cầu của Trương Ba:
+ Đưa ra một hình tượng mang tính chất phổ biến đó là: không chỉ mình Trương Ba mà rất nhiều người không được
sống là mình, ngay cả những người ở vị trí tối cao, nắm trong tay mọi quyền lực như Ngọc Hoàng cũng không được sống là mình.
+ Lời nói của Đế Thích đã chỉ ra một bi kịch mang tính nhân loại về việc số đông người không được sống là mình. Ở
đó, tác giả đã mạnh dạn chỉ ra một sự thật xót xa trong xã hội nói riêng và nhân loại nói chung, về việc người vì địa
vị ham muốn, quyền lực danh vọng mà đánh mất mình.
=> Lời của Đế Thích còn là biểu hiện của một thái độ sống an phận, chấp nhận, không dám đấu tranh để
được làm chính mình; biểu hiện của quan niệm sống hời hợt, nông cạn và thiếu trách nhiệm.
- Để tiếp tục thuyết phục Trương Ba, Đế Thích đã phân biệt phần hồn trong sáng, cao quý của Trương Ba với
phần hồn tầm thường, thấp kém của anh hàng thịt vì Đế Thích cho rằng chỉ có cái phần hồn trong sáng tốt đẹp của 8 lOMoARcPSD|44744371
CHUYÊN ĐỀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Trương Ba mới đáng được sống, đáng được tồn tại trên đời. Nếu không Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn
đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! 3. Đánh giá
- ND: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích thực chất cũng là cuộc đấu tranh vật lộn quyết liệt giữa hai
quan niệm sống. Một bên coi trọng sự sống, được sống mới là đáng quý. Một bên là đề cao giá trị, ý nghĩa và cách thức sống. - NT:
+ Xây dựng đối thoại đậm chất triết lí, giàu kịch tính; hành động kịch của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách
+ Xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và giải quyết xung đột kịch một cách logic, thỏa đáng.
+ Sử dụng ngôn ngữ kịch: giản dị, sáng rõ, đặc biệt rất giàu tính triết lý.
+ Hài hòa giữa tính hiện đại và giá trị truyền thống, giữa chất trữ tình và sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt; giữa
chất thơ và màu sắc triết lí
4. Nhận xét nâng cao
Thông qua màn đối thoại, tác giả Lưu Quang Vũ đã gửi gắm những triết lý nhân sinh sâu sắc
+Con người phải là một thể thống nhất, hài hòa về tinh thần và thể xác. Không thể có một tâm hồn thanh cao
trong một thân xác phàm tục, thô lỗ
+ Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và
theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dụng tục, để
hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 9