-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo đề án môn học cuối học phân 1 môn luật và đạo đức kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo đề án môn học cuối học phân 1 môn luật và đạo đức kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo đề án môn học cuối học phân 1 môn luật và đạo đức kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo đề án môn học cuối học phân 1 môn luật và đạo đức kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP 0100 MÔN HỌC
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Tháng 02/ Năm 2022 TRÍCH YẾU
Bài báo cáo về nội dung “Quyền thừa kế của công dân trong BLDS 2015” được
thông qua ngày 24/11/2015, được chúng tôi trình bày sơ lược, ở những nội dung thừa
kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia tài sản. Được thực
hiện dưới hình thức trình bày nội dung từng phần để người đọc dễ nắm bắt hơn là
những điều luật thông thường.
Vai trò quan trọng của luật dân sự ngày nay là tạo ra những nền tảng cho các thể
chế pháp lý, các học thuyết và giao dịch trong xã hội dân sự và bổ sung cho luật
thương mại đồng thời cân bằng giữa các quyền cá nhân với những nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.
Trong BLDS các điều luật về quyền thừa kế là một phần vô cùng quan trọng.
Các điều luật thừa kế là những công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở
hữu tài sản mà hầu như trong ngày nay dù ít hay nhiều chúng ta cũng có những cơ hội
tiếp xúc với những sự kiện liên quan đến thừa kế trên báo đài, trên các kênh truyền
thông và trên những sự kiện thực tế xung quanh chúng ta.
Nhận thấy vai trò của những điều luật về quyền thừa kế trong BLDS 2015
chúng tôi, đã thực hiện bài báo cáo về những thông tin xung quanh quyền thừa kế. Đây
là một hoạt động cần thiết đáng để chúng ta nghiên cứu trong thời đại ngày nay. T r a n g | 1 MỤC LỤC
TRÍCH YẾU..............................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................3
I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT....................................................................................................4 1.
Thừa kế theo di chúc.........................................................................................................4 1.1.
Định nghĩa di chúc.......................................................................................................4 1.2.
Phân loại.......................................................................................................................4
1.2.1. Di chúc bằng văn bản..............................................................................................4
1.2.2. Di chúc miệng..........................................................................................................5 1.3.
Nội dung của di chúc....................................................................................................5 1.4.
Hiệu lực của di chúc.....................................................................................................5 1.5.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc..........................................6 1.6.
Giải thích nội dung di chúc..........................................................................................6 2.
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT......................................................................................6 2.1.
Định nghĩa thừa kế theo pháp luật...............................................................................6 2.2.
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật (650)..........................................................7 2.3.
Hàng thừa kế................................................................................................................7 2.4.
Thừa kế thế vị...............................................................................................................8 3.
THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN.....................................................................8 3.1.
Họp mặt những người thừa kế......................................................................................8 3.2.
Người đứng ra phân chia di sản...................................................................................8 3.3.
Thứ tự ưu tiên thanh toán.............................................................................................8
II. GAMESHOW.......................................................................................................................9
III. VIDEO TÌNH HUỐNG....................................................................................................11
IV. BẢN ÁN.............................................................................................................................13
KẾT LUẬN..............................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................21 T r a n g | 2 LỜI CẢM ƠN
Trước hết, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường tất Đại học Hoa Sen đã
đưa bộ môn Pháp luật đại cương này vào chương trình giảng dạy sẽ giúp chúng em rất nhiều trong tương lai.
Cảm ơn giảng viên thầy Đào Duy Tân đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng em rất nhiều
trong quá trình học cũng như quá trình làm báo cáo. Mặc dù có học trực tiếp và học
trực tuyến cùng thầy nhưng trong quá trình dạy của thầy chúng em cảm thấy sự nhiệt
huyết và sự tận tâm của thầy. Ngoài ra, thầy còn giúp chúng em hiểu thêm nhiều điều
luật khác nhau để có thể hiểu và áp dụng vào trong cuộc sống giúp thay đổi nhận thức về pháp luật.
