-
Thông tin
-
Quiz
Công chứng - Summary Pháp Luật Đại Cương - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Công chứng - Summary Pháp Luật Đại Cương - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Pháp Luật Đại Cương (2232) 68 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Công chứng - Summary Pháp Luật Đại Cương - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Công chứng - Summary Pháp Luật Đại Cương - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Pháp Luật Đại Cương (2232) 68 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TRẮC NGHIỆM
1. Giấy tờ nào sau đây Người yêu cầu công chứng có thể xuất trình đề thay thế
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân khi tiến hành thủ tục công chứng. A. Hộ khẩu B. Đăng ký kết hôn C. Hộ chiếu D. Bằng lái xe
2. Bên tặng cho đang sống và làm việc tại TP.HCM. Bên nhận tặng cho sống tại
Hà Nội. Bất động sản tọa lạc tại TP. Cần Thơ. Hợp đồng tặng cho được công
chứng tại tổ chức hành nghề công chứng ở:
A. TP.HCM – nếu hai bên có thỏa thuận lựa chọn.
B. Cần Thơ – nếu bên tặng cho có hộ khẩu tại TP.Cần Thơ.
C. Hà Nội – nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bên nhận tặng cho.
D. Các đáp án còn lại đều sai.
3. Di sản là sổ tiết kiệm mở tại Ngân hàng tại TP.HCM. Người để lại di sản mất
tại Đà Nẵng, thường trú tại Cần Thơ. Văn bản khai nhận di sản có thể được
công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng ở:
A. Bất kỳ tỉnh thành nào B. Đà Nẵng C. TP.HCM D. Cần Thơ
4. Loại giấy tờ nào sau đây có thời hạn được tính theo tuổi của người có tên trên đó: A. Chứng minh nhân dân. B. Căn cước công dân. C. Đăng ký kết hôn.
D. Bằng cấp, chứng chỉ.
5. Bất động sản tọa lạc tại TP. Đà Nẵng. Chủ sở hữu thường trú tại Cần Thơ.
Người nhận ủy quyền tạm trú tại TP.HCM. Hợp đồng ủy quyền có thể được
công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng:
A. Ở bất kỳ tỉnh thành nào do hai bên thỏa thuận.
B. Chỉ có thể ở Đà Nẵng.
C. Chỉ có thể ở TP.HCM.
D. Chỉ có thể ở Cần Thơ.
6. Trường hợp nào sau đây bắt buộc phải điểm chỉ (lăn tay) khi
tiến hành công chứng: A. Di chúc. B. Hợp đồng mua bán.
C. Người yêu cầu công chứng trên 65 tuổi.
D. Giao dịch có nhiều người tham gia.
7. Chữ ký tắt ở từng trang của văn bản công chứng là bắt buộc
phải có đối với: A. Thư ký nghiệp vụ.
B. Trưởng Văn phòng/ Phòng công chứng. C. Công chứng viên.
D. Người tư vấn thủ tục công chứng.
8. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Vợ chồng có quyền đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự. Do đó, vợ chồng
có thể đại diện cho nhau chuyển nhượng tài sản chung mà không cần văn bản ủy quyền.
B. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giao kết giữa cá nhân và tổ chức tín dụng mà
đại diện tổ chức tín dụng đăng ký mẫu dấu và ký, đóng dấu trước vào hợp đồng mà
không có mặt tại tổ chức hành nghề công chứng để ký trước mặt công chứng viên là vô hiệu.
C. Công chứng viên có thể tiến hành ký công chứng văn bản khai nhận di sản của bác ruột.
D. Công chứng viên tập sự không được tư vấn thủ tục công chứng và các nội dung
khác liên quan đến yêu cầu công chứng.
