Cơ cấu xh – gc trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN| Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm nổi bật sau: Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!

Môn:
Thông tin:
32 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cơ cấu xh – gc trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN| Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm nổi bật sau: Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!

127 64 lượt tải Tải xuống
3.1 Cơ cấu xh – gc trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam có
những đặc điểm nổi bật sau:
o Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ
biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam
Tính quy luật phổ biến: sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp
bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế, tức là, khi
cơ cấu kinh tế thay đổi, buộc cơ cấu xã hội – giai cấp cũng phải
thay đổi theo.
Trước 1986 (thời kì đổi mới): Nước ta chủ trướng phát
triển một nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp
với 2 thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước (toàn
dân) và kinh tế tập thể. Cơ cấu kinh tế này đã dần làm
đơn giản hóa một cách chủ quan cơ cấu xã hội giai cấp
thành: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức xhcn
Từ Đại hội VI năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN
chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phát triển nhiều
thành phần định hướng xhcn. Sự chuyển đổi trong cơ
cấu kinh tế đã dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã
hội - giai cấp với việc hình thành một cơ cấu xã hội – giai
cấp đa dạng hơn.
Giai cấp công nhân tăng nhanh về mặt số lượng, chất lượng, giai cấp nông dân vẫn tăng mạnh
về mặt số lượng song tỷ trọng trong dân giảm. Lao động dịch vụ tăng cùng sự gia tăng
nhanh chóng thành phần kinh tế tư nhân, trong đó có sự lớn mạnh đáng kể của tầng lớp doanh
nhân (cả nước hiện có trên 3 triệu hộ sản xuất kinh doanh, gần một triệu doanh nghiệp với đội
ngũ đông đảo doanh nhân).
Tầng lớp trí thức tăng nhanh về mặt số lượng, đa dạng hóa trong cấu nghề nghiệp lĩnh
vực hoạt động.. Số lượng lớn trí thức làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân, với nước ngoài
và làm việc ở ngoài nước mang lại nhiều công nghệ, kinh nghiệm tiên tiến của thế giới phục vụ
nhu cầu phát triển của nền kinh tế- hội trong nước. Trí thức tăng lên nhiều hơn lực lượng
tham gia lao động trực tiếp ra của cải vật chất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tăng cường
khối đoàn kết công- nông- trí. Đã nhiều trí thức trở thành doanh nhân, cùng đồng hành “4
nhà”, “5 nhà” với nhà nước, nhà nông, ngân hàng, nhà quảnđang dần trở thành một lực
lượng xã hội quan trọng trong thời kỳ đổi mới.
Tính đặc thù: Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội -
giai cấp gắn với điều kiện, hoàn cảnh, cơ cấu kinh tế lạc hậu
của Việt Nam; chính vì thế, sự biến đổi ấy diễn ra trong nội bộ
từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, đồng
thời xuất hiện những tầng lớp xã hội mới.
-> Làm cho nền nền kinh tế đất nước phát triển trở nên năng
động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng
vào sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
VD trong nội bộ giai cấp công nhân:
o trước 1986: giai cấp công nhân chỉ hoạt động
trong 2 thành phần kinh tế: tpkt nhà nước và tpkt
tập thể;
o nay: giai cấp công nhân hoạt động trong rất nhiều
tpkt: tpkt nhà nước, tpkt tập thể, tpkt tư nhân,
tpkt có vốn đầu tư nước ngoài
o Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các
giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định
Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau:
Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng đặc
biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến; giữ vị trí tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh và là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công
nhân có vai trò đặc biệt quan trọng. Giai cấp công nhân trực tiếp làm việc trong
các công xưởng, nhà máy, doanh nghiệp, trong các lĩnh vực của ngành kinh tế
công nghiệp, trực tiếp tiếp nhận công nghệ tiên tiến đưa vào sản xuất, cải tiến
công cụ, quy trình, quản lý... Đó là những người chủ trong ngành công nghiệp,
người đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
CNXH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước những
thách thức mới. Cụ thể, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang bước
vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với yêu cầu hội nhập sâu rộng và đổi mới;
việc tham gia vào ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do cũng đưa ra
đòi hỏi cao đối với đội ngũ lao động. Trong khi đó, đa phần công nhân Việt Nam
là lao động giản đơn, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng (trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế); còn thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công
nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cũng còn nhiều hạn
chế…Vì vậy, việc xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng,
Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội,
trong đó, tổ chức công đoàn có vai trò, trách nhiệm to lớn.
Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và
lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái; là chủ thể của quá trình phát
triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ
sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy
hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp...
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông
dân cũng có sự biến đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp; có
xu hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu xã
hội - giai cấp. Một bộ phận nông dân chuyển sang lao
động trong các khu công nghiệp, hoặc dịch vụ có tính
chất công nghiệp và trở thành công nhân. Trong giai cấp
nông dân xuất hiện những chủ trang trại lớn, đồng thời
vẫn còn những nông dân mất ruộng đất, nông dân đi
làm thuê...và sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ nông
dân cũng ngày càng rõ.
Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt
quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng
kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là lực lượng trong khối liên
minh.
Chủ trương của Đảng ta là xây dựng đội ngũ trí thức
vững mạnh, để trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc,
sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
Hiện nay, cùng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong
điều kiện khoa học - công nghệ và cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ thì vai trò
của đội ngũ trí thức càng trở nên quan trọng.
Đội ngũ doanh nhân. Hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ
doanh nhân đang phát triển nhanh cả về số lượng và qui
mô với vai trò không ngừng tăng lên. Đây là tầng lớp xã
hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành
một đội ngũ vững mạnh. Trong đội ngũ doanh nhân có
các doanh nhân với tiềm lực kinh tế lớn, có những
doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, đội ngũ này đang đóng góp tích cực vào việc
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm cho người lao động và tham gia giải quyết
các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy,
xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực,
trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực
nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát
triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của
nền kinh tế...
Phụ nữ là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong
đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội và
đóng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng của mình
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình.
Ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào, phụ nữ
cũng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn
lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì
ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Đội ngũ thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo, phát triển thanh niên
vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định
và phát triển vững bền của đất nước. Tăng cường giáo
dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý
thức công dân cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên
để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp,
có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành
côngsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có trách
nhiệm với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các
giai cấp, tầng lớp xã hội biến đổi liên tục trong nội tại mỗi giai cấp,
tầng lớp, hoặc xuất hiện them các nhóm xã hội mới. Trong quá
trình này, cần phải có những giải pháp sát thực, đồng bộ và tác
động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định vị trí
xứng đáng và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của mình trong cơ
cấu xã hội và trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
STT Nội dung
1 Đặc điểm nổi bật của cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam:
- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù
của xã hội Việt Nam
- Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội
ngày càng được khẳng định
2 Đặc điểm 1: Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang
tính đặc thù của xã hội Việt Nam
- Tính quy luật phổ biến: sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi
trong cơ cấu kinh tế
- Tính đặc thù: Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội - giai cấp diễn ra trong nội bộ
từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp,
tầng lớp xã hội, đồng thời xuất hiện những tầng lớp xã hội mới. -> Làm cho nền nền kinh tế đất
nước phát triển trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào
sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3 Đặc điểm 2: trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp
xã hội ngày càng được khẳng định
Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai
cấp, tầng lớp cơ bản sau:
4 Giai cấp công nhân: là giai cấp lãnh đạo, đại diện cho PTSX mới, giữ vị trí tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng đất nước, lực lượng nòng cốt của liên minh.
5 Giai cấp công dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, là lực
lượng quan trọng trong phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị,...
6 Tấng lớp trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH
và hội nhập, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa
7 Đội ngũ doanh nhân đang phát triển cả về số lượng và chất lượng với vai trò không ngừng tăng;
là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh.