Và cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thành viên
trong nhóm đã cùng nhau đồng hành, nổ lực, hỗ trợ và cùng chung tay thực hiện kế
hoạch để hoàn thành bài báo cáo tốt đẹp nhất. Nhóm em xin cảm ơn. T r a n g | 3
I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT
1. Thừa kế theo di chúc
1.1. Định nghĩa di chúc
Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người
về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc
nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân
chia hết đúng theo di chúc. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập
được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
— Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
— Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Đồng thời, di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là
hợp pháp nếu thoả mãn 2 điều kiện trên.
Ngoài ra còn một số lưu ý về di chúc khác như sau: Di chúc của người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được
người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 1.2. Phân loại
1.2.1. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
— Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
— Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
— Di chúc bằng văn bản có công chứng. T r a n g | 4
— Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
1.2.2. Di chúc miệng
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng
văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà
người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
1.3. Nội dung của di chúc
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
— Ngày, tháng, năm lập di chúc;
— Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
— Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
— Di sản để lại và nơi có di sản. — Nội dung khác
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang
thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người
làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình
đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất
là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ
của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
1.4. Hiệu lực của di chúc
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
— Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
— Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
— Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ T r a n g | 5
định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ
phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
— Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào
thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di
chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
— Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các
phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
— Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
1.5. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Trong trường hợp di sản không thể giải quyết và phải phân chia di sản theo thừa kế
pháp luật, những đối tượng sau đây (được giải thích ở phần 2.2) vẫn được hưởng phần
di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, và cả trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít
hơn hai phần ba suất đó:
— Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
— Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Đặc biệt, quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là
những người không có quyền hưởng di sản.
1.6. Giải thích nội dung di chúc
Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì
những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên
ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người
chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu
nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh
hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.
2. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
2.1. Định nghĩa thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là phương thức dịch chuyển di sản của người chết cho
những người còn sống mà giữa họ với người để lại di sản có một trong ba mối quan hệ T r a n g | 6
(hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng hoặc huyết thống) theo điều kiện thừa kế, hàng thừa
kế và trình tự thừa kế mà pháp luật đã quy định.
2.2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật (650)
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: —Không có di chúc;
—Di chúc không hợp pháp;
— Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế;
— Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
—Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
—Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
— Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không
có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,
nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 2.3. Hàng thừa kế
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
— Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
— Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại;
— Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý: những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Đồng
thời, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở T r a n g | 7
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản.
2.4. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
3. THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
3.1. Họp mặt những người thừa kế
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người
thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
— Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của
những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
—Cách thức phân chia di sản.
Sau khi đã thống nhất được các vấn đề, mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải
được lập thành văn bản.
3.2. Người đứng ra phân chia di sản
Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định
trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người phân chia di sản
phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo
pháp luật. Đặc biệt, người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản
cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.
3.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại. T r a n g | 8
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. 9. Tiền phạt. 10. Các chi phí khác. II. GAMESHOW
Các câu hỏi của gameshow như sau:
Câu 1: Quyền thừa kế là gì?
a) Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
b) Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.
c) Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. d) Tất cả ý trên
Câu 2: Có bao nhiêu trường hợp thừa kế theo pháp luật? a) 3 b) 4 c) 5 d) 6
Câu 3: Hàng thừa kế là để quy định?
a) Là thứ tự ưu tiên được pháp luật quy định về việc hưởng tài sản, di sản
b) Thứ tự càng thấp nhận tài sản, di sản càng nhiều
c) Thứ tự càng cao nhận tài sản, di sản càng nhiều
d) Là di chúc về việc nhận di sản, tài sản của người để lại.