9. Trường hợp nào sau đây vi phạm quy trình, nghiệp vụ:
A. Văn bản công chứng không đánh số trang.
B. Lời chứng không có chữ ký nháy của các bên tham gia giao dịch.
C. Không có điểm chỉ của người yêu cầu công chứng.
D. Không đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài sản là cá nhân.
10. Trường hợp nào sau đây vi phạm quy trình, nghiệp vụ:
A. Văn bản công chứng có sửa lỗi kỹ luật.
B. Hai bên thỏa thuận về thù lao tư vấn chuyên sâu.
C. Các bên không có mặt và ký cùng một lúc.
D. Chữ ký nháy của Công chứng viên khác với chữ ký tại trang Lời chứng.
11. Giấy tờ nào sau đây không được chứng thực sao y bản chính
A. Chứng minh nhân dân đã quá hạn.
B. Giấy tờ do chế độ cũ cấp.
C. Chứng minh nhân dân bị cắt góc sau khi cấp đổi căn cước công dân.
D. Bằng cấp, chứng chỉ thể hiện song ngữ.
12. Công chứng viên thực hiện yêu cầu công chứng bản dịch tiếng Anh
A. Phải có trình độ Cử nhân Ngôn ngữ Anh trở lên.
B. Phải đạt yêu cầu sát hạch hằng năm của Sở Tư pháp.
C. Phải sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
D. Các đáp án còn lại đều sai.
13. Văn bản do cá nhân tự lập không thể được A. Sao chụp.
B. Chứng thực sao y bản chính. C. Chứng thực chữ ký.
D. Công chứng bản dịch.
14. Văn bản mà nào sau đây được xem như một bản chính để chứng thực sao y
A. Văn bản không có chữ ký, chỉ có dấu treo.
B. Chữ ký photo, không phải chữ ký “sống” nhưng có đóng dấu của cơ quan phát hành.
C. Văn bản đã quá hạn hoặc hết giá trị sử dụng. D. Tất cả đều đúng.
15. Trường hợp nào sau đây có thể bị từ chối khi yêu cầu sao y bản chính:
A. Văn bản không có chữ ký, chỉ có dấu treo.
B. Chữ ký photo, không phải chữ ký “sống” nhưng có đóng dấu của cơ quan phát hành.
C. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định được nội dung. D. Tất cả đều đúng
16. Điền vào chỗ trống lần lượt là: “Trong trường hợp bản chínhgiấy tờ, văn bản do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng
nhận thì phải được …[1]… theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng
thực …[2]…; trừ trường hợp được miễn …[3]… theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại” (Nghị định 23/2015)
A. Hợp pháp hóa lãnh sự/ bản sao/ hợp pháp hóa lãnh sự
B. Bản sao/ hợp pháp hóa lãnh sự/ bản sao
C. Hợp pháp hóa lãnh sự/ chữ ký/ hợp pháp hóa lãnh sự
D. Chứng thực chữ ký/ bản sao/ hợp pháp hóa lãnh sự
17. Người nước ngoài sống và làm việc dài hạn tại Việt Nam, thông thạo tiếng
Việt (nghe, nói, đọc, viết) khi tiến hành công chứng tại tổ chức hành nghề
công chứng ở Việt Nam:
A. Bắt buộc phải có người phiên dịch.
B. Bắt buộc phải có người làm chứng.
C. Bắt buộc phải có người đại diện.
D. Không bắt buộc phải có người phiên dịch, người làm chứng, người đại diện.
18. Sau khi tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà, hai bên phát
hiện giá mua bán được thể hiện sai – “1,000,000 (một triệu) đồng”; thay vì
phải là “1,000,000,000 (một tỷ) đồng”. Sai sót này:
A. Có thể sửa lỗi kỹ thuật.
B. Không thể sữa lỗi kỹ thuật vì thuộc về nội dung của văn bản, các bên phải lập và
công chứng văn bản sửa đổi bổ sung.
C. Không cần sửa vì hiển nhiên hiểu rằng việc mua bán nhà không thể có giá 1 triệu đồng.
D. Làm cho văn bản công chứng đương nhiên vô hiệu.
19. Hai năm sau khi tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà (thời hạn 5
năm) tại Văn phòng công chứng X, do tình hình dịch bệnh, bên thuê gặp khó
khăn trong việc kinh doanh, hai bên thỏa thuận lập Phụ lục hợp đồng sửa đổi
giá thuê. Phụ lục này:
