Cùng tìm hiểu về hệ lụy con người và môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Cùng tìm hiểu về hệ lụy con người và môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ✯✯✯
MÔN: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI ĐA DẠNG SINH HỌC
Giảng Viên Giảng Dạy: Phạm Nữ Ngọc Hân
Lớp 1201 _ Nhóm 2_ Học Kỳ 2133
Sinh viên thực hiện: Phạm Đình Tấn Phước 22112429
Nguyễn Lê Hồng Anh 22116916
Nguyễn Thị Uyển Nhi 22111818 La Hồng Thuý Nhi 22117568 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống xung quanh
mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới con người và kinh tế phát triển của một Quốc
gia. Ta không thể phủ nhận rằng đa dạng sinh học đã mang lại những mặt tốt
đến với môi trường sống xung quanh ta. Nhưng hiện nay, chính tay con người
lại đã và đang phá huỷ nền đa dạng sinh học, làm cho những động vật ngày
càng bị tuyệt chủng, thực vật thì bị suy thoái trầm trọng. Chính vì vậy, nhóm tôi
quyết địn chọn đề tài “Đa dạng sinh học” để phản ánh rõ hơn về hiện trạng đa
dạng sinh học hiện nay ở Việt Nam và trên Thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Bài tiểu luận chia làm 3 mục tiêu chính như sau:
+ Đầu tiên nắm rõ khái quát về đa dạng sinh học cũng như hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của nó.
+ Tiếp theo, nhóm tôi sẽ phân tích nguyên nhân và thực trạng của đa dạng sinh học hiện nay.
+ Cuối cùng, nhóm tôi sẽ đưa ra những biện pháp để bảo vệ đa sự đa dạng sinh
học đang ngày càng bị suy giảm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận chủ yếu nói về thực trạng của đa dạng sinh học, vai trò và đưa ra
những biện pháp cụ thể để bảo vệ sự đa dạng sinh học của Thế giới
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp tổng hợp kiến thức
- Phương pháp vận dụng thực tế 2 NỘI DUNG Khái niệm Đa dạng sinh học :
- Là bao gồm nhiều dạng và cá thể của các loài cùng với những biến dị di truyền của thế giới sinh vật
- Là 1 từ khái quát để chỉ sự phong phú các giống loài khác nhau trong tự nhiên
( thực vật, động vật, vi sinh vật, …)
- Là sự biến đổi liên tục theo tiến hóa để tạo ra cái giống loài mới khi những loài khác mất đi
- Biểu hiện mức độ phong phúc của thiên nhiên .
Ngoài ra , đa dạng sinh học là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ
các góc độ khác nhau. Nếu tiếp cận từ quan điểm kết cấu thì đa dạng sinh học
bao gồm các thực thể sống quần tụ lại theo nhóm, loài, cộng đồng... Tiếp cận từ
góc độ chức năng thì nói đến đa dạng sinh học là nói đến các hệ sinh thái và các
quá trình tiến hoá. Dù tiếp cận ở từ góc độ nào thì các định nghĩa về đa dạng
sinh học đều thừa nhận mối liên hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau
giữa chúng trong quá trình tiến hoá và phát triển. Đa dạng sinh học cấu thành
nền tảng của cuộc sống trên trái đất, cuộc sống của cả con người và các thực thể sống khác.
Do vậy, đa dạng sinh học được xác định theo 3 mức độ, đó là:
– Ở cấp độ quần thể thì đa dạng sinh học là sự khác biệt về gen giữa các cấp
loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về mặt địa lý cũng
như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống với nhau trong một quần thể. 3
– Đa dạng sinh học ở cấp loại bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ
những loại nhỏ bé như vi khuẩn cho đến những loài có kích thức to lớn như
thực vật, động vật hay các loại nấm.
– Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó
các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như quần xã sinh vật
tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống
loài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật nhưng
ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…;
loài này là thức ăn của loài kia…
Có 3 loài đa dạng sinh học :
Đa dạng về gene : Mỗi cá thể trong loài đều có một bộ gene . . Trong bộ gene
đó, phần lớn gene là được di truyền từ các thế hệ trước, phần còn lại (rất ít) là
những gen mới, đột biến sinh ra trong quá trình sinh sản hữu tính
Ví dụ: các giống vịt ( vịt xiêm , vịt bầu , vịt cỏ , … )
Đa dạng về loài : Loài là một nhóm cá thể, có quan hệ họ hàng gần nhau, có khả
năng trao đổi thông tin di truyền, tức là giao phối lẫn nhau tao thành các thế hệ
trong quần thể → làm phong phú về số lượng.