Câu 4: Di chúc là gì?
a) Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác trước khi chết
b) Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
c) Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm ủy quyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết
d) Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm trao quyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết
Câu 5: Trong trường hợp các con, cháu được thay vào vị trí của bố, mẹ để hưởng
di sản của ông bà do bố mẹ chết trước ông bà, được pháp luật quy định là? T r a n g | 9 a) Hàng thừa kế b) Thừa kế thế vị c) Quyền thừa kế
d) Sự ưu tiên của quyền thừa kế
Câu 6: Việc họp mặt những người thừa kế là để đề cử và thỏa thuận nếu di chúc
không có những nội dung nào sau đây?
a) Người quản lý di sản
b) Người phân chia di sản
c) Xác định quyền, nghĩa vụ
d) Cả ba ý trên đều đúng
Câu 7: Có bao nhiêu hình thức di chúc? a) 3 b) 4 c) 5 d) 6
Câu 8: Việc họp mặt những người thừa kế có quan trọng không? Luật pháp có bắt buộc không? a) Quan trọng, bắt buộc
b) Không quan trọng, bắt buộc
c) Quan trọng, không bắt buộc
d) Không quan trọng, không bắt buộc
Câu 9: Trong thanh toán và phân chia tài sản, nội dung nào là thứ tự ưu thanh
toán tiên hàng đầu?
a) Chi phí cho việc mai táng
b) Chi phí bảo quản di sản c) Tiền công lao động
d) Thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước
Câu 10: Điều nào sau đây đúng về nội dung di chúc?
a) Di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải có số thứ tự và chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
b) Di chúc có thể viết tắt hoặc có thể viết bằng ký hiệu c) Câu A và D đều đúng T r a n g | 10
d) Di chúc có sự tẩy xóa hay sửa chữa thì người viết di chúc hoặc người làm
chứng phải ký tên bên cạnh chỗ xóa, sửa chữa
Câu 11: Ông A chết và để lại di chúc cho 2 người con là C và D. Tuy nhiên người
con D lại muốn từ chối nhận di sản, vậy theo quy định việc từ chối như trên thì có
bị hạn chế gì hay không?
a) Không vì đây là quyền của mỗi người b) Có
Câu 12: Ông A mất và có để lại cho B một số di sản. Tuy nhiên, B muốn để lại
phần di sản này cho C là người đảm nhiệm việc thờ cúng, hương hỏa. Vậy B từ
chối nhận di sản thì phải thực hiện vào thời điểm nào mới đúng quy định?
a) Trước thời điểm phân chia di sản
b) Tại thời điểm phân chia di sản
c) Trước hoặc tại thời điểm phân chia di sản
Câu 13: Người chưa đủ 18 tuổi không được lập di chúc. Đúng hay sai? a) Đúng b) Sai T r a n g | 11
III. VIDEO TÌNH HUỐNG
Link video phiên toà giả định: https://www.youtube.com/watch?v=AeGc0bhu6tI Tóm tắt vụ án:
— 1/11/1985, ông Nguyễn Minh Thuận và vợ là Nguyễn Thị Mai nhận chuyển
nhượng mảnh đất của bà Ba Phương.
— Khi nhận chuyển nhượng, vợ chồng có lập giấy tờ nhưng không chứng thực,
nhưng có người làm chứng là anh Nguyễn Văn Trọng (bị đơn của vụ án) (là
con của ông Thuận – bà Mai) và anh Nguyễn Đình Hải (con của bà Ba Phương).
— Sau đó bà Mai, anh Trọng và chị Thu (vợ anh Trọng) cùng ở trên mảnh đất này
— 1992, anh Trọng được đứng tên cho mảnh đất đó vì nguồn gốc đất này là do tiền riêng của bà Mai.
— 22/7/2003, ông Thuận và bà Mai có lập di chúc chung, (có chị Ngọc hàng xóm
làm chứng): Anh Trọng được hưởng 280m2, chị Ngân được hưởng 200m2. — 09/2003, bà Mai mất.
— 2004, anh Trọng phá dỡ nhà cũ mà không thông báo hay xin phép, xây dựng
nhà mới trên mảnh đất trên.
— 16/12/2006, anh Trọng tự ý kê khai và được cấp quyền sự dụng đất, anh Trọng rao bán căn nhà trên.
— Ông Thuận (nguyên đơn) không đồng ý vì nhiều lí do, không thể thoả thuận
hoà giải, dẫn đến kiện tụng.
Nguyên đơn yêu cầu:
— Huỷ di chúc cũ vì di chúc không có hiệu lực pháp luật.