A. Do các bên tự lập, không cần phải công chứng.
B. Có thể công chứng tại bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào do các bên lựa chọn.
C. Phải tiến hành công chứng tại Văn phòng công chứng X.
D. Không hợp lệ, phải hủy bỏ hợp đồng thuê cũ và ký kết hợp đồng thuê mới.
20. Nội dung và hình thức của Lời chứng:
A. Do Công chứng viên tự lập theo ý chí của minh.
B. Do tổ chức hành nghề công chứng ban hành mẫu và có giá trị bắt buộc với Công chứng viên trực thuộc.
C. Do Bộ Tư pháp quy dịnh mẫu chung thống nhất.
D. Do Sở Tư pháp quy dịnh mẫu chung thống nhất. TÌNH HUỐNG Tình huống 1
Ngày 07/01/2023 tại một Văn phòng công chứng X – TP Vũng Tàu. Anh/Chị là
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ.
Hãy xác định các yêu cầu công chứng/ chứng thực sau đây có được tiếp nhận
thực hiện hay có thể bị từ chối? Giải thích vì sao?
Ghi chú: giả thiết tất cả các chủ thể tham gia giao dịch đều có đầy đủ năng lực hành vi.
a) Sao y bản chính chứng minh nhân dân (CMND) đã quá hạn và bản sao Giấy đăng ký kết hôn.
- CMND quá hạn có thể được sao y, còn bản sao Giấy đăng ký kết hôn
không được sao y (chỉ được sao y bản chính).
b) Chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch song ngữ để xin việc làm tại Công ty
nước ngoài (đã liên hệ UBND Phường mà bị từ chối).
- Có thể chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch song ngữ.
c) Công chứng di chúc liên quan đến Sổ tiết kiệm mở tại Vietcombank – CN Bà
Rịa và quyền sử dụng đất tại Long Thành – Đồng Nai mà người lập di chúc đã
lớn tuổi, tinh thần minh mẫn sáng suốt, đăng ký hộ khẩu tại TP.HCM.
- Di chúc lập ở bất kỳ đâu.
d) Công chứng hợp đồng cha mẹ tặng cho con căn nhà tại TP.HCM và quyền sử
dụng đất tại huyện Long Hải - BRVT, người tặng cho và người nhận tặng cho
đều có hộ khẩu và cư trú tại TP.Vũng Tàu.
- Căn nhà ở TP.HCM thì từ chối còn đất thì từ chối.
e) Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô đăng ký tại Đồng Nai, bên bán có hộ
khẩu và cư trú tại TP. Vũng Tàu, bên mua có hộ khẩu tại Bình Thuận.
- Ở đâu cũng đc nên nhận
f) Cho thuê nhà tại Vũng Tàu, giấy tờ nhà do người chồng đứng tên, còn người vợ
hiện đang ở Mỹ, không thể về VN vì dịch Covid 19.
- Từ chối do phải có hai vợ chồng Tình huống 2
Bà Phạm Thị A, sinh năm 1976, độc thân, bố mẹ mất sớm. Bà B có một sổ tiết kiệm
mở tại Ngân hàng CBA, số dư tạm tính là 999.999.999 đồng. Bà A có nhu cầu công
chứng ủy quyền toàn quyền số tiết kiệm này cho cháu ruột là Phạm Văn K – 20 tuổi
(bao gồm việc nhận lãi/ gốc, tất toán, đóng sổ…trong thời hạn 10 năm). Hôm nay bà
đến Văn phòng công chứng X hỏi trước thủ tục. Anh/ Chị là Công chứng viên tiếp
nhận yêu cầu công chứng của bà A.
a) Bà A thắc mắc rằng bà có thể tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền
với nội dung như trên không? Có cần sự đồng ý của cha mẹ cháu K hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hãy giải thích cho bà A về vấn đề này.
- Làm ở đâu cũng được, bà A độc thân nên tài sản cá nhân nên chỉ cần đủ
giấy tờ. Không cần sự đồng ý của ba mẹ b)
Hướng dẫn các giấy tờ bà A phải xuất trình khi tiến hành công chứng ủy quyền.