Ví dụ: Số lượng cây trồng và cây hoang dại
Đa dạng về hệ sinh thái : Là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ
sinh thái khác nhau. Sự đa dạng hệ sinh thái không đơn thuần là sự tổng cộng
các hệ sinh thái, các loài và các vật chất di truyền khác nhau. Nó có những mối
quan hệ tương tác, những sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng nhau tạo nên sự sống trên trái đất. 4
Ví dụ: hệ sinh thái dưới nước ( hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn ) Vai trò
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống của con người
và mọi sinh vật khác
- Đa dạng sinh học có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương
thực thực phẩm, nhiều loại thuốc quý hiếm để bảo vệ cho sức con người.
- Là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm khác dùng cho gia đình và đóng góp
vào việc GDP cho nước ta.
- Ngoài ra, đa dạng sinh học cũng cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ
dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người.
VD : Các sản phẩm từ đa động vật, cá, các thực phẩm quý hiếm như mỡ trăn, vi
cá ngừ đại dương, nhung hưu…được khai thác từ nhiều năm để phục vụ cho
nhu cầu sống của con người 5
Đa dạng sinh học giữ vị trí quan trọng trong dinh dưỡng của con người
- Vì nó là cơ sở cung cấp thực phẩm cho con người.
- Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu tố quyết
định cơ bản của sức khỏe con người.
VD : có rất nhiều loại lương thực, thực phẩm hằng ngày như lúa,, thịt lợn, thịt
bò, thịt gà, cá, thịt chim,thịt trâu , rau xanh , các loại củ , hoa quả,…
Đa dạng sinh học còn giữ vị trí quan trọng đối với cuộc sống của con người
- Những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp
phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
- Nhiều khu rừng phòng hộ giúp người dân ngăn được sạt lỡ đất và lũ quét
kéo về, vừa làm sạch, thoáng mát môi trường đang ngày càng bị con người làm ô nhiễm.
- Ngoài ra, đa dạng sinh học cũng cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ
dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người.
Đa dạng sinh học còn góp phần tạo điều kiện kinh doanh cho con người
- Nhiều quốc gia được nhiều du khách tham quan, mang lại hàng loạt các hình
thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng.
Đa dạng sinh học rất quan trọng đối với tự nhiên
- Bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn gió, chắn sóng, điều hòa khí hậu (rừng
ngập mặn,…), duy trì sự ổn định của hệ sinh thái
- Đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây trồng. Ngoài ra 6
- Nếu đa dạng sinh học bị suy giảm sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển
bền vững của trái đất.
Khi sự đa dạng của hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương
thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo. Suy giảm nguồn gen và
đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa
cuộc sống của con người.
Thực trạng của đa dạng sinh học
1. Các hệ thống rừng quốc gia và ngập mặn dần suy giảm
- Dưới những biến đổi xấu về mặt khí hậu thời tiết cũng như áp lực đô thị
hóa và gia tăng dân số, nhiều khu rừng đã mất đi sự đa dạng chủng loại và giống nòi.
Hình 1: Hệ thống rừng quốc gia đang bị suy giảm
- Từ đó dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ ở các thời điểm hiện tại và báo động nguy cấp trong tương lai.
2. Hệ sinh thái biển giảm sút 7
- Sinh thái biển dù có phong phú cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm
sút do tranh chấp lãnh thổ và những nguyên nhân khách quan trong biến
đổi khí hậu và thiên tai.
Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học 1. Trên Thế giới
1.1 Sự suy giảm đa dạng di truyền
+ Là một trong những nguyên nhân quan trọng cho việc suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới.
+ Trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thể khác biệt và loài cây
di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền này trên thế giới có thể đẩy đông
nghiệp vào tình trạng nguy hiểm.
+ Trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là
nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ
bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.