— Yêu cầu anh Trọng trả lại 240m2, ½ đất (tài sản chung của ông Trọng và bà Mai).
— Đề nghị chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Nhận định của Toà án:
— Bà Mai là người trực tiếp mua đất, anh Trọng chỉ là người đi cùng. Theo quy
định điều 15 luật hôn nhân gia đình 1959, vợ và chồng có quyền sở hữu hưởng
thụ và sử dụng ngang nhau tài sản có trước và sau khi cưới. Mảnh đất là tài
sản chung. Do đó ông Thuận hoàn toàn có quyền định đoạt tài sản cho con sau khi mất. T r a n g | 12
— Theo điều 659, di chúc được viết hộ thì phải có 2 người làm chứng. Tuy nhiên
chỉ có chị Ngọc làm chứng nên di chúc không được chấp nhận. — Vì vậy, 240m2 đất
của ông Thuận sẽ được giữ nguyên và phần còn lại sẽ được chia theo pháp luật.
— Căn cứ điểm b khoản 1 điều 678, và điểm a khoản 1 điều 679, người thừa kế
thứ nhất sẽ là ông Trọng, anh Thuận và chị Ngân. Tuy nhiên chị Ngân tự
nguyện nhường phần đất của mình được hưởng cho anh Trọng.
Quyết định của toà:
— Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Thuận.
— Tuyên bố di chúc của ông Thuận và bà Mai là không hợp pháp.
— Tài sản chung của ông Thuận và bà Mai là mảnh đất 480m2.
— Chấp nhận cho ông Thuận đòi lại 240m2.
— Chia cho ông Thuận, chị Ngân và anh Trọng mỗi người 80m2.
— Án phí: Ông Thuận phải chịu: 28triệu.
— Anh trọng phải chịu: 24triệu. T r a n g | 13 V. BẢN ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN CẨM KHÊ
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TỈNH PHÚ THỌ Bản án số: 14/2018/DSST Ngày 13-11-2018
Vv: “Tranh chấp thừa kế theo di chúc” NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
- Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà: Bà Nguyễn Thị Dân
Các Hội thẩm nhân dân: 1.Ông Nguyễn Văn Lợi 2. Bà Hà Thị Hải
- Thư ký phiên toà: Ông Đỗ Trọng Tú- Thư ký Toà án nhân dân huyện Cẩm Khê.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê tham gia phiên toà:
Ông Nguyễn Thanh Hải - Kiểm sát viên.
Ngày 13 tháng 11 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú
Thọ, xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 07/2018/TLST-DS ngày 30/01/2018 về
việc: “Tranh chấp thừa kế theo di chúc”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
19/2018/QĐXX-ST ngày 28/9/2018, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị B- sinh năm 1975
Địa chỉ: Khu 13,xã Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ (Có mặt).
2. Đồng bị đơn: - Chị Nguyễn Thị C- sinh năm 1961
Địa chỉ: Khu 15, x· Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ(có mặt)
- Chị Nguyễn Thị M- sinh năm 1964
Địa chỉ: Khu 13, x· Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ (có mặt)
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: T r a n g | 14
3.1 . Chị Nguyễn Thị L- sinh năm: 1973
Địa chỉ: Khu 13, xã Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ (có mặt)
3.2. Anh Nguyễn Văn T- sinh năm 1970
3.3. Anh Nguyễn Văn Đ- sinh năm 1993
Đều có địa chỉ: Khu 13, xã Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ(vắng mặt)
3.4. Ủy ban nhân dân xã Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Huy H; chức vụ: Phó chủ
tịch UBND xã Đ (có đơn xin xét xử vắng mặt).
3.5. Ủy ban nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Quốc T; chức vụ: Trưởng phòng tài
nguyên môi trương huyện C (có đơn xin xét xử vắng mặt). NỘI DUNG VỤ ÁN:
Trong đơn khởi kiện ngày 15/01/2018 và lời khai tại Toà án, nguyên đơn chị
Nguyễn Thị B trình bày: Bố chị là Nguyễn Đức H chết năm 1998, mẹ chị là Vi Thị K
chết năm 2017. Bố mẹ chị sinh được sáu người con là Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị M,
Nguyễn Văn L (đã chết năm 2013- có con trai là Nguyễn Văn Đ); Nguyễn Văn T,
Nguyễn Thị L. Bố mẹ chị được quyền sử dụng thửa đất số 283, tờ bản đồ 60, ở khu 13,
xã Đ, huyện C, tỉnh Phú Thọ. Trước khi bố chị chết đã cho anh T một phần, còn lại đến
năm 2010 mẹ chị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1447,2 m2.