- CMND, giấy xác nhận độc thân, bản chính sổ tiết kiệm, giấy tờ nhân thân,..
c) Qua trao đổi, Công chứng viên được biết Bà A là người gốc Hoa nên bà A chỉ
biết đọc mà không biết viết tiếng Việt. Khi đó, hợp đồng ủy quyền theo yêu cầu
của bà A có tiến hành công chứng được hay không? Vì sao?
- Phải có người phiên dịch
d) Bà A giả thiết trường hợp 01 tháng sau bà A chết, anh K có thể đem hợp đồng
ủy quyền đã được công chứng trước đó đến Ngân hàng để tất toán và rút toàn
bộ tiền gốc/ lãi trong sổ tiết kiệm của bà A được hay không? Theo quy định của
pháp luật hiện hành, hãy giải thích cho bà A về vấn đề này.
- Không vì một trong hai bên chết thì HD hết hiệu lực.
e) Bà A rất tha thiết mong muốn khi bà chết, cháu của bà là K có thể tất toán và rút
toàn bộ tiền gốc/ lãi trong sổ tiết kiệm của bà A. Hãy tư vấn và hướng dẫn các
hồ sơ thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành. - Làm di chúc
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1. Dự thảo sửa đổi Luật Công chứng 2014 đang xây dựng 2 phương án tổ chức
Văn phòng công chứng: 1/ DNTN;
2/ Công ty hợp danh.
Trình bày ý kiến cá nhân của Anh/ Chị về vấn đề này.
Theo Luật công chứng hiện hành, văn phòng công chứng chỉ được hoạt động
dưới hình thức Công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng
viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Tuy nhiên, theo dự thảo sửa đổi Luật công chứng, việc xây dựng 2 phương án
tổ chức Văn phòng công chứng là có những lý do nhất định:
Thứ nhất, quy định pháp luật hiện nay cho phép Văn phòng công chứng được tổ
chức và hoạt động theo loại hình duy nhất là công ty hợp danh và chỉ tồn tại thành viên
hợp danh mà không có thành viên góp vốn là chưa phù hợp.
Điều này gây ra nhiều tiêu cực, vì theo nhu cầu thực tế thì một VPCC chỉ cần
01 CCV nhưng vì quy định của Luật nên buộc phải có thêm 01 CCV hợp danh, dẫn
đến tình trạng “hợp danh ảo”.
Thứ hai, việc cho phép CCV lựa chọn mô hình tổ chức hoạt động của VPCC
theo loại hình công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân một mặt tạo sự chủ động
cho CCV trong việc chọn mô hình tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế, mặt khác vẫn
bảo đảm VPCC hoạt động theo loại hình công ty đối nhân, CCV chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với văn bản công chứng mà mình thực hiện.
Chính từ các lý do trên, em nghĩ phương án cho chọn hình thức tổ chức VPCC
là hợp lý, hạn chế được tiêu cực trong cơ cấu tổ chức, cũng như tạo nhiều thuận lợi
hơn cho các CCV trong việc chọn lựa mô hình tổ chức thích hợp nhất.
2. Nên hay không nên giới hạn tuổi tối đa của CCV?
Hiện nay, các quy định PL về công chứng và các quy định khác có liên quan,
không có quy định nào giới hạn độ tuổi thực hiện công việc công chứng viên. Theo
quan điểm của em, không nên quy định giới hạn độ tuổi tối đa của Công chứng viên
nhằm tận dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của những người có
kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công chứng.
Thay vào đó, nên giới hạn theo hướng đủ điều kiện về sức khỏe, thông qua việc
kiểm tra sức khỏe hàng năm để xác định Công chứng viên còn đủ sức khỏe và minh
mẫn để tiếp tục công việc.
3. Nên hay không nên XH hóa hoạt động công chứng “đại trà” như VP LS? Lợi ích:
Tiết kiệm thời gian, công sức: Việc có nhiều văn phòng công chứng ở nhiều vị
trí khác nhau giúp giảm thiểu thời gian, công sức cho người dân khi cần xử lý các thủ tục pháp lý.
Dễ dàng tiếp cận: Với nhiều văn phòng công chứng sẵn có, công dân có thể
tiếp cận dịch vụ này một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Điều này giúp tăng khả năng
thực hiện các thủ tục pháp lý của người dân.