8 Phụ nữ là lực lượng quan trọng và đông đảo, thể hiện vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội và trong gia đình.
9 Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng xung kích
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
ẢNH MINH HỌA
Bao cấp:
| 1/32

Preview text:

3.1 Cơ cấu xh – gc trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN
 Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam có
những đặc điểm nổi bật sau: o
Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ
biến
, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam
 Tính quy luật phổ biến: sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp
bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế, tức là, khi
cơ cấu kinh tế thay đổi, buộc cơ cấu xã hội – giai cấp cũng phải thay đổi theo.
 Trước 1986 (thời kì đổi mới): Nước ta chủ trướng phát
triển một nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp
với 2 thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước (toàn
dân) và kinh tế tập thể. Cơ cấu kinh tế này đã dần làm
đơn giản hóa một cách chủ quan cơ cấu xã hội giai cấp
thành: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức xhcn
 Từ Đại hội VI năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN
chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phát triển nhiều
thành phần định hướng xhcn. Sự chuyển đổi trong cơ
cấu kinh tế đã dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã
hội - giai cấp với việc hình thành một cơ cấu xã hội – giai cấp đa dạng hơn.
Giai cấp công nhân tăng nhanh về mặt số lượng, chất lượng, giai cấp nông dân vẫn tăng mạnh
về mặt số lượng song tỷ trọng trong dân cư giảm. Lao động dịch vụ tăng cùng sự gia tăng
nhanh chóng thành phần kinh tế tư nhân, trong đó có sự lớn mạnh đáng kể của tầng lớp doanh
nhân (cả nước hiện có trên 3 triệu hộ sản xuất kinh doanh, gần một triệu doanh nghiệp với đội
ngũ đông đảo doanh nhân).
Tầng lớp trí thức tăng nhanh về mặt số lượng, đa dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp và lĩnh
vực hoạt động.. Số lượng lớn trí thức làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân, với nước ngoài
và làm việc ở ngoài nước mang lại nhiều công nghệ, kinh nghiệm tiên tiến của thế giới phục vụ
nhu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội trong nước. Trí thức tăng lên nhiều hơn lực lượng
tham gia lao động trực tiếp ra của cải vật chất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường
khối đoàn kết công- nông- trí. Đã có nhiều trí thức trở thành doanh nhân, cùng đồng hành “4
nhà”, “5 nhà” với nhà nước, nhà nông, ngân hàng, nhà quản lý và đang dần trở thành một lực
lượng xã hội quan trọng trong thời kỳ đổi mới.
 Tính đặc thù: Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội -
giai cấp gắn với điều kiện, hoàn cảnh, cơ cấu kinh tế lạc hậu
của Việt Nam; chính vì thế, sự biến đổi ấy diễn ra trong nội bộ
từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, đồng
thời xuất hiện những tầng lớp xã hội mới.
-> Làm cho nền nền kinh tế đất nước phát triển trở nên năng
động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng
vào sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 VD trong nội bộ giai cấp công nhân: o
trước 1986: giai cấp công nhân chỉ hoạt động
trong 2 thành phần kinh tế: tpkt nhà nước và tpkt tập thể; o
nay: giai cấp công nhân hoạt động trong rất nhiều
tpkt: tpkt nhà nước, tpkt tập thể, tpkt tư nhân,
tpkt có vốn đầu tư nước ngoài o
Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các
giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định
 Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau:
Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng đặc
biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến; giữ vị trí tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh và là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công
nhân có vai trò đặc biệt quan trọng. Giai cấp công nhân trực tiếp làm việc trong
các công xưởng, nhà máy, doanh nghiệp, trong các lĩnh vực của ngành kinh tế
công nghiệp, trực tiếp tiếp nhận công nghệ tiên tiến đưa vào sản xuất, cải tiến
công cụ, quy trình, quản lý... Đó là những người chủ trong ngành công nghiệp,
người đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
CNXH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước những
thách thức mới. Cụ thể, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang bước
vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với yêu cầu hội nhập sâu rộng và đổi mới;
việc tham gia vào ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do cũng đưa ra
đòi hỏi cao đối với đội ngũ lao động. Trong khi đó, đa phần công nhân Việt Nam
là lao động giản đơn, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng (trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế); còn thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công
nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cũng còn nhiều hạn
chế…Vì vậy, việc xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng,
Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội,
trong đó, tổ chức công đoàn có vai trò, trách nhiệm to lớn.
Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và
lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái; là chủ thể của quá trình phát
triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ
sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy
hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp...
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông
dân cũng có sự biến đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp; có
xu hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu xã
hội - giai cấp. Một bộ phận nông dân chuyển sang lao
động trong các khu công nghiệp, hoặc dịch vụ có tính
chất công nghiệp và trở thành công nhân. Trong giai cấp
nông dân xuất hiện những chủ trang trại lớn, đồng thời
vẫn còn những nông dân mất ruộng đất, nông dân đi
làm thuê...và sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ nông dân cũng ngày càng rõ.
 Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt
quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng
kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là lực lượng trong khối liên minh.
Chủ trương của Đảng ta là xây dựng đội ngũ trí thức
vững mạnh, để trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc,
sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
Hiện nay, cùng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong
điều kiện khoa học - công nghệ và cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ thì vai trò
của đội ngũ trí thức càng trở nên quan trọng.
 Đội ngũ doanh nhân. Hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ
doanh nhân đang phát triển nhanh cả về số lượng và qui
mô với vai trò không ngừng tăng lên. Đây là tầng lớp xã
hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành
một đội ngũ vững mạnh. Trong đội ngũ doanh nhân có
các doanh nhân với tiềm lực kinh tế lớn, có những
doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, đội ngũ này đang đóng góp tích cực vào việc
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm cho người lao động và tham gia giải quyết
các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy,
xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực,
trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực
nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát
triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế...
 Phụ nữ là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong
đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội và
đóng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng của mình
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình.
Ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào, phụ nữ
cũng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn
lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì
ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Đội ngũ thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo, phát triển thanh niên
vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định
và phát triển vững bền của đất nước. Tăng cường giáo
dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý
thức công dân cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên
để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp,
có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành
côngsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có trách
nhiệm với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các
giai cấp, tầng lớp xã hội biến đổi liên tục trong nội tại mỗi giai cấp,
tầng lớp, hoặc xuất hiện them các nhóm xã hội mới. Trong quá
trình này, cần phải có những giải pháp sát thực, đồng bộ và tác
động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định vị trí
xứng đáng và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của mình trong cơ
cấu xã hội và trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. STT Nội dung 1
Đặc điểm nổi bật của cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam:
- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam
- Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội
ngày càng được khẳng định 2
Đặc điểm 1: Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang
tính đặc thù của xã hội Việt Nam
- Tính quy luật phổ biến: sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế
- Tính đặc thù: Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội - giai cấp diễn ra trong nội bộ
từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp,
tầng lớp xã hội, đồng thời xuất hiện những tầng lớp xã hội mới. -> Làm cho nền nền kinh tế đất
nước phát triển trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào
sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. 3
Đặc điểm 2: trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp
xã hội ngày càng được khẳng định
Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai
cấp, tầng lớp cơ bản sau: 4
Giai cấp công nhân: là giai cấp lãnh đạo, đại diện cho PTSX mới, giữ vị trí tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng đất nước, lực lượng nòng cốt của liên minh. 5
Giai cấp công dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, là lực
lượng quan trọng trong phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị,... 6
Tấng lớp trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH
và hội nhập, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa 7
Đội ngũ doanh nhân đang phát triển cả về số lượng và chất lượng với vai trò không ngừng tăng;
là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh. 8
Phụ nữ là lực lượng quan trọng và đông đảo, thể hiện vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội và trong gia đình. 9
Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng xung kích
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ẢNH MINH HỌA  Bao cấp:     