Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Chương 6: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 21 Mở đầu
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra? Chúng có
ảnh hưởng như thế nào đối với vật nuôi và con người? Cần phải làm gì để hạn chế ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi? Bài làm
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân: chất thải chăn nuôi, xác vật nuôi,...
Ảnh hưởng đối với vật nuôi và con người: tăng tỉ lệ mắc bệnh, dịch bệnh bùng phát,
giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi,...
Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần: quy hoạch khu chăn nuôi và
xây dựng hệ thống chuồng trại tốt, mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp,...
I. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
1. Chất thải chăn nuôi (SGK) 2. Xác vật nuôi
Câu hỏi: Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Liên
hệ thực tiễn chăn nuôi ởgia đình và địa phương em. Bài làm
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi chưa được thu gom, xử lí đúng quy định.
Xác vật nuôi chưa được thu gom đúng cách, xử lí đúng quy định.
Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ởgia đình và địa phương em:
Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken
(kim loại nặng)... và các vi sinh vật gây hại khác gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
Ô nhiễm từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh
trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người
và môi trường sinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae…
II. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Câu hỏi: Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? Bài làm
Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì:
Giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Giảm các chi phí phòng, trị bệnh.
Tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí.
Ngăn chặn ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, tránh làm mất cân bằng sinh thái.
III. Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Câu hỏi: Nêu một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, ý
nghĩa của từng biện pháp. Bài làm
Một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: nhằm hạn chế lây
lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; tránh ảnh
hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.
Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp: tránh quá tải cho hệ sinh thái; giảm nguy
cơ ô nhiễm môi trường.
Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.
Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi; hạn chế
tối đa sự phát triển của mầm bệnh; tạo được tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe của vật nuôi.
Chuyển đổi phương thức chăn nuôi: tối ưu hóa năng suất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm
ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi; hạn chế sự phát thải
các chất thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu và đề xuất những việc
nên làm, không nên làm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Bài làm
Những việc nên làm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
Tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Quy hoạch khu chăn nuôi xa khu dân cư và đường giao thông chính.
Chuồng trại đảm bảo các yêu cầu chung, phù hợp với việc áp dụng giải pháp chăn nuôi tiên tiến.
Mật độ chăn nuôi phải phù hợp với diện tích chăn nuôi.
Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.
Định kì vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tẩy uế tổng thể chuồng trại bằng các
loại hóa chất phù hợp.
Áp dụng quy trình chăn nuôi hữu cơ, áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến,
chăn nuôi thông minh, áp dụng chăn nuôi có đệm lót sinh học.
Những việc không nên làm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
Xây dựng chuồng trại gần khu dân cư, đường giao thông.
Chưa có những biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi, xác vật nuôi phù hợp.
Không thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tẩy uế tổng thể chuồng
trại bằng các loại hóa chất phù hợp.
Mật độ vật nuôi quá cao so với diện tích chuồng trại. Luyện tập
Câu hỏi 1: Nêu một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Bài làm
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là:
Nguồn chất thải trong chăn nuôi không được quản lí và xử lí đúng kĩ thuật.
Lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi, vật dụng chăm sóc,... làm tăng lượng chất thải.
Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và ý
nghĩa của từng biện pháp. Bài làm
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: nhằm hạn chế lây
lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; tránh ảnh
hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.
Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp: tránh quá tải cho hệ sinh thái; giảm nguy
cơ ô nhiễm môi trường.
Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.
Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi; hạn chế
tối đa sự phát triển của mầm bệnh; tạo được tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe của vật nuôi.
Chuyển đổi phương thức chăn nuôi: tối ưu hóa năng suất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm
ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi; hạn chế sự phát thải
các chất thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường. Vận dụng
Câu hỏi: Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn
nuôi tại gia đình và địa phương em. Bài làm
Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia
đình và địa phương em:
Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại:
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả, việc đầu tiên là phả quy hoạch lại
chuồng trại chăn nuôi. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi,
mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải,
vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh, . . .. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành
trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra cây xanh
còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên
trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng,...
Xây dựng hệ thống hầm biogas:
Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử
dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây
dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác
dụng lớn. Nhất là hầm Biogas sử dụng màng HDPE. Nguồn phân thải sau khi đưa
vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như
bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo
được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi. Tạo ra khí CH4 phục vụ việc
đun nấu, thắp sáng cho chính chủ trang trại.