Chuyên nghiệp hơn: Một mô hình xã hội hóa bao gồm việc đưa vào sử dụng
công nghệ hiện đại, cung cấp đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên và đảm bảo dịch vụ
chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng, độ tin cậy của văn phòng công chứng. Tiêu cực:
Mất đi sự độc lập và trách nhiệm: Khi xã hội hóa, văn phòng công chứng có
thể bị kiểm soát bởi một tổ chức. cơ quan khác và mất đi sự độc lập, trách nhiệm của
mình trong việc cung cấp dịch vụ.
Không công bằng: Nếu không được quản lý một cách công bằng, mô hình xã
hội hóa có thể gây ra sự chênh lệch và ưu tiên cho một số nhóm người, dẫn đến sự bất
công trong việc tiếp cận dịch vụ công chứng.
Giảm sự cạnh tranh: Khi chỉ có một số ít đơn vị được ủy quyền thực hiện các
thủ tục công chứng, sự cạnh tranh giữa các văn phòng công chứng đại trà có thể giảm
đi. Điều này dẫn đến việc giảm sự lựa chọn và dịch vụ kém chất lượng cho người dân.
Việc xã hội hóa VPCC một cách “đại trà” có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, việc xã hội hóa văn phòng công chứng cần được
đánh giá cẩn thận, xem xét các yếu tố đặc trưng của từng quốc gia, khu vực để đảm
bảo chất lượng, hiệu quả của dịch vụ công chứng.
4. Nên hay không nên quy định mức trần thù lao công chứng?
Theo quan điểm của em, nên ban hành mức trần thù lao công chứng nhằm hạn
chế tình trạng “mỗi nơi thu một kiểu”. Đây là bước đầu để tạo cơ sở pháp lý cho các tổ
chức hành nghề công chứng thực hiện, đảm bảo tính thống nhất trong việc thu phí công chứng.
Việc quy định mức trần thù lao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ
tiếp cận các dịch vụ công chứng hơn khi biết rõ giá tiền, cũng như hạn chế được các
tình trạng “ép giá trên trời” của các tổ chức công chứng.
5. So sánh việc đào tạo, tập sự và bổ nhiệm CCV theo Luật CC 2006 và Luật CC
2014. Đánh giá sự phù hợp trong tình hình thực tế hiện tại. Đào tạo
Luật Công chứng 2006: Có thể xác định các quy trình và yêu cầu đào tạo cho
công chứng viên, có thể tập trung vào kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết.
Luật Công chứng 2014: Có thể nâng cấp yêu cầu đào tạo để đảm bảo rằng
công chứng viên có hiểu biết sâu sắc về các thay đổi pháp luật và kỹ năng cần thiết
trong môi trường kinh doanh pháp lý ngày nay. Tập sự
Luật Công chứng 2006: Có thể mô tả quy trình tập sự và các yêu cầu để trở
thành một công chứng viên chính thức.
Luật Công chứng 2014: Có thể điều chỉnh quy trình tập sự để phản ánh các
yêu cầu và thách thức mới, có thể bao gồm cả việc thích ứng với công nghệ và các xu hướng pháp luật mới. Bổ nhiệm
Luật Công chứng 2006: Xác định tiêu chí và quy trình để bổ nhiệm công
chứng viên, có thể liên quan đến thâm niên, hiệu suất làm việc và đạo đức nghề nghiệp.
Luật Công chứng 2014: Có thể cập nhật tiêu chí bổ nhiệm để đảm bảo rằng
công chứng viên phản ánh được những thách thức và cơ hội mới trong lĩnh vực công chứng ngày nay.
Đánh giá sự phù hợp trong tình hình thực tế hiện tại
Thách thức và cơ hội: Đánh giá khả năng của các quy định hiện tại trong việc
đáp ứng với thách thức và cơ hội đối diện công chứng viên trong thực tế ngày nay.
Tính minh bạch và công bằng: Kiểm tra xem quy trình đào tạo, tập sự và bổ
nhiệm có đảm bảo tính minh bạch và công bằng không.
6. Nêu một số rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ của các CCV và
các giải pháp hạn chế, phòng ngừa.
