Công dân và Doanh nghiệp toàn cầu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Công dân và Doanh nghiệp toàn cầu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề bài: Công dân và doanh nghiệp toàn cầu
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Quyền Nhóm: 05
Sinh viên thực hiện/MSSV:
Nguyễn Thị Minh Tuyết – 22114038 Đổ Quốc Tân – 22111798
Trần Nguyễn Thư Uyên – 22113312
Phạm Thị Thanh Uyên – 22117980
Nguyễn Phương Uyên – 22117983
Hồ Ngọc Xuyên Yến – 22117963
Nguyễn Triệu Vy – 22103939 TP.HCM, Tháng 05 Năm
ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ ĐÓNG GÓP THÀNH VIÊN Tỉ lệ đóng STT Họ và Tên MSSV góp 1 Nguyễn Thị Minh Tuyết 22114038 100% 2 Đổ Quốc Tân 22111798 100% 3 Trần Nguyễn Thư Uyên 22113312 100% 4 Phạm Thị Thanh Uyên 22117980 100% 5 Nguyễn Phương Uyên 22117983 100% 6 Hồ Ngọc Xuyên Yến 22117963 100% 7 Nguyễn Triệu Vy 22103939 100% BẢNG MỤC LỤC
Lời cảm ơn........................................................................................1
Lời mở đầu........................................................................................2
Chương 1: Tổng quan.....................................................................3 1.
Tổng quan về doanh nghiệp và công dân toàn cầu.........3
1.1 Doanh nghiệp toàn cầu.........................................................3
1.2 Công dân toàn cầu.................................................................3
1.3 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công dân toàn cầu...4
Chương 2: Quyền lợi và nghĩa vụ các bên...................................6 2.
Quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên............................................6
2.1 Doanh nghiệp..........................................................................6
2.1.1 Quyền lợi..........................................................................6
2.1.2 Nghĩa vụ...........................................................................6
2.2 Công dân..................................................................................6
2.2.1 Quyền lợi..........................................................................6
2.2.2 Nghĩa vụ...........................................................................6
Chương 3: Quyền cơ bản trong kinh doanh................................7 3.
Quyền cơ bản trong kinh doanh là gì?................................7
3.1 Quyền tuýt còi trong kinh doanh.........................................7
3.2 Quyền nơi làm việc.................................................................8
3.3 Quyền tự do ngôn luận..........................................................8
Chương 4: Tầm quan trọng bảo mật thông tin..........................9 4.
Bảo mật nơi làm việc.............................................................9
4.1 Tầm quan trọng của bảo mật nơi làm việc........................9
4.2 Các thông tin cần được bảo vệ.............................................9
4.2.1 Thông tin nhân viên........................................................9
4.2.2 Thông tin doanh nghiệp...............................................10
4.2.3 Thông tin khách hàng..................................................10
4.2.4 Thông tin quản lý..........................................................10
4.2.5 Cách bảo mật thông tin tại nơi làm việc...................10
Chương 5: Điều kiện, thoả thuận các bên.................................11 5.
Những yêu cầu của hai bên................................................11
5.1 Yêu cầu của doanh nghiệp đối với công dân...................11
5.1.1 Thái độ............................................................................11
5.1.2 Trách nhiệm....................................................................11
5.2 Yêu cầu của công dân đối với doanh nghiệp...................11
5.2.1 Thái độ............................................................................11
5.2.2 Trách nhiệm....................................................................11
Chương 6: Các bên liên quan......................................................12 6.
Các bên liên quan.................................................................12
6.1 Khái niệm...............................................................................12
6.2 Người lao động là các bên liên quan.................................12
6.3 Kết luận..................................................................................12
Chương 7: Tổng Kết......................................................................13 7.
Tổng kết.................................................................................13
Chương 8: Kết Luận......................................................................15
Tài liệu tham khảo........................................................................16 Lời cảm ơn
Trước hết, em xin cảm ơn Trường Đại học Hoa Sen đã đưa bộ môn
Luật và Đạo đức kinh doanh vào chương trình giảng dạy. Đồng thời
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đức Quyền, người đã
luôn nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, thiết
thực cho sinh viên. Qua việc học trên lớp, em cũng như các bạn đã
có thêm nhiều kiến thức và có một tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.
Đến với môn học Luật và Đạo đức kinh doanh do thầy Nguyễn Đức
Quyền giảng dạy, em đã được học những bài học đáng giá và được
thầy truyền đạt những kinh nghiệm để chúng em có thể học hỏi và
rút ra bài học cho mình. Bộ môn Luật và Đạo đức kinh doanh là môn
học bổ ích và có tính thực tế cao. Nhằm giúp cho sinh viên có thể có
cái nhìn thực tế, thầy đã đưa ra nhiều kinh nghiệm mà mình đã trải
qua kết hợp với quá trình giảng dạy.