Việc bùng nổ bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những
loài thực vật có ích cho nông nghiệp.
1.2 Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội
+ Các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng
+ Làm suy giảm thực vật, động vật trên các đảo, đe doạ với các loài trên lục địa.
1.3 Loài người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài 8
+ Trên thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự
tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những
biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều động và thực vật bản địa.
Hình 1.3: Con người khai thác đất trái phép
+ Nguyên nhân từ con người là do sự phá huỷ đất để canh tác nông nghiệp
cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các đã tính đa dạng .
+ Việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho.
sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây.
1.4 Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứ
+ Sự suy giảm đa dạng sinh vật trầm trọng nhất là được ước lượng trong
khoảng 77 đến 96% đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây. 9
Hình 1.4: Giống nòi đang ngày càng bị tuyệt chủng
2. Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học ở Việt Nam
2.1 Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư
+) Do những hoạt động của con người chính là nguyên nhân mất đi sự đa dạng
động thực vật và gây nên những yếu tố tự nhiên.
+) Chuyển đối đất sử dụng, đốt rừng làm rẫy hay khai thác thủy hải sản quá
mức với xu hướng gia tăng từ đó cũng bùng phát dịch bệnh hay động đất và cả cháy rừng tự nhiên.
2.2 Sự khai thác quá mức
+ Những hoạt động khai thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện
đặc biệt là đối với những tài nguyên thủy hải sản ven bờ.
+ Tồn tại một số phương pháp khai thác và tận thu mang tính huỷ diệt gây ảnh
hưởng đến giống nòi của các loài sinh vật như: nổ mìn, sử dụng hoá chất,… 10
Hình 2.2: Tình trạng nổ mìn đánh bắt cá của người dân
2.3Ô nhiễm môi trường
+ Nhiều nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp
+ Chính điều này vô hình chung làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những
sinh vật động vật, đặc biệt là với những chất thải đô thị.
+ Ô nhiễm dầu lại xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông ven bờ
hay những hoạt động tàu thuyền lớn. Từ đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến
ô nhiễm sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống
của các loài sinh vật bao gồm thực vật và động vật.
Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học
- Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển
+ Môi trường biển được xem như là nguồn cung ứng thực phẩm sinh
sống chính của người dân nước ta và thế giới, chính vì vậy việc bảo vệ
nguồn biển ở trạng thái tự nhiên là điều vô cùng cần thiết đối với đời 11
sống của người dân. Chính vì vậy, chính quyền cần ban hành những
chính sách quy định về cân nặng, kích cỡ và thể trạng được đánh bắt
đối với những loại hải sản để có thể bảo vệ được những loại hải sản
đang trong quá trình sinh sản, hoặc kích cỡ còn quả nhỏ…từ đó gây
suy giảm số lượng sinh vật biển và thời gian phục hồi không có.
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự
hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia
+ Theo Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia vào và trở
thành thành viên thì một trong những biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất
đó chính là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập nhiều khu bảo
tồn sinh vật tự nhiên. Việc đưa các loài động vật quý hiếm có nguy cơ
bị tuyệt chủng tại các khu rừng vào các khu bảo tồn có hiệu quả giúp
hạn chế và bảo vệ được sự đánh bắt vô tội vạ của người dân.
- Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng
+ Nhà nước ta cần tích cực ban hành những chính sách quy định rõ
môi trường, khu vực được khai thác để hạn chế số lượng đánh bắt của
người dân. Kết hợp nhiều phương pháp nuôi trồng xen canh, như vừa
trồng lúa vừa nuôi cua, xen kẽ những bờ mượn, kênh rạch để nuôi
những loại thủy sản sống dưới bùng, lầy, nước thấp…Bên cạnh đó, kết
hợp trông cây có thể sống được tại các kênh, rạch,…vừa thu hút
nguồn sinh vật sống dưới nước, vừa đem lại nguồn thức ăn phong phú…
- Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư:
+ Việc phát triển sinh vật nhất là cây trồng tại các khu đô thị, các vùng
dân cư cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng
và tăng số lượng sinh vật của địa phương, thu hút được những loại
sinh vật khác như chim, sóc, một số loại bò sát đến sinh sống và phát triển. 12