Sai sót trong công việc: có thể xảy ra trong quá trình chứng thực, sao y chứng
thực bản sao hoặc chứng thực tài liệu gây ảnh hưởng đến tính xác thực văn bản.
Lạm dụng quyền lực công chứng: Một số CCV có thể lạm dụng quyền lực
của mình để thực hiện các hành vi không đúng đắn hoặc vi phạm pháp luật.
Gian lận và làm giả tài liệu: Nạn gian dối, lừa đảo, giả mạo giấy tờ, giả mạo
người yêu cầu công chứng có chiều hướng gia tăng, mức độ tinh vi, phức tạp khiến
công chứng viên phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro.
Hầu hết những sai phạm của công chứng viên đều do sơ suất nghiệp vụ, hoặc
do áp lực cạnh tranh với các đơn vị khác, nên việc thẩm định hồ sơ thường hay nóng
vội, dẫn đến công chứng viên vô tình sai sót khi hành nghề. Giải pháp
Đào tạo và chứng nhận chuyên nghiệp: Đào tạo chuyên sâu, kiểm tra và
chứng nhận cho các CCV để đảm bảo họ có kiến thức, kỹ năng cần thiết, cũng như
hiểu rõ về nghiệp vụ, quy định pháp luật.
Giám sát và kiểm tra định kỳ: Tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra định
kỳ để đảm bảo các CCV tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng. Các cơ
quan có thẩm quyền quản lý cần phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để
kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động công chứng.
Giải pháp hạn chế phòng ngừa: Để hạn chế sai phạm của công chứng viên,
công tác thẩm định nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc căn bản và nghiệp vụ
hành nghề. Mỗi công chứng viên phải tự tích lũy kinh nghiệm ứng phó với các tình
huống, đề cao cảnh giác trong công chứng. Các văn phòng công chứng cần trang bị
các thiết bị soi giấy tờ giả, thiết bị xác nhận dấu vân tay, nhằm ngăn chặn tình trạng
làm giả, lừa đảo như hiện nay.
Kiểm soát nội bộ: Thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo chất
lượng và tính xác thực của công việc công chứng, bao gồm việc xác minh thông tin,
tài liệu một cách cẩn thận.
Tăng cường trách nhiệm pháp lý: Áp dụng các biện pháp pháp lý mạnh đối
với việc lạm dụng quyền lực công chứng, gian lận hoặc làm giả tài liệu.
Tăng cường thông tin và giáo dục cộng đồng: Tăng cường thông tin về quy
trình và quy định trong công chứng, giúp khách hàng nhận biết và tránh được các vấn đề có thể phát sinh.
7. Nêu 03 nội dung bất cập của Pháp luật CC hiện hành cần sửa đổi. Giải thích
Xử phạt đối với người hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
Theo khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng năm 2014 quy định “công chứng viên
bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng
thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi
phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng”.
Tuy nhiên, quy định này lại mâu thuẫn với quy định trong Luật Xử lý vi phạm
hành chính trong việc áp dụng trong trường hợp người hướng dẫn tập sự hành nghề
công chứng bị xử phạt cảnh cáo, bởi theo khoản 1 Điều 7 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được xác định là nếu
trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm.
Mô hình tổ chức pháp lý của Văn phòng Công chứng chưa sát với thực tiễn.
Theo quy định của Luật Công chứng năm 2006, Văn phòng Công chứng có thể
được tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật Công chứng năm
2014 bắt buộc phải tổ chức hoạt động dưới loại hình công ty hợp danh là chưa sát với
thực tiễn, nhiều địa bàn có điều kiện kinh tế chưa phát triển, phạm vi hoạt động các
giao dịch bất động sản chỉ giới hạn trong địa bàn hành chính cấp tỉnh nên khối lượng
công việc thực tế không nhiều. Việc bắt buộc tổ chức dưới dạng công ty hợp danh gây
ra hiện tượng phải “thuê công chứng viên” để duy trì hoạt động hành nghề. Đây là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng Văn phòng Công chứng thường tập trung hoạt động ở
thành phố lớn, khu vực có điều kiện kinh tế phát triển.