Nhóm chúng em có thể có nhiều sai sót trong lúc nghiên cứu bài
làm, chưa có nhiều kiến thức về môn học nên một số chỗ sẽ chưa
chính xác. Chúng em mong thầy đóng góp ý kiến và chỉnh sửa bài
làm để chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn. 1 Lời mở đầu
Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày này, chúng ta thấy
rằng bất kì lĩnh vực nào trên thế giới cũng đều có rất nhiều doanh
nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Trong đó, có rất nhiều
doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào và phong phú. Bất kì doanh
nghiệp nào cũng đều cần đội ngũ lao động vừa tài năng, có đủ phẩm
chất và phải có đạo đức. Việc hình thành văn hoá doanh nghiệp
trong nguồn lực lao động là việc ưu tiên hàng đầu của mỗi doanh
nghiệp. Một trong các bộ phận cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp
chính là đạo đức kinh doanh.
Trong khái niệm “Đạo đức kinh doanh”, người lao động và doanh
nghiệp là một trong những yếu tố trọng yếu. Hiểu được vai trò của
yếu tố này, các doanh nghiệp sẽ dễ đi tới con đường thành công
hơn. Bên cạnh đó, vai trò và cách thức xây dựng yếu tố người lao
động và doanh nghiệp là vô cùng thiết yếu với doanh nghiệp. Sở dĩ
ta có thể khẳng định như vậy bởi vì khi đã nắm được yếu tố đó cùng
với người lãnh đạo và người lao động sẽ nắm được nắm được quan
hệ giữa họ, các quyền tại nơi làm việc. Từ đó, doanh nghiệp và nhân
viên sẽ nắm được quyền và nghĩa vụ của mình góp phần bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên. Hơn thế nữa, yếu tố người lao
động và doanh nghiệp góp phần tạo nên đạo đức kinh doanh. Do đó,
đây làm một yếu tố mang tính thiết thực cho doanh nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp phải xây dựng yếu tố người lao động và
doanh nghiệp như thế nào? Có phải họ chỉ cần làm những gì tốt cho
doanh nghiệp bất chấp quyền lợi của nhân viên không? Và các tập
đoàn, doanh nghiệp trên thế giới đã và đang xây dựng “người lao
động và doanh nghiệp” cho mình ra sao? Để trả lời những câu hỏi
đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Công dân và doanh nghiệp toàn cầu”. 2 Chương 1: Tổng quan
1. Tổng quan về doanh nghiệp và công dân toàn cầu 1.1
Doanh nghiệp toàn cầu
- Doanh nghiệp toàn cầu là doanh nghiệp hoạt động tại ít nhất
tại một quốc gia mà đó không phải là quốc gia mà doanh nghiệp đó bắt nguồn.
- Doanh nghiệp toàn cầu cũng là doanh nghiệp đa quốc gia, có
đầu tư và kinh doanh tại các quốc gia mà họ chọn, có nhiều
công ty con ở nước ngoài.
- Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới. Toàn
cầu hoá là quá trình doanh nghiệp mở rộng kinh doanh từ thị
trường nội địa sang thị trường ngoài nước và quốc tế. Toàn cầu
hóa có sức ảnh hưởng đến sự thay đổi trong các nhân tố kinh
tế. Điều này cho phép các doanh nghiệp vượt qua giới hạn hoạt
động kinh doanh trong thị trường nội địa để thâm nhập vào các
thị trường mới bên ngoài lãnh thổ để phát triển và khẳng định
vị trí vững mạnh trên thương trường quốc tế. Toàn cầu hoá đã
nâng cao hiệu quả phục hồi vốn đầu tư cho hoạt động, dự án
kinh doanh và chất lượng cùa nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho
sự phát triển của công dân toàn cầu. 1.2 Công dân toàn cầu -
Công dân toàn cầu có thể được định nghĩa là những người sống
và làm việc tại nhiều đất nước trên thế giới, họ tham gia hoạt
động tại các tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động nhân văn. Họ
có khả năng tạo sức ảnh hưởng trong việc truyền đạt về kiến
thức, cơ hội phát triển để góp phần xây dựng và phát triền nên
một thế giới tốt đẹp, giá trị. Một điều quan trọng là công dân 3
quốc tế còn đại diện cho những công dân giàu kiến thức và tri
thức, từ những điều cơ bản cho đến lối sống, nguyên tắc, văn
hoá của các quốc gia trên thế giới. -
Những tiêu chí dành cho công dân toàn cầu:
Global Knowledge (Kiến thức toàn cầu) là yếu tố cần
thiết để thích nghi trong một môi trường quốc tế. Để trở
thành một công dân toàn cầu và công tác làm việc ở bất
kì quốc gia nào trên thế giới, mỗi cá nhân cần phải trang
bị và không ngừng học hỏi, tiếp thu những nguồn kiến
thức và mở rộng vốn hiểu biết. Có sự am hiểu và cập nhật
liên tục sự phát triển hiện đại của công nghệ thông tin.
Công dân toàn cầu có kiến thức toàn cầu sẽ có xu hướng
quan tâm tới các vấn đề quan trọng và đang “nóng” trong
xã hội mà cả thế giới đang quan tâm, chứ không chỉ vấn
đề đang xảy ra trong khu vực sinh sống. Từ đó họ có khả
năng vận dụng kinh nghiệm toàn cầu để xử lý các vấn đề
đang phát sinh tại địa phương và liên kết với thế giới.
Global skills (Kỹ năng toàn cầu): kỹ năng là khả năng
vận dụng và thực hành những kiến thức sẵn có, những
thông tin lí thuyết tích luỹ được từ nhiều nguồn khác
nhau. Hiện nay, kỹ năng được chia ra làm hai nhóm kỹ
năng chuyên môn và kỹ năng mềm, cách thức sống, làm
việc và học tập trong môi trường toàn cầu. Trong thời đại
phát triển của các cơn lốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
các kỹ năng mềm chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời
sống và cả trong công việc. Với sự phát triển của trí tuệ
nhân tạo, con người đã sáng chế ra được hàng loạt phát
minh hỗ trợ cho đời sống thường ngày của con người và
cả trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Độ chính xác về
chuyên môn cao và tính liên tục đang dần thay thế “bàn
tay” của con người. Vì vậy phát triển trí tuệ, cảm xúc, rèn
luyện, thực hành và vận dụng khối óc, tư duy, kỹ năng 4
sống của con người là góp phần tạo nên thành công và đó
cũng là điều máy móc không thay thế được .
Global employment (việc làm toàn cầu): với kỹ năng,
kiến thức toàn cầu, sinh viên khi ra trường sẽ có khả năng
làm việc trên toàn thế giới. Đây là mục tiêu sẽ đạt được
trong một thế giới ngày càng phẳng và được trang bị đủ
về kiến thức và kỹ năng toàn cầu. Sự phát triển của
Internet và các thiết bị công nghệ đã tạo cho người lao
động cơ hội được làm việc với toàn cầu mà không cần
phải sang nước khác để là việc. Sự tiên tiến và hiện đại
của công nghiệp hoá, toàn cầu hoá đã giúp cho con người
kết nối với quốc và tạo nên những thành tích to lớn, ưu tú . 1.3
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công dân toàn cầu -
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động toàn cầu là
mối quan hệ lao động và được thể hiện qua một số quyền lợi
và nghĩa vụ giữa doanh nghiệp và người lao động. -
Quan hệ lao động là mối quan hệ tất yếu và giữ vai trò quan
trọng trong môi trường làm việc giữa doanh nghiệp với người
lao động. Doanh nghiệp và nhân lực của mình cần phải thiếp
lập, xây dựng và duy trì phát triển mối quan hệ giữa họ một cách tốt nhất. -
Quan hệ lao động được thiết lập dựa trên hợp đồng lao động
được thoả thuận và kí kết giữa doanh nghiệp và người lao động
liên quan trực tiếp tới các yếu tố kinh tế và xã hội, đảm bảo
cung cấp việc làm, an ninh xã hội cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế. 5 -
Người lao động và doanh nghiệp cần tôn trọng, tuân thủ pháp
luật, các quyền cơ bản trong kinh doanh, các nguyên tắc trong
công việc và những yêu cầu của hai bên về trách nhiệm, quyền
lợi và nghĩa vụ mà cà hai bên phải thực hiện.
Chương 2: Quyền lợi và nghĩa vụ các bên
2. Quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên 6 2.1 Doanh nghiệp 2.1.1 Quyền lợi -
Cho phép doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề tự do, những
nghề mà không bị cấm cản. -
Lựa chọn hình thức, cách thức kinh doanh, địa bàn, chủ động
trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp tổ chức. -
Được tuyển dụng và thuê nhân viên vào làm việc cho công ty. -
Tìm kiếm và chọn lọc thị trường tiềm năng để kinh doanh. 2.1.2 Nghĩa vụ -
Tôn trọng và đối xử bình đẳng với nhân viên, tạo điều kiện để
họ phát huy khả năng tốt nhất. -
Đảm bảo đầy đủ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người lao động theo luật. -
Thực hiện đóng thuế đầy đủ. -
Tổ chức công tác kế toán, nộp đầy đủ báo cáo kế toán chính
xác và đầy đủ. Thêm nữa, cần đúng thời hạn. 2.2 Công dân 2.2.1 Quyền lợi -
Đảm bảo nơi và điều kiện làm việc. -
Được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. -
Từ chối làm việc tiếp tục nếu thấy nguy hiểm đến tính mạng. -
Được những phúc lợi về bảo hiểm. -
Không bị phân biệt đối xử. 2.2.2 Nghĩa vụ -
Chấp hành đúng các quy định mà doanh nghiệp đưa ra. - Tôn trọng mọi người. -
Luôn lắng nghe và trung thực trong công việc. -
Không gây hấn hay cố ý đánh nhau với những người trong công ty. -
Không lấy cắp, sao chép ý tưởng và chất xám của người khác. 7