Sau khi mẹ chị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ai nói gì, năm
2012 mẹ chị tặng cho cháu Đ 581m2, còn lại 576,2 m2 (trong đó đất ở 80 m2, đất lâu năm khác 496, 2 m2).
Ngày 10/5/2016, mẹ chị tổ chức họp gia đình có mặt 5 người con và cháu Đ, ông
Vi Văn T đại diện cho dòng họ V chứng kiến. Mẹ chị ý kiến ai nhận trách nhiệm nuôi
dưỡng, chăm sóc lo tang lễ cho bà sau khi bà chết thì bà sẽ tặng cho diện tích đất còn
lại nhưng không ai nhận, mẹ chị đã tuyên bố tặng toàn bộ phần diện tích đất còn lại là
576,2 m2 cho chị. Chị có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng bà lúc sống và lo tang lễ
khi bà chết. Nhưng khi kết thúc cuộc họp chị C không nhất trí vì cháu Đ chưa nhận
được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn cháu Đ không nói gì, không ký biên
bản, còn lại mọi người đều ký.
Ngày 05/9/2016 mẹ chị đã đến UBND xã Đ lập di chúc với nội dung để lại cho chị
toàn bộ diện tích đất 576,2 m2 cho chị sử dụng và khi bà qua đời các con không được
tranh chấp, khi mẹ chị ra UBND xã Đ để lập di chúc chị đưa đi, mẹ chị vần khỏe mạnh T r a n g | 15
minh mẫn, không bị ép buộc, bản di chúc đã được UBND xã chứng thực.Quá trình
chung sống cùng chị từ năm 2012 đến khi mẹ chị chết, chị chăm sóc cho bà, lo tang lễ
chu đáo khi bà chết. Sau khi mẹ chị 3 chết ngày 18/8/2017 chị đề nghị họp gia đình để
mở di chúc nhưng không ai họp chỉ có chị và chị L. Ngày 01/11/2017 chị đã đề nghị
UBND xã Đ mở di chúc, UBND xã Đ mở di chúc có 4 anh em và cháu Đ, anh T đến
nhưng không tham dự và bỏ về, Cháu Đ, bà M, bà C không đồng ý với nội dung di
chúc của mẹ chị, nên chị không thực hiện được việc thừa kế theo di chúc. Nay chị yêu
cầu Tòa án công nhận di chúc của mẹ chị là Vi Thị K để lại là hợp pháp, để chị được
thừa kế toàn bộ diện tích đất theo di chúc mà mẹ chị để lại, diện tích đất thực tế còn lại
bao nhiêu chị nhận bấy nhiêu.
Bị đơn chị Nguyễn Thị M, chị Nguyễn Thị C và người có quyền lợi liên quan là
anh T trình bày: Nguyễn Đức H, bà Vi Thị K là bố mẹ các chị , ông, bà sinh được 6
người con là: C. M, L, L, T, B, năm 1998 ông H chết, năm 2017 bà K chết. Ông H, bà
K để lại thửa đất 238, tờ bản đồ 60, diện tích 1447,2 m2, năm 2012, chị Nguyễn Thi B
ly hôn chồng về ở với mẹ và anh em tại xã Đ, anh em đã họp gia đình thống nhất cho
chị B 290 m2 đất, ngày 05/9/2014 gia đình họp cho thêm chị B 0,5m đất để làm lối đi
còn lại để cho cháu Đ. Sau khi bà K chết, anh chị em phát sinh mâu thuẫn, chị B xây
tường rào, sát đầu đốc nhà cháu Đ, chị em đến can thiệp thì chị B mới dừng lại. Việc
bà K cho cháu Đ bao nhiêu đất, cho khi nào thì các chị không biết, chỉ đến khi mâu
thuẫn các anh chị em trong nhà đề nghị đến chính quyền địa phương giải quyết thì khi
đó UBND xã Đ mới thông báo bà K cho cháu Đ đất, chị B nói bà K có di chúc cho chị
B toàn bộ diện tích đất còn lại thì khi đó các chị mới biết, nhưng không nhất trí với
bản di chúc của bà K để lại cho chị B toàn bộ diện tích đất.
Nay chị B yêu cầu Tòa án xém xét công nhận di chúc của bà K là hợp pháp để chị
B được quyền thừa kế toàn bộ tài sản theo di chúc, thì các chị không nhất trí, mà đề
nghị Tòa án giải quyết theo biên bản họp gia đình ngày 05/9/2014, còn các chị từ chối
nhận tài sản do mẹ chị để lại, phần đất còn lại để cho cháu Đ ½ và chị B ½.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị L trình bày: Chị hoàn toàn nhất
trí với lời trình bày của chị B, việc mẹ chị có để lại di chúc cho chị B được thừa kế
toàn bộ tài sản chị không có ý kiến gì, vì chị B đã thực hiện đúng theo như nội dung
bản di chúc mẹ chị để lại.
UBND xã Đ trình bày: Ngày 05/9/2016, bà Vi Thị K được con gái là chị Nguyễn
Thị B đưa đến UBND xã Đ để chứng thực di chúc. Di chúc bà K lập ngày 05/9/2016 là
hai bản đánh máy do bà Ké mang đến UBND xã yêu cầu chứng thực di chúc. Sau khi
kiểm tra bản di chúc chúng tôi nhận thấy nội dung bản di chúc không trái pháp luật, bà
K tình trạng sức khỏe bình thường, tinh 4 thần minh mẫn, tỉnh táo, tự nguyện, không
bị ép buộc. Sau khi chứng thực xong UBND xã lưu một bản, còn một bản giao cho bà
K lưu giữ tại gia đình. Di chúc được UBND xã Đ chứng thực và vào sổ số 03, quyền
01 được lưu giữ tại UBND xã Đồng L, huyện C. T r a n g | 16
UBND huyện C, UBND xã Đ trình bày: Hộ bà Vi Thị K được UBND huyện S
(nay là UBND huyện C) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R062149 vào sổ
số H00842, cấp ngày 26/9/2000, tại thửa 46, tờ bản đồ 27, diện tích 2000 m2 (trong
đó, đất ở 400m2, đất vườn 1600 m2). Năm 2005 bà K có đơn xin thừa kế đất cho con
trai là Nguyễn Văn T 352 m2 (trong đó đất ở 130 m2, đất vườn: 222 m2) đã được
UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 29/3/2006. Năm 2006
bà K chuyển nhượng một phần đất cho ông Cao Văn C, ở khu 11, xã Đ, diện tích 384
m2 ( trong đó đất ở 120 m2, đất vườn: 264 m2) đã được UBND huyện C cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 29/3/2006. Diện tích đất còn lại của bà K là 1114 m2.
Năm 2009 thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
xã Đ, bà Vi Thị K đã kê khai cấp đổi và được UBND huyện C cấp đổi tại thửa số 283,
tờ bản đồ 60, diện tích 1447,2 m2 (đất ở 150 m2, đất vườn: 1297 m2). Năm 2012 bà K
tặng cho con gái là Nguyễn Thị B, ở khu 13, xã Đ, diện tích 290 m2 (trong đó, đất ở
70 m2, đất vườn 220 m2) đã được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ngày 28/12/2012.
Năm 2015, bà K tách một phần diện tích tặng cho cháu nội là anh Nguyễn Văn Đ,
diện tích 581 m2 toàn bộ là đất vườn. đã được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ngày 29/10/2015 (anh Đ chưa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất). Diện tích đất còn lại là 576,2 m2 (trong đó đất ở 80 m2, đất vườn 496,2 m2).
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Việc chấp hành pháp luật tố tụng dân
sự của Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử đối với vụ án “Tranh chấp thừa kế
theo di chúc” và việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý
vụ án cho đến trước khi nghị án là đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đề nghị
Hội đồng xét xử căn cứ: điều 624, 626,628 điều 630, 635, 636 Bộ luật dân sự, khoản 5
điều 26, điểm a khoản 2 điều 35, khoản 2 điều 147 Bộ Luật tố tụng dân sự, điểm a
khoản 7 điều 27 nghị quyết 326 ngày 30/12/2016 quy định về mưc thu, miễn, giảm thu
nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án, điều 26 luật thi hành án dân sự.
Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chị Nguyễn Thị B về việc yêu cầu công nhận
bản di chúc lập ngày 05/9/2016 của cụ Vi Thị K là hợp pháp. Chị Nguyễn Thị B được
quyền sử dụng thửa đất số 283, tờ bản đồ số 60, diện tích 345,4 m2, tại khu 13, xã Đ huyện C, tỉnh Phú Thọ.
Về án phí: Yêu cầu của chị B được chấp nhận nên chị B không phải chịu án phí dân sư sơ thẩm.
Chị Nguyễn Thị M, Nguyễn Thị C phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: T r a n g | 17
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đã được thẩm tra tại phiên
tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét, đánh giá đầy đủ và
toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:
Xét yêu cầu của chị B thì thấy: Bà Vi Thị K được UBND huyện S (nay là UBND
huyện C) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/9/2000, tại thửa 46, tờ bản
đồ 27, diện tích 2000 m2. Năm 2005 bà K cho con trai là Nguyễn Văn T 352 m2, đã
được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 29/3/2006. Năm
2006 bà K chuyển nhượng một phần đất cho ông Cao Văn C, ở khu 11, xã Đ, diện tích
384 m2, đã được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày
29/3/2006. Diện tích đất còn lại của bà K là 1114 m2.
Năm 2009 thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
xã Đ, bà Vi Thị K đã kê khai cấp đổi và được UBND huyện C cấp đổi tại thửa số 283,
tờ bản đồ 60, diện tích 1447,2 m2. Năm 2012 bà K tặng cho con gái là Nguyễn Thị B,
ở khu 13, xã Đ, diện tích 290 m2 ,đã được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ngày 28/12/2012.
Năm 2015, bà K tách một phần diện tích tặng cho cháu nội là anh Nguyễn Văn Đ,
diện tích 581 m2 (toàn bộ là đất vườn), đã được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ngày 29/10/2015 (anh Đ chưa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất). Diện tích đất còn lại là 576,2 m2. Ngày 05/9/2016 bà Vi Thị K đến UBND xã Đ
chứng thực di chúc với nội dung để lại toàn bộ diện tích đất còn lại là 576,2 m2 (đo
thực tế còn lại là 345,4 m2) cho con gái là Nguyễn Thị B. Ngày 02/8/2017 bà K chết,
sau khi bà K chết chị B đã yêu cầu UBND xã Đ mở di chúc để chị thực hiện quyền của
mình nhưng bà M, bà C, anh Th, anh Đ không đồng ý với bản di chúc của cụ K nên chị
không thực hiện được quyền của chị. Quá trình thu thập chứng cứ tại địa phương cho
thấy: Bà Vi Thị K đến UBND xã Đ trong tình trạng sức khỏe bình thường, tinh thần
minh mẫn tỉnh táo, việc xác lập di chúc của bà là hoàn toàn tự nguyện, không ai ép
buộc. Việc chứng thực di chúc của bà Vi Thị K UBND xã Đ đã thực hiện đúng quy
định của pháp luật.Nên chị Nguyễn Thị B được hưởng tài sản của bà K để lại là có căn
cứ chấp nhận. Quá trình giải quyết tại Tòa án chị Nguyễn Thị B có quan điểm diện tích
đất đo đạc thực tế còn lại của bà Vi Thị K còn bao nhiêu thì chị xin sử dụng bấy
nhiêu.Quá trình xem xét thẩm định thực tế còn lại là 345,4 m2 (trong đó đất ở 80 m2,
đất trồng cây lâu năm khác 265,4 m2) việc có sư chênh lệch là do sai số đo đạc.
Còn về phía chị M, chị C, anh T không công nhận bản di chúc mà bà K đã để lại
cho chị B vào ngày 05/9/2016 là không có căn cứ. Bởi lẽ, bản di chúc đã được UBND
xã Đ chứng thực đúng quy định của pháp luật, bà K khi lập di chúc sức khỏe bình
thường, tình thần minh mẫn, tự nguyện, không bị ép buộc, do đó bản di chúc là hợp
pháp, hơn nữa điều này đã được khẳng định tại kết luận giám định số: 976/TL-
KLGĐ/PC09 ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Phú
Thọ, khẳng định “Chữ ký dạng chữ viết “K” và các chữ “Vi Thị K” trên di chúc, đề T r a n g | 18
ngày 05/9/2016 so với chữ ký, chữ viết “Vi Thị K” trong sổ chứng thực di chúc, mở
ngày 15/01/2016 của UBND xã Đ, là do cùng một người viết ra”.
Biên bản họp gia đình ngày 05/9/2014, mặc dù có chữ ký của cụ Vi Thị K nhưng
không hợp pháp bởi lẽ, khi còn sống bà K có quyền định đoạt, thay đổi ý chí của bà
trong việc tặng cho tài sản của mình cho ai, trong đó thể hiện việc bà đã tặng cho con
trai là anh Nguyễn Văn T, cháu nội là anh Nguyễn Văn Đ, con gái chị Nguyễn Thị B
một phần diện tích đất, ngày 05/9/2016 cụ đã viết di chúc và để lại phần tài sản còn lại
của bà cho chị Nguyễn Thị B với điều kiện khi bà còn sống thì chăm sóc, khi chết thì
lo tang ma cho bà, điều này là hoàn toàn có căn cứ. Do đó chị Nguyễn Thị B được
quyền sử dụng thửa đất số 283, tờ bản đồ số 60, diện tích 345,4 m2, tại khu 13, xã Đ
huyện C, tỉnh Phú Thọ, trên đất có 02 cây Xoài, 50 m tường rào chị B xây.
Quá trình giải quyết vụ án Tòa án đã triệu tập anh Nguyễn Văn Đ nhiều lần nhưng
anh Đ đều không có mặt, qua xác minh của UBND xã Đ cho biết anh Đ đi làm ăn xa,
khi đi cũng không xin giấy tạm vắng của xã nên địa phương không biết anh Đ đi đâu
làm gì. Do đó Tòa án không lấy được lời khai của anh Đ.
Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa là đúng theo quy định của pháp luật cần chấp nhận.
Về án phí: Do yêu cầu khởi kiện được chấp nhận chị Nguyễn Thị B không phải
chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Chị Nguyễn Thị M, Nguyễn Thị C phải chịu án phí dân sư sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Về chi phí tố tụng: Chị Nguyễn Thị M, Nguyễn Thị C phải chịu chi phí xem xét
thẩm định, định giá tài sản, giám định chữ viết. Vì các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: điều 624, 626,628 điều 630, 635, 636 Bộ luật dân sự, khoản 5 điều 26,
điểm a khoản 2 điều 35, khoản 2 điều 147 Bộ Luật tố tụng dân sự, điểm a khoản 7 điều
27 nghị quyết 326 ngày 30/12/2016 quy định về mưc thu, miễn, giảm thu nộp, quản lý
và sử dụng án phí lệ phí Tòa án, điều 26 luật thi hành án dân sự. Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chị Nguyễn Thị B về việc yêu cầu công nhận bản
di chúc lập ngày 05/9/2016 của cụ Vi Thị K là hợp pháp. Chị Nguyễn Thị B được
quyền sử dụng thửa đất số 283, tờ bản đồ số 60, diện tích 345,4 m ,2 tại khu 13, xã Đ
huyện C, tỉnh Phú Thọ (hình 1,2,3,4,5,6 có sơ đồ trích lục kèm theo). T r a n g | 19