Cấp lại thẻ công chứng
Theo khoản 2 Điều 36 Luật Công chứng năm 2014 quy định, công chứng viên
được cấp lại thẻ trong trường hợp “thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng”. Tuy nhiên, quy
định nêu trên chưa điều chỉnh hết quan hệ phát sinh trong hoạt động công chứng khi có
yêu cầu cấp lại thẻ công chứng viên trong trường hợp tên gọi văn phòng công chứng
thay đổi hoặc công chứng viên chuyển đổi làm việc sang tổ chức hành nghề công chứng khác.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
- Công chứng di chúc/ công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch/ chứng thực bản sao Yêu cầu:
− Xác định đúng tên văn bản/ HĐ/ giao dịch.
− Đánh giá tình hợp pháp của yêu cầu công chứng.
− Thành phần hồ sơ cần có những gì? Cần nêu đúng tên của các loại giấy tờ, nêu rõ là
bản chính/ bản sao y hay bản photocopy
− Phí + thù lao CC/ chứng thự
− Những điểm Thư ký nghiệp vụ/ CCV cần lưu ý.
− Các bên giao dịch/ Cơ quan CSĐT/ Tòa án yêu cầu cung cấp hồ sơ CC/ bản sao văn
bản công chứng/ hồ sơ công chứng: ai có quyền yêu cầu?...
Phân tích/ giải thích và nêu rõ cơ sở pháp lý. SO SÁNH
1. Phòng công chứng và Văn phòng công chứng -
Đều mang tính chất công (việc hành nghề công chứng) -
Nhiệm vụ và trách nhiệm nghề nghiệp như nhau. -
Việc thành lập đều được do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập,
không phải thông qua Bộ Tư pháp. -
Giá trị pháp lý không có sự phân biệt. -
Không có sự phân biệt về quyền và nghĩa vụ. -
Đều phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của mình. Tiêu chí Phòng công chứng
Văn phòng công chứng CSPL
Điều 19, Điều 20 Luật Công chứng 2014.
Điều 22, Điều 23 Luật Công chứng 2014.
Pháp luật - Luật công chứng - Luật công chứng điều chỉnh - Luật doanh nghiệp
Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư Là công ty hợp danh, có từ hai công chứng
pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản viên hợp danh trở lên. riêng.
Văn phòng công chứng không có thành Địa vị viên góp vốn. pháp lý
Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động
theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng
nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công
chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân Văn phòng công chứng được tổ chức và
cấp tỉnh quyết định thành lập.
hoạt động loại hình công ty hợp danh.
Thành lập Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp Văn phòng công chứng phải có từ hai
công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con công chứng viên hợp danh trở lên. Văn dấu và tài khoản riêng.
phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Tên gọi bao gồm cụm từ “Phòng công Tên gọi bao gồm cụm từ “Văn phòng công
chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn
tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung phòng hoặc họ tên của một công chứng
ương nơi Phòng công chứng được thành viên hợp danh khác của Văn phòng công lập.
chứng do các công chứng viên hợp danh Tên gọi
thỏa thuận, không được trùng hoặc gây
nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề
công chứng khác, không được vi phạm
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng Người đại diện theo pháp luật của Văn
công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng là Trưởng Văn phòng.
Người đại phòng công chứng phải là công chứng Trưởng Văn phòng công chứng phải là diện
viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp công chứng viên hợp danh của Văn phòng
tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Trách
Là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước Văn phòng công chứng do cá nhân tự chịu nhiệm tài
thành lập, vì vậy khi phát sinh trách nhiệm trách nhiệm tài sản. sản
bồi thường thiệt hại thì Nhà nước sẽ trả.
2. Công chứng và Chứng thực
Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba).
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Công chứng Chứng thực CSPL Luật Công chứng 2014 Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Hình thức Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của Cấp bản sao từ sổ gốc: là việc cơ quan, tổ
hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ bản.
gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có
nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung
Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, ghi trong sổ gốc.
không trái đạo đức xã hội của bản dịch
giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Chứng thực bản sao từ bản chính: là việc
nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ tiếng Việt.
vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký
trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ
quan có thẩm quyền chứng thực về thời
gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao